Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thầnvô ngã, vị tha phải là người có nhân cách đạo đức, phẩm chất cao thượng và nhiều tình thương nhất. Tình thương là nền tảng lâu dài, là sự duy trì nòi giống của con người.
Tất cả sự phát triển đổi mới đều nhằm phục vụnhân loạichuyển hoá, thăng hoa đời sống vật chất và tinh thần. Chùa chiền, trường học, các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề nghiệp cũng chỉ để phục vụ cho con ngườinâng caohiểu biết, nâng caođời sống vật chất nhằm đạt được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
Phát triển quá nhanh trong khi con người chưa đủ khả năngnhận thứcsáng suốt để theo kịp đà tiến hoá của xã hội sẽ dễ phát sinh nhiều tệ nạn phi pháp. Mục đíchgiáo dục, sản xuất kinh doanh nhằm để đóng góp và phục vụcon người, nhưng không khéo sẽ khiến con người bị nô lệvật chất.
Chính vì thế con người ta phải làm quần quật suốt ngày lẫn đêm để được hưởng thụ những nhu cầu vật chất, cuối cùng phải lệ thuộc vào chúng mà ngày càng làm mất đi tình yêu thươngnhân loại. Ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, gia đình người thân không có cơ hội để ngồi lại bên nhau cùng tâm tình, cùng trao đổi, cùng sẻ chia, cùng yêu thương, cùng hiểu biết, cùng cảm thông những nỗi khổ, niềm vui. Chính vì vậy mà tình người, tình nhân loại, tình chúng sinh càng ngày càng xa cách, cả ba thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái không còn là sợi dây thiêng liêng để thật sự kết nối yêu thương bằng trái tim hiểu biết.
Phát triển chậm, chắc, bền theo căn cơ, nhận thức của con người và biết kết hợp thêm đời sốngtâm linh giúp con người sống có tình thương nhiều hơn, con người sẽ cạnh tranh về trách nhiệmgiáo dục với mục đíchnâng caotrình độhiểu biết chân chánh để giúp mọi ngườihoàn thiện chính mình về nhân cách, phẩm chất đạo đức.
Kinh Phật dạy: Một vị lãnh đạo đất nước nếu không có nhân cách đạo đức tốt và tất cả những người phụ tá cũng lại như thế; những người dân sống ở thành thị, phố xá và các làng quê xa xôi, hẻo lánh luôn gieo các nghiệp xấu ác; thì bắt đầu mặt trời, mặt trăng đi sai quỹ đạo làm thời tiết thay đổi bất thường, do đó làm xáo trộnđời sống an sinh xã hội, việc gieo trồng, mùa màng thất bát, không đạt hiệu quả, có khi bị mất trắng do hạn hán kéo dài, hoặc bị mưa gió, bão bùng, lũ lụt cuốn trôi.
Khi ấy con người phải dùng những phương tiện thiện xảo để tăng nâng suất mới đủ sứcphục vụ cho nhân loại. Chính vì vậycon người càng ngày tuổi thọ càng ngắn, dung mạoxấu xí, sức khoẻ giảm sút và thêm nhiều bệnh tật.
Ngược lại, một vị lãnh đạo cùng với tất cả mọi người có ý thức, hiểu biếtđúng đắn, luôn sống có nhân cách đạo đức, luôn sống có tình thương với người và vật, sống đơn giản và muốn ít biết đủ thì tuổi thọ con người sẽ được dài lâu, hình tướngđẹp đẽ, trang nghiêm, có sức mạnh, sức khoẻ tốt, ít phiền não, ít bệnh tật”. Phật nói xong tóm lại bằng bài kệ:
Cả đoàn người đi rừng, Người hướng dẫn đi lạc, Cả đoàn đều đi theo, Do không biết lối đi. Cũng tương tự như thế, Người lãnh đạo đất nước, Sống tham dụcquá đáng, Mọi người cùng làm theo, Cả nước bị khổ đau. Người đứng đầu một nước, Có nhân cách đạo đức, Có tình thương chân thật, Có thương yêuhiểu biết, Hay khuyên nhủ mọi người, Cùng thực hành làm theo, Cả nước được an vui, Sống an lạc, thái bình.
Nghiệp báo chung của một đất nước Đây là một bài pháp thoại Phật nói chung về nghiệp báo của một đất nước, trong đó có nghiệp chung và nghiệp riêng. Không phải khi không tự nhiên mà chúng ta được sinh ra và sống chung một đất nước để chịu chung một hoàn cảnh nào đó. Một người được làm vua hay là người lãnh đạo của một đất nước, tức đã tích luỹ quá nhiều phước báo nên đời này mới có nhân duyên với nhiều người.
Lịch sửnhân loại từ thời xưacho đến nay vì quan niệm có một đấng sáng tạo nên các vị vua theo thể chếphong kiếnđộc tôn tự xưng mình là thiên tử, con đấng tối cao để trị vì thiên hạ. Đa số các vị vua đều là hôn quân vô đạo, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều vị minh quânchính trực.
Một đất nước có an lạc, thái bình hay không đều chịu ảnh hưởng bởi cách thức làm việc của vua. Vua hay người lãnh đạo rất quan trọng, họ có thể làm cho đất nước thịnh vượng hay suy tàn. Một ông vua chỉ biết vui chơi, hưởng thụ cho riêng mình thì suốt ngày chỉ đam mê tửu sắc, giao hết quyền hành cho quan lại, không kiểm tra mà để chúng mặc tình thao túng, muốn làm gì thì làm. Người có quyền lực thì ăn trên ngồi trước, thê thiếp đầy nhà, sống một đời vương giả. Vua quan đã vậy thì dân chúng cũng bắt chước làm theo, luật pháp lỏng lẽo, con người tha hóa, suy đồi nhân cách, giết hại vô cớ, phá hủythiên nhiên, sống với nhau không có tình yêu thươngchân thật, không biết kính trên nhường dưới, không biết san sẻ, giúp đỡ một ai.
Trên thì vơ vét, bóc lột cho mình; dưới thì mặc tình thao túng, kích thích lòng dân vui chơi sa đọa, phá hủythiên nhiên, làm cho đất nước bị cạn kiệt tài nguyên một cách vô lý; do đó thời tiết thay đổi bất thường làm xáo trộnđời sống an sinh xã hội. Từ vua chúa, quan quyền cho đến các thứ dân bần cùng đều vui chơi hưởng thụ, đây là nghiệp chung của sự suy đồi nhân cách, hỏi làm sao chẳng tan thành mất nước. Do cộng nghiệp xấu này mà cả nước phải chịu nhiều bất hạnh, khổ đau.
Mọi hiện tượng, sự vật trong bầu vũ trụbao la này được kết hợp hài hòa do nhiều yếu tố hợp thành theo nguyên lý duyên khởi “cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không”. Do loài người phát triển ngày càng đông mà việc khai thác phá hủy tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi để phục vụ nhu cầu sự sống của nhân loại. Chính vì thế mà thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng xấu đến việc gieo trồng lúa và các loại hoa màu, nguồn lương thực chính để cung cấp cho con người.
Sự cuồng nộ của thiên nhiên làm hạn hán kéo dài, tình trạng mưa gió bão bùng dẫn đến lũ lụt cuốn trôi, tàn phá xóm làng, nhà cửa, làm thiệt hạicon người và hoa màu các loại. Người không hiểu, không biết thì cho rằng ông trời đang trừng phạtcon người, ông trời ở đây là chỉ cho luật nhân quả luôn âm thầm chi phối, tác động do nạn phá hủy rừng bừa bãi làm thời tiết thay đổi bất thường. Con người vì lòng tham quá đáng nên đã tìm đủ mọi cách nâng caođời sống mà vô tình hủy diệt muôn loài, muôn vật.
Tóm lại, một đất nước được coi là văn minh, tiến bộ thì con người phải có tình yêu thươngchân thật, biết san sẻ và giúp đỡ lẫn nhau tùy theo khả năng, hạn chế tối đa việc giết hại, không trộm cướp, lường gạt của nhau, không phá hủyhạnh phúcgia đình người khác, không nói dối hại người, không nói lời ác độc và không uống rượu say sưa hoặc dùng các chất kích thích như xì ke ma túy làm hại mình, hại người, không khai thác phá hủythiên nhiên một cách quá mức, bừa bãi mà làm tổn hại cho muôn loài.
Một người lãnh đạocần phải là một người dẫn đường luôn sáng suốt, thật sự có tình thương đích thực mới đủ năng lựcđiều hànhxã hội. Chính vì thế, mỗi ngày chúng tacần phảimở rộng tấm lòng từ bi, rải tâm tình thương và thường xuyênquán chiếu nơi thân-khẩu-ý của mình để mọi người sống với nhau có hiểu biết và thương yêu hơn, sống với nhau bằng tình người trong cuộc sống.
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Thực hànhTịnh độ là đơn giản. Cách tu tập này không yêu cầuhành giả phải được học về tư tưởngPhật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
Thiền pháptỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thốngngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đườngtín ngưỡngđơn thuần.
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lực và trí tuệcá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồinghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
Phật tửchân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọnggiáo pháp của Ngài và đi theocon đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.