Có Phải Phật Giáo Cũng Tin Có Quỷ, Thần Mơ Hồ Hay Không? Thích Phước Thái
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Mọi sự mê tín không bao giờ đạo Phậtchấp nhận. Thế thì xin hỏi: Tại sao chúng tôi thấy rãi rác trong các kinh lại có nêu ra các vị Thần, như Thiên Thần, lâm Thần, thọ Thần, Quỷ, Thần v.v... điều nầy, có ý nghĩa gì ? Có phải Phật giáo cũng tin có Quỷ, Thần mơ hồ hay không? Và có phải Phật giáo cũng tin tưởng vào đa Thần giáo không?
Xin thưa, Đạo Phậtdứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tínThần quyền, nhứt là những vấn đềtin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí. Phật giáo cũng không chủ trương lấy việc cúng tế Quỷ, Thần như là một điều van xincầu khẩn để được các vị Thần linhban phước, giải khổ. Tuy nhiên, theo quan niệm của Phật giáo, thì giữa vũ trụbao la, thế giớivô lượng, và lẽ dĩ nhiên có vô số chúng sanhxuất hiện dưới mọi hình thứctùy theonghiệp quả của mỗi loài mà có ra thiên hình vạn trạngsai biệt. Sự sai biệt đó, theo kinh điển của Phật giáo cho chúng ta biết, thì tùy theonghiệp nhân của mỗi loài đã tạo, nên quả báo thọ thân chẳng đồng.
Như có loài sống ở dưới nước, như tôm, cá v.v... Có loài ở trên không, như chư Thiên... Có loài sống trên đất liền, như loài người và các loài động vật, thực vật khác. Như thế, Quỷ, Thần cũng là một loại chúng sanh như vô số chúng sanh khác. Vì vậy mà rãi rác trong các kinh điển của Phật giáo, tiêu biểu như Kinh Địa Tạng chẳng hạn, trong đó, Phật nêu ra có nhiều loại Quỷ, Thần. Nhưng nêu ra như thế, để nói lên nghiệp cảmsai biệt của mỗi chúng sanh trong thế giớilục đạo luân hồi, chớ không phải Phật nêu ra như thế là có ý chấp nhận Quỷ, Thần có quyền ban phướcgiáng họa, để rồi Phật khuyên mọi người nên tin tưởng cúng bái Quỷ, Thần .
Điều nầy là một điều tối kỵ trong Phật giáo. Kinh Phật còn cho chúng ta biết thêm về thế giới quan, có chúng sanh hữu tình, có loài chúng sanh vô tình, có loài hữu hìnhhữu tướng, có loài vô hình vô tướngvân vân và vân vân. Tất cả đều tùy theocăn thức và nghiệp cảm mà có ra vô số sai khác. Như thế, thì không có một chúng sanh nào cai quản chúng sanh nào, ngoại trừ sự hỗ tươngsinh thành theo luật nhân duyênnhân quả.
Do đó, Đức Phật không bao giờ khuyên dạy bất cứ ai cầu xin nơi Quỷ, Thần, vì Quỷ, Thần vẫn còn là một chúng sanh cũng vẫn đang chịu khổ như bao nhiêu chúng sanh khác, chưa biết bao giờ thoát khỏi, nếu như Quỷ, Thần đó không biết hồi tâm chuyển ý lo tu niệm.
Tóm lại, theo giáo lý của Phật giáo, Phật giáo có nói đến các loại Quỷ, Thần, như là một chúng sanh bị nghiệp cảmthọ báo mang hình hàinghiệp thức trong loài đó, chớ Phật giáokhông chấp nhận quyền năng của bất cứ vị Thần sáng tạo nào, dù là nhất Thần, hay đa Thần cũng thế.
Hơn thế nữa, Đức Phậtchưa bao giờ khuyên đệ tử của Ngài tin tưởng vào Thần quyền. Và cũng không bao giờ chấp nhận cho đệ tử của Ngài cúng bái, cầu khẩnvan xin điều nầy việc nọ với Quỷ, Thần. Nếu là đệ tử của Phật, đã quy y theo Phật giáo, thì trong 3 điều quy y có một điều Phật răn cấm là không được quy y với Thiên, Thần, Quỷ, Vật. Ngay cả như chư Thiên, người phật tử cũng không được nương tựa. Lý do tại sao? Xin thưa, vì các vị trời cũng vẫn là một chúng sanh, nói rõ hơn, họ với ta sánh vế thì ngang nhau, vì ta cùng họ đều là đệ tử của Đức Phật. Tất nhiên là huynh đệvới nhau. Chẳng qua là họ hơn ta ở chỗ thọ dụngphước báo mà thôi.
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Thực hành Tịnh độ là đơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thốngngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đườngtín ngưỡngđơn thuần.
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lực và trí tuệcá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồinghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
Phật tửchân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọnggiáo pháp của Ngài và đi theocon đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng:
“Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.