Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Vọng Tưởng, Vọng Niệm Là Gì?

Friday, November 27, 201520:12(View: 19378)
Vọng Tưởng, Vọng Niệm Là Gì?

VỌNG TƯỞNG - VỌNG NIỆM LÀ GÌ?

Minh Mẫn

 
VọngTtưởng, Vọng Niệm Là Gì


Theo từ điển Phật học Tuệ Quang, "VỌNG TƯỞNG" là - "nghĩ tưởng- tưởng tượng- tưởng nhớ những điều sai lầm không đúng đắn. Còn "VỌNG NIỆM" là những ý niệm hư vọng, như tà niệm.

 Phật Quang Đại Từ Điển giải thích "VỌNG TƯỞNG": cũng gọi là phân biệt, vọng tưởng phân biệt, Hư vọng phân biệt, vọng tưởng điên đảo. Đồng nghĩa với vọng niệm, vọng chấp. Tức phân biệt tướng các pháp với tâm hư vọng điên đảo, cũng có nghĩa do tâm chấp trước nên không thấy biết được sự vật một cách như thực.

Kinh Lăng Già quyển 2 (bản dịch đời Tống) nêu ra 12 thứ vọng tưởng:

1/ Ngôn thuyết vọng tưởng
2/ Sở thuyết sự vọng tưởng
3/ Tướng vọng tưởng
4/ Lợi vọng tưởng
5/ Tự tính vọng tưởng
6/ Nhân vọng tưởng
7/ Kiến vọng tưởng
8/ Thành vọng tưởng
9/ Sinh vọng tưởng
10/ Bất sinh vọng tưởng
11/ Tương tục vọng tưởng
12/ Phược bất phược vọng tưởng

Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm; như bóng theo hình từ khi chúng ta có mặt. Đến khi xả bỏ báo thân, chủng tử Thiện ÁcVÔ KÝ tiếp tục dẫn dắt nghiệp thức lên xuống trong 6 nẽo, ngoại trừ bậc chứng đắc, vô minh đoạn tận thì chiếc bóng đó mới chấm dứt.

Tạp niệm căn bản là vọng tưởng, vọng niệm, đôi khi biến khởi không có chủ đích rõ ràng, cho nên đã ví "tâm viên-ý mã" là vậy, nó tùy duyên, tùy cảnh, tùy tập khí mà hiện khởi.

Đây là một chướng ngại lớn cho  việc tu tập; có những hành giả cố tâm đè nén, loại trừ, đối trị, nhưng đâu lại vào đó, càng đối trị chúng càng phát khởi. "TRI VỌNG-CHỈ VỌNG" nghĩa là biết vọng phải ngưng vọng lại càng vọng; vọng là cái không thật, mình biết không thật mà cố ngăn chận thì càng vọng như đùa với bóng vậy.

Kinh nghiệm của những thành tựu giả thì không cần phải đối trị, loại trừ. Việc mình mình cứ làm, lúc đầu chúng muốn xen vào trong lúc mình hành trì để tâm bị phân tán, vì thế, trong 30 phút đầu khó mà nhập định; những hành giả đạt đại định thì khi bắt chân ngồi xuống chỉ một hơi thở tâm đã an trú nơi pháp hành. Nói là vậy, thật ra bậc đạt ngộ lúc nào cũng ở trong định dù đi đứng nằm ngồi. Không riêng về Thiền pháp, Tịnh độ, Mật tông đều gặp chướng ngại như nhau. Người bình thường vẫn bị sai sử lăng xăng cũng từ vọng tưởng tạp niệm đó.

Xác định nó là tập khí tiềm ẩn trong tàng thức, nó xuất hiện trong giấc ngủ gọi là chiêm bao. Một hành giả thâm sâu định lực thì hạt giống loạn động trong tâm sẽ mỏng dần cho đến khi đắc pháp chứng ngộ. Vì vậy, không cần phải quá bận lòng bởi tiếng nói nội tâm đó. Có người luôn chăm chú vào những diễn tiến đó mà không phán xét, không nhận định, không làm gì cả... Một lúc nào đó tâm vẫn được an định, tiếng nói nội tâm đó tự chìm lặng.

Càng lắng đọng, tạp niệm càng sanh khởi, chúng tự đối thoại lăng xăng. Kinh nghiệm huân tập chủng tử đó mà hành giả hạn chế suy nghĩ lung tung, chú tâm vào một đề mục gọi là chánh niệm. Người có chánh niệm thì tâm ít giao động, ngủ không mộng mị. Lúc bỏ xác thân tâm không tán loạn - tránh được con đường ác đạo. Đầu óc chất chứa quá nhiều những chuyện suy nghĩ không đâu dĩ nhiên tàng thức sẽ là kho chứa tạp niệm, vọng tưởng. Chính vì thế, người tu bất cứ pháp môn nào cũng cần giản lược tạp niệm, duy trì chánh niệm, an lạc sẽ xuất hiện.

MINH MẪN

23/11/2015

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 31)
Mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 lại trở về, là cơ hội quý báu để hàng hậu học chúng ta ôn lại lời Phật dạy
(View: 98)
Hầu như không có ai nghĩ xa hơn thế, nghĩ xa hơn cái chết. Đây là lý do tại sao chúng ta thiển cận và không nghĩ đến việc
(View: 398)
“Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh” là gì ?
(View: 439)
Thờ Phật không phải là cầu xin ban phúc hay tha tội, vì Ngài không phải thần linh mà là người thầy dạy cách thoát khỏi khổ đau mà chính ngài tìm kiếm, chứng nghiệm.
(View: 468)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ.
(View: 726)
Vesak theo truyền thống gắn liền với sự ra đời, giác ngộ và nhập Niết bàn của Đức Phật,
(View: 747)
Bồ Tát Đạo là con đường mà vị Bồ Tát phải đi qua. Đây là những giai đoạn mà một vị Bồ Tát kinh qua trên đường giác ngộ.
(View: 902)
Trong triết lý sống của ông cha ta, có một câu nói nghe qua tưởng nghịch lý nhưng lại ẩn chứa sự minh triết sâu sắc
(View: 988)
Hiện nay đang ở vào thời mạt thế, xuất hiện nhiều tà sư hướng dẫn Phật tử vào con đường sai lạc. Điều này không phải bây giờ mới có.
(View: 1033)
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát.
(View: 1094)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, sau khi Ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì
(View: 902)
Đạo đức không còn là một khái niệm, một lời kêu gọi ‘hãy sống thiện’, một giá trị lý tưởng cao xa, mà là một thực thể cụ thể, ăn được, uống được, thu nạp được, và ăn uống được nên mới “say”.
(View: 1092)
Quan điểm cho rằng tâm trí của chúng ta có chiều sâu vô thức đã trở nên phổ biến do sự phổ biến của phân tâm học và các kỹ thuật trị liệu liên quan.
(View: 1175)
Trong kinh điển Phật giáo, từ Hán tạng cho đến Nikāya nói chung, thật sự không quá khó để tìm thấy những cụm từ liên quan đến một phương tiện
(View: 1124)
Người học Phật, chẳng những phải tham cứu chơn lý, mà lại cần phải y như chơn-lý mà thiệt thành cho đến khi chứng đặng chơn-lý;
(View: 1154)
Phật tánh là chủ đề chính của Kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm (385 – 433) mang qua Trung Hoa và dịch.
(View: 1343)
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia
(View: 1300)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập.
(View: 1272)
Phật giáo cũng như vận mệnh của người dân, luôn thăng trầm theo thời cuộc.
(View: 1215)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(View: 1037)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(View: 1919)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(View: 1058)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 995)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 1664)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1638)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 1413)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1856)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1761)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 1181)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 1986)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý TúcNgũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 1619)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 1129)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1739)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 1165)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1926)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần.
(View: 1831)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 1089)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 1098)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 2350)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 2060)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1605)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 2463)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 2315)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 2291)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 2328)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 2060)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 1329)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 2481)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
Quảng Cáo Bảo Trợ
AZCMENU Cloudbase: Giải pháp TV Menu thông minh, tiện lợi, chuyên nghiệp!
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM