Như Không Mà Có, Mà Có Cũng Như Không
Lê Huy Trứ - February 15, 2016
Lê Huy Trứ - February 15, 2016
Đức Phật đã giải thích nguồn gốc của thế giới, vũ trụ, vạn vật, là do nghiệp quả (cause & effect) hấp dẫn cùng với sức thu hút bởi 12 nhân duyên (12 dependent originations) nhưng đó cũng chỉ là lối giải thích tương đối dùng để giải thích cho người bình thường còn vô minh tạm hiểu. Tháng 2, ngày 11, 2016, báo chỉ đả đăng tải tại Laser Interferometer Gravitational Wave Observatory (Ligo,) khoa học gia Mỹ đã đo lường được lực hấp dẫn của sóng trọng trường (gravitational waves) mà Einstein đã nói đến trong thuyết tương đối rộng (Theory of General Relativity.) Khám phá này sẽ làm thay đổi quan niệm của con người về nguồn gốc của black holes và vũ trụ. Dĩ nhiên, khoa học của con người luôn luôn đổi ý vì khoa học nhân văn không bao giờ đúng mãi mãi. Ngược lại, cái khám phá đo lường gravitational waves từ thí nghiệm Ligo này không có ảnh hưởng gì đến quan niệm của Phật Giáo đối với vũ trụ quan từ trước đến nay vì Phật Giáo đã biết trước về chân lý này 2600 về trước và ‘đã’ vượt xa khoa học 2600 năm về sau.
Bát Nhã Tâm Kinh phủ định lý nhân duyên (phi nhân duyên) đồng thời cũng phủ định sự tự nhiên (phi tự nhiên.) Vì kinh Bát Nhã được Đức Thế Tôn dùng để giảng thuyết cho những bật Bồ Tát đã đầy đủ trí tuệ, đã giác ngộ, và đoạn được khổ đau. Cho nên, trí óc con người khó mà hiểu nổi vì cái chân lý này là phi logic (logic of negation,) không có không gian, thời gian, số lượng, tất cả tri kiến thức suy luận nhị nguyên đều vô dụng. Mà khi không có không gian (space) thì cái lực hấp dẩn của vũ trụ (gravitational waves) sở trụ ở đâu? Và cái kết quả đo đạc gravitational waves để chứng minh thuyết General Relativity của Einstein mới được Ligo tốn công của để đo đạc có thật sự là một sự khám phá vĩ đại làm đảo lộn nổi quan niệm về vũ trụ quan của Phật Giáo không?
Tri kiến chỉ có giá trị trong một bối cảnh và môi trường nhỏ hẹp, tương đối, có không gian, thời gian, số lượng, còn nếu khoa học muốn tuyệt đối hóa, muốn lập nên một lý thuyết có giá trị phổ quát khắp không gian thời gian chỉ là điều không tưởng. Einstein đã theo đuổi cái ảo tưởng đó, cố xây dựng lý thuyết về Trường Thống Nhất cho tới khi qua đời vào năm 1955, đành chịu thất bại, bởi vì ông không tin vào Định Lý Bất Toàn của Kurt Gödel công bố năm 1931.
Ý trong Bát Nhã Tâm Kinh nói là bản thể của vũ trụ và thế giới là không, không có gì cả, chúng ta thấy có đủ thứ như sơn hà đại địa, sinh vật, con người, vật chất nhân tạo là do bởi bệnh hình thức “ thế lưu bố tưởng” tức là căn bệnh tưởng tượng đã lưu truyền phổ biến ở thế gian từ vô lượng kiếp. Thật ra, thế lưu bố tưởng chưa hẳn là bệnh nhưng chỉ là tập tục, đó là nhận thức tuy lầm lạc (vì vô minh) nhưng còn là tướng mạnh và vô hại, nó là cái dụng của Tâm cũng tức là của cái Chân Lý “Tâm như hư không vô sở hữu,” chỉ có thái độ nhị nguyên chấp trước cho là nhận thức đó đúng sai, có thật ngụy mới đích thực là tướng bệnh chấp nhị nguyên, kinh Phật gọi là bệnh “trước tưởng” tức là cố chấp cho là có thật/giả. Ngay cả thấy giả cũng là trước tưởng vì giả thấy đó cũng không thật giả. Tương tự như những người sáng mắt sờ con voi ảo.
Với trí bát nhã, Phật thấy các hiện tượng trong thế giới đời thường cũng là ảo, chẳng khác mấy với với các hiện tượng mà ta thấy ngày nay nhờ kỷ thuật tối tân, nó chỉ có cao cấp hơn, các cảm giác đồng bộ của lục căn (mắt tai mũi lưỡi, thân xác, ý thức) khi tiếp xúc với lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) khiến con người có cảm giác tất cả đều có thật và tưởng là như vậy. Chính vì bản chất của thế giới vũ trụ là không (emptiness,) không có bắt đầu, không có kết thúc, nên tất cả mọi hiện tượng đều nằm trên một hình cầu luân hồi, không có lối ra.
Tôi ưa méo mó nghề nghiệp khoa học một tí, một hạt nhân quark đơn lẻ không thể độc lập tồn tại, phải có yếu tố nhân duyên kết hợp hai hay ba hạt quarks mới sanh ra quả vật chất, vũ trụ. Nếu tách rời các hạt quarks thì vật chất vũ trụ biến mất. Phải cần một năng lượng vô cùng vĩ đại của quang minh tam muội mới tách rời các hạt quarks này làm vật chất biến mất để du hành trong vũ trụ. Chúng ta thường nghe miêu tả những bật thánh nhân giác ngộ có thần thông, có thể đi xuyên qua vật chất, đi xuyên qua tường, nhưng thật sự hay đúng ra là vật chất biến mất trước họ hay vật chất đi xuyên qua họ cũng như tạng quang minh (bức xạ ánh tuyến) hay tam muội chân hỏa (energy) đi xuyên qua cơ thể chúng sinh mà chúng ta không hay biết. Đây là phương pháp đi xuyên qua black hole/worm hole để đi tới vũ trụ khác trong sátna.
Khi phân tích cơ cấu nguyên tử, người ta thấy rằng phần lớn khối lượng nguyên tử nằm ở hạt nhân. Trong hạt nhân, proton có khối lượng gấp 1836 lần electron (điện tử) còn neutron có khối lượng gấp 1839 lần electron. Như vậy ta thấy khối lượng của electron rất khiêm tốn so với hạt nhân. Tuy nhiên vai trò của hạt electron trong cơ chế tạo ra cảm giác của các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể thì lại rất lớn. Tất cả những cảm nhận giác quan của chúng ta về vật chất, kể cả các hóa tính và lý tính của từng loại nguyên tố, đều do đám mây electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân tạo ra, tất nhiên đám mây đó được sắp xếp thế nào cũng tùy thuộc hạt nhân. Như vậy bản chất của cảm giác là điện (electron là điện tử mang điện tích âm) đó là một loại ảo giác rất kỳ diệu, rất rõ ràng, rất khác biệt nhau khiến cho đại đa số người và tất cả loài vật đều tưởng là thật. (La Thiếu Bình, Thầy Bói Xem Voi)
Kurt Gödel (1906-1978) là nhà toán học người Mỹ gốc Áo, tác giả của Định Lý Bất Toàn đã xác nhận rằng tri thức (knowledge) của con người có hạn, không thể đạt tới cái kiến thức toàn thể bằng trí óc lý luận phân tích. Con người có thể dùng cái đã biết, suy luận bằng logic ra cái chưa biết nhưng không bao giờ đạt tới cái biết trọn vẹn trừ khi mở mang trí tuệ Phật (wisdom.) Tuy nhiên vì con người với tâm viên ý mã nên không chịu bó tay, luôn đi tìm chân lý và thực nghiệm của các nhà tu hành Phật Giáo chứng tỏ rằng chúng ta có thể đạt tới thực tại bằng cách chấm dứt tư duy, bởi vì suy luận chính là sở tri chướng, là áng mây vô minh che lấp trí tuệ như hoa đốm giữa hư không. Ngừng được giòng tâm thức tư duy tức là quét sạch đám mây vô minh đó để ánh quang minh tự hiển hiện soi sáng chân lý tối thượng. Mà giác ngộ là thoát khỏi luân hồi, thoát khỏi cái vòng tròn luẩn quẩn. Nói thoát khỏi cũng chỉ là một cách diễn tả tạm bợ, thật ra luân hồi, nhân quả, nhân duyên, đau khổ, giác ngộ đều không có thật, thế giới vũ trụ cũng chỉ là huyễn ảo không có thật.
Chính vì nhận ra vũ trụ là không có thật nên ngài Hộ Pháp (Dharmapàla,) xuất phát từ ý nghĩa của bộ kinh Duy thức tam thập tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā) của Bồ Tát Thế Thân (世親 Vasubandhu,) đã viết bộ “Thành duy thức luận” mà ngài Huyền Trang đã dịch ra Hán Văn trong đó có câu tổng kết, “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức” (Ba cõi -dục giới, sắc giới, vô sắc giới- đều là tâm, vạn vật đều là do tâm thức biến hiện.” Chính vì vậy Kinh Kim Cang mới có câu “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.” Phải không có sở trụ mới ngộ ra cái tâm ấy, bởi vì nếu có chỗ trụ thì mắc bệnh hình thức, bệnh trước tưởng, không phải chân lý.
David Hilbert (1862-1943) là người đứng đầu nhóm “Xây dựng một hệ thống tân-toán-học (meta-mathematics) – một hệ thống toán học tuyệt đối siêu hình, tuyệt đối thoát ly khỏi thế giới hiện thực, cho phép Xác Định tính trắng/đen, đúng/sai của bất kỳ một mệnh đề sát xuất toán học nào và chứng minh tính phi mâu thuẫn của toàn bộ toán học.” Tuy nhiên, mục đích dùng tân nhị nguyên để thay đổi nguyên nhị nguyên của Hilbert không bao giờ đạt được vì đó chỉ là ảo tưởng của có cũng như không như Định Lý Bất Toàn của Gödel đã mong muốn là thà có còn hơn không.
Tôi xin trích dưới đây là một chương trong cuốn sách Phật Giáo và Vũ Trụ Quan mà tôi đã viết trên internet, December 8, 2015, và tôi chủ tâm Phật Giáo hóa lời của Krauss: Vũ trụ từ đâu ra? Trước đó là gì? Và cuối cùng, tại sao thà Có còn hơn Không? Không phải có thể Có từ Không ra, Có sẽ luôn luôn từ Không mà Có. “Where did the universe come from? What was there before it? What will the future bring? And finally, why is there something rather than nothing? Not only can something arise from nothing, something will always arise from nothing.” (A Universe from Nothing: Why There Is Something Rather than Nothing, Atria Books, physicist Lawrence Krauss.)
Tâm là Lòng Như Không cũng Như Có; Lòng là Tâm Như Có cũng Như Không. Lòng là Tâm hình như đâu cũng Như Không có. Tâm là Lòng hình như đâu cũng Như có Không. Giác rồi thì chợt bừng lên như lửa sáng. Ngộ rồi thì là một tiếng sét hư không.
(Phỏng theo bản nhạc Tình Có Như Không của Nhạc Sĩ Trần Thiện Thanh: Tình là tình nhiều khi không mà có. Tình là tình nhiều lúc có như không...Tình là tình nhiều nơi đâu cũng có. Tình là tình dù có cũng như không...Rồi thì chợt bừng lên như lửa nóng. Rồi thì là một tiếng sét thinh không...)
Sư lên chót đỉnh rừng thiền
Trong tim chợt thắp một rừng tà dương."
(Phạm Thiên Thư)
William James nói: Tâm thức thông thường, tỉnh táo của chúng ta, tâm thức suy luận như chúng ta gọi tên, chỉ là một dạng đặc biệt của tâm thức, trong lúc xung quanh đó, chỉ cách một tấm màn mỏng, [vô minh, THL] có nhiều dạng của tâm thức hoàn toàn khác đang sẵn sàng [tư duy. THL]
Quá trình tri giác là một quá trình duyên sanh giữa vật thể (trần,) hệ thống giác quan (căn) và ý thức (thức.) Nhân duyên sanh là do những nguyên nhân (nhân) và những điều kiện duyên khỡi (conditions,) hoàn cảnh (sở tại.) Thiếu một nguyên nhân hay một điều kiện trên, kết quả tri giác sẽ hoàn toàn khác biệt đi. Ý thức (mind) gắn liền với thân thể (body) và giác quan nên những giới hạn của giác quan cũng là những giới hạn của ý thức. Như đã nói, chúng ta diễn dịch thế giới vũ trụ bằng một loại ngôn ngữ lấy thân thể vô thường làm chuẩn để tứ cú nhị nguyên. Ngay cả cái tôi cũng là một ký ức. Tất cả các tế bào trong thân thể chúng sinh lẫn con người đều thay đổi mới từng phút, tất cả đều đã “luân hồi tái sanh,” không còn có thân thể của tôi tháng trước. Tâm thức con người trôi theo một chiều với những ý tưởng chợt đến rồi vụt đi, vô thường thay đổi từng sátna. Nói chung, màu sắc, âm thanh, hương, vị, cảm, xúc, ý thức … đều là những quy trình tri giác do hệ thống giác quan và tâm trí thực thi từ những quá trình tiến hóa của lượng tử mà ra. Chúng chỉ có thực, có ý nghĩa từ sự diễn dịch của hệ thống ngũ uẩn của riêng mỗi cá nhân. Thế giới như chúng ta thấy là một quá trình diễn dịch, hay là một quá trình tưởng tượng của ý thức về sự vật và sự việc chứ không phải chính là sự vật hay sự việc ấy. Chúng ta sống trong tưởng tượng của ngũ uẩn của chính mỗi cá nhân mà đã là tưởng tượng thì chỉ tương đối hoặc hoàn toàn là ảo tưởng chứ không hẳn là thực tại. Trí tưởng tượng là món quà sáng tạo tuyệt vời của nhân sinh. Tất cả văn minh kiến thức khoa học cũng từ tưởng tượng mà tạo thành, mà hiện hửu trên đời. Tất cả từ Tâm tưởng!
Có thể các chiều tưởng tượng của dạng ý thức này không hẳn là những chiều trong thuyết đặc biệt tương đối [hẹp] (Special Theory of Relativity) của Einstein, trong đó các chuyển động tương đối với vận tốc không thay đổi nhưng điều nổi bật là nhờ tưởng tượng của khoa học đã đưa chúng ta đến gần một khái niệm về không gian và thời gian tương đối gần giống với những khái niệm của Phật Giáo. Trong thiền định thì hành giả đạt tới một điểm mà sự khác biệt giữa người quan sát hoàn toàn tiêu tan, nơi đó chủ thể và khách thể thống nhất làm một trong một toàn thể bất khả phân. Dường như họ đã đạt được một dạng ý thức phi thường, trong đó họ chuyển hóa được thế giới ba chiều và chứng thực được một thực tại bốn chiều, hay chiều cao hơn. Thế nên, Sri Aurobindo mới nói về một “thay đổi tinh tế, nó cho phép thấy bộ mặt trong dạng thức của một chiều thứ tư.” Stephen Hawing còn nói đến không gian thứ 11st.
Lý thuyết về sự cong của không thời gian được gọi là Thuyết Tương Đối Tổng Quát [Suy Rộng] (General Theory of Relativity) của Einstein trong đó bao gồm các chuyển động không đều và ảnh hưởng của trọng trường (gravity.) Thuyết Tương Đối Tổng Quát khá phức tạp nhưng thuyết này đã giúp các khoa học gia tiên đoán chính xác về nguồn gốc vũ trụ và cho phép các khoa học gia tính ngược thời gian trở lại thời điểm của Big Bang. Thuyết tương đối Tổng Quát đã thay đổi hoàn toàn quan niệm nguồn gốc của vũ trụ. Một vũ trụ tĩnh có thể tồn tại mãi mãi hoặc có thể được tạo ra với hình dạng hiện nay của nó tại một thời điểm nào đó trong quá khứ. Khoa học gia suy luận, nếu bây giờ các thiên hà đang rời xa nhau với tốc độ rất nhanh, điều đó có nghĩa là trong quá khứ chúng đã từng rất gần nhau. Họ kết luận, khoảng 14.7 tỷ năm trước đây, những thiên hà này đã từng gom lại với nhau với một độ nén rất vĩ đại đến độ bất động. Trạng thái nén đặc thành một khối vi trần này được một linh mục Công Giáo tên là Georges Lemaitre, người đầu tiên nghiên cứu về nguồn gốc của vụ trụ gọi là “nguyên tử nguyên thủy” mà ngày nay chúng ta gọi là big bang. Bây giờ, thuyết tương đối không còn đúng tại thời điểm vụ nổ lớn vì không tương hợp được với lý thuyết lượng tử, một tư tưởng cách mạng khoa học vào thời điểm đầu thế kỷ 20th bắt đầu từ Max Plank, 1900 ở Berlin khám phá ra rằng bức xạ phát ra từ các vật thể nóng đỏ có thể được giải thích nếu ánh sáng chỉ có thể được phát ra hoặc bị hấp thụ theo những lượng rời rạc được gọi là các lượng tử (quanta.) Đây là một trời suy luận, tìm tòi, nghiên cứu, tính toán, thử nghiệm của khoa học, chúng ta hãy tạm chấp nhận nguồn gốc của vũ trụ khởi đầu là tương đối ‘như vậy’ đi cho đến khi khoa học tìm ra những lý thuyết tương đối mới lạ hơn như lịch sử đã luôn luôn tương đối chứng minh và tương đối lập đi, lập lại là khoa học luôn luôn tương đối đổi ý. Khoa học còn đổi ý là còn sáng tạo; khoa học cố chấp không đổi ý nữa là khoa học đã đi vào ngõ chết.
Ngược lại, Phật Giáo không chấp nhận có điểm khởi đầu nguyên thủy của vũ trụ mà quan niệm vũ trụ vô thủy vô chung. Khác với khoa học, quan niệm này của Phật Giáo chưa cần phải xét lại hay đổi ý thường xuyên như khoa học. Thuyết Tương Đối trong Phật Giáo tổng quát viên diệu hơn với quan niệm mọi sự vật trên thế gian chỉ là như điện như ảo, tương đối, tạm bợ, vô thường và luôn biến đổi. Tự nó đã đổi ý, đổi dạng, thay hình trong sátna. Điều này có nghĩa là, hình sắc và tính chất của vạn vật luôn luôn biến đổi tùy theo nhân duyên, cảnh giới trong đó sự vật thể hiện. Trong Phật Giáo và Vũ Trụ, Giáo Sư Trần Chung Ngọc viết: Nói một cách giản dị, thì tương đối có nghĩa là “thấy vậy mà không phải vậy” bởi lẽ tùy theo quan điểm và vị thế quan sát của mỗi người (hệ thống qui chiếu riêng,) hình sắc và tính chất của một vật có thể khác nhau. Ngoài ra, tính tương đối trong Phật Giáo còn thấy rõ trong luật “vô thường.” Tính tương đối trong Phật Giáo không có gì là lạ, vì “Vạn pháp duy tâm tạo” mà tâm của mỗi người mỗi khác, mỗi người có một nghiệp riêng và sống trong một cảnh giới riêng [cho nên tạo ra nghiệp quả nhân duyên riêng biệt. Tương tự như Pháp vô vi. THL] Trong khi đó, thuyết Tương Đối Đặc Biệt (Hẹp) mô tả sự thể hiện khác nhau của các thực thể vật chất tùy theo quan điểm của quan sát viên (đúng ra là tùy theo trạng thái di chuyển tương đối giữa các quan sát viên) nhưng đồng thời thuyết này cũng định nghĩa sự bất biến (không thay đổi) hay tính tuyệt đối của các thực thể vật chất. [Tương tự như Pháp hửu vi. THL]
Astrophysicist George F. R. Ellis cho biết là nhiều nhà thiên văn học đã dấu diếm là họ đã chọn mẫu vũ trụ căn cứ trên quan điểm và vị thế quan sát của mỗi người (hệ thống qui chiếu riêng, Frames of Reference) đều này chứng tỏ là kết quả quan sát và kết luận sẽ tương đối khác nhau tuy không dễ gì chứng minh là họ không đúng. Nhà Vật Lý Học Robert Gentry, Nobel laureate Dr. Hannes Alfvén, Giáo Sư Geoffrey Burbidge, Dr. Halton Arp, và nhà thiên văn nổi tiếng của Anh Quốc Sir Fred Hoyle cũng đồng ý với nhận xét ‘người mù sờ voi’ này với vài khẻ hở đầy nghi vấn trong thuyết big bang.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ hệ thống qui chiếu của khoa học thì hai kết quả của hai thuyết tương đối trên lại hoàn toàn phù hợp với nhau, nghĩa là trong sự tương đối thay đổi có sự không tuyệt đối đổi thay. Đây chính là một điểm sâu sắc trong thuyết tương đối hẹp của Einstein. Dĩ nhiên, quan niệm về cái “một tuyệt đối, nhất thể, bất nhị” trong Phật Giáo hiển nhiên là thâm diệu, viên giác, không bị giới hạn, phân biệt nhị nguyên như cái tuyệt đối tương đối của khoa học.
Trong thuyết Tương Đối, tất cả những kết quả này đều có thể chứng minh bằng toán học, và đặt song song với một số quan niệm trong Phật Giáo để chúng ta có thể quán chiếu dễ dàng. Đối với một quan sát viên đứng yên thì: Kích thước của một vật đang di chuyển sẽ càng thu nhỏ hay ngắn lại nếu vận tốc di chuyển của vật đó càng tăng, và vật đó sẽ biến mất dưới con mắt của quan sát viên khi vận tốc đạt tới vận tốc của ánh sáng trong chân không. Trong Phật Giáo, quan niệm mang núi Tu Di đặt trên đầu một sợi lông mà núi không hề thu nhỏ lại cũng như đầu sợi lông không cần phải nở rộng ra không phải hoàn toàn là một quan niệm hoang đường, không tưởng, nếu chúng ta ý thức được rõ tính tương đối du hành của không gian lượng tử. Đó cũng là ý nghĩa trong kinh: không tăng không giảm, không thêm không bớt, và sắc bất thị không, không bất thị sắc. Khoa học mới khám phá ra tổng số của energy của tất cả vật chất trong vũ trụ triệt tiêu với con số zero. Nhưng chỉ những khoa học gia nào có đọc một chút về Phật Giáo mới biết con số zero (0) đó không phải là 0 mà là Ɵ (Không, emptiness.) Thông minh hơn nữa, họ còn biết cân đo kích thước và trọng lượng của vũ trụ hiện hữu nhưng họ đã đo kết quả sai vì họ vẫn chưa ngộ được chữ Không trong Đạo Phật.
In the article, What's the Total Energy In the Universe? by Natalie Wolchover: “Considering the amount of energy packed in the nucleus of a single uranium atom, or the energy that has been continuously radiating from the sun for billions of years, or the fact that there are 1080 particles in the observable universe, it seems that the total energy in the universe must be an inconceivably vast quantity. But it's not; it's probably zero.
Light, matter and antimatter are what physicists call "positive energy." And yes, there's a lot of it (though no one is sure quite how much). Most physicists think, however, that there is an equal amount of "negative energy" stored in the gravitational attraction that exists between all the positive-energy particles. The positive exactly balances the negative, so, ultimately, there is no energy in the universe at all.”
Reference:
Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Lê Huy Trứ, December 2015Sóng hấp dẫn nguyên thủy, Stephen Hawking đã thắng
Sóng hấp dẫn nguyên thủy, Stephen Hawking đã thắng
Viết bởi Trần Triệu Phú Thứ sáu, 21 Tháng 3 2014 13:41
Năm 2002, Stephen Hawking lại chơi trò cá cược với đồng nghiệp của mình tại Đại học Cambridge, Neil Turok, rằng các nhà vũ trụ học sẽ sớm phát hiện ra các sóng hấp dẫn nguyên thủy và vì thế xác nhận lý thuyết lạm phát vũ trụ.
Và nay, hôm thứ Hai ngày 17/3/2014 vừa rồi, các nhà thiên văn thuộc Trung tâm Thiên văn Harvard–Smithsonian (Massachusetts, Hoa Kỳ) đã tổ chức buổi họp báo, thông báo rằng họ đã phát hiện "hình ảnh trực tiếp đầu tiên của sóng hấp dẫn".
Theo kết quả đó, cuối cùng Stephen Hawking cũng được thắng sau chầu thua 100 Mỹ kim cho sự phát hiện Boson Higg tháng 7/2012.
Bạn đọc quan tâm có thể đọc bài báo về sự phát hiện lớn này tại http://www.businessinsider.com/harvard-smithsonian-center-for-astrophysics-announce-discovery-2014-3
Hoặc xem video họp báo công bố phát hiện Sóng hấp dẫn nguyên thủy của nhóm BICEP2 http://thuvienvatly.com/video/727
Trước đó, các nhà khoa học đã thu được bằng chứng không trực tiếp về sóng hấp dẫn, ví dụ giải Nobel Vật lý năm 1993 trao cho phép đo hệ sao đôi Hulse-Taylor chứng tỏ sự tồn tại của sóng hấp dẫn.
Thì nay, nếu phát hiện về sóng hấp dẫn mới công bố ngày 17/3/2014 của thí nghiệm BICEP2 là đúng, "thì đây có thể là phát hiện vật lý lớn nhất trong hàng chục năm nay!" (Đàn Thanh Sơn). Và giải Nobel là có thể nghĩ tới.
Một chút về sóng hấp dẫn
Sự tồn tại của sóng hấp dẫn được Albert Einstein tiên đoán từ năm 1916 trên cơ sở thuyết tương đối rộng của ông. Nó là những dao động của không-thời gian phát sinh do sự gia tốc của các dạng khối lượng và năng lượng.
Đọc thêm để hiểu chi tiết về sóng hấp dẫn.
Theo thuyết tương đối, một vật có khối lượng tồn tại trong không gian sẽ làm cho không-thời gian bị cong đi và tạo ra trường hấp dẫn xung quanh nó. Khối lượng càng lớn thì độ cong không-thời gian càng lớn.
Khi vật thể chuyển động trong không gian, độ cong này cũng sẽ thay đổi tương ứng với sự thay đổi vị trí của vật.
Khi vật thể chuyển động có gia tốc sẽ làm cho độ cong này thay đổi có gia tốc và phát ra sóng hấp dẫn lan truyền ra bên ngoài từ vật thể với tốc độ bằng tốc độ ánh sáng giống như sóng điện từ (Sóng điện từ cũng được phát ra từ hạt mang điện chuyển động có gia tốc).
Những môi trường hấp dẫn cực mạnh như lỗ đen hoặc sao đôi neutron phát ra các sóng có biên độ lớn nhất, còn tần số sóng thì lại phụ thuộc vào chúng gia tốc thế nào.
Hình: Một nguồn phát sóng điển hình là các hệ sao đôi.
Sóng hấp dẫn lấp đầy toàn bộ vũ trụ và do đó có thể mang thông tin từ sự khai sinh của chính không-thời gian, vụ nổ Bigbang
Sóng hấp dẫn liên quan gì đến sự lạm phát của vũ trụ và Bigbang?
Theo thuyết Big bang, vũ trụ của chúng ta có trải qua một thời kì lạm phát, giãn nở gia tốc tại thời điểm một phần của giây sau Big Bang. Trong khoảng thời gian cực ngắn đó, vũ trụ (cùng với vật chất trong đó) giãn nở khủng khiếp theo hàm mũ, thể tích vũ trũ tăng lên tới 1080 lần (Tưởng tượng nổi con số này không). và do đó phát ra những gợn sóng trong cấu trúc không-thời gian. Đó là sóng hấp dẫn nguyên thủy.
Mô hình Bigbang và sự làm phát vũ trụ.
Mặc dù sóng hấp dẫn nguyên thủy này vẫn đang lan truyền trong vũ trụ nhưng cho đến nay, 13.8 tỉ năm sau Big Bang, tín hiệu này rất yếu để có thể ghi nhận một cách trực tiếp được.
Tuy nhiên, không có gì xảy ra mà không để lại dấu vết, một chiếc lá rơi cũng để lại làn gió nhẹ. Sóng hấp dẫn nguyên thủy, theo dự đoán, nếu tồn tại, nó có thể phải để lại dấu vết rõ ràng lên bức xạ phông nền vũ trụ (CMB, Cosmic Microwave Background).
Nhóm nghiên cứu BICEP2 tuyên bố rằng họ vừa quan sát thấy các dấu hiệu này, là một vết đặc biệt trong sự phân cực của bức xạ nền vũ trụ.
Bức xạ phông nền vũ trụ (CMB). Bức xạ phông vi sóng vũ trụ (còn gọi là bức xạ nền vũ trụ hay bức xạ tàn dư vũ trụ) là bức xạ điện từ được sinh ra từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ (khoảng 380.000 năm sau Vụ Nổ Lớn).
Cho đến nay, sự lạm phát là mô hình tốt nhất mà chúng ta có thể dùng để giải thích cấu trúc trong quy mô lớn của vũ trụ hiện nay - nói cách khác, là giải thích sự hình thành vũ trụ to lớn, giải thích sự phát sinh các dao động trong không-thời gian, giải thích sự hình thành thiên hà. Thế mà chúng ta đang biết rất ít về nền vật lý của giai đoạn vô cùng cơ bản này trong lịch sử vũ trụ.
Sự phát hiện sóng hấp dẫn nguyên thủy có thể giải thích nhiều thứ, nhưng ý tưởng hiện nay được quan tâm nhiều nhất là khả năng chứng minh cho vũ trụ lạm phát khi phát hiện sóng hấp nguyên thủy.
Ngoài ra, khi sóng hấp dẫn được tạo ra ở quy mô lượng tử trong sự lạm phát, việc phát hiện ra chúng sẽ kiểm chứng được sự tồn tại của graviton – hạt giả định truyền tương tác hấp dẫn. Những lượng tử này được cho là có những dao động dù ít hay nhiều đã in vết lên cấu trúc của không-thời gian sau sự lạm phát.
Việc phát hiện những sóng hấp dẫn nguyên thủy đó sẽ còn giúp kiểm tra xem cơ học lượng tử có còn đúng dưới những mật độ rất cao không. Nó cũng cho phép các nhà vũ trụ học ước tính những thông số như tốc độ lạm phát hiện nay không được nắm rõ lắm.
Sự phát hiện sóng hấp dẫn nguyên thủy còn giúp kết nối lý thuyết dây với các hạt và trường đã biết, và giúp tìm kiếm lý thuyết lượng tử hấp dẫn.
Về sự phát hiện Sóng hấp dẫn nguyên thủy của nhóm BICEP2, hi vọng Thuvienvatly.com sẽ có bài chi tiết trong nay mai.
Update 25/3: Đọc thêm về phát hiện này của nhóm BICEP2: Khám phá BICEP2 có ý nghĩa gì?
TS. Nguyễn Trọng Hiền trong buổi họp báo tại Havard. Ông là một thành viên trong nhóm Hợp tác nghiên cứu BICEP2 đồng thời cũng là nghiên cứu viên của NASA.
Alan Guth là một trong những nhà vật lý đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của lạm phát, và sự tồn tại của thế inflaton giải thích sự giãn nở tăng tốc trong một phần nhỏ của giây sau vụ nổ Big Bang 13,8 tỷ năm trước.
Lâu lắm (mấy năm) mới viết một bài về vật lý thường thức. Mời anh chị em thưởng lãm.
Trần Triệu Phú - Thuvienvatly.com
- Tag :
- Lê Huy Trứ
Send comment