Trong cuộc sống của chúng ta dù bất cứ hoàn cảnh nào, ta cũng phải biết cách tu nhân tích đức để ngày càng hoàn thiện chính mình. Nhiều người nghĩ rằng, tu là dành riêng cho người xuất gia hoặc những kẻ rảnh rangnhàn hạ, người thừa tiền nhiều của, còn mình làm lụng vất vả nhọc nhằn, cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, cuộc sống thiếu thốn khó khăn lấy thì giờ đâu mà tu? Hoặc có nhiều người nghĩ, tu là việc của những kẻ bất hạnh bần cùng, già cả, cô nhi quả phụ, bệnh tật bẩm sinh…. còn ta nhiều tiền lắm của, con đông cháu đầy, quyền cao chức trọng tu để làm gì?
Bởi có những quan niệm như vậy, nên một số người nghĩ rằng tu làm chi cho khổ, sống vui chơi hưởng thụ không sướng sao? Họ đâu biết rằng, nếu chúng ta biết tu thì thế gian này giảm bớt tệ nạn xã hội, con người sẽ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, bằng tình người trong cuộc sống với tấm lòng vô ngã, vị tha.
Thế giớiloài người có rất nhiều tôn giáohọc thuyết chính trị triết lý khác nhau, nếu chúng ta không biết lựa chọncon đườngtốt đẹp, thì ta sẽ rơi vào chỗ tối tăm, mờ mịt. Một số người nói rằng tôn giáo nào cũng tốt, nói như vậy là không đúng, tôn giáo nào hướng dẫn cho ta biết cách làm chủ bản thân, tin sâu nhân quả, không sát sinh hại vật và thương yêubình đẳngmọi người mới thật sự là tốt đẹp.
Con người lúc nào cũng khởi lên tâm niệm tốt xấu lẫn lộn, nếu chúng ta mặc tình thả trôi theo những tâm niệm xấu ác, thì ta sẽ gây ra đau khổ cho nhiều người. Để hạn chếtâm niệm xấu ác, chúng ta phải mở rộng tấm lòng từ bi rộng lớn nhằm chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành an vui, hạnh phúc.
Nếu chúng ta khéo tu niệm xấu dần hồi sẽ giảm bớt, niệm tốt sẽ tăng trưởng theo thời gian, nhờ vậy ta ngày càng hoàn thiện chính mình và luôn làm tròn bổn phận đối với gia đình người thân, và đóng góp lợi íchthiết thực cho xã hội.
Có nhiều người bận lo kế sinh nhai cho gia đình, họ tất bật từ sáng sớm đến chiều tối, về đến nhà trời đã tối, vậy còn thì giờ đâu mà tu? Nếu chúng ta khuyên họ phải tụng kinh, sám hối, ngổi thiền thì chắc chắn họ không thể làm được.
Nếu nói như vậy thì những người bộn bề công việc sẽ không tu được sao? Nhưng ta phải hiểu rằng, tu ở đây là buông xảý nghĩ xấu ác làm tổn thương người vật, nuôi dưỡngý nghĩtốt đẹp để cùng thương yêu san sẻ giúp đỡ nhau.
Tu là bỏ lời nói hung dữ ác độc thành lời nóihiền hòa ái kính, dừng ngay những hành động xấu ác làm tổn thương người khác, tạo những hành động thiện ích để cùng san sẻ với mọi người, như vậy trong bộn bề công việc, chúng tavẫn có thể tu được.
Trong lúc làm việc cũng thế, ta làm việc nào chỉ biết việc đó, ta chỉ chú tâm vào công việc mình đang làm. Từ anh giám đốc cho đến cán bộ công nhân viên, tất cả đều phải chú tâm vào công việc của mình. Giám đốc sau khi phân công, điều hành xong thì làm nhiệm vụtheo dõi giám sát, nhờ vậy kịp thời giải quyết những khó khăn, bất trắc.
Người kế toán chú tâm vào việc đánh máy của mình, cho nên tính toán chính xác không sai con số. Chị lao công quét dọn chỉ chú tâm vào công việc sẽ nhìn thấy rõ chỗ nào dơ sạch nhiều mà lau chùi cho kỹ càng. Anh bảo vệ thường quán sát người ra vào cơ quan, biết rõ từng người một trong quan hệ giao dịch, để kiểm soát và quản lý chặt chẽ mọi vấn đề.
Và tất cả mọi phòng ban nghành đoàn thể, cứ như thế mỗi người đều có trách nhiệm riêng, chúng ta chỉ chú tâm vào công việc được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhờ vậy năng suất lao động nâng cao và công việc được hoàn thành đúng thời gianhoặc trướcthời hạn.
Tu trong công việc là điều kiệncần thiết mà ai cũng phải có ý thức được trách nhiệm của mình, nhờ chú tâmquan sátrõ ràng ta làm việc ít thấy mệt mỏi và không bị thời gianchi phối. Nếu trong làm việc ta không biết tập trung sẽ lãng phíthời gian làm thiệt hại cho cơ quan, vì đi trễ về sớm và trong khi làm việc, trông cho mau hết giờ để về nhà hoặc đi chơi.
Tu trong bộn bề công việc sẽ giúp cho ta biết cách hóa giải được nhiều thứ bằng kinh nghiệm của chính mình, từ đó ta dễ dàng kiểm soát tâm bất chính phát sinh, nhờ vậy ta làm tròn trách nhiệm được giao.
Nhiều người không biết hay phàn nàn, được ở yên trong chùa mới là tu hoặc ở thâm sơn cùng cốc không có ai mới là tu và được nhập thất ở yên một chỗ mới là tu…..Nếu chúng ta, ai cũng muốn tu như vậy hết thì xã hội này sẽ bị phế bỏ, vì không có ai làm việc, đóng góp thì lấy gì ăn để mà sinh sống. Quan niệm đó chỉ dành riêng cho một số người nào đó đã già bị mất sức lao động, hoặc có dư tiền của để sống hay chán cảnh phồn hoa phố thị, đua chen giành giựt….
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinh là lòng biết ơn.
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền nãobuồn ngủ
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩađộc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểmhạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệm và cảm thọgiác quan trong cuộc sống
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.