Nguyệt Xứng
TÍNH BẤT TỬ CỦA GIÁO PHÁP PHẬT GIÁO
(CAM LỘ CỦA CHÍNH PHÁP)
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản dịch Anh: Candrakirti. Lucid Exposition of the Middle Way. The Essential Chapters from the Prasannapada of Candrakirti. Translated from the Sanskrit by Mervyn Sprung in collaboration with T.R.V. Murti and U.S. Vyas. Routledge, 1979. (pp.185 - 186)
Do thế, hoà hợp với bản giải thích có chứng minh:
XVIII.11 Chẳng đồng nhất, chẳng dị biệt, chẳng đoạn diệt, chẳng thường hằng: đây là các giáo pháp bất tử của chư Phật, chư thượng thủ của thế giới.
Như Bốn trăm tụng (Catuhsataka VIII. 22) nói, ‘Vào thời điểm này nếu một kẻ đã thông hiểu pháp tính của sự vật không đạt niết bàn trong đời sống này, kẻ đó sẽ đạt niết bàn một cách chắc chắn, chẳng cần nỗ lực thêm, trong một đời tương lai vì là kết quả hợp lí của các tác hành của mình’.
Nói chính xác hơn:
XVIII.12ab Nếu các vị toàn giác không xuất hiện nữa, và các vị thanh văn cũng không còn nữa;
sẽ không có sự thật chứng tính bất tử của chân lí Phật giáo bởi vì chẳng có một thiện tri thức để biểu thị đạo lộ siêu việt. Tuy nhiên, từ năng lực do lắng nghe chân lí của sự vật trong một đời trước, trong thế giới này, và nếu chẳng có sự chỉ dạy thông thường, tùy thuộc chỉ vào sự chuyển hướng tới hoàn thành sự tĩnh lặng, sự toàn hảo xác định
XVIII. 12cd Trí tuệ siêu việt của những kẻ thành tựu niết bàn cho chính mình [ = những vị độc giác] thì được thật chứng chẳng có sự trợ giúp từ các kẻ khác.
‘Không có sự trợ giúp từ các kẻ khác’ nghĩa là sống một mình, hoặc không tìm một thiện tri thức. Sự kiện là thế bởi vì trí tuệ siêu việt là tự mình đơn độc, những kẻ tìm kiếm giác ngộ cho chính mình ngay cả trong thời đại bất giác, có thể thành tựu chân lí Phật giáo. Điều này chứng minh sự hữu hiệu của pháp dược -- tính bất tử của chính pháp / cam lộ của chính pháp (saddharmatvamrta) vì được điều trị bởi các đại lương y, chư vị toàn giác.
Cam lộ của chính pháp vẫn khả hữu cho kẻ trí đang đi tìm tính bất tử của chính pháp trong đời sống hàng ngày.
--------
Candrakirti
Immortality of the Buddhist teaching
So, in accordance with the account given:
XVIII.11 Not of one form nor of various forms, not perishable nor eternal: such is the immortal teaching of the Buddhas, the lords of the world.
As the Catuhsataka says, ‘ Even if one who has comprehended the real nature of things does not attain nirvana in this life, he will achieve it necessarily, without further effort, in a future life as the just fruit of his acts.
More precisely:
XVIII. 12ab If the fully enlightened are no longer born, and the disciples have vanished;
there would be no realization of the eternal way of the Buddhist truth because of the lack of a beneficent friend to demonstrate the true and exalted path. None the less, from the force of hearing the truth of things in previous life, in this world and without ordinary instruction, depending solely on recourse to complete solitude, the self-validating
XVIII. 12cd Insight of those who attain nirvana for themselves is realized without help from others.
‘Without help from others’ means solitude in body and mind or not seeking out a beneficent friend. So it is that because ultimate insight is solitary, those seeking enlightenment for themselves even in an unenlightened age, can attain to the way of Buddhist truth. This proves the effectiveness of the cure -- the eternal way of the truth of truths ( saddharmatvamrta) -- as administered by the great masters of healing , the fully enlightened ones.
This being so it is possible for the man of wisdom to turn his back on the everyday world and to go in search of the way of the truth of truths.
------------
Chú thích
Tụng 11, Bản Anh: immortal truth: cam lộ tịnh pháp; cam lộ pháp
Cam lộ pháp (Phật Quang Đại Từ Điển. Thích Quảng Độ dịch)
Giáo pháp của đức Như lai. Tức pháp vị thanh tịnh, nuôi dưỡng thân tâm chúng sinh, ví như tính chất cam lộ.
Kinh Pháp hoa phẩm Dược thảo dụ (Đại 9, 20 thượng) nói:
“Ta là Thế tôn , chẳng ai sánh kịp, an ẩn chúng sinh, nên hiện ra đời. Vì đại chúng nói Cam lộ tịnh pháp, pháp có một vị, giải thoát Niết bàn”
*
Skt. saddharma: the Buddhist Truth; chính pháp
Skt. Amrta: immortality; eternal; cam lộ
ambrosia: thức ăn / thức uống bất tử
rain of ambrosia: mưa cam lộ; cam lộ vũ
----------
Phụ bản: Một giới thiệu ngắn về Cam lộ của Chính Pháp (Đặng Hữu Phúc)
Để thông hiểu tính bất tử của giáo pháp Phật giáo, giảng trong Trung Luận tụng XVIII.11, chúng ta nên nhớ đến ngài Nguyệt Xứng giảng về Điểm xuất phát, chủ đề, và quan tâm tối hậu của Trung Luận của ngài Long Thọ :
“Ngài Long Thọ cho chúng ta một tổng quan về chủ đề và quan tâm tối hậu của bộ luận sâu sắc chúng ta sắp thảo luận. Với tính phân minh chính xác của thánh trí, và ý nguyện tôn kính, bằng một bộ luận, vị thầy vô thượng, vị toàn giác không hề ly cách với tồn sinh và chân lý của thánh trí, ngài nói
“Tôi đỉnh lễ đấng toàn giác, vị thầy vô thượng của các vị thầy, ngài thuyết giảng,
Cái gì duyên khởi,
Không diệt, không sinh, không đoạn, không thường,
Không đến, không đi, không sai biệt, không đồng nhất
Là niết bàn tịch tĩnh hoàn toàn, không có các cấu trúc của tưởng [về hiện hữu tự tính và tính nhị nguyên]”
Duyên khởi [= thật tướng của sự vật], trong tướng trạng miêu tả bởi tám phương diện “không diệt, không sinh” và các tương tự, là chủ đề của bộ luận này.
Quan tâm tối hậu của bộ luận này được minh bạch khẳng định là niết bàn (nirvana) : sự tịch tĩnh đến để làm an tĩnh các cấu trúc của tưởng / các phương diện của các sự vật được đặt tên (sarvaprapancopasama).
Lời kính lễ được ghi trong các từ ngữ “Tôi đỉnh lễ vị thầy vô thượng của các vị thầy”.
---------
Tám phương diện “không diệt, không sinh,….” miêu tả duyên khởi / tính không / trung đạo được ngài Nguyệt Xứng thêm một mệnh đề tu chính, đó là nhìn từ trí tuệ siêu việt / tam ma địa . Người thường vẫn thấy có sinh , diệt , đoạn , thường , đến đi , đồng nhất , dị biệt , trong đời sống hàng ngày.
Người thường tuy không thật chứng tám phương diện “không diệt, không sinh…”, nhưng có duyên lành với chính pháp , nên có nghe giảng về duyên khởi , tính không , trung đạo , vui vẻ khi biết ta và người không là đồng nhất , cũng không là dị biệt , ta và môi trường sinh sống không là đồng nhất , cũng không là dị biệt , như thế có thể thương quý nhau hơn và có thể chung sức với nhau xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn .
Chúng ta vui mừng với lời giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma -- Trung đạo -- Chính tín căn cứ trong Suy lí.
“chúng ta tích tập phúc đức trên căn bản của phương diện hiển hiện của duyên khởi và tích tập trí tuệ trên căn bản của phương diện chân không diệu hữu (rỗng thông / empty aspect) của duyên khởi”
Chúng ta vui mừng với lời kinh ngài Nguyệt Xứng trích dẫn từ Chính định vương kinh / Nguyệt đăng tam muội kinh (Samadhirajasutra), nói -- tất cả các tập hợp của đời sống đều là tính chân không diệu hữu :
“Khi Đức Phật, thánh giả, quốc vương của chân lí, vị khai hiển của tất cả các chân lí xuất hiện, điệp khúc thì được vang lên từ cây cỏ, cây con và cây lớn và cây nhỏ, từ sỏi đá và các núi non: tất cả các tập hợp của đời sống đều là tính không / tính chân không diệu hữu”
“Bất kì xa xôi cách nào chỉ thuần các đơn vị chữ viết, lời nói vươn tới cõi thế tục, tất cả đều là tính không/ tính chân không diệu hữu, chẳng có cái chi là thật [thật = chẳng biến dịch]; và vang xa là tiếng gọi của đức Phật, vị hướng dẫn và vị thầy của tất cả loài người”.
*
Từ đó chúng ta vui vẻ với con đường Bồ tát , là vui vẻ với cam lộ của chính pháp:
Khi mà hư không còn
Tôi nguyện tôi vẫn còn
Chung sức với hữu tình
Giúp nhau thoát đau khổ
*
Chúng ta nói đến cam lộ của chính pháp là chúng ta nói đến đời sống hàng ngày, giữa lòng cuộc đời, trong chân lí thế tục , không phải nói trong tháp ngà tàng kinh các. Chúng ta phải có phương cách đúng đắn để khảo sát hiện hữu . Từ đó chúng ta có các phương cách đúng đắn để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn và sống không mất lương tri và lương thiện.
Đây chỉ là một giới thiệu ngắn về cam lộ của chính pháp, và có tám phụ bản. Người viết cũng chỉ là một kẻ sơ học, mong các độc giả từ bi chỉ giáo. Khi nói về giáo pháp của Phật, là nói về tương quan giữa chúng ta với cuộc đời, là nói về duyên khởi, là nói về nguyên nhân và hiệu quả; thế nên chúng ta nên nhìn thẳng vào đời sống Việt Nam hiện nay mà nói và thảo luận : chúng ta đều muốn sống hạnh phúc và tránh các đau khổ , sống với lương tri và lương thiện. Thời gian của chúng ta là hữu hạn. Cái chết không là một kẻ thù, cũng không là một người bạn.
1. Cách nào làm chúng ta đi đến tình trạng hiện nay ?
2. Chúng ta đã làm gì và đang làm gì ?
3. Bây giờ chúng ta đang ở đâu ?
4. Cái giá mà chúng ta phải trả.
5. Các gốc rễ của tình trạng hiện nay.
Chúng ta chiếu soi / tư duy nghiêm trang như thế và hãy theo con đường Bồ tát ngài Duy Ma Cật giảng :
Bồ tát quán đau khổ, nhưng tái sinh một cách tự nguyện.
Bồ tát nhận biết vô ngã nhưng không buông thả hoang phí đời mình.
Bồ tát quán tịch tĩnh nhưng không tìm kiếm tịch tĩnh tối thượng.
Bồ tát tôn quý biệt cư viễn li nhưng không tránh các nỗ lực đóng góp tinh thần và vật chất cho cuộc đời.
Bồ tát quán vô trụ xứ nhưng không buông bỏ các trụ xứ của các thiện hạnh.
Bồ tát quán sự vô sinh nhưng đảm nhiệm tất cả các gánh nặng của tất cả chúng sinh.
Và chúng ta hãy nhớ đến lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma :
Lời Khuyên Khi Tạm Biệt
[khi kết thúc pháp thoại Đỉnh Điểm của tất cả các Thừa Phật giáo]
Lời nói cuối của Đức Đạt Lai Lạt Ma, khi nhận lời cảm tạ của đại diện Hội Rigpa và những người hiện diện trong pháp thoại :
*
Tôi cảm động sâu xa với lời cảm tạ của các bạn. Như tôi vẫn luôn luôn nói, mỗi người đều có một trách nhiệm, thế nên chúng ta phải nhanh chóng mạnh mẽ nhận lấy trách nhiệm đó và cố gắng đóng góp phần hùn cá nhân của chính chúng ta.
Chúng ta hãy cố gắng để có một thế giới tốt đẹp hơn, một thế giới hạnh phúc hơn, với những con người hạnh phúc hơn.
Cái mà tôi vẫn thường gọi niết bàn của tôi -- sự chấm dứt vĩnh viễn các tâm niệm cảm xúc tiêu cực -- đó là công việc riêng của tôi, niết bàn riêng của tôi.
Cái mà chúng ta thực sự cần đến là niết bàn cho xã hội -- một cộng đồng nhân loại hạnh phúc hơn, một xã hội thấm nhuận với lòng từ bi. Đó là cái chúng ta muốn, và chúng ta có thể xây dựng nó. Và mỗi người đều có một trách nhiệm xây dựng xã hội này.
Niết bàn riêng của tôi, tôi có thể tự theo đuổi; đó là công việc của tôi. Cảm ơn các bạn, cảm ơn các bạn rất nhiều .
Lược trích từ : HH Dalai Lama . Dzogchen. The Heart Essence of the Great Perfection. Snow Lion 2000. p.199. (trong chương The Pinnacle of All Yanas)
--------------
Parting Advice
[after the teaching The Pinnacle of All Yanas]
*
His Holiness’s closings words, after being thanked on behalf of Rigpa and all those present:
I am deeply touched by your words of thanks. As I always say, everyone has a responsibility, so we must seize that responsibility and try to contribute our own individual share.
Let us try to have a better world, a happier world, with happier human beings. What I usually call my nirvana -- permanent cessation of negative emotional thoughts -- that is my private business, my private nirvana.
What we really need is nirvana for society -- a happier human community, a society filled with loving-kindness. That’s what we want, and we can build it. And for this, everyone has a responsibility.
My own nirvana, I can pursue by myself; that is my business. Thank you, thank you very much.
*
Ngài Huyền Trang (596-664) dịch Kinh Vô Cấu Xưng 645 [= Kinh Duy Ma Cật]. Năm 664, Ngài Huyền Trang đang dịch kinh , ngài bỗng cảm thấy mệt , liền ngưng , và thấy không thể tiếp tục công việc dịch kinh . Ngài về thăm quê cũ . Ba ngày trước khi mất , ngài ngồi nhổ cỏ bên mộ thân mẫu, khiến chúng ta nhớ đến Ngài Kim Cương Thủ /Vajrapani trong thông điệp về sự bình đẳng / tâm bình đẳng không có một lằn ranh , và tương tức tương nhập giữa hiện hữu thế gian và sự tịch tĩnh
***
Bình đẳng /Tâm bình đẳng /Equanimity có nghĩa là không có một lằn ranh và tương tức tương nhập
-----------------
Commentary on the Bhagavati Heart of the Perfection of Wisdom Sutra, Lamp of the Meaning.
Vajrapani
Giải thích về Tâm Yếu của Kinh Trí Tuệ Siêu Việt của Đức Cát Tường/ Thế Tôn / Bạt Già Phạm. Ngọn Đèn Chiếu Sáng Diệu Nghĩa.
Ngài Kim Cương Thủ .
------
I bow down again and again with faith and respect to the mother of the conquerors of three times, the equality of mundane existence and peace, to the jewel-like nature of the texts, teaching the skillful methods for bringing bliss to transmigrators.
*
Tôi đỉnh lễ nhiều lần với chánh tín và tôn kính đối với mẫu thân của chư tối thắng trong ba thời (quá khứ hiện tại, vị lai), sự bình đẳng của hiện hữu thế gian và sự tịch tĩnh, đối với bản chất tương tợ bảo châu của các bản kinh văn, giảng dạy các phương tiện thiện xảo để đem lại đại lạc cho những kẻ chuyển cư sáu cõi.
_____________________________
Phụ bản 1- Kinh Phổ Diệu
” Khi ngài thấy các hữu tình hành sử theo các tri kiến gây tổn hại,
bị vây khổn bởi tuổi già, chết, và khốn khổ,
ngài dẫn dắt họ tới sự lý hội thông hiểu
bằng các giảng dạy phương cách đúng đắn khảo sát hiện hữu
Ngài, Kẻ Phá hủy Bóng Tối, đã hoàn thành các sự-sự vật-vật tuyệt vời cho thế giới
“ When you saw sentient beings adopting harmful views,
being surrounded by old age, death, and misery,
you led them to understanding
by teaching the right way of examining existence.
O Destroyer of Darkness, you have accomplished great things in the world. ”
The Lalitavistara Sutra. The Voice of the Buddha. The Beauty of Compassion. Vol I, p.254. Kinh Phổ Diệu.
***
Các hữu tình trở thành khốn khổ do bởi cực kì ham muốn và sân hận
mà chúng đều không hiện hữu có tự tính.
Từ đám mây của đại bi, Thưa Đạo sư,
tuôn ra mưa cam lộ trong sáng và tĩnh an.
*
“Being are made miserable by desire and hatred,
which do not truly exist.
From the cloud of mercy, O Guide,
cause clear and calming rain of ambrosia.
(The Lalitavistara Sutra, Vol I, p.267. Kinh Phổ Diệu)
*
Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara) có nói: ‘Nếu có một hạt giống thì có một mầm, mặc dù hạt giống không là mầm, mà hạt giống cũng không hoàn toàn là một cái khác với mầm. Đây là lí do tại sao bản chất của các sự vật là không thể đoạn diệt cũng không là thường hằng’.
It is said in the Lalitavistara ‘If there is a seed there is a sprout, though the seed is not the sprout, nor is it wholly other. This is why the nature of things is neither perishable nor eternal’.
*
Tất cả các pháp hữu vi hiện hữu
thành lập từ các nguyên nhân và các duyên ;
các nguyên nhân tạo thành các duyên, các duyên tạo thành các nguyên nhân:
chúng tương trợ lẫn nhau.
Những kẻ ngu không hiểu điều này.
*
"All composites exist
proceeding from causes and conditions;
causes make conditions , and conditions, causes:
they support each other.
The ignorant do not understand this."
(The Lalitavistara. The Voice of the Buddha. The Beauty of Compassion. Kinh Phổ Diệu. Vol 1, p. 263)
----------------
Khi có một hạt giống, có một mầm
nhưng hạt giống không là mầm.
Nó không phải là một cái khác,
tuy nó cũng không là cái đồng nhất.
Và do thế không có thường hằng hoặc đoạn diệt.
*
When there is a seed, there is a sprout,
but the seed is not the sprout.
It is not something else,
though it is not the same thing either.
And so there is no permanence or ending.
(Lalitavistara. The Voice of the Buddha. The Beauty of Compassion, p.264. Kinh Phổ Diệu)
----------
Nguyệt Xứng. Minh Cú Luận (p.185)
Kinh Phổ Diệu (Lalitavistara) có nói: ‘Nếu có một hạt giống thì có một mầm, mặc dù hạt giống không là mầm, mà hạt giống cũng không hoàn toàn là một cái khác với mầm. Đây là lí do tại sao bản chất của các sự vật là không thể đoạn diệt cũng không là thường hằng’.
*
Candrakirti. Prasannapada. Lucid Expostion of the Middle Way. p.185. Nguyệt Xứng. Minh Cú Luận.
It is said in the Lalitavistara:
'If there is a seed, there is a sprout, though the seed is not the sprout, nor is it wholly other. This is why the nature of things is neither perishable nor eternal’ .
------------
Phụ bản 2 . Kinh Duy Ma Cật / Kinh Vô Cấu Xưng: Bồ tát hành
PHẬT THUYẾT VÔ CẤU XƯNG KINH
Hán Dịch: Đại Đường, Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Nguyên
XI. Phẩm Bồ tát hạnh
------------------------------
[Bồ tát] mặc dầu quán thế gian tất cả đều là khổ nhưng vẫn cố ý thọ sanh trong sanh tử;
mặc dầu thích quán sát bên trong không có ngã nhưng hoàn toàn không xả bỏ chán thân mình;
mặc dầu thích quán bên ngoài không có hữu tình, nhưng luôn giáo hóa chỉ dạy tâm không nhàm chán, mệt mỏi;
mặc dầu quán Niết bàn rốt ráo tịch tịnh nhưng hoàn toàn không rơi vào tịch diệt;
mặc dầu quán viễn ly hoàn toàn an lạc nhưng hoàn toàn không nhàm chán thân tâm
mặc dầu thích quán sát không có A lại da nhưng không vứt bỏ pháp tạng thanh bạch;
mặc dầu quán sát các pháp hoàn toàn vô sanh nhưng luôn gánh vác làm lợi ích cho chúng sanh;
-----------------------
Duy Ma Cật Sở thuyết .
Hán dịch: Cưu ma la thập. Việt dịch: Tuệ Sĩ
Chương 11 Bồ tát hành (p.268)
[Bồ tát] quán thế gian là khổ mà không chán ghét tử sinh;
quán vô ngã mà dạy người không mệt;
quán Niết bàn mà không vĩnh viễn tịch diệt;
quán viễn li mà thân tâm vẫn thường hành việc thiện
quán không có chỗ quy về mà tâm vẫn quy về thiện pháp ;
quán vô sinh nhưng vẫn bằng sinh pháp gánh vác tất cả ;
-----------
Bản dịch Tạng ngữ - Anh ngữ
VIMALAKIRTI NIRDESA SUTRA translated by Robert A. F. Thurman copyright 1976, The Pennsylvania State University
Chapter 11. Lesson of the Destructible and the Indestructible
*
He considers misery, but he reincarnates voluntarily.
He knows selflessness but does not waste himself.
He considers peacefulness but does not seek extreme peace.
He cherishes solitude but does not avoid mental and physical efforts.
He considers placelessness but does not abandon the place of good actions.
He considers occurrencelessness but undertakes to bear the burdens of all living beings.
*
Bồ tát quán đau khổ, nhưng tái sinh một cách tự nguyện.
Bồ tát nhận biết vô ngã nhưng không buông thả hoang phí đời mình.
Bồ tát quán tịch tĩnh nhưng không tìm kiếm tịch tĩnh tối thượng.
Bồ tát tôn quý biệt cư viễn li nhưng không tránh các nỗ lực đóng góp tinh thần và vật chất cho cuộc đời.
Bồ tát quán vô trụ xứ nhưng không buông bỏ các trụ xứ của các thiện hạnh.
Bồ tát quán sự vô sinh nhưng đảm nhiệm tất cả các gánh nặng của tất cả chúng sinh.
--------
Chú thích: các hiện tượng / biến cố / các pháp do duyện hội mà thành, khi nhìn từ tam ma địa là vô sinh; còn người thường theo thật tế là có sinh có diệt. Phật đồng ý với các nhận xét của người thường là có sinh có diệt
Phụ bản 3 Khế ước xã hội : bình đẳng có thể nở hoa
“KHẾ ƯỚC XÃ HỘI, Đọc và hỏi” .
Nguyễn Hữu Thọ 29/10/13 (tuoitre.vn/tuoi-tre-cuoi-tuan)
“Tuổi Trẻ Cuối Tuần: “Kẻ mạnh nhất không bao giờ đủ mạnh để luôn làm người chủ, nếu y không biết chuyển sức mạnh thành quyền và chuyển sự vâng lời thành bổn phận” [trích chương 3, quyển 1].
Rousseau đã viết như thế trong phần mở đầu của tác phẩm quan trọng nhất của mình: Khế ước xã hội (1762). “Chuyển sức mạnh thành quyền” và “sự vâng lời thành bổn phận”, một ngụ ý và một niềm tin tưởng vào nhà nước pháp quyền.
Jean-Jacques Rousseau (1712-1778), triết gia và văn hào Pháp, một đại diện tiêu biểu của thời kỳ Khai sáng. Con người “duy ý” và “lãng mạn chủ nghĩa” ấy – như cách gọi của Nietzsche – đã “đưa khuynh hướng lãng mạn lên thành một phong trào tư tưởng mãnh liệt tại Pháp, đồng thời biến nó từ một phong trào thơ văn thành một thái độ chính trị áp đảo”.
Nếu như trong các trước tác của mình, Rousseau đã khẳng định văn minh là một tiến trình tha hóa từ trạng thái tự nhiên, thì với Khế ước xã hội, tác giả đã dấn thêm những bước mạnh bạo khi chỉ trích trạng thái bất bình đẳng trong quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa người với người, đồng thời phác thảo nên một trật tự chính trị lý tưởng theo hướng dân chủ trực tiếp.
“Chính bởi sức mạnh của hoàn cảnh luôn có khuynh hướng phá hủy sự bình đẳng, [cho nên] sức mạnh của luật pháp nên luôn thiên về sự bảo tồn nó” – Rousseau nói.
“Đó là học thuyết bình đẳng được bao quanh bởi những biến cố ghê tởm khủng khiếp và đẫm máu, rằng đã đem cho “ý tưởng hiện đại” thượng hảo hạng này một thứ vinh quang và hào quang bốc lửa, để cách mạng như thể một cảnh tượng trình diễn đã quyến rũ ngay cả những đầu óc cao thượng nhất” – Nietzsche phản bác.
Rất khó để quy kết Khế ước xã hội trong một vài tóm lược giản đơn, bởi sự tản mạn của đề tài và bởi có quá nhiều những biệt lệ.
*
Quyển 1 là những dẫn nhập vào bản khế ước xã hội. Trong đó, tác giả đưa ra những nhận định đầu tiên, điều mà đã được đưa vào bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp rằng: “chúng ta được sinh ra là những người tự do”, rằng hành động bán mình cho một ông vua chuyên chế dưới bất kỳ hình thức nào đều là một hành động “bất hợp pháp” của những kẻ xuẩn trí. Và rằng một dân tộc sẽ chẳng còn là một dân tộc sau cái cuộc dâng hiến đó.
Rousseau tin tưởng vào sự công bằng của một bản khế ước mà trong đó nguyện vọng tập thể và quyền lợi cá nhân là không xung đột.
Quyển 2 tạm gọi là bàn về luật và sự phân chia luật lệ. Việc xét lại tính ưu thắng của lá phiếu số đông, cùng phân định ý chí tối thượng (dân chúng) và ý chí đoàn thể (quan chức) có lẽ là những điểm đáng lưu ý nhất của phần này.
Quyển 3 và quyển 4 là sự thác triển bản khế ước xã hội thành những hình thái chính trị và tản mạn về tính khả dĩ của chúng đối với các quốc gia.
Rousseau cũng mang nhiều nét tương đồng với Montesquieu khi cho rằng sự đa dạng của các hình thức chính trị phụ thuộc vào hoàn cảnh địa lý.
*
J. Rousseau đã tạo ra xung quanh Khế ước xã hội những tranh luận sâu xa ngoài tầm mức của bài viết này, về tầm ảnh hưởng sâu rộng tới triết học phương Tây, về những cuộc bạo động cách mạng của quần chúng và về ý thức hệ. Cách mạng Pháp (1789) theo nghĩa nào đó là sự hiện thực hóa những mong muốn của Rousseau.
Người ta sẽ không thể nhắc đến cuộc cách mạng đó mà không nhắc tới Khế ước xã hội. Thế nhưng, bất chấp tất cả những điều ấy, Khế ước xã hội vẫn được liệt vào một trong những kiệt tác triết học chính trị thế giới bởi những ý tưởng cách tân xã hội so với bối cảnh hiện thời. Rousseau, “con người hiện đại đầu tiên”.
Đọc Khế ước xã hội nói riêng, không phải là để hoài niệm cùng những con chữ đã ngả màu vàng úa. Chừng nào người ta còn có thể đặt dấu chấm hỏi cho những vấn đề mới nảy sinh, thì chừng ấy những kinh điển phẩm vẫn còn nguyên giá trị. Tấm bản đồ của những hình thức chính trị chưa bao giờ thôi loang lổ.
Cuối cùng, xin được trích dẫn ngẫu hứng vài lời có liên can đến chủ đề, của thi hào J.W. Goethe:
“Loài người là một quần thể đồng nhất và đơn điệu thay! Họ dành phần lớn thời gian để kiếm ăn, còn chút xíu tự do được hưởng lại làm họ sợ hãi, đến nỗi họ phải tìm mọi cách để tống khứ nó đi. Ôi chao, thân phận con người!”.
---------
Phụ bản 4 - Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân không tự hiểu mình
Nguyễn Khải viết trong Đi tìm cái tôi đã mất (2006):
“Một đất nước bị xâm lược, rồi bị nô dịch, dân chúng thành nô lệ không được pháp luật che chở, làm người cũng khó nói gì tới ý thức cá nhân trong mỗi con người.
Ý thức cá nhân là ý thức về cái riêng biệt của mình, về cái có thể cống hiến của mình cho cộng đồng không giống với một ai do có một cách cảm nhận riêng, một cách suy nghĩ riêng, từ đó…
Những cái giá trị cá nhân chỉ được nhìn nhận, được tôn vinh ở những xã hội tương đối tự do, các mối quan hệ giữa người với người tương đối tốt đẹp.”
……
Một xã hội không tự hiểu mình, mỗi cá nhân cũng không tự hiểu mình, vàng thau, phải trái, cao quý ti tiện lẫn lộn, các giá trị lẫn lộn bắt đầu từ sự không chuẩn xác của ngôn từ.
Ngôn ngữ làm nên văn minh này, vì nó có thể lưu giữ và truyền lại toàn bộ kinh nghiệm của nhiều đời trước cho nhiều đời sau, càng ngày cái khả năng nhận thức càng gần đúng như nó có, khiến sự lựa chọn của con người khách quan hơn, có hiệu quả tích cực trong quá trình chủ động thích ứng với mọi đổi thay của môi trường sống và môi trường xã hội.
Vậy mà ngôn từ lại là cái mặt yếu nhất trong các lãnh vực thuộc thượng tầng kiến trúc ở các nước xã hội chủ nghĩa. Công dân của các nước ấy dùng ngôn từ để che đậy chứ không nhằm giao tiếp, hoặc giao tiếp bằng cách che đậy, “nói vậy mà không phải vậy”! Nó là cái vỏ cứng để bảo vệ mọi sự bất trắc, chống lại thói quen hay xét nét lời ăn tiếng nói của công dân của mọi chính quyền chuyên chế.
Cái cách tự bảo vệ ấy lại càng rõ rệt ở cấp lãnh đạo và các viên chức nhà nước làm việc ở các cơ quan quyền lực. Họ nói bằng thứ ngôn ngữ khô cứng đã mất hết sinh khí, một thứ ngôn ngữ chết, ngôn ngữ “gỗ”, nói cả buổi mà người nghe vẫn không thể nhặt ra một chút thông tin mới nào.
Các buổi trả lời phỏng vấn báo chí, diễn văn tại các buổi lễ kỷ niệm, báo cáo của Đảng, của chính phủ, của quốc hội, tất cả đều dùng các từ rất mơ hồ, ít cá tính và ít trách nhiệm nhất. Người cầm quyền cấp cao nhất và cấp thấp nhất đều biết cách nói mơ hồ, càng nói mơ hồ càng được đánh giá là chín chắn.
Và nói dối, nói dối hiển nhiên, không cần che đậy. Vẫn biết rằng nói dối như thế sẽ không thay đổi được gì vì không một ai tin nhưng vẫn cứ nói. Nói đủ thứ chuyện, nói về dân chủ và tự do, về tập trung và dân chủ, về nhân dân là người chủ của đất nước còn người cầm quyền chỉ là nô bộc của nhân dân.
Rồi nói về cần kiện liêm chính, về chí công vô tư, về lý tưởng và cả quyết tâm đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói không biết xấu hổ, không biết run sợ vì người nghe không có thói quen hỏi lại, không có thói quen lưu giữ các lời giải thích và lời hứa để kiểm tra. Hoặc giả hỏi lại và kiểm tra là không được phép, là tối kỵ, dễ gặp tai hoạ nên không hỏi gì cũng là một phép giữ mình.
Người nói nói trong cái trống không, người nghe tuy có mặt đấy nhưng cũng chỉ nghe có những tiếng vang của cái trống không. Nói để giao tiếp đã trở thành nói để không giao tiếp gì hết, nói để mà nói, chả lẽ làm người lại không nói.
Thật ra nói thế mà vẫn hiểu nhau cả. Người cầm quyền thì biết là nhân dân đang rất bất bình về nhiều chuyện, nhân dân thì biết người cầm quyền đang nói dối, nhìn vào thực tiễn là biết ngay họ đang nói dối. Nhưng hãy mặc họ với những lời lẽ dối trá của họ, còn mình là dân chả nên hỏi lại nói thế là thật hay không thật. Mình cứ làm theo ý mình và mình cũng sẽ nói dối, nói che đậy nếu như có dịp được người cầm quyền hỏi.
Trong hàng trăm cuốn hồi ký của các nhà văn hoá, của những người hoạt động chính trị, của nhiều tướng lĩnh, ta chả biết được bao nhiêu cái thế giới riêng của họ, cái thế giới cá nhân của họ. Cái phần đóng góp của họ càng nhỏ thì cái ý nghĩa quyết định của tập thể càng lớn, cái có tên thì bé tí xíu, vô nghĩa, cái không tên thì bao trùm rộng khắp nhưng cũng không có hình thù rõ rệt, cứ mờ mờ mịt mịt, có đấy mà cũng không có đấy, cái chung ấy chả phải chịu trách nhiệm với một ai, có biết nó là ai mà truy cứu.
----------
Phụ bản 5 Nhất điểm linh quang, linh tâm tự chiếu
Trong Truyện Thủy Hử, Trí Chân trưởng lão bảo Lỗ Trí Thâm, Nhà ngươi vốn có nhất điểm linh quang, nên ta đặt tên ngươi là Trí Thâm.
Vâng thưa các bạn, chúng ta đều có nhất điểm linh quang/linh tâm/ linh tâm tự chiếu/ quang minh giác chiếu/linh hồn….
Chính vì thế con người đã và đang thành tựu những công trình vật chất và tinh thần tốt đẹp, hữu ích và hữu dụng qua nhiều thế kỷ cho tới hiện nay. Một tiến bộ nổi bật giúp mọi người hướng về chân thiện mĩ đó là “trang mạng toàn thế giới www ” (World Wide Web).
“Trang mạng toàn thế giới WWW” biểu thị hai biểu từ độc đáo của McLuhan : “ truyền thông là thông điệp” (“The medium is the the message”) và “nội dung của bất kì truyền thông là một truyền thông khác” (“ the content of any medium is another medium”)
Chính vì thế chúng ta thấy thuộc tính của người Việt chúng ta trong nước và hải ngoại hiện nay — Nói dối lem lém nói dối lì lợm — không là bản chất của tâm/ linh tâm/ linh tâm tự chiếu. Nó chỉ là nhơ nhuốm gắn vào tâm, thế nên nó có thể bị loại bỏ.
Nay thân gửi các bạn một đoạn văn về linh tâm, về chân thiện mĩ, về trang mạng toàn thế giới, về “đời sống là một cơ hội để sáng tạo ý nghĩa”.
Chúc các bạn “vui về mãi mãi” trong sáng tạo ý nghĩa cho đời sống.
“Con người trong đời sống thực và trong đời sống tương tự thực (virtual life: đời sống trên mạng Internet) với những nhận diện bản sắc và những mong cầu thành – tựu của họ xuất hiện trong một bài thơ của Ralph Waldo Emerson (1803-1882) :
“Có một linh tâm.
Linh tâm liên kết với thế giới.
Nghệ thuật là hành động của linh tâm vị nghệ thuật.
Khoa học tìm thấy phương pháp của linh tâm.
Văn chương là những ghi nhận của linh tâm .
Tôn giáo là cảm xúc của tôn kính mà linh tâm cảm hứng.
Đạo đức là linh tâm sáng tỏ nơi đời sống con người.
Xã hội là sự tìm thấy của linh tâm này bởi những cá nhân nơi mỗi
cá nhân khác.
Chức nghiệp là sự học hỏi của linh tâm nơi thiên nhiên bằng cần lao
Chính trị là hoạt động của linh tâm sáng tỏ nơi quyền lực.
Những phong cách là những diễn tả tĩnh lặng và trung gian của linh tâm. “[3] (p.44)
Ralph Waldo Emerson phát biểu: “Tượng trưng cho vũ trụ, có ba người con, sinh cùng một lúc, tái hiện dưới những tên khác biệt trong mỗi hệ thống tư tưởng, hoặc là chúng được gọi là nhân, hành và quả; hoặc là, thi ca hơn, Jove, Pluto, Neptune; hoặc về thần học, Cha, Thánh Thần, và Con; nhưng chúng ta có thể gọi ở đây Người Biết, Người Làm, và Người Nói. Những cái này tương ứng cho tình yêu của sự thật, cho tình yêu của sự thiện, và cho tình yêu của sự đẹp. Cả ba đều bình đẳng. Mỗi cái là cái nó là, nói về thể tính, thế nên nó không thể bị đem đặt trên cái khác hoặc bị phân giải ra xem nó gồm có những gì, và mỗi một trong ba có cái quyền lực của cái khác tiềm ẩn trong nó và chính nó, hiển nhiên.” [3] (p41-42)
*
“There is one soul.
It is related to the world.
Art is its action thereon.
Science finds its methods.
Literature is its records.
Religion is the emotion of reverence that it inspires.
Ethics is the soul illustrated in human life.
Society is the finding of this soul by individuals in each other.
Trade are the learning of the soul in nature by labour.
Politics is the activity of the soul illustrated in power
Manners are silent and mediate expressions of soul.” [3] (p44)
*
Ralph Waldo Emerson states “For the Universe has three children, born at one time, which reappear under different names in every system of thought, whether they be called cause, operation and effect; or , more poetically, Jove, Pluto, Neptune; or, theologically, the Father, the Spirit and the Son; but which we will call here the Knower, the Doer and the Sayer. These stand respectively for the love of truth, for the love of good, and for the love of beauty. These three are equal. Each is that which he is, essentially, so that he cannot be surmounted or analysed, and each of these three has the power of the other latents in him and his own, patent.” [3] (p41-2)
*
Bản sưu khảo này trình bày vài phương diện của cộng đồng trực tuyến (online communities) về mặt đa nguyên và dị biệt trong ngôi làng toàn cầu. Bản văn này cũng trình bày vai trò của truyền thông kĩ thuật số, đặc biệt là Trang Mạng Toàn Thế Giới (World Wide Web) như là một truyền thông, một môi trường trong sự hình thành các cộng đồng trực tuyến. Môi trường này thì mở ra cho các biến hoá hiển hiện, cho duyên khởi và cho các mong cầu thành tựu. Nó cũng biểu thị rằng “truyền thông là thông điệp” và “nội dung của bất kì truyền thông là một truyền thông khác”. Từ đó những hình thức mới của những nhận diện bản sắc về xã hội / văn hoá xuất hiện như là những công dân của ngôi làng toàn cầu, cùng nhau chia sẻ những giá trị chung, hạnh phúc và đau khổ của hiện hữu làm người. Bản văn này cũng trình bày những ảnh hưởng có thể có, đáng mong cầu, từ những hình thức mới của những giao lưu trực tuyến vào sự hiểu biết những cộng đồng và dân chủ của chúng ta thế nên chúng tăng gia sự nhận thức sáng tỏ thấu suốt của cộng đồng hướng về nhu cầu sáng tạo những giá trị mới và tiến bộ và chuyển biến chính chúng. “Đời sống tự nó không có ý nghĩa. Đời sống là một cơ hội để sáng tạo ý nghĩa. Ý nghĩa không phải được khám phá ra : nó phải được sáng tạo. Bạn sẽ tìm thấy ý nghĩa chỉ nếu sáng tạo nó…Hàng triệu người đang sống những cuộc đời không ý nghĩa bởi vì chính cái ý tưởng hoàn toàn ngu ngốc này cho rằng ý nghĩa phải được khám phá ra. Như là nó đã ở đó rồi. Tất cả cái bạn cần là chỉ kéo tấm màn che, và nắm lấy ! Ý nghĩa đang ở đây. Nó không giống như thế…Và thật là tốt khi ý nghĩa không nằm ở đó nơi nào đó, nói khác đi một người sẽ có thể khám phá ra nó – lúc đó có gì là nhu cầu cho mỗi người khác khám phá ra nó ?” [2] (OSHO. Creativity. p181)
*****
Ghi chú về duyên khởi-- Từ Trung Bộ Kinh của kinh tạng chữ Pali:
“Cái này hiện hữu, cái kia trở thành;
từ sự sinh khởi của cái này, cái kia sinh khởi;
cái này không hiện hữu, cái kia không trở thành;
từ sự chấm dứt của cái này, cái kia chấm dứt.”
(Trung Bộ Kinh, II, 32)
----
Ba kiếp lang thang ngồi chụm lại
Chúng ta mất hết chỉ còn nhau.”
(Ba kiếp lang thang. Vũ Hoàng Chương)
Chúng ta mất hết chỉ còn nhau trong cảnh – “giật mình mình lại thương mình xót xa” và “muối xát lòng ai, nấy mặn mòi”.
Cái đau thương đó chúng ta cảm thấy, nhận biết là do giác chiếu quang chiếu của tâm chúng ta và cũng là giác chiếu cảnh chiếu của tâm chúng ta — từ chân tâm (quang = chủ thể) chiếu vào những đối tượng của tâm chúng ta (cảnh = khách thể)), nghĩa là những đau thương ngoại giới, nội tâm và phản chiếu cảnh chiếu trong tâm chúng ta.
Phật nói khi bạn “thương người như thể thương thân” là bạn thuộc vào “gia đình cao qúy” (noble family). “Thương người như thể thương thân” là bản tính chân thật của bạn, là “tính bản phật phổ hiền” của bạn. (the nature of Primordial Buddha Samantabhadra) (Phổ Hiền = All Good One; All-around Goodness = Samantabhadra)
Chúng ta luôn luôn có trong lòng chúng ta những hơi ca hồng để tiếp vào cho má đỡ xanh, đó là năng lượng của tâm từ bi và tâm đại bi của chúng ta (ban vui, cứu khổ) –vậy tất cả chúng ta hãy ca lên hơi ca hồng !!! Má chúng ta xanh quá rồi đó !!!
————–
Phụ bản 6. KINH NHẬP LĂNG GIÀ
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy -- Việt Dịch: Tuệ Khai cư sĩ -
“Đất nước các Thế Tôn
Và những thân Phật đó
Những diệu sự như thế
Nay đều đi về đâu?
*
Là điều nhớ trong mộng?
Hay việc làm của huyễn?
Hay thành ấp thật chân?
Hay Càn thát bà thành?
Hay bị che thấy dối?
Hay là ngọn lửa khởi?
Là mơ thạch nữ sinh?
Là ta thấy vừng lửa?
Hay thấy khói hỏa luân?
Ta thấy cái gì vậy?
*
Lại tự suy nghĩ rằng:
Thể các pháp như vậy
Cảnh giới chỉ tự tâm
Nội tâm hay chứng biết
Mà các phàm phu nhân…
Bị vô minh che ngăn
Tâm hư vọng phân biệt
Mà chẳng thể biết thông.
*
Năng kiến và sở kiến
Tất cả chẳng vẹn toàn
Người nói và điều nói
Như vậy… cũng là không. [không = duyên hội]
*
Thể Phật pháp chân thật
Chẳng có cũng chẳng không
Pháp tướng hằng như vậy
Chỉ phân biệt tự lòng
Nay thấy vật là thật
Người đó chẳng thấy Phật!
Chẳng trụ phân biệt tâm
Cũng chẳng thể thấy Phật!
Chẳng thấy có các hành
Như vậy gọi là Phật!
Nếu thấy như vậy được
Thì người đó thấy Phật.
Kẻ trí quán như trên
Tất cả các cảnh giới
Chuyển thân được diệu thân
Tức là Bồ Đề Phật.
*
Hạnh nhập Đại Thừa này có thể phá đủ thứ màn che, đủ thứ sóng thức của chúng sinh, chẳng rơi vào trong các kiến, hành của ngoại đạo. Này Lăng Già Vương! Đây chính là hạnh vào Đại Thừa, chẳng phải hạnh vào ngoại đạo. Hạnh ngoại đạo thì nương vào “nội thân hữu ngã” mà hành động, thấy hai pháp sắc, thức cho là thật nên thấy có sinh diệt. Hay thay! Này Lăng Già Vương! Tư duy nghĩa này đúng như tư duy của ông tức là thấy Phật”.
Như Lai có thể đốt cháy hết củi phiền não và các Phật tử cũng có thể đốt cháy hết! ”
****
(ĐHP viết) Nói tóm tắt :
“Nay thấy vật là thật
Người đó chẳng thấy Phật
Chẳng trụ phân biệt tâm
Cũng chẳng thể thấy Phật”
1. Theo Đức Phật, chỉ một vị Phật là tỉnh thức một cách toàn hảo từ chiêm bao của đời sống (perfectly “awakened” from the dream of life). Trong Kinh Trường Bộ, Đối thoại thứ 54, Đức Phật là Kẻ Tỉnh Thức Từ Chiêm Bao (One who has awakened from the dream; patibuddha). Đặc biệt trong bản kinh Samyutta Nikaya VI, 4, 9 “Kẻ Tỉnh Thức Từ Giấc Ngủ Chiêm Bao” (Awakened from the dream of sleep; suttappabuddha).
(George Grimm. The Doctrine of the Buddha. The Religion of Reason and Meditation. p. 25 )
2. Chẳng trụ phân biệt tâm
Cũng chẳng thể thấy Phật
Nghĩa là :
Nếu chẳng trụ phân biệt tâm ,
nếu chẳng thấy “đứng vững trên đất thiện, không đứng vững trên đất thiện”
nếu chẳng thấy “Kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi là kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi là kề lưng hùm sói gửi thân tôi đòi” ,
thì cũng chẳng thể thấy Phật ,
nghĩa là chẳng thể thấy như tính của thật tại, tính duyên khởi của vạn hữu, nguyên nhân của khổ, cách thức chấm dứt khổ bằng cách chung sức với mọi người để giúp nhau bớt khổ…
nghĩa là “tôi đang mơ giấc mộng dài, đừng lay tôi nhé cuộc đời chung quanh” .
--------
Phụ bản 7- Ngày mai sẽ là ngày hôm nay
“ Bạn chờ đợi ngày hôm nay, bởi ngày hôm nay là kết quả của ngày mai. Nó đã đến. Không có gì xảy ra, vẫn sống như bạn đã từng sống trong ngày hôm qua. Ngày mai luôn đến trong ngày hôm nay. Chúng không bao giờ đến như ngày mai.
Ngày mai không bao giờ đến. Nó không đến bởi đó là bản chất của nó. Nó chỉ là giấc mơ tận cuối chân trời. Bạn tư duy nó, nhưng bạn không thể sống nó. Nó hư giả. Bạn tư duy đang thụ hưởng nó? Hãy suy nghĩ lại đi, bởi tôi không thấy. Tôi nhìn trong bạn, tôi chỉ thấy chồng chất đau khổ bạn đang che giấu. Bạn che giấu ai? Bạn càng che giấu, chúng càng thấm sâu hơn. Chúng càng vào sâu, càng làm bản thể bạn bị nhiễm độc. Cội nguồn nguyên sơ càng bị ô nhiễm hơn. Đau khổ lan tràn cùng khắp. Nó trở thành bạn và bạn không biết cách đoạn trừ nó.
Tôi ủng hộ sự sống, tất cả cho cuộc đời, tất cả cho sự sống. Tôi không ủng hộ u sầu ủ rũ nghiêm trọng. Tôi không ủng hộ sự buồn chán.
(Minh Nguyệt chuyển ngữ. 2009, p.178)
“Ngày mai, sẽ là ngày hôm nay.
Ngày sau ngày mai, sẽ là ngày hôm nay.
Sau một năm, nó sẽ là hôm nay.
Nó sẽ luôn là ngày hôm nay”
Tất cả chỉ là ngày hôm nay
Nghĩa là ngày hôm nay im lặng trước bất công và nô lệ thì
“Ngày mai, sẽ là ngày hôm nay
Ngày sau ngày mai, sẽ là ngày hôm nay
Sau một năm, nó sẽ là hôm nay
Nó sẽ luôn là ngày hôm nay.”
Đó là lí do tại sao Việt nam trong tình cảnh hiện nay, và tình cảnh này sẽ kéo dài…
Phụ bản 8 - to be or not to be
Thời gian eo hẹp, ngữ cảnh hạn chế của GNA, nên tôi không thể giới thiệu bản chuyển ngữ của tôi theo nguyên bản Shakespeare cho đoạn thơ này, nên xin mượn bản NO FEAR SHAKESPEARE:
****
Câu hỏi là : điều tốt hơn là vẫn còn sống hoặc chết?
Có phải là cao quý hơn khi dung thứ miễn cưỡng sống với các sự sự vật vật hôi hám (nasty things) mà thời vận may mắn trao cho bạn, hoặc chiến đấu chống lại tất cả những nhọc nhằn lao khổ đó (those troubles) [bạn không phải là người có thể sống trong giàu sang nhơ bẩn đó -- nên chúng là cái troubles cho bạn-- lời người dịch] bằng cách tận diệt chúng một lần là xong mãi mãi?
Chết, ngủ — đó là tất cả cái chết là — một giấc ngủ chấm dứt se thắt con tim và các chấn động mà giòng đời trên mặt đất này trao cho chúng ta — đó là một thành tựu mà chúng ta vẫn hằng mong ước.
Chết, ngủ — ngủ, có lẽ chiêm bao. Ah! nhưng vẫn bị tóm (the catch) : trong giấc ngủ của cái chết ai biết những chiêm bao nào có thể đến , sau khi chúng ta đã đặt các múa may ồn ào phiền não tùm lum tùm la trong cuộc sống đằng sau chúng ta
(In death’sleep who knows what kind of dreams might come, after we’ve put the noise and commotion of life behind us // commotion: noisy and confused movement of people, especially because they are disturbed about something).
Cái đó mới chắc chắn là cái mà chúng ta lo lắng [đó mới là cái vấn đề của bạn -- bạn là cái gì? Đó là sự quan tâm hao hốc lay lắt trăng gầy mà nó làm cho chúng ta trải dài kéo rộng sự đau khổ của chúng ta dằng dặc thì thôi
(That’s consideration that makes us stretch out our suffering so long).
Mặc dầu, chúng ta sẽ chịu đựng tất cả sự nhục nhã của cuộc đời – sự lạm dụng quyền thế của những kẻ cao trên, sự sỉ nhục của những gã hung hăng thô lỗ, các cơn đau nhói của tình yêu đơn phương (pangs of unrequited love)
[có lẽ Hamlet đang nói đến cơn đau nhói của tình yêu con người -- tính bản phật phổ hiền -- là tình yêu yêu đơn phương -- vì người kia không tỉnh biết nên vẫn là lang sói đối với mọi người],
sự bất hiệu lực của hệ thống luật pháp, sự thô lỗ tục tằn của những kẻ thi hành chức vụ, và sự đối xử sai trái của kẻ bất thiện mà người thiện hảo phải nhận chịu — khi mà bạn có thể chỉ cần rút dao ra và thét lớn là nó bỏ chạy ? (and call it quits?) .
Ai đã quen chọn một cuộc đời để ủn ỉn càu nhàu và đổ mồ hôi suốt một cuộc đời mệt nhoài nhếch nhác (Who would choose to grunt and sweat through an exhausting life), nếu không phải là họ sợ hãi một cái gì khiếp đảm sau khi chết, cái xứ sở chưa hề được khám phá mà từ xứ đó không một khách thăm nào trở về, mà chúng ta vẫn băn khoăn về nó mà không có nhận được một câu trả lời nào từ nó, và nó làm cho chúng ta cứ bám dính vào những tội ác mà chúng ta nhận biết thay vì chúng ta hối hả chạy tìm kiếm những cái mà chúng ta chưa nhận biết?
Sợ chết làm tất cả chúng ta thành những kẻ hèn nhát, và sự can đảm liều lĩnh không xấu hổ tự nhiên của chúng ta trở thành yếu đuối do nghĩ suy nhiều quá.
Các hành động nên thi hành ngay lập tức thì bị định hướng sai lầm, và thành ra đình chỉ chẳng làm gì hết trơn cả.
Nhưng, shh, Ophelia mĩ lệ đang tới. Người đẹp xinh tươi của ta, nàng ơi, khi nàng cầu nguyện, nhớ hồi hướng cho ta.
*
HAMLET:
To be, or not to be -- that is the question:
Whether 'tis nobler in the mind to suffer
The slings and arrows of outrageous fortune
Or to take arms against a sea of troubles
And by opposing end them? To die, to sleep --
No more -- and by a sleep to say we end
The heartache, and the thousand natural shocks
That flesh is heir to -- 'tis a consummation
Devoutly to be wished! To die, to sleep --
To sleep , perchance to dream: ay, there's the rub,
For in that sleep of death what dreams may come
When we have shuffled off this mortal coil,
Must give us pause. There's the respect
That makes calamity of so long life.
For who would bear the whips and scorns of time,
Th' oppressor's wrong, the proud man's contumely
The pangs of despised love, the law's delay,
The insolence of office, and the spurns
That patient merit of th' unworthy takes,
When he himself might his quietus make
With a bare bodkin? Who would fardels bear,
To grunt and sweat under a weary life,
But that the dread of something after death,
The undiscovered country, from whose bourn
No traveller returns, puzzles the will,
And makes us rather bear those ills we have
Than fly to others that we know not of?
Thus conscience does make cowards of us all,
And thus the native hue of resolution
Is sicklied o'er with the pale cast of thought,
And enterprise of great pith and moment
With this regard their currents turn awry
And lose the name of action. -- Soft you now,
The fair Ophelia! -- Nymph, in thy orisons
Be all my sins remembered.
-----------------
Nguyên văn câu cuối:
The fair Ophelia! — Nymph, in their orisons
Be all my sins remembered.
Bản NO FEAR SHAKESPEARE:
But shh, heres comes the beautiful Ophelia.
Pretty lady, please remember me when you pray
*
“ Cái chết không là một kẻ thù cũng không là một người bạn. Nó đơn giản không hiện hữu. Hành giả không cần sợ nó hoặc không sợ nó. Hành giả chỉ thấy biết nó. Không biết nó là kinh sợ nó. Thấy biết nó là vô úy.”
--
Trích từ Giới hạn của ngôn ngữ (Nguyệt Xứng. Minh cú luận.p.179)
Và từ Chính định vương kinh / Nguyệt đăng tam muội kinh (Samadhirajasutra):
“Khi Đức Phật, thánh giả, quốc vương của chân lí, vị khai hiển của tất cả các chân lí xuất hiện, điệp khúc thì được vang lên từ cây cỏ, cây con và cây lớn và cây nhỏ, từ sỏi đá và các núi non: tất cả các tập hợp của đời sống đều là tính không / tính chân không diệu hữu”
“Bất kì xa xôi cách nào chỉ thuần các đơn vị chữ viết, lời nói vươn tới cõi thế tục, tất cả đều là tính không/ tính chân không diệu hữu, chẳng có cái chi là thật [ thật = chẳng biến dịch]; và vang xa là tiếng gọi của đức Phật, vị hướng dẫn và vị thầy của tất cả loài người”.*
And from the Samadhirajasutra:
‘When Buddha, the sage, the king of truth, the revealer of all truths appears, the refrain is sounded from grass and bush and tree and plants, from the rocks and the mountains: all element of existence are without being’.
“Howsoever far mere words reach in the world realm, all are without being, none is real; and so far resounds the call of the realized one, the guide and teacher of all men.’
- Tag :
- Đặng Hữu Phúc
- ,
- Nguyệt Xứng