Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực Hành Nhẫn Nại

Wednesday, March 23, 201612:02(View: 8217)
Thực Hành Nhẫn Nại
THỰC HÀNH NHẪN NẠI

Geshe Kelsang Gyatso
Phạm Chánh Cần

Thực Hành Nhẫn Nại

Nhẫn nại là một đức tính cho phép con người chịu đựng được những điều họa hại, những sự đau khổ hoặc chấp nhận được Giáo pháp sâu xa. Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.

Mọi người đều cần rèn luyện tính nhẫn nại ngay cả đối với những người không quan tâm đến việc phát triển về mặt tâm linh, vì lẽ nếu thiếu tính nhẫn nại, con người dễ làm mồi cho sự giận dữ, tâm trạng chán nản và thái độ bồn chồn. Thiếu tính nhẫn nại, con người khó có thể giữ được mối quan hệ hòa thuận với người khác.

Mọi người đều cần rèn luyện tính nhẫn nại ngay cả đoán tình hình một cách chính xác và khiến cho người đối với những người không quan tâm đến việc phát ta hành động theo những cách mang lại sự hối tiếc về triển về mặt tâm linh, vì lẽ nếu thiếu tính nhẫn nại, con sau. Sự giận dữ hủy hoại tâm an lạc của con người và người dễ làm mồi cho sự giận dữ, tâm trạng chán nản và làm rối loạn cho bất kỳ ai tiếp xúc với người đang giận thái độ bồn chồn. 

Thiếu tính nhẫn nại, con người khó có dữ. Ngay cả những người thân cận cũng cảm thấy khó chịu trước một người đang bị cơn giận khống chế. Sự giận dữ có thể làm cho con người cự tuyệt chính cha mẹ mình; và khi mà cơn giận lên đến tột đỉnh, nó có thể khiến con người giết chết ngay cả những người mà họ yêu quý, kể cả giết chính mình.

Thông thường, cơn giận nổi lên chỉ vì những điều hoàn toàn không đáng kể; chẳng hạn, từ một lời phê bình vu vơ, từ một thói quen của ai đó bị coi là chọc tức, hoặc từ một niềm kỳ vọng không thành tựu. Căn cứ vào những điều nhỏ nhặt như thế, tâm thức con người thêu dệt những sự tưởng tượng kỳ quái phức tạp, phóng đại những điều bất như ý của tình thếcung cấp cho sự hợp lý hóa và biện minh cho cái cảm thức chán nản, tuyệt vọng, bực tức và oán hờn của mình. Điều đó dẫn con người đến chỗ thốt ra những lời cay nghiệt, phản ứng bằng những hành động thô tháo, làm những điều gây hại để rồi tạo nên sự đối kháng ở người khác và làm cho chuyện bé xé ra to.

Nếu đặt câu hỏi, “ai gây ra những cuộc chiến tranh khiến biết bao nhiêu người chết” thì người ta có thể trả lời rằng đó chính là trách nhiệm của những tâm thức giận dữ. Nếu dân tộc nào cũng chỉ có những con người yêu hòa bình, có tâm thức an lạc và bình lặng, thì làm sao chiến tranh có thể xảy ra? Sự giận dữ chính là kẻ thù lớn nhất của loài người. Nó không chỉ làm hại nhân loại trong quá khứ, hiện nay nó cũng đang gây hại; và, nếu con người không thể khắc phục sự giận dữ bằng cách thực tập sự nhẫn nại, nó sẽ tiếp tục gây hại cho loài người trong tương lai. 

Như Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva) nói: Cái kẻ thù là sự giận dữ đó chẳng có chức năng nào khác hơn là gây hại cho tôi. Những kẻ thù ở bên ngoài gây hại cho ta theo những cách thức chậm chạp và chẳng mấy tinh tế; cho nên, nếu ta thực hành được sự nhẫn nại thì chẳng mấy lúc, ta có thể chiến thắng được những kẻ thù ấy và khiến họ trở thành bạn; nhưng ta hoàn toàn không thể có được sự hòa giải với cơn giận. Nếu ta dung dưỡng lòng căm hận, nó chẳng những sẽ lợi dụng để làm hại ta trong đời này mà còn sẽ tiếp tục làm hại ta trong những kiếp sau nữa. Cho nên, ta cần phải triệt tiêu sự giận dữ ngay khi nó mon men thâm nhập tâm trí ta; bởi vì nếu ta không làm như vậy, nó sẽ nhanh chóng trở thành một cơn lửa phừng để đốt cháy mọi đức hạnh của ta.

Sự nhẫn nại, ngược lại, sẽ giúp ta ở đời này và cả trong những đời sau. Tôn giả Tịch Thiên nói: “Không có ác hạnh nào bằng sự giận dữ. Không có thiện hạnh nào bằng lòng nhẫn nại”.

Với lòng nhẫn nại, con người có thể chấp nhận mọi đau khổ tác động đến; nhờ vậy, con người có thể chịu đựng một cách dễ dàng mọi rắc rối và những điều miễn cưỡng. Với tính nhẫn nại, chẳng có điều gì làm rối loạn tâm an lạc của ta và ta chẳng bao giờ phải đối phó với những điều khó chịu. Với tính nhẫn nại, ta duy trì được sự an bình tự nội cho phép những thành tựu tâm linh ngày càng tăng trưởng. Tôn giả Nguyệt Xứng (Chandrakirti) nói rằng nếu ta thực hành sự nhẫn nại, ta sẽ có được hình tướng đẹp đẽ ở những đời sau và ta sẽ trở nên một bậc Thánh có những thành tựu cao vời.

Có ba hình thức nhẫn nại:

Sự nhẫn nại của việc không trả đũa
Sự nhẫn nại của việc tự nguyện chấp nhận đau khổ
Sự nhẫn nại của việc quyết tâm suy nghĩ về Chánh pháp.

Nhẫn nại dưới hình thức không trả đũa
Để thực hành sự nhẫn nại thuộc hình thức này, ta cần phải liên tục duy trì sự chánh niệm về những nguy hiểm của sự giận dữ và những lợi lạc của việc chấp nhận tính nhẫn nại; và mỗi khi sự giận dữ có thể khởi lên, ta cần áp dụng ngay tức khắc những biện pháp để triệt tiêu nó. Ta phải bắt đầu bằng việc học tập cách chịu đựng những khó khăn vụn vặt, chẳng hạn những sự xúc phạm không đáng kể hoặc những chuyện bất như ý nhỏ nhặt trong những hoạt động hàng ngày; thế rồi dần dần ta cải thiện sự nhẫn nại của mình cho đến khi có thể chấp nhận được những rắc rối lớn nhất mà không hề bực tức.

Trong lúc tư duy về sự nhẫn nại, ta có thể sử dụng nhiều tuyến lý luận để giúp ta vượt qua khuynh hướng trả đũa của mình. Chẳng hạn, ta có thể suy ngẫm rằng, nếu ta bị đập bằng một cây gậy thì ta không thể giận cây gậy vì cây gậy bị sử dụng bởi kẻ tấn công ta và nó chẳng thể nào làm khác. Mở rộng ra, ta cũng không thể giận kẻ tấn công ta vì người đó đang bị cơn giận của y sử dụng và y cũng không có lựa chọn nào  khác. 

Tương tự như vậy, bất kỳ kẻ nào làm hại ta hay xúc phạm đến ta, những kẻ đó đều bị chỉ sử bởi tâm thức cấu nhiễm của họ mà họ không có chọn lựa nào khác; cho nên ta cũng không có lý do gì để tức giận. Tương tự như vậy, ta cũng có thể nghĩ rằng, hệt như một vị bác sĩ không thể giận một bệnh nhân tâm thần tấn công mình, ta cũng không thể giận một người làm hại ta vì rõ ràng kẻ làm hại ta cũng là một người bệnh đang chịu đựng đau khổ vì những vô minh trong tâm thức của người ấy. Có rất nhiều những cách lý luận đặc biệt như vậy được diễn tả trong các bản sớ giải về Con Đường (Lamrim) hay Cách Đào Luyện Tâm (Lojong) của Mật giáo Tây Tạng mà ta có thể tham khảo.

Cái lý do nền tảng tại sao ta nhận chịu những họa hại là ta đã gây hại cho người khác trong quá khứ. Có người gây hại cho ta chỉ vì nghiệp cũ của ta đã đến lúc chín muồi; lý do chính của những điều họa hại mà ta phải chịu là kết quả của hành vi tiêu cực của chính ta ngày trước. Trong những hoàn cảnh đó, ta sẽ còn phải chịu nhiều đau khổ hơn nữa trong tương lai. Bằng sự nhẫn nại chịu đựng những bất công hiện tại, chuỗi nhân quả cũ đã bị phá vỡ và những món nợ cũ đã được ta trả xong.

Nhẫn nại dưới hình thức tự nguyện chấp nhận sự đau khổ

Nếu ta không có tính nhẫn nại dưới hình thức tự nguyện chấp nhận sự đau khổ, ta sẽ trở nên mất can đảm mỗi khi ta gặp những trở ngại trong cuộc sống cũng như khi những ước muốn của ta không thành tựu. Ta thấy khó hoàn thành những công việc của mình vì ta cảm thấy muốn bỏ cuộc ngay khi công việc gặp khó khăn, và sự khốn khổ của ta càng nặng nề thêm chỉ vì ta không đủ nhẫn nại. Tuy nhiên, có thể chấp nhậnchịu đựng đau khổ nếu ta có những lý do thích hợp cho điều này; và mỗi khi ta thực hành sự nhẫn nại như vậy thì ta thực sự làm giảm được nỗi đau khổ của mình. Chẳng hạn, nếu có ai đâm vào da thịt ta một vật nhọn, ta sẽ thấy cơn đau là không thể chấp nhận được; nhưng nếu vật nhọn đó lại là một mũi kim chứa đựng một thứ thuốc để chữa bệnh, sự chịu đựng của ta sẽ làm giảm cơn đau một cách thật đáng kể.

Kể cả để thành công trong các mục đích thế tục, con người cũng phải chuẩn bị chịu đựng những điều trái ngược. Chẳng hạn, người kinh doanh phải hy sinh những thú vui và sự thanh thản của tâm hồn để kiếm tiền; người lính làm quen với những sự gian khổ tột bực chỉ để giết hại binh sĩ đối phương. Vậy thì có bao nhiêu khó khăn hơn nữa mà chúng ta phải chịu đựng vì một mục tiêu cao cả hơn hết trong tất cả mọi mục tiêu, việc đạt tới giác ngộhạnh phúc của toàn thể loài người? Vì ta vẫn còn trong cõi luân hồi, ta thường phải đối đầu với những hoàn cảnh khó chịu và những điều bất hạnh

Với tính nhẫn nại dưới hình thức tự nguyện chấp nhận mọi đau khổ, ta có thể cảm thấy bình thản và có can đảm đương đầu với tất cả những tình huống trái ngược bất cứ lúc nào chúng xảy đến. Khi những mong ước của ta không thành tựu, hoặc khi ta bệnh tật, mất mát, hoặc bất kỳ điều không ưng ý nào khác, ta vẫn không nản lòng. Thay vì tự thương cảm, ta nên sử dụng những nỗi bất hạnh để tăng cường sự thực hành tâm linh của mình. Ta có thể nhớ lại rằng mọi đau khổ xảy đến chỉ là kết quả của những nghiệp xấu trước đây của ta và quyết tâm thực hành giới luật tinh chuyên hơn trong tương lai; hoặc ta có thể suy ngẫm rằng bao lâu ta còn trong cõi luân hồi thì những khổ đau là điều không thể tránh, nhờ đó, làm mạnh thêm lòng ước muốn của ta thoát khỏi cõi luân hồi; hoặc ta cũng có thể sử dụng những kinh nghiệm đau khổ của chính mình để minh họa cho những đau khổ lớn lao hơn mà các chúng sanh khác gặp phải để trưởng dưỡng lòng từ bi của chính mình.

Nếu ta có khả năng chịu đựng những điều trái nghịch ta sẽ gặp hái được những thành quả vô cùng lớn lao. Những đau khổ hiện tại của ta sẽ giảm thiểu và ta sẽ thành tựu cả những ước muốn tạm thời cũng như những mong mỏi tối hậu. Như vậy, đau khổ không nên được xem như những trở ngại cho sự thực hành tâm linh của ta mà phải được thấy rằng đó là những trợ duyên. Như Tôn giả Tịch Thiên nói, “Hơn nữa, đau khổ có những phẩm tính tốt. Bởi vì với sự thất vọng, tâm kiêu mạn sẽ bị xua đi, lòng từ xuất hiện cho những người còn bị kẹt trong cõi luân hồi, ác hạnh dần biến mất, và niềm vui được thấy trong thiện hạnh”.

Nhẫn nại dưới hình thức quyết tâm suy nghĩ về Chánh pháp

Nếu ta lắng nghe, suy ngẫm và thiền định về Chánh pháp với tâm nhẫn nại và an vui để đạt được những kinh nghiệm đặc biệt về Pháp, chúng ta đang thực hành tính nhẫn nại dưới hình thức quyết tâm suy nghĩ về Chánh pháp. Tính nhẫn nại dưới hình thức này là vô cùng quan trọng vì nếu tâm thức của ta không đủ kiên nhẫn hoặc cảm thấy bất an trong lúc thực hành Chánh pháp, điều đó sẽ trở ngại cho sự tiến bộ về tâm thức của ta và ngăn cản ta cải thiện trí tuệ của mình. Ngay cả khi ta cảm thấy có những khó khăn trong việc thực hành một pháp môn nào, ta cũng cần phải dấn thân vào việc thực hành với tất cả niềm vui. „■

Kelsang Gyatso là môt trong những vị tu sĩ Phật giáo nổi tiếng thuộc dòng Cách-lỗ (Gelug) của Mật giáo Tây Tạng. Xuất gia năm 8 tuổi; sau khi rời quê hương, ngài ẩn tu trong vùng Himalaya, Ấn Độ suốt mười tám năm. Từ năm 1976, ngài được mời giảng pháp ở Anh quốc. Năm 1991, ngài thành lập Hiệp hội Phật giáo Kadampa Quốc tế (International Kadampa Buddhist Union) dựa trên giáo pháp của dòng Cách-lỗ. Từ 2009, ngài rời bỏ việc quản trị Hiệp hội để ẩn tu và viết sách. Ngài là tác giả nhiều tác phẩm Phật giáo nổi tiếng.

Nguồn: Teachings on the Practice of Patience, Middle Way, tập 3, quyển 68, phát hành tháng 11-1993.Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 192

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 39)
Ở Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩ và cư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(View: 113)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(View: 113)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 140)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(View: 149)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(View: 135)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(View: 260)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(View: 158)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoát và giác ngộ.
(View: 150)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(View: 146)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(View: 183)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(View: 184)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(View: 162)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(View: 180)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(View: 165)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(View: 172)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(View: 207)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(View: 163)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(View: 154)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 363)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(View: 228)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 174)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(View: 188)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(View: 257)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(View: 322)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(View: 180)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(View: 212)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(View: 263)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(View: 613)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(View: 150)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(View: 181)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(View: 222)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(View: 244)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(View: 226)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(View: 181)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(View: 234)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(View: 209)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(View: 414)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(View: 245)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(View: 210)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(View: 219)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(View: 229)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(View: 326)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(View: 299)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(View: 245)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(View: 259)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(View: 319)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(View: 258)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(View: 384)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM