Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Không Thù Ghét Người Trung Hoa

23 Tháng Ba 201612:15(Xem: 8977)
Không Thù Ghét Người Trung Hoa

KHÔNG THÙ GHÉT NGƯỜI TRUNG HOA

Đức Đạt Lai Lạt Ma - Victor Chan
Tuệ Uyển

Không Thù Ghét Người Trung Hoa

 

Chuông báo thức đúng 4 giờ sáng. Tôi bấm nút tắt với sự thư thái. Tôi đã mua chiếc đồng hồ du lịch một ngày trước tại một cửa hàng, và tôi đã lo lắng rằng không biết nó có hoạt động chính xác hay không. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lần thất vọng trong quá khứ với những chiếc đồng hồ do Ấn Độ sản xuất.                    

Tôi mặc quần áo vội vã, với lấy những dụng cụ chụp hình, và đi ra cửa sau một khách sạn. Tôi có thể thấy bóng đen của rặng Dhauladhar, vòng ngoài của dãy Hy Mã Lạp Sơn, vươn lên phía trên ngọn đồi nhỏ Dharamsala. Thật là yên tĩnh, có lẻ còn vài giờ nữa thì thị trấn mới thức dậy, không thấy ai cả. Tôi bước đi nhanh qua bến xe buýt nhỏ trống trãi, sau đó vụt chạy dọc theo con đường quanh co hướng đến nơi cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tenzin Taklha, phó thư ký riêng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang đợi tôi tại cổng của biệt điện. Mặc áo sơ mi ngắn tay và quần dài màu xám, ông trông thư thả và thoãi mái vào lúc sáng sớm này. Tôi bối rối với cái áo sơ mi mắc dịch vương vướng khó chịu phía sau lưng mặc dù trời mát.

"Tôi rất tiếc ông phải dậy sớm thế này," tôi xin lỗi.

"Không có gì. Tôi hiếm khi bên cạnh Đức Đạt Lai Lạt Ma lúc ngài hành thiền vào sáng sớm. Đó là một đặc ân hiếm hoi cho tôi." Tenzin là một người đẹp trai vào độ tuổi ba mươi của ông, trả lời với một nụ cười  mĩm nhẹ nhàng.

Tôi đã bắt đầu phỏng vấn vị lãnh tụ của người Tây Tạng cho chương trình của quyển sách của chúng tôi  vào năm trước, 1999. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi được phép bên cạnh ngài vào buổi sáng sớm thế này.

Ngay cả lúc này, vài người lính Ấn Độ và đôi ba người bảo vệ an ninh Tây Tạng đang đi quanh cửa ra vào. Tenzin đưa tôi thẳng qua những cánh cửa kim loại lớn. Tôi ngạc nhiên. Mặc dù bây giờ tôi đã là một nhân vật quá quen thuộc - trong năm qua, tôi đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma hàng năm sáu lần - nhưng tôi luôn luôn vẫn phải đi qua một loạt hệ thống kiểm soát kim loại và sau đó bị vỗ nhẹ khắp thân thể bởi một người bảo vệ an ninh Tây Tạng. Mỗi khách viếng thăm đều phải đi qua giai đoạn này, không có ngoại lệ.

Tôi dường như đã đi qua một đường dây vô hình sáng nay. Tối thiểu là đến bây giờ,  tôi thuộc vào một nhóm người không phải Tây Tạng được tin tưởng như những người bạn tâm tình của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi được cho phép đi vào những khu vực riêng tư của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà không bị kiểm soát vũ khí giấu diếm.

Tâm tư tôi quay ngược lại một trường hợp khác khi tôi đi qua cùng những chiếc cổng này vào tháng Ba năm 1972. Vào lúc ấy, chỉ có những người lính canh Ấn Độ giữ vị trí ở cổng ra vào. Tôi sẽ luôn luôn trân trọng ký ức ngày mùa xuân ấy khi tôi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên. Lúc đó tôi hai mươi bảy tuổi.

Ăn mặc cẩn thận cho cuộc diện kiến ấy hơn ba mươi năm trước. Tôi mặc chiếc quần nhung đen hơi chật. Bàn tọa đáng ngờ, nó đã quá mòn bạn có thể thấy bên trong xuyên qua vải. Chiếc áo sơ mi, mua từ Kabul mềm và sáng, cổ tay áo được cắt tỉa với một dải hẹp thêu tay. Tuy nhiên, kiệt tác là một áo choàng đen trùm đầu tôi đã mua ở Marrakech. Tôi rất thích nó, và ngoại trừ trời rất nóng, không thì tôi luôn luôn quấn nó quanh mình tôi. Kiểu Zorro[1].

Tôi nghĩ chưng diện toàn đen như vậy tương hợp với bộ ria Mãn Châu của tôi, tôi đã kiên nhẫn nuôi dưỡng nó vài năm rồi khi tôi du lịch xuyên qua Âu châu và Á châu. Nhưng tôi bắt đầu thất vọng với nó. Nó thưa và ngắn, không mọc rậm rạp và kiêu hảnh như tôi tưởng. Và một điều khác nữa, nó có xu hướng mọc cong vào trái cổ của tôi. Mặc cho sự chăm sóc hàng ngày của tôi - ve vuốt nó thường xuyên để động viên nó để nó thích ứng với sự nghiêm trang - nhưng tất cả nó muốn làm là lẫn tránh.

Tóc tôi bóng và dài, gần phía lưng dưới tôi. Tôi chải chuốt nó và thắt bím nó lại thành cái đuôi ngựa. Với bộ đồ tuyệt vời nhất của tôi, chiếc áo choàng phất phới che đáy quần quá mòn của tôi, tôi đã sẳn sàng cho buổi yết kiến với người được gọi là Thánh Vương[2] của Tây Tạng.

Tôi biết rất ít về Đức Đạt Lai Lạt Ma và đất nước của ngài. Tôi đã sống hai mươi năm đầu của tôi tại Hồng Kông. Tây Tạng hầu như không được nhấn mạnh trong chương trình của trường Crown Colony. Sự chú ý của những bạn học người Hoa của tôi là tập trung dứt khoát vào phương Tây, với những trường học lớn về thương mại và y dược và sự phát triển rực rở của kỷ thuật. Vùng đất bị ngăn trở và cấm đoán được gọi là Nóc Nhà Thế Giới không là một nơi khêu gợi được sự tưởng tượng của họ.

Tôi thì cũng không khác gì hơn, ngoại trừ một điều. Ở trường trung học tôi đọc ngấu nghiến những sách của Kim Dung, nhà viết truyện bậc nhất, mà tôi đã từng biết trong thời thơ ấu của tôi. Tây Tạng trong sự tưởng tượng của tôi được hình thành bởi tâm hồn nóng bỏng của Kim Dung. Đó là trong những truyện công phu kiếm hiệp của ông mà lần đầu tiên tôi được biết về những lạt ma Tây Tạng bí ẩn, những người đã thành tựu những năng lực siêu nhiên sau khi hành thiền hàng năm trong những liêu cốc trên núi của họ. Sự tưởng tượng lãng mạn này về những tu sĩ Tây Tạng, thi triển những năng lực tâm linh  và vật lý, đã ở trong tâm thức của tôi.

Cheryl Crosby, một Phật tử đến từ New York, là lý do tôi phải gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Một người bạn của cô, Dorje Yuthok, gia trưởng một gia đình quý tộc ở Lhasa, đã viết một lá thư giới thiệu cô với vị lãnh tụ Tây Tạng. Cheryl chỉ lớn hơn tôi vài tuổi, nhưng có một khoảng cách lớn trưởng thành giữa chúng tôi. Cô là một người tự tin và dễ kết bạn. Ngay cả khi chúng tôi bị bắt cóc ở Kabul, cô đã có một khả năng điềm tĩnhnhanh trí để giữ bề ngoài như hợp tác với những kẻ bắt cóc. Sau khi trốn thoát, chúng tôi đã cùng nhau đi đến Dharamsala.

Ở đấy tôi đã gặp những người Tây Tạng đầu tiên. Tôi thấy những người đàn ông và đàn bà đi quanh những con lộ nhỏ hẹp, quay những bánh xe cầu nguyện, nhiều người vẫn mặc những bộ đồ truyền thống và những đôi giày ống nỉ sặc sở cao đến đầu gối. Tôi say mê với những khuôn mặt trần vô tư của họ. Có sự ấm áp chân tình bên trong họ. Họ mĩm cười dễ dàng và thường xuyên. Họ có một ảnh hưởng tiềm ẩn của vui đùa, của hoan hỉ trong mỗi lần gặp gở. Không nghi ngờ gì về nó. Dharamsala cũng được biết như một Lhasa nhỏ, là một nơi dịu dàng nhất mà tôi đã từng đến.

Vào buổi trưa của lần yết kiến ấy, Cheryl và tôi đi theo một người thị giả trung niên qua những cánh cổng của biệt điện. Một người lính Ấn Độ bên khu vực đang đứng dựa vào khẩu súng trường hút bidi (một loại ciga Ấn Độ). Ông chẳng màng nhìn khi chúng tôi bước trên một lối đi ngắn đến tòa nhà tiếp khách. Đó là quy mô bảo vệ an ninh chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma vào lúc ấy.

Phòng tiếp kiến, được phủ sơn bóng màu vàng, rộng lớn và sáng sủa. Những cuốn thư thangka Tây Tạng treo rũ trên tường. Chúng tôi ngồi trên chiếc ghế bành giản dị nhưng thoải mái của Ấn Độ và chờ đợi. Tôi bị kích thích bởi viễn tượng của việc gặp gở một người nào đó được nhiều người xem như cả vua và thánh nhân. Nhưng sự hào hứng ấy bị nhuốm màu với sự e ngại nào đó. Mặc dù có nhiều điều về Tây Tạng mà tôi không biết, nhưng tôi đã biết nhiều về điều này, Trung Quốc đã xâm lăng đất nước của Đức Đạt Lai Lạt Ma vào những năm năm mươi, đã giết nhiều người của ngài, và đã buộc ngài phải tị nạn ở Ấn Độ. Bằng mọi lý do, Trung Quốc đã đối xử với người Tây Tạng qua sự chiếm đóng là khủng khiếp. Và tôi, đúng là dòng dõi của Hoàng Đế Tàu[3], lại sắp đối diện với lãnh tụ tối cao của người Tây Tạng. Không chắc là Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng gặp nhiều người Trung Hoa sau khi ngài lưu vong năm 1959. Tôi đã lo lắng là ngài có thể không thân thiện.

Khi tôi nghiền ngẫm những kịch bản khả dĩ, thì hai tu sĩ trẻ vận y màu đỏ thẩm đi vào. Tôi nhận ra Đức Đạt Lai Lạt Ma ngay lập tức. Ngài ba mươi bảy tuổi. Nhưng với đôi kính của ngài và khuôn mặt không nhăn, ngài trông trẻ trung phi thường. Không giống như những người dân bình dị Tây Tạng, ngài trông trắng trẻo và nét mặt thanh tú. Cử chỉ của ngài lịch thiệp, khiêm tốn là một sự rạng rở khác. Ngài mảnh khảnh, gần như gầy ốm. Cũng vậy tu sĩ bên cạnh ngài, thấp hơn không là bao. Sau này tôi biết tên vị ấy là Tenzin Geyche Tethong, dòng dõi một gia đình nổi tiếng ở Lhasa và là thông dịch viên cũng như thư ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Khi ngài sắp ngồi xuống, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn thoáng qua chúng tôi. Ngài mời tôi lần đầu tiên. Ngài chăm chú nhìn bộ ria của tôi và cười khúc khích. Không phải là giọng trầm khám phá ra mà tôi đi đến hiểu biết quá rõ. Đó là là tiếng cười rúc rích cao giọng bật lên thỉnh thoảng. Ngài gặp rắc rối trong việc tự kiềm chế, và ngài khom mình về phía trước với cố gắng. Trong khi đó Cheryl bắt đầu lễ phủ phục toàn thân. Cô bị giật mình bởi những tiếng cười khúc khích, nhưng cô quyết định lễ cho xong.

Tôi đứng đấy vào buổi trưa tháng Ba, cảm thấy kỳ dị. Tôi không biết mình đáng lẽ phải làm gì. Tôi không biết lạy phủ phục. Thế nào đi nữa, tôi không cảm thấy muốn khấu đầu lễ lạy người đàn ông trẻ trong nổi khổ sở của nóng lòng háo hức qua sự xuất hiện của tôi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng an vị. Ngài mĩm cười khi Cheryl dâng lên một khata, một khăn choàng lễ màu trắng. Tôi xếp khăn của tôi và tiến đến ngài. Ngài hướng nhìn tôi một lần nữa, và những tiếng cười khúc khích lại bắt đầu một lần nữa. Ngay cả Tenzin Geyche trông long trọng bây giờ cũng cười toe tét một cách thoải mái.

Nửa giờ tiếp theo thì mờ nhạt. Tôi không nhớ lại là đã bắt đầu cuộc đối thoại ra sao. Tôi chỉ nhớ lại mơ hồ Cheryl kể lại về chuyện của cô, rằng cô thực hành Phật Giáo Tây Tạng, và cô là một người bạn của Bà Dorje Yuthok ở New York. Cheryl đã hỏi vài câu với Đức Đạt Lai Lạt Ma, hầu hết về việc thực hành Phật Giáo của cô. Tôi đã quên lâu rồi những gì cô muốn biết và những gì ngài trả lời cho cô. Tenzin Geyche đã thông dịch một cách cẩn thận. Trong những ngày ấy, trình độ Anh Văn của Đức Đạt Lai Lạt Ma thì rất ít ỏi thua những người Ấn Độ nói tiếng bồi. Ngài sẽ lạc lõng nếu không có người thông dịch. Tuy thế, thỉnh thoảng ngài lại đánh bạo chêm vào những thành ngữ tiếng Anh.

Sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma quay sang và nhìn tôi. Tôi đang cố vắt óc để tìm ra những câu hỏi rõ ràng. Nhưng tôi chỉ biết một ít về Tây Tạng và thậm chí còn ít hơn về Phật Giáo. Cho nên tôi đã hỏi ngài vài việc đã dày dò tôi từ khi tôi bước qua cửa phòng tiếp kiến lần đầu tiên.

Tôi đã hỏi ngài có thù ghét người Trung Hoa không.

Đức Đạt Lai Lạt Ma dường như làm dịu bớt đi việc trao đổi của ngài với Cheryl. Bây giờ ngài ngồi thẳng trên ghế của ngài. Ngài trả lời ngay lập tức và ngắn gọn. Và bằng tiếng Anh.

"Không", ngài nói.

Đôi mắt ngài nhìn thẳng vào tôi. Biểu lộ của ngài rất trang nghiêm. Không có dấu hiệu gì của vẻ vui tươi còn lại. Tôi nhìn chỗ khác và chăm chú xuống thảm nhà.

Sau một lúc im lặng như vô tận, ngài đã nói một cách kín đáo và chậm rãi với Tenzin Geyche bằng Tạng ngữ.

Vị thư ký riêng thông dịch: "Đức Thánh Thiện không có bất cứ ý nghĩ xấu nào đối với người Trung Hoa. Người Tây Tạng chúng tôi đã đau khổ vô cùng bởi sự xâm lược của Cộng Sản Trung Quốc. Và như chúng tôi nói, Trung Cộng đã phá hủy một cách có hệ thống từng viên đá một những tu viện vĩ đại của Tây Tạng. Gần như mỗi gia đình ở Dharamsala đều có một câu chuyện buồn để kể, hầu hết mỗi gia đình đều có mất một thành viên do sự tàn bạo của Trung Cộng. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng sự tranh cải của ngài là với Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Không phải với những người Trung Hoa bình thường. Ngài vẫn quan tâm đến những người anh chị em Trung Hoa. Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả."

Thật lạ lùng tôi đã nhớ lại những thứ linh tinh ấy một cách rõ ràng như thế nào trong ba thập niên sau đấy. Có lẻ bởi vì câu trả lời quá bất ngờ, không giống như bức ảnh mà Kim Dung đã vẽ ra với những câu chuyện kiếm hiệp của ông ta. Mỗi người trong những câu chuyện của ông ta đã trả thù như một chủ đề lại diễn ra. Danh dự của người đàn ông được định nghĩa bằng sự báo oán anh hùngđơn giản: mắt trả bằng mắt - rất giống tiêu chí samurai của phong kiến Nhật Bản. Tôi kinh ngạc với ý tưởng rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tha thứ người Trung Cộng cho những gì họ đã làm với dân tộc ngài.

Cheryl đang lau nước mắt một cách lặng lẽ, xúc động không thể chống lại với buổi tiếp kiến. Khi chúng tôi chuẩn bị chia tay, Đức Đạt Lai Lạt Ma bước tớian ủi cô, sau đó ngài bắt tay một cách trang trọng với tôi.

Tôi rời phòng tiếp kiến lòng như vô cảm. Tôi phỏng đoán một vị vua nhưng ngài chẳng giống một vị vua nào của loài người mà tôi đã từng gặp. Mặc dù thân thiện đúng mức, nhưng ngài quá thực tế, một cảm nhận khiêm cung vô cùng. Chỉ có chút nào đó thần thánh phưởng phất nơi ngài, và ngài cười khúc khích quá nhiều.

Sau này, khi tôi tiếp tục chuyến du hành về phương Đông qua Miến Điện, Hồng Công, và rồi Hoa Kỳ, tôi ngộ ra để thấy thời gian ngắn mà tôi có ở Dharamsala là tột đỉnh kinh nghiệm của cuộc hành trình vòng quanh thế giới của tôi. Những người Tây Tạng ở đấy đã tạo ra một ấn tượng không phai mờ trong tôi.

Hơn một thập niên sau cuộc diện kiến năm 1972 với Đức Đạt Lai Lạt Ma, những thứ của người Tây Tạng vẫn lù lù hiện ra trong tâm trí tôi. Họ cũng đã khơi lại bản năng du mục ngủ ngầm của tôi. Từ năm 1984 trở về sau, lấy Kathmandu như căn cứ địa, tôi đã đi lang thang qua những không gian hoang dã rộng lớn ở Tây Tạng trong bốn năm để nghiên cứu một quyển sách hướng dẫn về những khu vực hành hương cổ xưa của họ.

Phong cảnh của cao nguyên là thấm thía và kinh ngạc, không giống bất cứ gì trong cuộc lang thang nhiều năm trước đó mà tôi đã thấy. Những người Tây Tạng như tôi đã thấy ở Dharamsala là hiền lành, rộng lượng, và có xu hướng đột nhiên bùng cười vở bụng. Dù sự thật tôi thuộc chủng tộc Trung Hoa cũng không ngăn chặn họ giúp đở tôi.

Sắc mặt mĩm cười của Đức Đạt Lai Lạt Ma không bao giờ cách xa tôi. Tất cả những ngôi nhà và tu viện ở làng quê mà tôi thăm viếng đều có hình ngài trên bàn thờ. Mỗi người tôi gặp đều hỏi về ngài, thường với dòng lệ trên mắt họ. Bổng nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Malập trường của ngài càng nổi bật hơn trong tâm trí tôi. Nó cho tôi thức tỉnh rằng ngài và người dân của ngài đã thực tập một tôn giáo rất đơn giản - họ thực tập việc thể hiện ân cần tử tế đến người khác. 

***

Khi những cánh cổng kim loại khu cư trú của Đức Đạt Lai Lạt Ma khép lại sau lưng chúng tôi, Tenzin Takltha và tôi bước lên những lối xi măng rộng đến khu phức hợp của tòa nhà tiếp khách, nơi mà cuộc phỏng vấn của tôi với lãnh tụ Tây Tạng luôn luôn xảy ra. Chúng tôi đi vòng qua khu phức hợp và điện tụng niệm nhỏ và rồi đi xuyên qua một vùng đầy cây cối. Phía trước là khu vườn và tòa nhà hai tầng xinh xắn nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma ngơi nghỉ và hành thiền. Đây là nơi xa nhất mà tôi đã từng đi đến trong khu vực khép kín này.

Một người lính Ấn Độ cầm súng tự động đứng gác bên ngoài cửa ra vào. Một người Ấn Độ khác, một người đàn ông mặc thường phục với áo sơ mi trắng bỏ ngoài quần, nhìn chúng tôi một cách bình thản. Ba hay bốn người canh gác Tây Tạng đi đi lại lại im lặng. Khi chúng tôi đứng trước cửa nhà, tôi cảm thấy lúng túng, một người xâm phạm vào trong một biệt điện sâu kín nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Không Thù Ghét Người Trung Hoa 1

Như thể có mặt đúng lúc, lãnh tụ người Tây Tạng bước ra khỏi tòa nhà, nhìn chăm chú tôi, mĩm cười và nói, "Nị hào?" (Xin chào?) trong giọng bùng vở của  ngài. Ngài thích dùng tiếng Hoa để chào tôi. Xiết chặc tay tôi, ngài bắt đầu bước lên lối đi qua khu vườn. Ngài đi một cách nhanh nhẹn dọc theo con dốc thoai thoãi khoảng năm mươi thước và rồi quay lại. Ngài đang cười khúc khích khi ngài đến trước tôi, ngài đang phô trương. Chúng tôi đã nói về tầm quan trọng của việc tập thể dục một vài tháng trước đây. Cùng lúc ấy, ngài thú nhận với tôi rằng ngài không thích tập thể dục thân thể, rằng ngài vô cùng lười biếng với việc ấy. Tôi buộc ngài hứa rằng ngài phải gia tăng khối lượng tập luyện, từ năm mươi lễ phủ phục toàn thân một ngày lên một trăm. Bây giờ ngài đang hăng hái biểu lộ cho tôi thấy ngài đã tập thể dục sáng nghiêm túc như thế nào.

Ngài ra dấu cho tôi và Tenzin đi theo ngài. Chúng tôi đi lên một cầu thang xi măng đến tầng thứ hai bên ngoài sáng sủa - một không gian rộng mở với một vài ghế bành và ghế trường kỷ thoải mái rải rác. Những tấm thảm Á châu bao phủ sàn nhà bằng gỗ, và những cửa sổ từ sàn đến trần nhà khắp trên bức tường bên phải. Tôi có thể thấy thung lủng Kangra đột ngột rơi xuống một cách sắc nét, những đỉnh núi dịu dàng với ánh sáng đầu tiên.

Sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa chúng tôi vào phòng hành thiền của ngài.

***

Ấn Tâm Lộ, Sunday, November 01, 2015

Trích từ quyển The Wisdom of Forgiveness


[1] Zorro là một nhân vật lịch sử hư cấu thuộc tuyến chính diện trong tiểu thuyết Lời nguyền của Capistrano của nhà văn Johnston McCulley vào năm 1919.

[2] God King.

[3] Phục Hi, Hoàng Đế, Thần Nông: ba vị vua tối cổ của dã sử Trung Hoa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 51)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 46)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 62)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 87)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 171)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 199)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 215)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 195)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 222)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 258)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 229)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 224)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 428)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 255)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 366)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 296)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 286)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 265)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 371)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 369)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 485)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 359)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 619)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 388)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 421)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 580)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 489)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 412)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 716)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 457)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 518)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 460)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 460)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 477)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 480)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 405)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 536)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 870)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 895)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 734)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 1081)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 544)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 514)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 594)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 617)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 592)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 586)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 755)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 652)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 796)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant