Câu Chuyện Về Ông Nhà Giàu Bilālapādaka
Kệ 122 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú
Minh Họa - Weragoda Sarada Maha Thero
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Hình Vẽ: P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net
Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka)
BÀI KỆ 122:
122. Māvamaññetha puññassa
na maṃ taṃ āgamissati
udabindu nipātena
udakumbho’ pi pūrati
pūrati dhīro puññassa
thokathokam pi ācinaṃ. (9:7)
Đừng xem-thường điều-thiện nhỏ,
"Vì nghĩ rằng, kết-quả tốt-lành sẽ không đến với mình',
Hãy xem kìa, một giọt nước nhỏ mỗi ngày
sẽ làm cho đầy bình nước.
Người từ-bi và trí-tuệ tích-lũy được nhiều phước-lành,
là nhờ mỗi ngày làm một điều-thiện nhỏ.
Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên (Jetavana), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về Bilālapādaka, một người đàn ông giàu có.
Trước kia, có một người đàn ông ở Sāvatthi, sau khi ông nghe xong một bài pháp thoại của Đức Phật, lời giảng của ngài đã tạo ra nhiều cảm kích trong lòng ông, rồi ông quyết định thực hành theo những điều Đức Phật vừa dạy bảo. Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế chúng ta vừa được nhiều phước-lành hơn, và chúng ta cũng vừa được nhiều người theo-giúp mình trong kiếp kế-tiếp. Do đó ngày hôm sau, người đàn ông nầy xin cúng-dường thực-phẩm đến Đức Phật cùng với chư tăng ở Tu Viện Kỳ Viên. Sau đó, ông đi đến từng nhà, rồi ông thông-báo cho mọi người biết, là ngày hôm sau sẽ là ngày cúng-dường thực-phẩm đến Đức Phật cùng với chư tăng, cho nên họ có thể chung-sức đóng-góp cùng với ông, theo ý mong muốn của họ.
Ông nhà giàu Bilālapādaka trông thấy ông-cúng-dường đi từ nhà nầy sang nhà khác, vì ông-nhà-giàu không tán-thành hành động nầy của ông ta, nên ông chán ghét ông ta, rồi ông tự nhủ thầm, "Ông-cúng-dường nầy là một người khổ sở! tại sao ông ta lại mời quá nhiều nhà sư, vượt ra ngoài khả năng mà ông ta có thể làm được, cho nên, bây giờ ông ta phải đi xin xỏ những người khác!" Vì vậy, ông Bilālapādaka yêu cầu ông-cúng-dường mang bát của ông ta đến, rồi ông bỏ vào bát của ông ta chỉ một chút ít gạo, chỉ một chút ít bơ, và chỉ một chút ít mật-mía. Ông-cúng-dường sau đó nhặt-nhạnh những món thực phẩm nầy để riêng-biệt ra, vì ông ta không muốn chúng trộn lẫn vào những món thực phẩm của người khác. Ông-nhà-giàu Bilālapādaka không hiểu tại sao những món thực phẩm của ông lại bị để riêng-biệt ra như thế, nên ông-nhà-giàu nghĩ rằng ông-cúng-dường nầy muốn cho mọi người biết, một người giàu có như ông mà đã cúng dường rất ít-ỏi như thế đó, và để làm cho ông-nhà-giàu bị xấu hổ. Vì vậy, ông-nhà-giàu đã sai bảo một người đầy tớ của ông đi tìm hiểu thêm về chuyện nầy.
Người đàn ông mà kêu gọi mọi người cúng dường, đã đặt những món thực phẩm của ông-nhà-giàu, mỗi thứ một chút vào các nồi khác nhau như nồi nấu cơm, nồi nấu cà-ri, và nồi nấu thịt (cho ngọt thịt), để giúp cho ông-nhà-giàu có thêm nhiều phước-đức. Người đầy tớ của ông-nhà-giàu về báo-cáo lại những gì ông ta trông thấy; nhưng ông Bilālapādaka vẫn chưa hiểu rõ việc làm của ông-cúng-dường có ý nghĩa gì. Tuy nhiên ngày hôm sau, ông-nhà-giàu đi đến nơi mà có thực phẩm sẽ được cúng dường. Đồng thời, ông cầm theo con dao, với mục đích là ông sẽ giết chết người đàn ông kêu gọi mọi người cúng dường, nếu ông ta tiết lộ cho mọi người biết là người giàu có như ông lại đóng góp ít-ỏi đến như thế.
Tuy nhiên, người đàn ông kêu gọi mọi người cúng dường nói với Đức Phật như sau, "Bạch Thế Tôn, buổi từ thiện nầy là một buổi cúng-dường của tất cả mọi người; cho nên người nào đã cúng dường nhiều, người nào đã cúng dường ít, là điều không quan trọng; mỗi người đều cúng dường với niềm tin, và với lòng rộng-lượng; do đó, tất cả chúng con mong rằng mọi-người đều được hưởng phước-lành đồng-đều, giống như nhau." Sau khi Bilālapādaka nghe thấy những lời nói trên, ông hiểu ra rằng mình đã nghĩ sai về ông-cúng-dường, ông xấu hổ vì đã lầm lỗi, nên ông xin ông-cúng-dường tha thứ cho ông, vì ông hãi-sợ rằng nếu ông không làm điều nầy, thì ông sẽ phải đọa vào một trong bốn cõi thấp-kém (apāyas, thí dụ như là cõi địa ngục, cõi ngạ quỷ, cõi súc sinh, và cõi A Tu La). Vì thế, ông nhà giàu Bilālapādaka nói rằng, "Ông bạn tôi ơi, tôi đã phạm một lỗi lầm to lớn, vì tôi nghĩ xấu về ông; xin ông tha thứ cho tôi." Đức Phật nghe người đàn ông giàu có xin tha thứ, nên ngài hỏi ông cho biết lý do tại sao. Sau đó, Đức Phật nói rằng, "Nầy các đệ tử của ta, các ông đừng nên xem thường điều-thiện, dù cho điều nầy có nhỏ-nhoi đến đâu chăng nữa, bởi vì từ các điều-thiện nhỏ, tích-lũy lâu ngày sẽ thành các điều-thiện to, nếu chúng ta làm điều-thiện nhỏ mỗi ngày."
GIẢI THÍCH BÀI KỆ 122 TỪ TIẾNG PALI:
taṃ maṃ na āgamissati puññassa mā avamaññaetha
udabindu nipātena api udakumbho pūrati thokathokaü
api ācinaṃ dhīro puññassa pūrati
taṃ: việc-làm thiện-lành đó; maṃ: về phía tôi; na āgamissati: sẽ không mang lại kết quả tốt-lành; puññassa: việc-làm thiện-lành; mā avamaññaetha: đừng xem thường; udabindu nipātena api: (mỗi-ngày) từng giọt nước một; udakumbho: bình nước; pūrati: được làm cho đầy; thokathokaṃ api: ngay cả từng chút một; ācinaṃ: thu thập (vào); dhīro: người (đàn ông) cao-quý; puññassa: có phước đức; pūrati: được làm cho đầy.
Một số người có khuynh hướng xem thường việc-làm thiện-lành, vì họ nghĩ rằng việc-làm nầy sẽ không mang lại kết-quả tốt-lành. Quan điểm nầy hoàn toàn không đúng-đắn. Các điều-thiện do chúng ta làm, sẽ được tích-lũy từng chút một. Quá-trình nầy giống như là việc-làm đầy bình nước, bằng cách nhỏ vào bình mỗi-ngày một giọt. Cũng như thế, nhờ các điều-thiện nhỏ được tích-lũy mỗi ngày, giúp cho người-làm việc-thiện có tràn-đầy các phước-lành.
Bài kệ 122 trong Kinh Pháp Cú nầy, đã được anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thành thơ như sau:
(122) Chớ khinh điều thiện nhỏ nhoi. Cho rằng: “Quả báo mình thời hưởng đâu!”. Nhớ rằng giọt nước nhỏ lâu. Mỗi ngày một chút cũng mau đầy bình, Người hiền trí chứa tâm mình. Bao điều thiện nhỏ dần thành phước to.
BÌNH LUẬN:
māppamaññaetha; mā avamaññaetha: đừng nên xem thường. Mục đích của Bài Kệ nầy là để nhấn mạnh rằng việc-làm thiện-lành, dù cho có nhỏ-nhoi đến đâu chăng nữa, chúng ta cũng đừng nên xem thường. Bởi vì các hành-động tốt-lành nầy sẽ mang lại kết-quả là hạnh-phúc, do đó, cho dù chúng ta làm một điều-thiện dù nhỏ-nhoi đến đâu, cũng là một điều hữu ích.
Source-Nguồn: http://www.buddhanet.net/pdf_file/dhammapadatxt1.pdf
Merit Grows Little By Little
The Story Of Bilālapādaka, Verse 122 - Treasury Of Truth,
Illustrated Dhammapada - Weragoda Sarada Maha Thero - Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka - Source-Nguồn: www.buddhanet.net
VERSE 122:
122. Māvamaññetha puññassa
na maṃ taṃ āgamissati
udabindu nipātena
udakumbho’ pi pūrati
pūrati dhīro puññassa
thokathokam pi ācinaṃ. (9:7)
Think lightly not of goodness,
‘It will not come to me’,
for by the falling of water drops
a water jar is filled.
The sage with goodness fills himself,
he soaks up little by little.
While residing at the Jetavana Monastery, the Buddha spoke this verse, with reference to Bilālapādaka, a rich man.
Once, a man from Sāvatthi, having heard a discourse given by the Buddha, was very much impressed, and decided to practice what was taught by the Buddha. The exhortation was to give in charity not only by oneself but also to get others to do so and that by so doing one would gain much merit and have a large number of followers in the next existence. So, that man invited the Buddha and all the resident monks in the Jetavana Monastery for alms-food the next day. Then he went round to each one of the houses and informed the residents that alms-food would be offered the next day to the Buddha and other monks and so to contribute according to their wishes.
The rich man Bilālapādaka seeing the man going round from house to house disapproved of his behaviour and felt a strong dislike for him and murmured to himself “O this wretched man! Why did he not invite as many monks as he could himself offer alms, instead of going round coaxing people!” So he asked the man to bring his bowl and into this bowl, he put only a little rice, only a little butter, only a little molass. These were taken away separately and not mixed with what others had given. The rich man could not understand why his things were kept separately, and he thought perhaps that man wanted others to know that a rich man like him had contributed very little and so put him to shame. Therefore, he sent a servant to find out.
The promoter of charity put a little of everything that was given by the rich man into various pots of rice and curry and sweetmeats so that the rich man may gain much merit. His servant reported what he had seen; but Bilālapādaka did not get the meaning and was not sure of the intention of the promoter of charity. However, the next day he went to the place where alms-food was being offered. At the same time, he took a knife with him, intending to kill the chief promoter of charity, if he were to reveal in public just how little a rich man like him had contributed.
But this promoter of charity said to the Buddha, “Venerable, this charity is a joint offering of all; whether one has given much or little is of no account; each one of us has given in faith and generosity; so may all of us gain equal merit.” When he heard those words, Bilālapādaka realized that he had wronged the man and pondered that if he were not to own up his mistake and ask the promoter of charity to pardon him, he would be reborn in one of the four lower worlds (apāyas). So he said, “My friend, I have done you a great wrong by thinking ill of you; please forgive me.” The Buddha heard the rich man asking for pardon, and on enquiry found out the reason. So, the Buddha said, “My disciple, you should not think lightly of a good deed, however small it may be, for small deeds will become big if you do them habitually.
EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 122)
taṃ maṃ na āgamissati puññassa mā avamaññaetha
udabindu nipātena api udakumbho pūrati thokathokaü
api ācinaṃ dhīro puññassa pūrati
taṃ: that act of merit; maṃ: towards me; na āgamissati: will not come bringing good results; puññassa: act of merit; mā avamaññaetha: do not underestimate; udabindu nipātena api: only drop by drop; udakumbho: the water pot; pūrati: gets filled; thokathokaṃ api: even little by little; ācinaṃ: collected; dhīro: the great man; puññassa: with merit; pūrati: gets filled.
Some tend to think that virtue can be taken lightly, and that virtue practiced is not likely to bring about any spectacular good results. This view is not quite correct. The good done by an individual accumulates little by little. The process is very much like the filling of a water-pot, drop by drop. As time goes on, the little acts of virtue accumulate, until the doer of good is totally filled with it.
COMMENTARY
māppamaññaetha; mā avamaññaetha: do not under estimate. The intention of this Stanza is to stress that wholesome action, however trifling it may seem, is not to be under-estimated. Since the action yields results in terms of happiness, even a modicum of good can be helpful.
- Tag :
- Nguyễn Văn Tiến