Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Stcherbatsky, một nhà Phật học lỗi lạc

Saturday, September 10, 201609:17(View: 6793)
Stcherbatsky, một nhà Phật học lỗi lạc

STCHERBATSKY,
MỘT NHÀ PHẬT HỌC LỖI LẠC
Nguyễn Văn Nhật

 

Theodore StcherbatskyTheo các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo, người Nga đã biết đến đạo Phật nhờ tiếp xúc với các lân quốc vùng châu Á như Mông Cổ, Tây Tạng... Vào thế kỷ thứ XVII, phong trào di cư của các sắc dân Kalmyk và Buriat đến các vùng hạ lưu sông Don và hồ Baikal đã đóng góp cho xứ Nga những khối người vốn đa sốPhật tử thuần thành. Tuy sống đời du mục nhưng các tộc người này có một trình độ tâm linh phát triển. Họ đã xây dựng chùa-tháp để thờ Phật ở vùng mới định cư, và thực hành đời sống tôn giáo rất tinh cần. Cùng thời gian đó, nhà nước phong kiến Nga cũng quan tâm đến nền văn hóa phương Đông, đã thành lập các định chế nghiên cứu về phương Đông. Các sự kiện trên khiến người Nga chú tâm đến Phật giáo và sớm có được nhiều kiến thức về Phật học. Nhiều học giả Nga đã tìm hiểu Phật giáotrở thành nổi tiếng. Một trong những học giả ấy là Theodor (Fyodor) Ippolitovich Stcherbatsky.

Theodor Stcherbatsky (19.9.1866-18.31942) sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Nga. Thời tuổi trẻ, ông theo học tại trường (trung học) Tsarskoye Selo Lyceum gần St Petersburg. Sau khi hoàn tất học trình vào năm 1884, ông được tiếp nhận vào khoa Triết học-Lịch sử của Viện Đại học St Petersburg. Tại đây, ông nghiên cứu về ngữ họcngôn ngữ Sanskrit. Hướng dẫn ông là các Giáo sư Ivan Minayev và Sergey Oldenburg; sau này, ông và Oldenburg đã có những liên lạc mật thiết về học thuật. Năm 1889, Stcherbatsky tốt nghiệp Đại học với hạng tối ưu, được công nhận học vị Tiến sĩ, và được đề nghị giữ lại trường để chuẩn bị đảm nhận vai trò giáo sư của ngành Ấn Độ học.

Tuy nhiên, ngay sau đó, ông được gửi sang Vienna để mở rộng khả năng học thuật. Tại Vienna, dưới dự hướng dẫn của các Giáo sư Georg Buhler và Max Muller ông tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ Sanskrit, về văn phạm của Panini, về luật của Dharmashastra, về triết học Ấn Độ, và về thơ ca Ấn Độ cổ. Tập luận văn Lý thuyết về thơ ca Ấn Độ được ông thực hiện để kết thúc học trình tại Vienna đã làm ông được nhiều học giả thuộc ngành Đông phương học khác biết tới.

Năm 1893, Stcherbatsky về Nga khi đã nổi tiếng là một chuyên gia về ngôn ngữ Sanskrit và thơ ca Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều năm sau đó ông bận tham gia vào một số đề án xã hội với tư cách đại biểu của giới quý tộc nên không có một hoạt động học thuật nào. Mãi đến năm 1899, sau khi tham dự Hội nghị Quốc tế Nghiên cứu Đông phương lần thứ XII ở Rome, ông mới trở lại với hoạt động nghiên cứu Ấn Độ học. Hội nghị Rome năm 1899 có vai trò quan trọng trong việc phát triển việc nghiên cứu Ấn ĐộPhật giáo trên khắp thế giới. Tại hội nghị, các báo cáo trình bày về việc phát kiến những sản phẩm độc đáo thuộc nền văn hóa Phật giáo được tìm thấy ở các ốc đảo trong vùng Tarim, chẳng hạn những tác phẩm nghệ thuật và những mảnh thủ bản kinh điển Phật giáo viết bằng tiếng Sanskrit hay tiếng Tây Tạng, đã gây nên một sự quan tâm mạnh mẽ của các học giả trong việc nghiên cứu Phật giáo Bắc tông. Sau Hội nghị, Stcherbatsky đến Bonn tiếp tục tìm hiểu về triết học Phật giáo với Giáo sư Hermann Jakobi. Cuộc nghiên cứu của ông tại đây mang lại cho ông những kiến thức vững vàng về cấu trúc và văn phong của những bản chuyên luận có tính cách triết học.

Năm1900, ông trở về Nga và bắt đầu giảng dạy tại ngành ngôn ngữ Sanskrit, khoa Ngôn ngữ Đông phương Viện Đại học St Petersburg, kế nghiệp giáo sư Oldenburg. Ngoài ra, trong đầu thập niên 1920, ông cũng mở một số lớp chuyên môn tại Viện Ngôn ngữ Phương đông Hiện đại ở Leningrad.

Công trình đầu tiên của ông là dịch thuật, phân tích, và chú giảihệ thống các tác phẩm nói về luận lý học Phật giáo viết bằng tiếng Sanskrit do Tôn giả Dharmakirti (Pháp Xứng), một luận sư Ấn Độ nổi tiếng, sống vào khoảng thế kỷ thứ VII, trước tác. Công trình này, có tên là Lý thuyết về Tri thức và Luận lý, theo Quan điểm của các Phật tử Hậu kỳ, được xuất bản thành hai tập ở Nga trong khoảng các năm 1903-1905. Ông đã sử dụng công trình ấy làm tài liệu căn bản cho tác phẩm chính của ông, Luận lý học Phật giáo, về sau được coi là một cột mốc quan trọng trong lịch sử tìm hiểu Phật học.

Năm 1903, ông được bầu vào làm thành viên của Ủy ban Nghiên cứu về Trung và Đông Á do hai học giả Vassili Radlow và Sergey Oldenburg lãnh đạo. Mùa Xuân năm 1905, ông được mời đến Urga, nơi vị Đạt-lai Lạt-ma đời thứ XIII (ngài Thubten Gyatso) đang lưu lại tại đó. Ông có may mắn được tiếp kiến vị lãnh đạo Phật giáo này và đã được ngài chuẩn thuận cho phép ông đưa một phái đoàn học giả Nga đến tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng. Rất tiếc, Bộ trưởng Ngoại giao Nga lúc bấy giờ đã bác thỉnh cầu của ông, vì thế người Nga đã bỏ qua một cơ hội độc đáo để đến được Tây Tạng, vùng đất bấy giờ còn nhiều bí ẩn đối với thế giới. Ở một chừng mức nào đó, về sau, chương trình này của Stcherbatsky đã được thực hiện bởi Baradyin, một người học trò của ông. Trong các năm 1905-1907, Baradyin đã có điều kiện đến viếng các tu viện Kumbum và Labrang thuộc Amdo (Tây Tạng); chương trình này được vạch ra bởi Stcherbatsky và Oldenburg; và cuộc thăm viếng này đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành nghiên cứu Phật học ở Nga. Thật vậy, Baradiyn có mang về Petersburg khoảng 200 quyển sách là những tác phẩm quý hiếm của Tây TạngMông Cổ đã được xuất bản tại Amdo, cùng với các bộ sưu tập khác về nghệ thuật Phật giáo và về dân tộc học.

Việc tìm hiểu sâu về triết học Phật giáo đã đưa Stcherbatsly đến Ấn Độ, cái nôi Phật giáo. Trong các năm 1910 và 1911, ông được Ủy ban Nga đưa đến Ấn để làm việc. Thời gian ông lưu lại Bombay đã có những kết quả đáng kể. Ông đã vận động để có được bảng danh mục của thư viện thuộc về một học giả vĩ đại thuộc Kỳ-na giáo, ngài Hemacandra. Ông rất quan tâm đến di sản văn học Kỳ-na giáo vì giáo phái này từng nghiên cứu rất cẩn thận và viết những bình luận chi tiết về những chuyên luận Phật giáo suốt thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ trên đất Ấn. Ông có đủ may mắn để gặp được một trong những vị học giả địa phương chuyên về Ấn Độ học, đã giúp ông nghiên cứu những chuyên luận triết học. Nhờ vậy, ông đã đọc tất cả những bản chuyên luận chính của học phái Nyaya và dịch một số trong những bản văn ấy ra tiếng Anh. Sau đó, ông di chuyển tới Pune và đến thăm trường Cao đẳng Deccan nơi ông đã sao chụp được hai thủ bản thuộc thế kỷ XIII được viết bởi triết gia nổi tiếng Udayana. Tại Benares, ông chuyên tâm nghiên cứu về học phái Mimamsa. Đầu tháng mười năm 1910 ông đến viếng Darjeeling. Tại đây, ông gặp lại đức Đạt-lai Lạt-ma thứ XIII và được ngài mời đến Tây Tạng để sao chép một số thủ bản Sanskrit lúc ấy được lưu trữ tại Lhasa và gần Kailash. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Hoa đã ngăn cản, không cho phép vị học giả Nga vào Tây Tạng.

Ý nghĩa chuyến đi Ấn Độ của Stcherbatsky thật lớn lao. Chuyến đi đã thu hút ông vào với truyền thống truyền khẩu sống động mà không có những kiến thức liên quan tới truyền thông đó thì mọi nghiên cứu nghiêm túc về các văn bản tôn giáo và triết học Ấn Độ hầu như không thể nào thực hiện được. Trong ý nghĩa này, ông thực sự đi theo con đường của người thầy của mình, Giáo sư Minayev, người đã dành nhiều năm để di chuyển xuyên suốt các xứ Ấn Độ, Tích Lan và Miến Điện. Chuyến viếng thăm Ấn Độ đã củng cố lòng hâm mộ của Stcherbatsky đối với di sản tâm linh của xứ này. Trở về Nga, Stcherbatsky bắt đầu cuộc nghiên cứu vào những bản chuyên luận nổi tiếng của Tôn giả Vasubandhu, chẳng hạn như tập Abhidharmakosha (A-tì-đạt-ma Câu-xá luận). Sự hào hứng của ông được khơi dậy bởi cuộc hội ngộ ở Calcutta với Giáo sư Denison Ross, người đã giải mã những mảnh rời các tập chuyên luận chép tay ở Uighur và sau đó là những tin tức về việc Bá tước Aurel Stein đã phát hiện toàn bộ văn bản Uighur của tác phẩm Abhidharmakosha ở Đông bộ Turkestan, sau này những văn bản đó được đưa về Paris rồi chuyển đến giáo sư Sylvain Lévi. Tháng mười hai năm 1912, Stcherbatsky gặp Sylvain Lévi tại Paris; và sau khi hội ý với các học giả gồm Louis de La Vallée-Poussin (Bỉ), Denison Ross (Anh Quốc) và Unrai Wogihara (Nhật Bản), một kế hoạch được triển khai để biên tập  và phiên dịch các văn bản của Abhidharmakosha nằm trong các phiên bản Tây Tạng, Sanskrit, Uighur và Trung Hoa cùng với một số bản sớ giải. Vào năm 1914, Stcherbatsky cùng với Oldenburg quyết định khởi đầu thực hiện loạt sách Những Công trình Bất hủ về Triết học Ấn Độ với dự định dịch các tác phẩm triết học Ấn Độ và nhất là triết học Phật giáo từ ngôn ngữ Sanskrit và các ngôn ngữ phương Đông khác ra tiếng Nga cùng nhiều ngôn ngữ chính khác của châu Âu. Không may, chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm tiêu tan tất cả những kế hoạch này.

Stcherbatsky thực hiện những công trình quan trọng nhất của ông – đã khiến ông nổi tiếng khắp thế giới – sau cuộc Cách mạng Cộng sản năm 1917 ở Nga. Năm 1918, ông được cử làm thành viên thường trực của Hàn lâm viện Khoa học Nga. Năm 1923 tập luận văn Ý niệm Chính yếu của Phật giáoÝ nghĩa của từ “Dharma” dựa trên những nghiên cứu sâu rộng của ông về Abhidharmakosha đã được Royal Asiatic Society xuất bản tại London. Trong tập luận văn này, ông nghiên cứu những chủ đề chính yếu của triết học Phật giáo tiền kỳ; chẳng hạn, những lý thuyết về dharma (pháp) hoặc những thành phần của hiện hữu cấu tạo nên dòng ý thức.

Năm 1927, Ý niệm về Niết-bàn của Phật giáo được phát hành và đã làm biến đổi sâu xa sự hiểu biết về tinh túy của học thuyết Đại thừa. Trong tác phẩm của mình, Stcherbatsky cố gắng trình bày ý niệm của Đại thừa về Phật giáo và về Niết-bàn. Để thực hiện mục đích ấy, ông sử dụng bản dịch của chính mình về hai chương đầu tiên tác phẩm Trung Quán luận của Tôn giả Nagarjuna (Long Thọ) cùng những sớ giải do Tôn giả Candrakirti (Nguyệt Xứng) viết về tập luận ấy. Trong nhiều năm, các tác phẩm của ông được coi là nền tảng cho những nghiên cứu sâu xa hơn về Phật học trong vùng.

Mặc dù chuyên tâm vào việc phiên dịchnghiên cứu các văn bản Phật giáo, Stcherbatsky vẫn không ngừng các hoạt động của ông trong việc tổ chức những chuyến du khảo đến phương Đông. Do vậy, vào năm 1924, ông đến vùng hồ Baikal để tìm kiếm những thủ bản Phật giáo quan trọng được lưu giữ tại các tu viện ở Buryat và để thiết lập những tiếp xúc với những vị Lạt-ma học giả trong vùng. Những người học trò của ông như Eugene Obermiller và Andrei Vostrikov, Tubyansky và Semichov cũng thực hiện những cuộc nghiên cứu tại chỗ trong vùng hồ Baikal suốt những năm 1927-1931, và qua đó cũng đã đóng góp rất nhiều cho việc phát triển ngành nghiên cứu Phật học Nga. Thật vậy, Obermiller và Vostrikov, những người đã rất quen thuộc với truyền thống tôn giáo sống động, đã mang về St Petersburg một số lớn văn bản Phật giáo. Năm 1927, Stcherbatsky triển khai những kế hoạch nhằm biên tập Bách khoa Toàn thư Phật giáo. Năm 1928, ông được cử đứng đầu Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo (Institute for Studies of Buddhist Culture) do Hàn lâm viện Khoa học Liên Xô thành lập. Viện này quy tụ những học giả thuộc nhiều ngành nghiên cứu khác nhau, từ Ngôn ngữ Sanskrit, đến Nghiên cứu về Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa… trước hết là những vị như Obermiller, Vostrikov, Semichov, Vassiliev, và Kozerovskaya (về sau trở thành một Tỳ-kheo có pháp hiệu Sankrityayan). Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo nhắm tới việc nghiên cứu toàn diện về cả văn hóa Phật giáo lẫn những hình thái của Phật giáo trong dòng lịch sử phát triển của tôn giáo này, cũng như trạng thái hiện thời của Phật giáo ở nhiều vùng đất khác nhau. Vào năm 1930, Phân ngành Ấn-Tạng của Viện Nghiên cứu Đông phương được thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện Bảo tàng châu Á, Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo và Phân ngành Thổ Nhĩ Kỳ, giao cho Stcherbatsky lãnh đạo. Cùng thời gian đó, vào năm 1928, Stcherbatsky được cử làm thành viên Hội Nghiên cứu Phật giáo do Von Max Walleser thành lập tại Heidelberg (Đức) rồi đại diện cho Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo ký một thỏa thuận hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo và Hội Heidelberg. Năm sau, Stcherbatsky cùng với học trò là Obermiller cùng biên tập bộ luận Abhisamayalamkara (Hiện quán Trang nghiêm luận) bằng các ngôn ngữ Tây Tạng và Sanskrit, mở đầu cho việc nghiên cứu nền văn học Bát-nhã được Obermiller thực hiện.   

Những nghiên cứu về Phật giáo của Stcherbatsky đem lại kết quả là bộ Buddhist Logic (Luận lý học Phật giáo) gồm hai quyển. Quyển hai phát hành năm 1930 chứa đựng bản dịch đã được hiệu đính tập chuyên luận của ngài Dharmakirti và những sớ giải của ngài Dharmottara (Pháp Thượng) bên cạnh những chú giải mở rộng của Stcherbatsky. Quyển một, dựa trên những dữ kiện lấy từ quyển hai, điểm qua quá trình lịch sử và dựng lại một cách tổng hợp toàn thể kiến trúc của triết lý Phật giáo hậu kỳ.

Công trình cuối của Stcherbatsky được phát hành là bản dịch từ ngôn ngữ Sanskrit năm chương của bộ luận Madhyanta-vibhanga (Trung biên Phân biệt luận), một tập luận được coi là thuộc về Năm chuyên luận của Tôn giả Di-lặc (Maitreya).

Cũng nên nhắc tới một công trình khác đã được khởi xướng và biên tập bởi Stcherbatsky, đó là việc phiên dịch từ tiếng Sanskrit tập chuyên luận Arthashastra của Kautilya về nghệ thuật lãnh đạo chính trị, chiến lược quân sự và kinh tế. Việc dịch thuật được thực hiện bởi Oldenburg và các nhà nghiên cứu làm việc tại Phân ngành Ấn-Tạng thuộc Viện Nghiên cứu Phương Đông vào đầu thập niên 1930. Công trình dịch thuật này chỉ được biên tập lại vào năm 1959.

Stcherbatsky là một trong những người thuộc ban biên tập loạt sách nổi tiếng Bibliotheca Buddhica, khởi xướng bởi các học giả Nga ở cuối thế kỷ XIX nhắm đến việc phát hành có hệ thống các kinh điển Phật giáo bằng ngôn ngữ Sanskrit và các ngôn ngữ phương Đông khác sao cho các tài liệu ấy có thể có sẵn để phục vụ tất cả những ai nghiên cứu về phương Đông trên khắp thế giới. Được phát hành đầu tiên trong loạt sách này là bản luận giản yếu về tu tập của Tôn giả Shantideva (Tịch Thiên) có tựa là Shiksha-samuccaya (Học luận; Hán tạng dịch là Đại thừa Tập Bồ-tát học luận) do Giáo sư Cecil Bendhall ấn hành năm 1897, được chú ý đặc biệt bởi quyết định của Đại hội các nhà Đông phương học họp tại Paris như là một sáng kiến quan trọng và hữu ích sủa Viện Hàn lâm Khoa học St Petersburg. Trong suốt đời mình, Stcherbatsky, đã có 30 quyển sách được phát hành trong loạt tác phẩm này, bao gồm 11 quyển do chính ông biên tập. Năm 1936, đợt phát hành cuối cùng của loạt sách đó được thực hiện, tập Trung biên Phân biệt luận do Stcherbatsky dịch được phát hành. Về sau, năm 1960, Giáo sư George Roerich chuẩn y lần phát hành thứ 31 của loạt sách này, cho ra đời tập Dhammapada (Kinh Pháp cú) do Vladimir Toporov thực hiện. Năm 1962, được coi là đợt phát hành kế tiếp của loạt chuyên luận Văn học Lịch sử Tây Tạng do Vostrikov thực hiện. Tập sách này, viết năm 1937, đã được tác giả dành tặng cho dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Stcherbatsky.

Theodor Stcherbatsky mất ngày 18-3-1942 ở Borovoye, miền bắc Kazakhstan, nơi ông đến tản cư cùng với những hàn lâm viện sĩ khác của Leningrad đang bị đe dọa bời quân đội Đức Quốc xã. Phẩm chất học thuật của Stcherbatsky rất được ca ngợi bởi những đồng nghiệp ngoại quốc của ông trên thế giới. Trong thập niên 1930, ông được cử làm hội viên của ba hiệp hội học thuật cổ nhất và có thẩm quyền nhất về Đông phương học là Royal Asiatic Society của Anh Quốc, the Asiatic Society of Paris, và German Oriental Society, Berlin. Ông còn là Hội viên thông tấn của Gottingen Academy of Sciences. Ông được coi là nhà nghiên cứu tiền phong về Luận lý học Phật giáo.

Năm nay, kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông, những người quan tâm đến Luận lý học Phật giáo xin được thể hiện lòng ngưỡng mộ ông, một người đã hầu như suốt đời dành tâm lực để nghiên cứu Phật học.     

 

Tài liệu tham khảo:

1.  Phật giáo Nga, Giáo sư Trần Quang Thuận, Nhà xuất bản Tôn Giáo (2008).
2.  Academician Fyodor Ippolitovich Stcherbatsky, B.V. Semichov và A.N. Zelinsky viết bằng tiếng Nga, bản dịch tiếng Anh của A. Zorin, đăng trên trang mạng www.orientalstudies.ru của russian academy of sciences.
3.  Tài liệu trên Wikipedia

Bài đọc thêm bằng tiếng Anh: Sách Nhân Minh Luận tức Luận Lý Học Phật Giáo:
buddhist_logic 1 (Stcherbatsky) PDF 
buddhist_logic 2 (Stcherbatsky) PDF

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 2738)
Vào lúc 11 giờ ngày 01/01/2024, tại chùa Kiều Đàm số 1129 S Newhope Street, thành phố Santa Ana, miền Nam California, Đạo tràng Khánh Anh cùng chùa Kiều Đàm đã tổ chức Lễ Khánh tuế lần thứ 97 Trưởng lão Hòa thượng Thích Thắng Hoan.
(View: 3009)
Hòa Thượng THÍCH TUỆ SỸ (1945-2023)
(View: 2809)
Mỗi khi có dịp gặp và ngồi nói chuyện về tỉnh Khánh Hòa, Quách Tấn đều nhắc cho tôi biết là, Khánh Hòa có 2 người tiếng tăm đã vượt biên giớiHòa thượng Thích Quảng ĐứcBác sĩ Yersin.
(View: 6526)
Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông, Tứ Thập Ngũ Thế, Hiền Như Tịnh Thất Trụ Trì, Pháp danh Tâm Hỷ, tự Thanh Diệu Pháp Ni Sư Chơn linh.
(View: 4075)
Ni Trưởng Thích Nữ Như Tuấn vừa viên tịch tại Chùa Phổ Hiền, Strasbourg, Pháp Quốc
(View: 5307)
Daisetsu Teitaro Suzuki sinh ngày 11 tháng 11 năm 1870 và mất ngày 12 tháng 7 năm 1966 tại thành phố Kamakura, Nhật Bản
(View: 4872)
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Thắng Hoan - Chánh văn phòng Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTN Hoa Kỳ
(View: 7558)
Được tổ chức tại Chùa Phật Đà, San Diego, California, vào lúc 10:00am ngày 27/9/2020.
(View: 18725)
Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tôn, tứ thập tam thế, Húy Thượng Tâm Hạ Nhẫn, Tự Hành Từ, Hiệu Chí Tín Giác Linh Trưởng Lão Hòa Thượng Liên đài chứng giám
(View: 4101)
Là bậc Cao tăng xuất chúng, bằng trực giác mẫn tuệ, sư Đạo Sinh tự nghiệm ra một lý lẽ rất cao siêu và công khai thuyết giảng rằng ai ai cũng có Phật tính
(View: 3203)
Mắt không phải là xiềng xích của sắc (cái được thấy), sắc cũng không phải là xiềng xích của mắt. Bất cứ tham và luyến nào khởi lên dựa vào hai thứ đó
(View: 6240)
Do niên cao lạp trưởng đã thu thần viên tịch vào lúc 02h56 phút ngày 16 tháng 4 nhuận năm Canh Tý - nhằm ngày 7 tháng 6 năm 2020 tại Thiền Viện Vạn Hạnh. Trụ thế: 84 năm, 47 hạ lạp.
(View: 12476)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(View: 10187)
Thầy Tuệ Sỹ Là Viên Ngọc Quý Của Phật Giáo và Của Việt Nam - Nguyễn Hiền Đức
(View: 2815)
Bài của Olaf Beuchling - đăng trên tạp chí "BUDDHISMUS Aktuell“ (Phật Giáo Ngày Nay) số 2/2020, phát hành tháng Tư, Năm, Sáu – từ trang 44 - 49 Việt dịch: Đạo Hữu THỊ CHƠN Ngô Ngọc Diệp
(View: 7097)
Đại Lão HT Thích Quảng Độ viên tịch lúc 21 giờ 30 ngày 22 tháng 2 năm 2020, thượng thọ 93 tuổi, 73 hạ lạp
(View: 3448)
Dịch theo bản Anh dịch “The Enlightenment of Chiyono” của Anne Dutton, từ các trang 173-179 của sách “Zen Sourcebook: Traditional Documents from China, Korea, and Japan
(View: 6419)
Giới đàn là một nghi lễ để truyền trao giới pháp cho các giới tử là những người xuất gia theo đạo Phật. Để thành tựu được một giới đàn, phải có đủ 3 yếu tố: Tam sư, thất chứng và giới tử.
(View: 4243)
Nhận thấy nhu cầu tìm hiểu những nhân vật, con người, đã và đang đóng góp công sức cho Phật giáo Việt Nam ngày nay...
(View: 6204)
Ôn thường canh cánh về Mẹ bên lòng khi còn sanh tiền. Trước khi “chết” Ôn về quê thăm Mẹ, lạy tình thương của Mẹ từ thuở ấu thơ.
(View: 18745)
“Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói… ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”
(View: 6850)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang (1923-2019) vừa viên tịch
(View: 6219)
Trưởng Lão HT Thích Chơn Thành sinh ngày mùng 9 tháng 8 năm 1934, tại Xã Xuân Thọ, Quận Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên, Việt Nam.
(View: 3744)
Bài Thuyết Trình: Hành TrạngSự Nghiệp của Trưởng Lão Hòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN nhân ngày Khánh Thành Chùa Đôn Hậu tại Na Uy
(View: 2722)
Vị thứ hai trong dòng những tái sinh Jamyang Khyentse là Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, người vĩ đại đến mức thật khó để tôi thậm chí thốt lên danh hiệu của Ngài
(View: 14936)
Kính Mừng Thọ 70 tuổi HT Thích Như Điển tổng hợp những bài viết cho Hoà Thượng Phương Trượng
(View: 5607)
Chương trình tang lễ của HT Thích Quảng Thanh được tổ chức tại Chùa Bảo Quang từ ngày 14 đến 17/6/2019
(View: 2917)
Hòa Thượng Thích Thiện Định là vị Tổ khai sơn chùa Pháp Hoa tại Marseille, Pháp Quốc.
(View: 4202)
Ngài thế danh là Diệp Quang Tiền, Pháp danh Tâm Khai, tự Thiện Giác (Đồng sư với Hòa thượng Thiện Châu ở bên Pháp), hiệu Trí Ấn Nhật Liên
(View: 4715)
Chúng ta nói chuyện thế kỷ 13, đó là một thời nước lớn phía Bắc không thôi kinh ngạc khi nghĩ tới nước nhỏ Đại Việt phía Nam, cả về quân sự và Phật pháp.
(View: 4158)
Tây Tạng xưa nay là xứ huyền bí. Đó là vùng đất thường được gọi là mái nhà của thế giới, nơi sản sinh ra nhiều bậc thánh giả siêu việt, mà ngài Lạt Ma tái sinh Zong Rinpoche là một trong những hình ảnh tiêu biểu.
(View: 2832)
GS Tenzin nói, những kinh nghiệm đó cho anh thực hiện nhiệm vụ thông dịch khá là tuyệt vời. Đối với một người thông dịch nào không quen thuộc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, công việc như thế sẽ rất là khó.
(View: 4635)
Hòa Thượng Thích Như Điển - Chân Dung Một Nhà Văn
(View: 3520)
Sư cô Thích Nữ Chủng Hạnh sanh ngày 12 tháng 8 năm 1933. Do tuổi cao sức yếu, đã thâu thần thuận tịch vào ngày 07 tháng 11 năm 2018. Trụ thế: 86 năm, Hạ lạp: 07 năm.
(View: 4993)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường cho Phật...
(View: 8165)
Chương trình tang lễ được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 10 năm 2018 tại Chùa Diệu Quang, 3602 W 5th St, Santa Ana, CA 92703. Tel: (714)554-9588
(View: 3607)
Sư bà Nguyên Thanhthế danh Lê Thị Quan, sanh năm1944, tại Quy Nhơn, là con gái thứ ba trong năm người con của ông Lê Đức Khánh và bà Trần Thị Quýt, làng Phú Nhơn, xã Cát Trinh, khuyện Phù cát, tỉnh Bình Định.
(View: 4134)
Chương Trình Lễ Tang sẽ được tổ chức lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 4 tháng 8 năm 2018 và Chủ Nhật ngày 5 tháng 8 năm 2018, tại Đạo Tràng Nhân Quả, 10801 Trask Ave, Garden Grove, CA 92843
(View: 3637)
Hòa Thượng Thích Thiện Hữu thế danh Nguyễn Hữu Nghĩa thượng Như hạ Lễ tự Viên Nhơn, hiệu Thiện Hữu sinh năm Giáp Thân (1944) tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Định.
(View: 8101)
Thay mặt chư tôn đức Tăng, Ni và quý Cư Sĩ Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHK nhất tâm nguyện cầu Giác Linh Sư Bà Tân Viên Tịch Cao Đăng Phật Quốc.
(View: 13416)
Lễ Nhập Quan: Vào lúc 10 giờ sáng Thứ Sáu, ngày 12 tháng 1 năm 2018 tại Peek Funeral Home, 7801 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683
(View: 16789)
Đức Trưởng lão Hòa Thượng thượng ĐỨC hạ CHƠN Viện chủ Tu Viện Quảng hương Già Lam, Sài Gòn vừa viên tịch lúc 03g40′ ngày 27/11/2017
(View: 4731)
Khó hình dung rằng một phụ nữ Anh đang phụ trách về kế toán trong một công ty quản trị quỹ đầu tư đa quốc bỗng nhiên trở thành một vị ni sư theo truyền thống Tây Tạng
(View: 53630)
HT Thích Đức Niệm - Trụ trì Chùa Ưu Đàm, Tp. Marina, California viên tịch lúc 11:30AM ngày 20/10/2017...
(View: 8986)
Hòa Thượng Phương trượng Chùa Thiền Tôn, húy Tắc An hiệu Lãng Thiện đời thứ 23 dòng thiền - Thiên Thai Giáo Quán Tông
(View: 16593)
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Minh Tuyền (1938-2017) Khai Sơn Chùa Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản
(View: 4247)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu được tồn vinh đó là nhờ công đức sáng lập của Thầy.
(View: 3980)
Chỉ cần, đối cảnh vô tâm, hay cứ để mặc cho các pháp được thấy như là được thấy, được nghe như là được nghe… Và đó là Thiền Tông: không một pháp nào để làm.
(View: 8965)
Kỷ Yếu Tri ÂnTán Dương Công Đức của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ... TT Thích Nguyên Tạng
(View: 4196)
Ngay từ hồi còn trẻ cụ Chu Văn An (1292-1370) đã nổi tiếng là một người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách.
(View: 13196)
Sư Bà đã viên tịch ngày 15/1/2017. Lễ Nhập Kim Quan vào lúc 9am, Chủ Nhật, 22/01/2017; Lễ Trà Tỳ vào lúc 3pm, Thứ Hai, 23/01/2017
(View: 13389)
Tuệ Sĩ – Người ẩn mình dưới lòng hố thẳm hun hút, Tuệ Sĩ – Trên đỉnh Trường Sơn chót vót sương mù, mây trắng.
(View: 17855)
Chúng con/tôi vừa nhận được tin: Thượng Tọa THÍCH ĐỨC TRÍ Trụ trì Chùa Tam Bảo Tulsa, Oklahoma vừa viên tịch...
(View: 7596)
Vào tháng 4 năm 1998, tôi trở về nhà ở Dharamsala, Ấn Độ, sau hành trình giảng dạy dài và khoản thời gian miệt mài viết lách tại Mông Cổ và phương Tây.
(View: 6202)
Đại lão HT Thích Thiện Bình đã thu thần viên tịch 17-11-2016 (18-10-Bính Thân), tại chùa Long Sơn TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), thọ 84 tuổi.
(View: 7596)
Xuất gia năm 1960, thọ Sadi giới ngày 17-11 năm Quý Mão (1963) tại Tổ đình Tường Vân, thọ cụ túc giới năm 1964 tại giới đàn Quảng Đức
(View: 8773)
Đức Vua Bhumibol Adulyadej, vị hoàng đế ở trên ngai vàng lâu nhất thế giới, vừa băng hà tại bệnh viện ở thủ đô Bangkok ngày 13-10-2016.
(View: 5594)
Tiểu sử của một lama vĩ đại được gọi là “namtar” (rnam-thar), một tiểu sử mang tính cách giải thoát, vì nó tạo nguồn cảm hứng cho người nghe...
(View: 7004)
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa con nhà gia giáo thuộc hạng trung lưu, trong gia quyến ai nấy đều theo đạo Phật.
(View: 9350)
Trong cuộc phỏng vấn năm 1999, Richard Gere nói về những năm tháng tu tập của mình, sự cống hiến của anh cho Lão sư của mình là Ngài Đạt La Lạt Ma.
(View: 5687)
Chu Văn An (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật của Chu Văn An vốn là...
(View: 4864)
Thupten Jinpa là một cựu tăng sĩ, hoàn tục để lập gia đình, trở thành một tác giả, và trong 30 năm qua, là người thông dịch chính về tiếng Anh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
(View: 14665)
Lễ nhập Kim Quan lúc: 04 giờ chiều ngày Thứ Bảy: 25/6/2016; Lễ cung tống Kim Quan trà tỳ lúc: 08 giờ sáng ngày Thứ Năm: 30/06/2016
(View: 5805)
Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng Lê Văn Duyệt, toàn thân Ngài bất động điềm nhiên trong tư thế thiền định...
(View: 5994)
Bài thuyết trình cho Khóa An Cư Kiết Hạ tại Niệm Phật Đường Fremont, SanJose, từ ngày 13-23 tháng 6 năm 2016
(View: 10369)
Kỷ Yếu Tri ÂnTán Dương Công Đức của Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn
(View: 9161)
Đức Trưởng Lão HT Thích Như Huệ Chứng minh Đạo sư GHPGVNTN Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan
(View: 7726)
Trong số mấy chục vị Thánh Tử Đạo ấy có Sư Cô Thích Nữ Diệu Định ở Quảng Nam-Đà Nẵng...
(View: 35845)
Lễ nhập kim quan lúc: 09:00am, ngày 12/3/2016. Lễ di quan lúc 10:00am ngày 15/3/2016
(View: 5718)
Đại Lễ Tri Ân nhị vị Hòa Thượng Trưởng Lão của Giáo HộiTrưởng Lão Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn và Trưởng Lão Chứng Minh Đạo Sư HT Thích Như Huệ.
(View: 11100)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm HT Thích Hạnh Tuấn (1956-2015) Chùa Trúc Lâm Chicago, USA ấn hành 2015
(View: 13514)
Kể từ khi tổ Minh Hải–Pháp Bảo khai tông lập giáo, tính đến nay dòng thiền Lâm Tế Chúc Thánh đã trải qua 300 năm lịch sử với 12 đời truyền thừa...
(View: 7947)
Dẫu là một ông vua, cai trị một đế chế rộng lớn, quyền uy sinh sát trong tay, nhưng kỳ thực A Dục Vương vẫn là một đệ tử Phật, một tín đồ thuần thành của Phật Giáo.
(View: 18390)
HT Thích Tâm Thọ, Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên thế giới, Viện Chủ Chùa Giác Hoàng, Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ
(View: 6834)
Thiền sư BẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản.
(View: 20386)
HT Thích Hạnh Tuấn, Trú Trì Chùa Trúc Lâm, Chicago, đã viên tịch; Lễ Nhập Liệm vào ngày thứ 4, 4/11/2015; Lễ Trà Tỳ vào ngày Chủ Nhật, 8/11/2015
(View: 14162)
Cả Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và Guru Rinpoche đều tiên tri sự ra đời và thành tựu tâm linh của Tông Khách Ba.
(View: 16920)
Long Thọ (Nagarjuna, Klu-grub), cùng với Vô Trước (Asanga, Thogs-med), là hai đại hành giả tiên phong của truyền thống Đại thừa.
(View: 28074)
Lễ nhập quan sẽ được cử hành vào lúc 14 giờ ngày 25 tháng 08 năm 2015 (nhằm ngày 12/07/Ất mùi)
(View: 30187)
Trưởng lão Hòa Thượng vừa thâu thần viên tịch tại Tổ đình Từ Quang, thành phố Montreal, Canada, lúc 10g15 thứ Năm, ngày 20-8-2015, trụ thế 95 tuổi đời, 74 Hạ Lạp
(View: 11359)
Kỷ Yếu Tưởng Niệm Hòa Thượng Thích Minh Tâm (1940-2013)
(View: 7888)
Pháp danh của ông là Buddhadasa có nghĩa là người tỳ kheo hầu hạ Đức Phật, thế nhưng người dân Thái thì lại gọi ông là Ajhan Buddhadasa.
(View: 7385)
Ngài Tịch Thiên (Shantideva) là một trong những vị luận sư lỗi lạc nhất của thời kỳ sau trong quá trình phát triển tông phái Đại thừa
(View: 10543)
Ngài Huyền Trang theo truyện Tây Du không gọi là Huyền Trang mà kêu là Tam tạng thỉnh kinh hay Đường Tăng. Trong sách nói đủ là Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
(View: 10545)
Tranh vẽ Chân Dung HT Tuệ Sỹ của nhiều tác giả
(View: 8358)
Có một người đã cắt bỏ được sợi dây ràng buộc của gia đình để sống theo tăng đoàn của đức Phậtcống hiến trọn cuộc sống của mình cho công cuộc hoằng dương Phật pháp, đó là Tôn Giả Phú Lâu Na.
(View: 8433)
Huệ Viễn đại sư họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sanh tại Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà Tấn.
(View: 7121)
Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984), Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN là bậc cao tăng có những cống hiến to lớn đối với Đạo pháp và Dân tộc
(View: 10371)
Đức Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội Phật Việt Nam Thống Nhất, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, viên tịch năm kỷ Mùi.
(View: 21737)
Hòa Thượng Thích Tuệ Chiếu, thế danh Lưu Đức Thụy, Pháp danh Thiện-Uẩn, Pháp hiệu Hồng Liên, pháp tự Tuệ Chiếu thuộc Thiền Phái Lâm Tế đời thứ 40.
(View: 25109)
Phật giáo Bắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đích tiến tu. Dù là tu sĩ xuất gia hay cư sĩ tại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
(View: 15945)
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
(View: 8438)
Từng nghe, lòng dạ kiên trinh, ý chí vững bền, khí tiết đặc biệt đâu phải hoàn toàn do bẩm tính tự nhiên mà phải dốc lòng kính ngưỡng, noi theo những bậc có đức hạnh cao vời.
(View: 19701)
Vào lúc 15 giờ ngày 14/12/2014, tại An Tường tự viện, Oakland, California, Hoa Kỳ, các tự viện đã phối hợp cùng Môn đồ pháp quyến tổ chức Lễ truy niệm và phát tang HT húy thượng Đồng hạ Đạt, tự Thông Đạt, hiệu Thanh An, Viện chủ An Tường tự viện
(View: 17240)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(View: 11224)
Ngài Long Thọ (Nagarjuna) thường được tôn xưng là “đức Phật thứ hai” bởi các truyền thống Phật Giáo Đại Thừa tại Tây Tạng và Đông Á.
(View: 7591)
SB Diệu Không thế danh là Hồ Thị Hạnh, húy là thượng Trừng hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh. Sư Bà sinh năm 1905, con gái Út của Cụ Hồ Đắc Trung và Cụ Châu Thị Lương, làng an Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên.
(View: 8191)
Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Kính, sanh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão, nhằm ngày 17 tháng 12 năm 1891, tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.
(View: 14817)
Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hoè Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất gia, đến Tung Nhạc thọ giới cụ túc.
(View: 8277)
Mỗi khi tâm niệm đến hành trạng Thiền sư Vạn Hạnh, chúng ta không thể không đề cập đến con ngườisự nghiệp Lý Công Uẩn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant