Chu Văn An (1292-1370) hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, tên thụy là Văn Trinh. Tên thật của Chu Văn An vốn là Chu An, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Ông là người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội).
Sau khi thi đỗ Thái học sinh, Chu Văn An không ra làm quan, chỉ ở nhà dạy học. Học trò theo học rất đông. Hai đại thần Phạm Sư Mạnh và Lê Bá Quát đều là học trò ông.
Năm Khai Thái đời Trần Minh Tông ông mới nhận chức Quốc Tử Giám tư nghiệp, dạy cho thái tử học. Sau vua Trần Dụ Tông mê chơi bời, bỏ bê việc nước, bọn gian thần lộng quyền, hà khắc, tham nhũng; năm Nhâm Dần 1362 (1) Chu Văn An dâng Thất Trảm Sớ (2) xin chém đầu bảy gian thần, nhưng vua không thuận nên ông từ chức, lui vềở ẩn. Tại đó ông làm bài thơ sau: Xuân Đán Tịch mịch sơn gia trấn nhật nhàn, Trúc phi tà ủng hộ khinh hàn. Bích mê thảo (3) sắc thiên như túy, Hồng thấp hoa sao lộ vị can. Thân dữ cô vân trường luyến tụ, Tâm đồng cổ tỉnh bất sinh lan. Bách huân bán lãnh trà yên yết, Khê điểu nhất thanh xuân mộng tàn. Tạm dịch: Sáng Mùa Xuân Non vắng nhà xa cả buổi nhàn, Cửa trúc che nghiêng bớt rét hàn. Cỏ biếc tốt tươi trời quá chén, Hồng giọt sương tình vẫn chửa tan. Thân tựa cụm mây vương vấn núi, (4) Tâm như giếng cổ sóng nào sanh. (5) Hương bách nhạt phai trà nguội khói, Tiếng chim bên suối mộng xuân tàn. Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân tạm dịch.
Ở ẩn sáng mùa xuân cũng chẳng có khách tới thăm, ngắm cảnh thiên nhiên, uống trà, làm thơ, viết sách. Cuộc đời như vậy có lẽ chẳng còn phiền não.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1370 thời vua Trần Nghệ Tông sau khi chết Chu Văn An được truy tặng tước Văn Trinh công, ban cho tòng tự ở Văn Miếu, là người Việt Nam đầu tiên được nhà Trần đưa vào phối thờ ở Văn miếu. Các tác phẩm của Chu Văn An phần lớn đã bị giặc Minh thâu hủy. Hiện chỉ còn lưu truyền lại mười hai bài thơ.
Khi dừng chân ở một trạm nghỉ bên sông Chu Văn An làm bài thơ Giang Đình Tác sau đây: Giang Đình Tác Giang đình độc lập, sổ qui chu; Phong cấp than tiền, nhất địch thu. Tà nhật ngâm tàn, hồng đạm đạm, Mộ thiên vọng đoạn, bích du du. Công danh dĩ lạc hoang đường mộng, Hồ hải liêu vi hãn mạn du. Tự khứ, tự lai, hồn bất quản, Thương ba vạn khoảnh tiện phi âu. Chu Văn An Tạm dịch: Bài thơ làm ở trạm nghỉ bên sông Bến sông vẳng tiếng sáo vi vu, Chiều ngắm thuyền về lộng gió thu. Ngâm tàn, tà nắng mây hồng nhạt Vọng đoạn, trời xanh biếc trập trùng. Công danh lạc nẻo hoang đường mộng, Hồ hải tưng bừng giục lãng du. Đi, ở, tùy tâm chơi thỏa thích Sóng xanh nhàn tản cánh chim âu. Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân tạm dịch.
Dâng Thất Trảm Sớ không được vua ưng thuận nên Chu Văn An từ bỏcông danh về ở ẩn, dạy học và viết sách. Một hôm ông dừng chân nơi trạm nghỉ bên sông lúc xế chiều ngắm thuyền câu về bến, xúc cảnh sinh tình làm bài thơ này. Đến khi gần tối nắng tà nhuốm mây hồng nhạt, trời xa màu biếc trập trùng thì tiếng sáo và tiếng ngâm thơ ngừng bặt. Chu Văn An trạnh lòng nhớ lại công danh như vừa trải quagiấc mộnghoang đường, nhìn những cánh chim âu lướt sóng mà ao ước được phiêu du hồ hải, tự dotự tại, sống ngoài vòng cương tỏa.
Khi dừng chân nghỉ ở thôn Nam Sơn Chu Văn An làm bài thơ sau: Thôn Nam Sơn Tiểu Khế Nhàn thân Nam Bắc, phiến vân khinh; Bán chẩm thanh phong, thế ngoại tình. Phật giớithanh u (6), trần giới viễn , Đình tiền phún huyết, nhất oanh minh. Chu Văn An Tạm dịch: Nhàn thân Nam Bắc nhẹ tênh tênh Nửa gối gió mây lạnh thế tình. Cửa Phật sạch trong thường tĩnh lặng, Gần hoa đỏ thắm tiếng Oanh minh. Quảng Trí Nguyễn Bỉnh Quân tạm dịch.
Trong thời gian về ở ẩn Chu Văn An sống đạm bạc, lạnh nhạt xa lánh cõi đời trần tục. Ông thích ngắm hoa thơm cỏ lạ, nghe tiếng chim kêu ríu rít. Ông ngưỡng mộ Phật giớithanh u thoát vòng tục lụy.
Theo lời lẽ và ý tứ các bài thơ trên, Chu Văn An đã chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Phật trong giai đoạn về ở ẩn. Tâm "như giếng cổ", làm ích lợi cho đời nhưng tĩnh lặng không sanh sóng nào có khác gì chân tâm, diệu tâm mà Thiền Tông nói tới. Nhờ tìm về Phật giớithanh u mà khi về ở ẩn Chu Văn An vẫn bình tĩnh dạy học, viết sách và sống yên vui cho đến cuối đời.
Chú Thích: (1) Có tài liệu nói Chu Văn An dâng Thất Trảm Sớ năm 1341 thì sai vì đó là năm vua Trần Dụ Tông mới lên ngôi lúc 6 tuổi. Năm 1362 vua Dụ Tông được 27 tuổi. (2) Thất Trảm Sớ đã thất lạc nên không thể biết chắc bảy gian thần này là những ai. (3) "Thảo" là cỏ. Có chỗ chép: "Bích mê vân sắc ..." "Vân" là mây. "Bích" là biếc. Tôi nghĩ là "thảo" có lẽ đúng hơn, khỏi trùng với vân trong "cô vân" ở một câu thơ dưới và gợi ý buồn cười, vân sắc nào phải là sắc của cô vân? Vả lại đang mùa xuân thời cây cỏ tốt tươi, hoa hồng khoe hương sắc nên hẳn là lúc làm thơ Chu Văn An đang uống trà , ngắm hoa hồng, cỏ biếc cùng các loại kỳ hoa dị thảo khác. (4) Tiểu nhânđắc chí lộng hành, quân tử thất thế nên Chu Văn An về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, ứng với quẻ Thiên Sơn Độn trong Kinh Dịch, tự ví mình như cụm mây gần núi. (5) Lấy ý quẻ Thủy Phong Tỉnh trong Kinh Dịch: làng xóm có khi thay đổi, còn giếng nước vốn không dời chỗ; dù Chu Văn An phải dời chỗ ở về núi Phượng Hoàng nhưng tấm lòng son của người quân tử vẫn chẳng hề phai. (6) "Thanh" là trong sạch. "U" là tĩnh lặng.
Là bậc Cao tăng xuất chúng, bằng trực giác mẫn tuệ, sư Đạo Sinh tự nghiệm ra một lý lẽ rất cao siêu và công khaithuyết giảng rằng ai ai cũng có Phật tính
Do niên cao lạp trưởng đã thu thần viên tịch vào lúc 02h56 phút ngày 16 tháng 4 nhuận năm Canh Tý - nhằm ngày 7 tháng 6 năm 2020 tại Thiền ViệnVạn Hạnh. Trụ thế: 84 năm, 47 hạ lạp.
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn họcPhật giáoĐại thừa với tư tưởnguyên thâm về triết học và tâm lý học.
Bài của Olaf Beuchling - đăng trên tạp chí "BUDDHISMUS Aktuell“ (Phật Giáo Ngày Nay) số 2/2020, phát hành tháng Tư, Năm, Sáu – từ trang 44 - 49 Việt dịch: Đạo Hữu THỊ CHƠN Ngô Ngọc Diệp
Dịch theo bản Anh dịch “The Enlightenment of Chiyono” của Anne Dutton, từ các trang 173-179 của sách “Zen Sourcebook: Traditional Documents from China, Korea, and Japan
Giới đàn là một nghi lễ để truyền trao giới pháp cho các giới tử là những người xuất gia theo đạo Phật. Để thành tựu được một giới đàn, phải có đủ 3 yếu tố: Tam sư, thất chứng và giới tử.
“Rốt cuộc, tôi không biết gì, không có ý định gì cả, nên cuộc đời tôi ‘không vẫn hoàn không’, không có gì đáng nhớ, đáng nói… ‘Không vẫn hoàn không’ là Phật cho, tôi mới được như vậy.”
Bài Thuyết Trình: Hành Trạng Và Sự Nghiệp của Trưởng LãoHòa Thượng THÍCH ĐÔN HẬU Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN nhân ngày Khánh Thành Chùa Đôn Hậu tại Na Uy
Vị thứ hai trong dòng những tái sinh Jamyang Khyentse là Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, người vĩ đại đến mức thật khó để tôi thậm chí thốt lên danh hiệu của Ngài
Chúng ta nói chuyện thế kỷ 13, đó là một thời nước lớn phía Bắc không thôi kinh ngạc khi nghĩ tới nước nhỏ Đại Việt phía Nam, cả về quân sự và Phật pháp.
Tây Tạngxưa nay là xứ huyền bí. Đó là vùng đất thường được gọi là mái nhà của thế giới, nơi sản sinh ra nhiều bậc thánh giảsiêu việt, mà ngài Lạt Matái sinh Zong Rinpoche là một trong những hình ảnhtiêu biểu.
GS Tenzin nói, những kinh nghiệm đó cho anh thực hiệnnhiệm vụ thông dịch khá là tuyệt vời. Đối với một người thông dịch nào không quen thuộc với Đức Đạt Lai Lạt Ma, công việc như thế sẽ rất là khó.
Sư côThích Nữ Chủng Hạnh sanh ngày 12 tháng 8 năm 1933. Do tuổi cao sức yếu, đã thâu thần thuận tịch vào ngày 07 tháng 11 năm 2018. Trụ thế: 86 năm, Hạ lạp: 07 năm.
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường cho Phật...
Sư bà Nguyên Thanhthế danh Lê Thị Quan, sanh năm1944, tại Quy Nhơn, là con gái thứ ba trong năm người con của ông Lê Đức Khánh và bà Trần Thị Quýt, làng Phú Nhơn, xã Cát Trinh, khuyện Phù cát, tỉnh Bình Định.
Chương Trình Lễ Tang sẽ được tổ chức lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 4 tháng 8 năm 2018 và Chủ Nhật ngày 5 tháng 8 năm 2018, tại Đạo TràngNhân Quả, 10801 Trask Ave, Garden Grove, CA 92843
Hòa Thượng Thích Thiện Hữu thế danh Nguyễn Hữu Nghĩa thượng Như hạ Lễ tự Viên Nhơn, hiệu Thiện Hữu sinh năm Giáp Thân (1944) tại xã Nhơn Khánh, quận An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Khó hình dung rằng một phụ nữ Anh đang phụ trách về kế toán trong một công ty quản trị quỹ đầutư đa quốc bỗng nhiên trở thành một vị ni sư theo truyền thốngTây Tạng
Chỉ cần, đối cảnh vô tâm, hay cứ để mặc cho các pháp được thấy như là được thấy, được nghe như là được nghe… Và đó là Thiền Tông: không một pháp nào để làm.
Thupten Jinpa là một cựu tăng sĩ, hoàn tục để lập gia đình, trở thành một tác giả, và trong 30 năm qua, là người thông dịch chính về tiếng Anh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Đại LễTri Ân nhị vị Hòa ThượngTrưởng Lão của Giáo Hội là Trưởng Lão Tăng Giáo Trưởng HT Thích Huyền Tôn và Trưởng LãoChứng MinhĐạo Sư HT Thích Như Huệ.
Dẫu là một ông vua, cai trị một đế chế rộng lớn, quyền uysinh sát trong tay, nhưng kỳ thực A Dục Vương vẫn là một đệ tử Phật, một tín đồthuần thành của Phật Giáo.
Thiền sưBẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị trấn Numazu, hạt Shizuoka, Nhật Bản.
Trưởng lãoHòa Thượng vừa thâu thần viên tịch tại Tổ đình Từ Quang, thành phố Montreal, Canada, lúc 10g15 thứ Năm, ngày 20-8-2015, trụ thế 95 tuổi đời, 74 Hạ Lạp
Ngài Huyền Trang theo truyện Tây Du không gọi là Huyền Trang mà kêu là Tam tạng thỉnh kinh hay Đường Tăng. Trong sách nói đủ là Tam tạng Pháp sưHuyền Trang.
Có một người đã cắt bỏ được sợi dây ràng buộc của gia đình để sống theo tăng đoàn của đức Phật và cống hiến trọn cuộc sống của mình cho công cuộc hoằng dương Phật pháp, đó là Tôn GiảPhú Lâu Na.
Huệ Viễnđại sư họ Cổ, nguyên quán xứ Lâu Phiền ở Nhạn Môn thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngài sanh tại Thạch Triệu, năm Giáp Ngọ, vào niên hiệu Diên Hy đời vua Thành Đế nhà Tấn.
Đức Đại lão Hòa thượng Thích Trí Thủ (1909 - 1984), Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN là bậc cao tăng có những cống hiến to lớn đối với Đạo pháp và Dân tộc
Phật giáoBắc tông nói chung, Thiền tông nói riêng đều lấy giác ngộ làm mục đíchtiến tu. Dù là tu sĩxuất gia hay cư sĩtại gia trong khi tu hành được đôi phần giác ngộ đều được mọi người quí kính.
Quyển Ngữ Lục này là tập hợp từ những lời thị chúng của Thiền Sư Duy Lực trong những kỳ thiền thất tại Việt Nam kể từ năm 1983 cho đến những năm tháng cuối đời.
Từng nghe, lòng dạ kiên trinh, ý chívững bền, khí tiết đặc biệt đâu phải hoàn toàn do bẩm tính tự nhiên mà phải dốc lòng kính ngưỡng, noi theo những bậc có đức hạnh cao vời.
Vào lúc 15 giờ ngày 14/12/2014, tại An Tường tự viện, Oakland, California, Hoa Kỳ, các tự viện đã phối hợp cùng Môn đồpháp quyến tổ chức Lễ truy niệm và phát tang HT húy thượng Đồng hạ Đạt, tự Thông Đạt, hiệu Thanh An, Viện chủAn Tường tự viện
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
SB Diệu Không thế danh là Hồ Thị Hạnh, húy là thượng Trừng hạ Hảo, hiệu là Nhất Điểm Thanh. Sư Bà sinh năm 1905, con gái Út của Cụ Hồ Đắc Trung và Cụ Châu Thị Lương, làng an Truyền, huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên.
Hòa Thượng thế danh là Nguyễn Văn Kính, sanh ngày 17 tháng 11 năm Tân Mão, nhằm ngày 17 tháng 12 năm 1891, tại làng Dưỡng Mong Thượng, tổng Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.