Hàn Tín người đất Hoài Âm nước Sở đời Tây Hán, thuở hàn vi thường câu cá
ở sông Hoài. Có khi cả ngày tìm không được một bữa cơm. Phiếu mẫu thương thình thường cho cơm ăn. Tín tạ ơn, nói: - Tôi ngày sau được đắc đạo sẽ xin báo đáp. Một hôm, Hàn Tín đem cá ra chợ bán, gặp đứa tiểu nhân tên Ác Thiểu đón đường làm nhục, bảo: - Chà, bán cá mà còn
đeo gươm cho oai, nhưng có dám đâm ta không? Tín ngẩn ngơ. Tên Ác Thiểu lại tiếp: - Nếu không dám thì hãy chui dưới trôn của ta đây mà
qua ... Tín khôngdo dự, cúi mình chui dưới trôn của nó mà đi. Người ở chợ đều cười ồ lên, cho Tín quá hèn nhát. Có người tên Hứa Phụ vốn xem tướng giỏi, nói với Tín: - Tướng ngươi sang lắm, hưởng đến tước vương hầu, oai danhthiên hạ. Hàn Tín phì cười: - Một ngày chẳng có một bữa cơm no, còn trông giàu sang sao được. Khi Hạng Lương khởi binh đánh Tần Thủy Hoàng, Hàn Tín đến đầu mong lập công, nhưng Lương khinh Tín, chỉ cho làm chức Chấp kích lang để dùng hầu hạ nơi trướng mà thôi. Sau Hạng Lương chết, cháu là Hạng Võ lên thay cầm quân, vẫn khinh thường Tín, cho Tín là tên "lòn trôn", hèn nhát nên không dùng vào việc lớn. Trương Lương là quân sư của Hán Lưu Bang, biết Hàn Tín là người có tài kinh bang tế thế nên tìm đến, yêu cầu Tín bỏ Sở sang giúp Hán. Tín bằng lòng. Hàn Tín được Hán Lưu Bang đăng đàn bái tướng phong chức Nguyên nhung, cầm quân đánh Sở. Đánh được nhiều
trận thắng lợi to, cuối cùng hạ được Sở Hạng Võ, gồm thâu thiên hạ, thống nhứt đất nước, giúp Lưu Bang lập nên cơ nghiệp Hán triều, Tín được
phong làm Sở vương. Về quê cũ cai trị, Hàn Tín cho người tìm Phiếu mẫu và Ác Thiểu đến. Cả hai phủ phục, gầm đầu không dám nhìn lên. Hàn Tín sai người lấy ngàn vàng thưởng cho Phiếu mẫu gọi là đền đáp ơn ngày xưa. Phiếu mẫu lạy tạ ra về. Đoạn Tín lại phong cho Ác Thiểu làm chức Trung húy. Ác Thiểu cực kỳ ngạc nhiên, thờ thẫn một lúc mới nói: -
Lúc trước tôi ngu lậu thô bỉ, chẳng biết đại nhân mà xúc phạmuy nghiêm, nay tội ấy được tha chết là may, còn dám mong đâu được ban chức tước. Hàn Tín ôn hòa bảo: - Ta chẳng phải là kẻ tiểu nhân hay cố
chấp, đem lòng cừu hận. Hành động đối xử của nhà ngươi ngày xưaxem qua
tuy có vẻ quá đáng nhưng cũng là một bài học luyện chí cho ta. Vậy nhà ngươi đừng tị hiềm, mà hãy nhận lấy chức ta ban. Ác Thiểu cảm mến lạy tạ ra về. Hàn Tín lại nói với kẻ tả hữu: - Tráng sĩ đó trước kia
làm nhục ta. Lúc ta còn hàn vi, không thế lực gì, nếu ta chống cự, giết
nó đi thì chưa chắc ta được như ngày hôm nay. Nhờ ta biết nhẫn nhục nên
mới yên thân mà giúp được nước lập nên công danh. Nó giúp ta đấy, nên ta mới phong thưởng chớ không phải là việc vô cớ. Cổ thi có câu: "Mà
lòng Phiếu mẫu mấy vàng cho cân". Mang ơn người, đền đáp ơn âu cũng
một lẽ thường. Bị người làm nhục mà cũng đền đáp, cho là công ơn "mạ nhân như giáo nhân", thật là thái độ của một sĩ quân tử.
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôndu hànhmột mìnhthăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hànhtiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắc và hách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiệntoàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.