Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Tấm Ảnh Không Chữ Ký

Sunday, December 4, 201609:08(View: 8788)
Những Tấm Ảnh Không Chữ Ký

NHỮNG TẤM ẢNH KHÔNG CHỮ KÝ

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Victor Chan
Tuệ Uyển

Những Tấm Ảnh Không Chữ Ký1

Trưởng nhóm múa Đại Hàn đang ở trong trạng thái xuất thần. Mắt cô nhắm lại, một nụ cười mĩm ngây ngây đọng lại trên gương mặt cô. Cô hất đầu tới và lui trong một cách bạo động dữ dội thình lình theo nhịp ngắt của trống gỏ bởi những đội viên múa. Có sáu người trong đội, tất cả đều mặc áo lụa hồng thắt  ngang lưng và quần rộng thùng thình màu trắng. Một vài người đội mũ cao nhiều tầng một cách lạ lùng với những búp lụa hồng và vàng. Những vũ công là bộ phận của một đội ngũ khá lớn Phật tử Đại HànĐạo Tràng Giác Ngộ tham dự lễ truyền đạo Thời Luân. Sau thời giảng dạy buổi sáng của một lạt ma Tây Tạng, một nhóm nhỏ trong họ đã quyết định cống hiến cho những tu sĩ một màn giải trí gì đó, để làm cho tâm tư họ thư giãn khỏi tình trạng không chắc chắn của Đức Đạt Lai Lạt Ma.         
                                  

Một lão bà Tây Tạng xuất hiện từ đâu không biết. Bổng nhiên, bà ở giữa đám vũ công Đại Hàn. Bắt đầu khệnh khạng tới lui một cách lừ đừ. Một khi bà ta thâm nhập vào giai điệu, bà xoay người và vặn tròn trên một chân một cách hăng hái, buông hai tay chung quanh một cách phóng túng. Ba lấy ra một khăn quàng xanh dương và quất vòng vòng quanh cổ bà, một sự bổ sung tuyệt vời với sự bay lượn áo quần Tây Tạng của bà.

Các tu sĩ say mê thích thú. Bà ngoại Tây Tạng ẻo lả này, tóc trắng của bà cột thành chùm phía sau, phù hợp với những vũ công Đại Hàn trẻ hơn rất nhiều đang đánh trống rộn rã. Họ thúc giục bà với những tiếng la hét và huýt sáo. Một sư chú khoảng sáu tuổi, leo lên vai một tu sĩ lớn hơn để xem cho rõ hơn. Một người cảnh sát Ấn Độ lực lưỡng đứng và nhìn chăm chăm, quên mất trong một lúc nhiệm vụ kiểm soát đám đông của ông. Lão bà, nụ cười trầm tĩnh trên khuôn mặt, không chú ý gì đến đám đông chung quanh bà ta.

Một lão bà Tây phương, cười toe toét và lắc đầu không tin nổi, đi đến một trong những tu sĩ. Khi ông để ý, bà đưa một ngón tay cái lên, sau đó xoay tròn cánh tay và đôi vai để bắt chước điệu múa của lão bà Tây Tạng. Vị tu sĩ cười vui vẻ tự nhiên, vỗ trên vai bà, và đưa ngón tay cái của ông lên.

Sau màn biểu diễn đó, tôi trở lại khách sạn. Tôi ngồi xuống hành lang và đọc báo Time of India. Đức Karmapa đã kiểm tra vào khách sạn vài ngày trước, và có nhiều người đang quanh quẩn ở hành lang, hy vọng sẽ được nhìn thấy vị lãnh đạo mười bảy tuổi của tông Karma Kagyud. Mấy năm trước đây, vị thanh thiếu niên này đã qua mắt những  người giám sát Trung Cộng trong tu viện của ngài, và băng qua Hy Mã Lạp Sơn trên ngựa vào lúc ban đêm, để có thể hội ngộ với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Những Tấm Ảnh Không Chữ Ký2                                                                                           Tenzin Taklha

Alan King, một người Canada đã chụp hình bảy lễ truyền đạo Thời Luân trong những thập niên qua, nhích lại bên cạnh tôi. Ông nghiêng đến gần và nói nhỏ: "Victor, tôi không thích sự thể thế này. Tenzin Taklha sau cùng lấy hai tấm hình của tôi đem vào Đức Đạt Lai Lạt Ma sáng nay. Nửa tiếng sau, ông đưa trở lại tôi. Không ký tên." King đang chuẩn bị cho một cuộc triển lãm hình ảnh những lễ truyền đạo Thời Luân ở Graz, Áo quốc, và ông cần những chữ ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Taklha đa mang những tấm hình của ông trong cặp táp của ông mấy ngày nay.

"Tenzin không đi gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma sao?" tôi hỏi.

"Không. Ông ấy đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và đưa những tấm hình. Nhưng ngài quá yếu để ký tên vào."

Tôi cảm thấy băn khoăn về Đức Đạt Lai Lạt Ma trong mấy ngày nay. Khi ngài xuất hiện tại đạo tràng Thời Luân, ngài đã nói một cách rõ ràng rằng ngài sẽ giảng dạy hai ngày nếu sức khỏe của ngài hồi phục khá hơn. Điều ấy đã không xảy ra. Vài lạt ma hàng đầu đã giảng dạy thay vì ngài. Ngài cuối cùng của lễ truyền đạo Thời Luân, khi đám đông khổng lồ sẽ cầu nguyện hồi hướng trường thọ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sắp đến. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hứa hẹn là ngài sẽ tham dự, nhưng cho đến bây giờ không có một sự xác nhận chính thức nào.

Đã ba mươi năm kể từ ngày tôi yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên. Trong những năm gần đây, chúng tôi bay với nhau, bẻ bánh mì với nhau, và đôi khi ở trong khu thường trú của ngài vào những lúc sáng sớm. Khi chúng tôi làm việc cho quyển sách, ngài chia sẻ tuệ giác của ngài về tha thứ, từ bitánh không. Từng chút một, ngài thấm nhuần trong tôi ngày càng sâu đậm. Cho đến bây giờ tôi thấy ngài như hình ảnh một người cha.

Quan trọng nhất, tôi biết trong trái tim tôi rằng ngài quan tâm đến tôi. Có những lúc ngài gửi cho tôi một cái ghế để ngồi nghe ngài giảng, vì ngài cảm thấy rằng đôi chân tôi không quen với việc ngồi xếp bằng trên nền nhà. Tôi biết ngài đã khuyến khích Tenzin Geyche chăm sóc tôi, mời tôi đi ăn chiều hết lần này đến lần khác để tôi không cảm thấy bị quên lãng. Tôi rất cảm động với sự sâu sắc này. Sự thật là Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng quan hệ sâu xa với rất nhiều người trong quỹ đạo của ngài, nhiều người trong họ khi ngài gặp họ lần đầu tiên, không khác biệt gì nhiều. Tôi không ganh tỵ với sự may mắn của họ. Đôi khi như vậy cũng đủ để tôi trải nghiệm sự nồng hậu sâu sắc của ngài.

Tôi đã choáng váng khi thấy ngài quá yếu ở đạo tràng Thời Luân. Trong khoảng thời gian mười ngày, ngài đã già đi mười tuổi. Và bây giờ Alan King đang nói với tôi rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma quá yếu không cầm nổi cây bút.

Tôi rời khách sạn Mahayana và đi bộ một khoảng ngắn đến Đại Tháp Giác Ngộ. Đi một vòng theo chiều kim đồng hồ quanh tháp, tôi bắt đầu nghi thức đi nhiễu, bị chen lấn và bị đẩy đi bởi đám đông người hành hương. Tôi dừng lại tại một khu vực nhỏ mở ra phía nam đại tháp. Ở đấy, hàng nghìn với hàng nghìn đèn cầy và đèn bơ được thắp trên những bệ thờ đá và bất cứ nơi nào thuận tiện. Tôi mua một túi nhỏ đèn cầy từ những hàng quán. Tôi thắp một cây đèn cầy với chiếc mồi lửa, hơ nóng dưới chân đèn cho sáp chảy xuống, sau đó gắn vào một cạnh phiến đá. Khi tôi thực hiện việc ấy, tôi đã dâng một lời cầu nguyện cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sau đó tôi thắp hết những cây đèn còn lại.

Sau khi hoàn tất một vòng hành lễ, tôi trở lại khách sạn. Trước khi đến đấy, tôi chạy đến Tenzin Takla, đang vội vả trong hướng ngược lại. Tôi rất mừng được gặp ông ta, tôi muốn biết tin tức mới nhất về tình trạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tenzin chậm lại nhưng không dừng lại. "Tôi vừa mới nói chuyện với ngài thủ tướng trên điện thoại. Trước nhất ngày mai chúng ta sẽ chuyển Đức Đạt Lai Lạt Ma khỏi đây.

Trong tình trạng bàng hoàng. Tôi bước vào hành lang của khách sạn. Vẫn còn đông đảo những người đang chờ đợi Đức Karmapa xuất hiện. Một nhóm nhỏ người Tây phương đang ngồi trên những ghế bành gần phía sau. Một người Mỹ cao lớn đang cho những người khác xem những hình ảnh choáng ngợp trắng đen của miền Đông Tây Tạng trên laptop. Một người nào đó bùng nổ một chuyện đùa, và mọi người cười vang. Werner Herzog, một nhà làm phim huyền thoại từ Đức quốc, đi ngang qua với đội ngũ làm phim của ông và người vợ trẻ yểu điệu của ông. Ông đã đến đây để làm một phim tài liệu về lễ truyền đạo Thời Luân.

Tôi trở lại phòng tôi, đóng màn lại, và nằm xuống. Tôi có thể nghe tiếng dậy động của đám đông trên đường ngoài kia - những người hành hương đang hướng đến đại tháp, những người hành hương rời đại tháp về nơi tạm trú của họ. Tôi đang mong đợi Senge Rabten, đội trưởng cận vệ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mỗi ngày vào khoảng giờ này, ông đến phòng tôi để tắm, vì không có nước nóng ở tu viện Shechen. Nhưng Rabten không bao giờ đến ngày hôm ấy.

***

Bây giờ là sáng sớm ở Đạo Tràng Giác Ngộ. Tôi  phải bảo đảm đến Shechen tu viện đúng giờ Đức Đạt Lai Lạt Ma lên đường. Tin tức ngài sẽ được chuyển đến một bệnh viện tư ở Bombay đã lan truyền, và con đường đến tu viện đã hoàn toàn bị phong tỏa. Không khí lo ngại phảng phất đâu đây. Không ai biết Đức Đạt Lai Lạt Ma bệnh hoạn thế nào, có những tin tức hơi nghiệt ngã nhưng đầy đồn đoán. Sự thật là ngài sẽ nằm bệnh viện, lần đầu tiên trong ba thập niên, một cú sốc như làn sóng dữ lan ra khắp cộng đồng Tây Tạng.

Nhiều cảnh sát và binh sĩ đang bận rộn cố gắng để giữ đám đông khổng lồ tránh cửa ra vào. Khi tôi bước vào tu viện, tôi ngạc nhiên khi thấy Hoàng hậu của Bhutan, không phô trương trong bộ đồ sọc truyền thống Bhutan, đang đứng đau khổ cùng với đám đông. Một vài người cảnh sát, rõ ràng không biết bà là ai, đã đẩy bà về phía sau một cách vô tư.

Trong sân của tu viện cũng đầy người. Vị quan tòa của Gaya đang trao đổi với vài viên cảnh sát kỳ cựu của ông. Ngoài họ ra trong một nhóm nhỏ là những biệt kích Ấn Độ nổi tiếng, hùng hổ và bảnh trai trong bộ đồ toàn đen của họ. Kém hơn là những binh sĩ mặc đồ kaki và đội nóng bê rê xanh, đứng chung quanh những tụ điểm. Lhakdor cũng ở đấy, như đang trông ngóng trong bộ y phục màu đỏ sậm của ông.

Đưa thẻ Nội Nhập của tôi chiếu điện kiểm soát xong, tôi bước vào hành lang chật hẹp của tu viện. Cả chục những lạt ma nổi tiếng của Phật Giáo Tây Tạng đang tập trung trên những ghế bành trong một khu nhỏ hẹp. Bộ ba tu sĩ Tích Lan trong y áo màu cam, những người quản lý Đại Tháp Giác Ngộ, ngồi chung với họ.Trulshik Rinpoche, vị giáo thọ còn sống duy nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đi xuống cầu thang. Vị tu sĩ ốm yếu và hiền lành không nghi ngờ gì, được mời để chào từ giả Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tôi đứng vào một phía của hành lang và chờ đợi.

Chẳng bao lâu, tôi thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma từ từ đi xuống cầu thang. Vị thị giả tận tụy lâu năm của ngài, Paljor-la, đở bên nách phải của ngài. Senge Rabten ôm chặc bên cùi chỏ phải của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma trông phờ phạc, nhưng không tệ hơn lần tôi  thấy cuối cùng. Tuy nhiên, ngài rõ ràng đang liên tục xuống cân.

Khi vị lãnh tụ Tây Tạng đến gần hành lang, ngài đi tới những lạt ma đang chờ đợi. Như thói quen của ngài, ngài đùa bởn và chọc vui họ. ngài vò đầu một vị và thọc thọc vào ngực một vị khác. Ngay cả trong tình trạng yếu đuối như vậy, ngài vẫn muốn làm cho họ cảm thấy tốt lành, làm nhẹ nổi đau buồn của họ. Ngài biết rằng họ đang bị chấn động với tình trạng của ngài.

Khi lê bước đến cửa ra vào, Đức Đạt Lai Lạt Ma chợt thấy tôi, nép mình sau những người bảo vệ. Trong một vài nhịp tim, ngài dừng lại và nhìn chăm chăm vào tôi. Ngài không mĩm cười, đôi mắt ngài đơn giản ghìm chặc vào tôi. Tôi thấy mình đang đỏ lên, cơ hàm của tôi siết chặc. Đức Đạt Lai Lạt Ma bước tới và ôm tôi một cách nhẹ nhàng. Nước mắt rơi trên má tôi, làm ướt cả chiếc y đỏ của  ngài, khi tôi giữ chặc ngài. Ngài cuối cùng buông ra, nhìn vào đôi mắt đẩm lệ của tôi một lần nữa, và bước ra ngoài sân.

Trích từ quyển THE WISDOM OF FORGIVENESS

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, December 19, 2015

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 45)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 56)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 148)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 212)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 184)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 206)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 218)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 244)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 240)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 277)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 306)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 437)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 902)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 339)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 438)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 302)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 302)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 327)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 349)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 334)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 346)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 353)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 353)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 341)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 338)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 344)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 391)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 366)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 563)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 429)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 418)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 419)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 444)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 428)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 476)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 490)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 569)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 469)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 488)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 627)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 575)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 583)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 599)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 574)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 632)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 678)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 692)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1558)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 697)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 802)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant