Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Những ngày An Cư Kiết Đông

Friday, January 13, 201721:45(View: 6036)
Những ngày An Cư Kiết Đông

Những ngày An Cư Kiết Đông


Giải Minh

Đã 4 lần rồi, kể từ khi cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm còn hiện thế, Ngài là Chủ Tịch Ban Điều Hành của GHPGVNTNAC trong nhiều nhiệm kỳ, đã luân phiên tổ chức An Cư Kiết Đông tại Thuỵ Sĩ, sau đó là Berlin và kỳ 3 cũng như kỳ 4 lần nầy được tổ chức tại ngôi Đại Tự Khánh Anh mới tại Evry Pháp Quốc  từ ngày 3 đến ngày 13 tháng 1 năm 2017. Đã 3 lần vắng mặt cố Hòa Thượng; nhưng Giáo Hội vẫn cố gắng duy trì truyền thống tốt đẹp nầy như Ngài đã hằng chủ trương.

 

Lần nầy có hơn 70 Tăng Ni cũng như 100 Phật Tử tại gia khắp Âu Châu đã về Đạo Tràng Khánh Anh để kiết giới An Cư Kiết Đông trong 10 ngày. Từ ngày 2, ngày 3 tháng 1 đã có nhiều chư Tăng Ni cũng như Phật Tử bằng nhiều phương tiện khác nhau đã lần lượt có mặt, để ngày 4 chuẩn bị kiết giới An Cư. Lần nầy Hòa Thượng Đệ  Nhất Chủ Tịch Thích Tánh Thiệt bị ốm nặng; nên giờ Khai Thị vào lúc 15 giờ chiều ngày 4 tháng 1 Hòa Thượng Đệ Nhị Chủ Tịch Thích Như Điển đã thay thế để gặp gỡ Tăng NiPhật Tử về tham gia An Cư. Hòa Thượng đã trình bày về cội nguồn của việc kiết giới An Cư cũng như đã điểm qua bài Nhứt Dạ Hiền Giả trong Nikaya và A Hàm rất chi tiếtsúc tích; khiến cho mọi người lắng lòng lại để ghi nhận những việc thực hành Pháp của người xưa.

 

Vào lúc 20 giờ ngày 4 tháng 1 năm 2017 Hoà Thượng Đệ Nhất Chủ Tịch đã đến và Ngài tham dự buổi Kiết Giới An Cư Kiết Đông do Thượng Tọa Thích Thông Trí đại Diện cho chư Tăng Ni hiện diện xướng các tướng trong ngoài của giới trường; Thượng Tọa Thích Minh Giác đáp lời vấn hòa và sau đó nhị vị Hòa Thượng đã làm lễ đối thú tác pháp An Cư Kiết Đông. Cứ theo thời khóa biểu thì năm nay toàn thể chư Tăng Ni và Phật Tử mỗi ngày đều có giờ giấc như sau: Từ 6 giờ sáng là giờ toạ thiền, công phu khyua và trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm; 8 giờ sáng điểm tâm. Từ 9 đến 11 giờ sáng là giờ trì tụng Kinh Đại Bát Niết Bàn quyển 2; 11 giờ 30 tất cả Đại Chúng đều vân tập nơi Trai Đường để đi qúa đường, thọ trai, kinh hành nhiễu Phật, sau đó nghỉ trưa đến 2 giờ chiều. Từ 2 đến 4 giờ chiều là giờ trì tụng Kinh Đại Niết Bàn. Từ 4 giờ 30 đến 6 giờ chiều là giờ giảng pháp. 18:30 dùng tối và 20 đến 21:30 là giờ trì tụng Kinh Đại Niết Bàn lần thứ 3 trong ngày.

 

Sáng thứ năm vào ngày 5 tháng 1 năm 2017 cũng chính là ngày mồng 8 tháng 12 âm lịch, ngày mà Đức Thế Tôn Thành Đạo dưới cội Bồ Đề tại Gaya Ấn Độ, một lễ xuất gia cho Phật Tử Diệu Lạc, đệ tử đầu tay của Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, Trù Trì chùa Khánh Anh đã được cử hành thật là trang nghiêm dưới sự chứng minh của hơn 70 chư tôn đức trang nghiêm hiện diện và gần 100 Phật Tử tại gia tham dự buổi lễ trọng đại nầy; khiến cho nhiều người ngưỡng vọng rất nhiều về công đức của việc xuất gia như thế. Hầu như vào giờ Quá Đường nào  của mỗi ngày đều có tác lễ cúng dường Trai Tăng. Đầu tiên là chùa Phổ Bảo tại Munchen, tiếp theo đó là các Phật Tử tại Berlin và những ngày cuối cùng do Phật Tử và chùa Khánh Anh cúng dường lên hiện tiền chư Tôn Đức Tăng Ni tham dự Khóa An Cư Kiết Đông kỳ nầy.

Những thời pháp mỗi ngày được do Hòa Thượng Đệ Nhị Chủ Tịch, Thượng Tọa Thích Tâm Huệ, Thượng Tọa Thích Thông Trí và Thượng Tọa Thích Giác Trí đảm trách. Tuy mệt mõi suốt ngày cho nhiều thời khoá trong ngày; nhưng Quý Phật Tử đã lắng nghe những lời giáo huấn từ chư Tôn Đức một cách nhiệt thành. Phần Kinh tụng, năm nay Giáo Hội đã hòan thành quyển 2 của Kinh Đại Bát Niết bàn gồm 8 phẩm như: Phẩm thứ 22:Quang Minh Biến Chiếu Cao Quý Đức Vương Bồ Tát; Phẩm thứ 23 là Phẩm Sư Tử Hống; Phẩm thứ 24 là Phẩm Ca Diếp; Phẩm thứ 25  là Phẩm Kiều Trần Như; Phẩm thứ 26 là Phẩm Di Giáo; Phẩm thứ 27 nói về Ứng Tận hoàn nguyên; Phẩm thứ 28 là Phẩm Trà Tỳ và Phẩm thứ 29 là phẩm phân bố Xá Lợi. Đặc biệt khi trì tụng đến 3 phẩm sau cùng ai ai cũng áo não ngậm ngùi cho sự Nhập Niết Bàn của Đức Phật. Trong những năm tới, Giáo Hội sẽ cho trì tụng những bộ Kinh lớn như Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Đại Bảo Tích v.v… Nếu ở tại chùa hay tại tư gia, chúng ta ít có cơ hội để trì tụng liên tục như vậy được; nhưng ở tại những Đạo Tràng An Cư như vậy, nhờ vào năng lực của Đại Chúng mà Kinh nào dầu  đồ sộ đến đâu, tất cả chúng ta cũng đều có thể hành trì được cả. Do vậy việc tham dự những Khoá An Cư Kiết Hạ hay Kiết Đông như thế nầy rất là màu nhiệm. Mong rằng những Đạo Tràng như vậy sẽ có nhiều người về tu tập, hành trì để cho giáo pháp của Đức  Như Lai luôn cửu trụ tại cõi Ta Bà nầy.

 

Ngày 7 tháng 1 năm 2017 có Đài Truyền Hình nói tiếng Phổ Thông của người Hoa có mặt tại Paris, do Sư Cô Ciqing(Từ Thanh)người Đài Loan giới thiệu và họ  đã đến chùa Khánh Anh quay phim toàn bộ cảnh chùa, lễ Qúa Đường, Niệm Phật miên mật trong ngày thứ bảy nầy cũng như phỏng vấn trực tiếp Hòa Thượng Đệ Nhị Chủ Tịch Thích Như Điển bằng tiếng Hoa; phần trả lời của Thượng Toạ Trù Trì Thích Quảng Đạo đã được Đại Đức Thích Hạnh Bổn, Tri Sự chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc thông và phiên dịch từ tiếng Việt ra tiếng Phổ Thông. Tối ngày 10 và ngày 11 Đài nầy đã chiếu Phim tài liệu nầy cho người Hoa có mặt khắp nơi trên thế giới xem cả tiếng Hoa lẫn  Anh ngữ. Đây là một trong những hoạt động truyền bá giáo lý Phật Đà theo truyền thống của Phật Giáo Việt Nam cho mọi người ngoại quốc biết đến, để có được sự tìm hiểu cũng như sự cảm thông của nhiều dân tộc khác nhau đang hiện hữu trên qủa địa cầu nầy.

 

Trưa ngày 12 tháng 1 năm 2017 sau khi chụp hình lưu niệm, kinh hành nhiễu Phật là lễ giải chế An Cư Kiết Đông cũng như các giới trường đã kiết giới. Ai nấy cũng đều hoan hỷ, vì chỉ có sức mạnh của Tăng Gìa mới có thể làm tăng thêm Đạo Lực của những người thực tập Pháp Hành. Đó cũng là một trợ duyên rất lớn cho Pháp Học mà người Tăng Sĩ cũng như Cư Sĩ lâu nay đã hành trì. Tối đó, một đêm văn nghệ trà đàm rất sôi nổi do sự điều động của Thầy Viên Ngộ. Tất cả chư Tăng Ni và Phật Tử đều tham gia. Những lời thơ Đạo; những bài hát về quê hương đã được mọi người nhiệt liệt tán dương và sau 2 tiếng đồng hồ trình diễn, đêm văn nghệ trà đàm đã chấm dứt, mọi người trở lại liêu phòng an giấc để chờ ngày mai mỗi người lại lần lượt trở về lại trụ xứ của mình.

 

Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu Kỳ thứ 29 năm nay cũng sẽ được Giáo Hội  tổ chức tại chùa Khánh Anh từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 7 năm 2017, mong rằng chư Tăng Ni cũng như Phật Tử khắp nơi cố gắng dành thời gian về Paris để  tham dự những ngày trọng đại nầy.

Xem thêm hình ảnh Khóa An Cư


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
)
(View: 34)
Để giúp người Phật tử có đời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(View: 39)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(View: 27)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(View: 52)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(View: 68)
Chu Lợi Bàn Đặc và Ma Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(View: 70)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(View: 76)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 112)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 133)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 388)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 140)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 212)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(View: 215)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 158)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 261)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 205)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 375)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 281)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 276)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 243)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 345)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 404)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 329)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 289)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 321)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 321)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 351)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 335)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 368)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 378)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 422)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 483)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 461)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 606)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 443)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 427)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 393)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 542)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 468)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 359)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 381)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 364)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 349)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(View: 544)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(View: 342)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(View: 372)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(View: 318)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(View: 489)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(View: 444)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(View: 391)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều