Tin TứcPhật GiáoThế Giới (tuần Thứ 4 Tháng 2, 2017)
Diệu Âm lược dịch
THÁI LAN: Na Uy mang Kinh Tam Tạng cổ đến Thái Lan Kinh Tam Tạng 2,000 năm tuổi đã được Học viện Bảo tồn Schoyen của Na Uy tặng Vương quốc Thái Lan và được tôn trí tại Chùa Saket ở Bangkok vào ngày 17-2-1027. Omsin Chiwaphruek, Bộ trưởng thuộc Văn phòngThủ tướng, đã chủ trì buổi lễ với sự hiện diện của Đại sứ Na Uy tại Thái Lan Kjetil Paulsen cùng các đại diện của Học viện Bảo tồn và sư trụ trì Chùa Saket. Giám đốc Văn phòngPhật giáoQuốc gia Phanom Sornsin giải thích rằng Kinh Tam Tạng có nội dung được viết trên lá cọ đã được tìm thấy trên những ngọn núi của Bamiyan tại Afghanistan bởi Học viện Schoyen. Ông cũng cho biết học viện Na Uy này đã mua Tam Tạng Kinh nói trên từ một thương gia người Anh và quyết định trao nó cho Thái Lan, nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa 2 nước cũng như để bảo tồndi tíchPhật giáo. (tipitaka.net – February 22, 2017)
Lễ trao tặng Kinh Tam Tạng từ Na Uy cho Thái Lan
Photo: Pattaya Mail
NHẬT BẢN: Chụp CT scan tượng Phật cổ Ashura Dazaifu, Fukuoka – Phương pháp chụp CT scan pho tượng Ashura, một trong những tác phẩm của nghệ thuật Phật giáo cổ xưa nhất tại Nhật Bản, phát lộ những phần sửa chữa và hư hại của tượng này. Kết quả đó cung cấp một cái nhìn mới về vị trínguyên thủy của những cánh tay của pho tượng. Tượng 3 đầu 6 tay Ashura thuộc quyền sở hữu của Chùa Kofukuji ở Nara trong hơn 1,300 năm và đã được chính phủ chỉ định là một quốc bảo. Một đội chuyên gia, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Bảo tàngQuốc gia Kyushu, đã trải qua 7 năm phân tích hình ảnh CT của tượng Ashura. Các hình ảnh cho thấy chi tiết của công việc sửa chữa vào thời Minh Trị (1868-1912) với việc nối lại các cánh tay, và cung cấp manh mối cho hình dạng nguyên thủy của tượng – vốn là một chủ đề của nhiều cuộc tranh luận trong những năm qua. (Asahi Shimbun – February 22, 2017)
ĐÀI LOAN: Sự tiến bộ của Hội Từ Tế là niềm vui đối với người sáng lập hội Hoa Liên, Đài Loan – Ngày 21-2-2017, trả lời trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho 18 nhà báo từ Mã Lai, Indonesia và Hong Kong, Ni sư Cheng Yen phát biểu rằng, “Tôi rất biết ơn khi mình có thể chứng kiến Hội Từ Tế hiện tại. Thật không dễ dàng đối với tất cả hội viên Từ Tế để đạt được những thành tựu này’. Vị lãnh đạo 81 tuổi hài lòng với những gì mà tổ chức từ thiệnPhật giáo Từ Tế do bà sáng lập cách đây 61 năm đã đạt được. Từ Tế hoạt động theo giáo lý của Đức Phật với sự nhấn mạnh về tình thương và lòng tốt của con người. Hội này nổi tiếng với các công tác cứu trợ thảm họa quốc tế hiệu quả tại hơn 30 nước. Hội cũng mở rộng công tác từ thiện đến những vùng xa và các trại tị nạn bằng tiền mặt và phân phối thực phẩm, cũng như thành lập các trạm y tế, trường học, thánh đường và nhà thờ Hồi giáo tại các khu vực nghèo. (The Star Online – February 23, 2017)
Ni sư Cheng Yen của Hội Từ Tế trong buổi phỏng vấn của nhóm nhà báo nước ngoài tại Hoa Liên, Đài loan
Photo: Ho Wah Foon
VƯƠNG QUỐC ANH: Trường Nghệ thuật Truyền thống Prince triển lãm Mộc bản Phật giáo Truyền thống Trung Hoa Từ ngày 16 đến 24-2-2017, Trường Nghệ thuật Truyền thống Prince đã tổ chức một cuộc triển lãm về nghệ thuật mộc bản Trung Hoa cổ đại. Triển lãm trưng bày một loạt các bản in lịch sử và nghệ thuật nổi tiếng, bao gồm cuốn sách in Kinh Kim Cang Trung Hoa cổ xưa nhất thế giới – có niên đại từ năm 868. Cuốn kinh này do Sir Marc Aurel Stein phát hiện vào năm 1907 tại Hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng, Trung Quốc và hiện đang thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng Anh Quốc. In mộc bản có liên quanmật thiết với sự truyền báđạo Phật trên khắp Đông Á, khi Phật giáo khuyến khích sự truyền bá sự hấp dẫn và những kinh điển của tôn giáo này. Kinh Tam TạngTriều Tiên được khắc trên 81,258 mộc bản vào thế kỷ 13, là phiên bản nguyên vẹn dài nhất và cổ xưa nhất trên thế giới của kinh điểnPhật giáo Trung Hoa. Những mộc bản này vẫn ở trong tình trạngtuyệt vời trong hơn 750 năm và đã trích từ các phiên bản trước đó của Bắc Tống Trung Hoa, Khiết Đan và Cao Ly. (Buddhistdoor Global – February 24, 2017)
Trang bìa của Kinh Kim Cang Trung Hoa
Photo:wikipedia.org
ẤN ĐỘ: Hội nghịPhật giáo Quốc tế tại thành phố Hyderabad, bang Telangana Hội nghịPhật giáo Quốc tế 2-ngày về “Lễ kỷ niệm toàn cầu của Di sảnPhật giáo tại Telangana” do Dự án Buddhavanam và Cục Du lịch Telangana tổ chức vào ngày 23-2-2017 tại thành phố Hyderabad, bang Telangana. Trước khi diễn ra hội nghị, chư tăng đã cùng cầu nguyện tại tượng Phật ở khu Tank Bund. Nhiều học giả Phật giáo từ Ấn Độ và nước ngoài đã tham giasự kiện này, với khoảng 63 đại biểu thuộc 15 quốc gia dự các cuộc hội thảo. Nhiều cuộc triển lãm khác nhau đã được tổ chức, bao gồm một triển lãm ảnh về các d tích Phật giáo và các cuộc khai quật bởi cục khảo cổ, một triển lãm sách về văn họcPhật giáo, triển lãm đồ thủ công mỹ nghệ - khai mạc vào ngày 23-2. Mục đích tổ chức các cuộc triển lãm là để giới thiệu với các đại biểu về nền văn hóa và văn họcPhật giáo của bang Telangana. (tipitaka.net – February 28, 2017)
Chư tăng dự Hội nghịPhật giáo Quốc tế tại Hyderabad, Telangana (Ấn Độ)
Vào mùa mưa năm nay đã làm dột nát mái Chùa bên Trai Đường. Trần nhà đã bị dột nước, tróc sơn. Nếu không kịp thời sửa lại thì nay mai sức tàn phá sẽ gây thiệt hại nhiều hơn.
Như tin tức đã loan tải vào ngày 16 tháng 3 năm 2021 một vụ thảm sát đã giết chết 8 người tại Atlanta, Georgia. Đồng thời khoảng một tuần sau, ngày 22 tháng 3 năm 2021 cũng đã xảy ra vụ thảm sát thứ 2 tại Boulder, Colorado gồm có 10 người chết.
Năm nay Lễ Hiệp Kỵ sẽ được tổ chức tại Chùa Bát Nhã, Văn Phòng Thường Trực Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ, vào Thứ Bảy, ngày 03 tháng 4 năm 2021
Chuẩn bị bước sang năm 2021 và Tết Tân Sửu, Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu, thăm hỏi kính viếng sức khoẻ của chư Tôn Đức Tăng Ni và Đồng Hương Đồng Bào Phật Tử trên toàn khắp lãnh thổ Âu Châu.
Chúng tôi nhận được Tâm Thư Kêu Gọi Dựng Xây Bảo Điện Chùa Viên Minh của Ni Sư Thích Nữ Diệu Phước, đây là một Phật sự vô cùng khó khăn trong thời gian dịch bệnh này.
Chùa Ngàn Phật được thành lập để thờ một ngàn tôn tượng đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật để cho chư Tăng Ni, Phật tử và mọi loài chúng sanh có nhân duyên với Phật Pháp được chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng...
Do niên cao lạp trưởng đã thu thần viên tịch vào lúc 02h56 phút ngày 16 tháng 4 nhuận năm Canh Tý - nhằm ngày 7 tháng 6 năm 2020 tại Thiền Viện Vạn Hạnh. Trụ thế: 84 năm, 47 hạ lạp.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.