Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người Tây Xây Chùa Ta

Monday, May 29, 201707:35(View: 7937)
Người Tây Xây Chùa Ta
Người Tây Xây Chùa Ta
(Tường thuật Lễ Phật Đản 2641 và Khánh Thành chùa Phổ Hiền Pháp quốc năm 2017)
Trần Thị Nhật Hưng
 

Lễ Khánh Thành.

Mặc dù nhóm chúng tôi chín người từ St. Gallen Thụy Sĩ đến Strasbourg Pháp quốc khởi hành từ 6 giờ sáng nhưng đến nơi sau hơn 3 tiếng rưỡi đồng hồ vẫn bị huốt mất để tôi không kịp thưởng thức màn múa lân vừa mới kết thúc chỉ còn nghe dư âm giới thiệu « múa theo kiểu Âu Châu ».

    Tôi thắc mắc không rõ múa theo kiểu Âu Châu là kiểu nào, bất chợt nhìn thấy bốn cô gái Pháp và hai cậu Tây trong quần áo múa lân, tôi mới vỡ lẽ và tiếc hùi hụi đã bỏ qua một màn rất độc đáo với con lân…cái và hai « Bà Địa » mà có lẽ từ thời cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi mới nghe thấy. Vì múa lân rất cần thể lực, xưa nay chỉ dành cho lân…đực thôi.

   Càng độc đáo hơn nữa, đoàn lân người Âu Châu múa để khai mạc chào mừng lễ Phật Đản và Khánh Thành chùa Phổ Hiền cho người Á Châu, Việt Nam chúng ta.

  Trời hôm đó thật mát mẻ, khô ráo, không nắng, không gió dư hưởng của đêm qua vừa có một trận mưa. « Khán đài » là mái hiên sân sau của ngôi chùa nhìn ra một khoảng sân cỏ rộng một phần của nhà chùa, phần lớn của nhà hàng xóm Pháp cho mượn còn làm thêm vài cái lều vải cho Phật tử sinh hoạt để « cúng dường » ngày lễ trọng đại của chúng ta. Đó chưa kể khoảng sân mé ngoài chùa dung chứa với số lượng xe không nhỏ làm bãi đậu.

   Sau vài lời chào mừng và vinh danh tinh thần cộng đồng các tôn giáo sống trong hòa bình an lạc theo như lời dạy của Đức Phật và cả chủ trương tuyệt vời của thành phố Strasbourg: hòa bình, từ bitrí tuệ của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương trượng chùa Viên Giác Đức quốc, đệ nhị chủ tịch GHPGVNTN Âu Châu là những lời tâm huyết của các đại diện chính quyền Pháp: ông Thị Trưởng Strasbourg, ông chủ tịch Hội Đồng thành phố, ông chủ tịch Hội Phật Giáo Pháp và đặc biệt nhất ông Kiến Trúc Sư người Pháp, ông theo đạo Thiên Chúa gốc…Tất cả đã hết lòng hỗ trợ về mọi phương diện vật chất lẫn tinh thần để thành lập nên ngôi chùa này. Do đó trong lời phát biểu, Hòa Thượng Phương Trượng  mong rằng trong tương lai, đạo Phật không riêng của người Á Châu mà còn là của người Âu Châu nữa. 

   Theo lời Hòa thượng Phương Trượng còn kể rằng, nguồn gốc sự hình thành  ngôi Tam Bảo tại đây là ước mơ trước tiên của  cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm Chủ Tịch Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu. Thuở sinh tiền, Ngài đã công cử Sư bà Thích Nữ Như Tuấn về Strasbourg và sau đó Sư cô Thích Nữ Như Quang, đệ tử Hòa Thượng Thích Như Điển tiếp nối con đường đã vạch.

   Nhưng một điều xin nhấn mạnh ở đây, ngoài sự hộ trì Tam Bảo của Phật tử khắp nơi, ngôi chùa sẽ khó thực hiện một dự án lớn lao quan trọng như vậy đối với thành phố Strasbourg nếu không thuận duyên được chính quyền sở tại hỗ trợ tích cực về mọi phương diện tinh thần lẫn vật chất. Miếng đất ngôi chùa ngự trị 1800 mét vuông là do chính quyền cấp, thêm sự đóng góp 800 mét vuông đất nữa của người hàng xóm Pháp với sự hoan hỉ trung thành các giá trị của thành phố trong đó có sự hòa hợp tất cả các tôn giáo biết tôn trọng lẫn nhau trong tinh thần rộng mở và từ bi, nhất là truyền thống tâm linh đó phù hợptôn trọng qui luật của cộng hòa Pháp đều rất được chính quyền hoan nghênh.

   Họ đã chung tay cùng người Việt chúng ta tạo dựng, biến miếng đất 20 năm về trước là bãi sửa xe, theo biến thiên từ luật vô thường để ngày nay trở thành ngôi chùa tuyệt vờidi sản văn hóa của thành phố trong kiến trúc độc đáo toàn bằng gỗ của thành phố Strasbourg, nơi có mười ngàn người Việt Nam cư ngụ và là nơi nổi tiếng về gỗ do công ty xây dựng nhà cửa bằng gỗ thực hiện, dưới sự nghiên cứu tinh vi phối hợp hài hòa giữa hai nền kiến trúc Âu, Á của kiến trúc sư người Pháp. Ông đã lặn lội về tận Hà Nội xem xét kỹ càng ngôi chùa một cột rồi xây dựng thêm phía sau sân chùa để « cúng dường » làm tăng giá trị cảnh quang của ngôi chùa.

  Ngôi chùa hoàn tất với số chi phí 2 triệu 300 ngàn Euro. Thế nhưng nhà chùa không vay ngân hàng đồng nào, chỉ còn nợ Phật tử 800 ngàn nữa thôi. (Món nợ này tôi nghĩ nên…xí xóa hoặc để…kiếp sau trả cũng không muộn, bởi vì người cho vay, kiếp này đang dư ăn, không thiếu thốn cơ mà!)

  Nhìn vào kiến trúc độc đáo « lai Pháp » nửa Tây, nửa Ta của ngôi chùa,  Hòa Thượng Như Điển đánh giá khang trang, đẹp nhất nhì Âu Châu (con lai xưa nay nhìn vẫn đẹp mà !), đúng là « Người Tây Xây Chùa Ta » để người « Ta » được ở nhà « Tây ». Đây là niềm vui lớn thật hi hữu cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại Pháp.

    Lễ khai mạc cắt băng khánh thành được diễn ra sau đó trước sự hiện diện của khoảng 1000 Phật tử Việt lẫn quan khách Pháp trong niềm hân hoan của mọi người.

Lễ Chẩn tế.

    Buổi chiều có lễ chẩn tế.

    Mục đích của lễ chẩn tế cúng cho những oan hồn bị đày đọa nơi tam đồ: Địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh và những cô hồn, chư hương linh còn vất vưỡng chưa được siêu thoát.

    Buổi lễ kéo dài 5 tiếng đồng hồ do Thượng tọa Thích Hoằng Khai, Tổng Thư Ký GHPGVNTN Âu Châu, trong bộ pháp phục của Ngài Địa Tạng làm chủ sám đến từ Na Uy, cùng sự phụ lễ của một số Tăng.

   Vị chủ sám thường là những vị đạo hạnh cao có uy lực khắc phục được cô hồn mới có thể hướng dẫn họ qui về cửa Phật tìm con đường siêu thoát, nếu không, thật đáng sợ khi « họ » quậy phá.

   Nhạc chẩn tế hòa điệu từ tiếng trống, mõ, chuông, khánh, linh, nghe thật rộn ràng, rất hay. Lâu lâu còn pha một tiếng « cạch » đập bàn thật lớn để thức tĩnh những oan hồn đang lao nhao ồn ào hãy trở về nghe kinh. Tiếng kinh cầu ngân nga của quí Thầy, đặc biệt giọng Thầy Hoằng Khai và Thầy Thích Chúc Thành nghe sao rổn rảng, ngọt ngào âm hưởng giọng hò xứ Huế. Nếu ở ngoài đời, những giọng ngân của quí thầy phải xếp vào hàng trên cả danh ca. Bởi vì các danh ca tôi biết có ai hát nổi một lúc 5 tiếng đồng hồ đâu ?!

   Ôi, ngưỡng mộ quí thầy quá chừng chừng!

Lễ Khánh tuế.

   Buổi tối có lễ khánh tuế chúc thọ mừng Sư bà Như Tuấn, viện chủ chùa Phổ Hiền, đã 85 tuổi. Sư bà quê gốc Quảng Ngãi. Với giọng nói còn hơi hướng xứ « kẹo gương, mạch nha, đường phèn, đường phổi », trong lời phát biểu, Sư bà khiêm nhường tự nhận mình « quê mùa, bất tài, tính tình nóng nãy không làm nên cơm cháo gì » nên đã giao mọi việc cho Sư cô Thích Nữ Như Quang, đệ tử Hòa Thượng Như Điển, người mà Sư bà khen « khéo miệng » và mềm dẻo trong hành xử đã thu hút được sự cảm tình của Phật tử mới đóng góp tạo nên cơ ngơi này. Nhưng Sư bà đã quên rằng, Sư bàtướng hảo, có đức độ. Chính yếu tố đó Sư bà mới có phúc phần như ngày nay. Hiểu được mình và biết được người cũng chính là tài năng vậy.

    Buổi lễ trong không khí thân mật ấm cúng với bao lời ca tiếng hát, lời chúc mừng và quà dâng tặng Sư bà để tỏ lòng quí mến, tri ân đem lại bao nụ cười vui tươi rộn rã vô cùng thân thiện đã được kết thúc lúc 23.30 trong niềm luyến tiếc của mọi người.

 Lễ Phật Đản.

   Buổi sáng hôm sau khi vừng hồng ló dạng, khắp sân chùa ngan ngát chan hòa rải đều một màu nắng vàng rực rỡ. Trên những hàng cây xanh, chim muông cất tiếng líu lo như chào đón một ngày mới thật đẹp. Đó cũng là lúc đông đảo Phật tử có tới khoảng 1200 người quần áo chỉnh tề tụ hội về chùa đón mừng đại lễ Phật Đản tưởng niệm ngày Đức Phật ra đời chuyển pháp luân cứu nhân độ thế.

   Nói đến Phật Đản, không riêng chùa Phổ Hiền mà khắp nơi nơi ngay cả Liên Hiệp quốc, mỗi năm cũng cử ra thành viên Phật giáo hầu hết tại Đông Nam Á Châu như Thái Lan, Việt Nam, Tích Lan…v.v…tổ chức ngày trọng đại này. Âu, Úc, Mỹ cũng tùy theo hoàn cảnh mỗi nước tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau không thống nhất một ngày riêng biệt nào cả, có khi kéo dài từ tháng 4 cho tới tháng 6 trở thành «mùa» Phật Đản .

   Kể tới năm nay 2017, Phật Đản sanh đã được 2641 năm. Nếu trừ đi 80 tuổi của Đức Phật, chỉ tính từ khi Ngài nhập diệt cho tới bây giờ thì 2561 năm gọi là Phật lịch.

    Tại chùa Phổ Hiền, với điều kiện ngôi chùa mới rộng rãi, khang trang rất thuận duyên để có ngày hội tưng bừng như thế. Đúng 10 giờ, Phật tử với Pháp phục áo tràng lam cùng vân tập về chánh điện cử hành đại lễ dưới sự chủ trì của Hòa Thượng Thích Như Điển cùng Chư tôn đức Tăng Ni. Lực lượng Gia Đình Phật Tử Phổ Hiền từ ngành Thanh, Thiếu và Oanh cũng góp phần tăng buổi lễ thêm long trọng trong vũ khúc dâng hoa « Phật là ánh Từ Quang » nhạc và lời của nhạc sĩ Phi Long chính là Đại Đức Thích Viên Giác đến từ Na Uy.

    Buổi lễ kết thúc bằng lễ Tắm Phật. Ngoài truyền thuyết khi Đức Phật ra đời có chín con rồng từ cung trời Phạm Thiên phun nước thơm xuống làm mưa tắm Phật, còn có ý nghĩa để Phật tử chúng ta khi cầm gáo tắm Phậtgột rửa thân tâm ta trở về tự tánh Phật, sám hối những lỗi lầm mới có thể tìm thấy an lạc đích thực cho tâm hồn.

    Buổi chiều lúc 14 giờ cùng ngày, sau một tiếng rưỡi thuyết giảng của Hòa Thượng Thích Như Điển, Ngài nhắc nhở và khuyến khích Phật tử nên tìm xem bộ phim vĩ đại dài 55 tập với tựa đề «Đức Phật» với chi phí hằng vài triệu đô la để thực hiện sự tích về cuộc đời Đức Phật.

   Qua bộ phim đó, khi hiểu thấu đáo nội dung, thì tín tâm về giáo lýcách sống của Đức Phật càng tăng trưởng nhiều hơn. Kính mong Quí vị tìm xem, vì phim đã hay mà còn rất mát mắt nhờ tài tử quá đẹp và diễn thật tuyệt vời.

   Cuối bài, trước khi kết thúc, tôi không quên vinh danh đến một lực lượng tôi vốn dành nhiều cảm tình và ngưỡng mộ đó là Gia Đình Phật Tử (GĐPT). Một lực lượng trẻ có tâm huyết, hết lòng xả thân gánh vác công việc chùa làm tăng vẻ đẹp và tràn đầy sức sống khi có bóng dáng anh em lượn lờ trong sân chùa. Đã thế GĐPT còn là một tổ chức không chỉ duy trì và phát triển Phật giáo mà còn đào tạo lớp trẻ thành những Phật tử chân chính hữu ích cho gia đình xã hội.

   Trong tinh thần đó, qua nay trong hai buổi lễ Khánh Thành và Phật Đản được tổ chức tại chùa Phổ Hiền, anh em đã đóng góp rất nhiều không chỉ làm đẹp tăng sự long trọng cho buổi lễ mà còn đem niềm vui đến cho mọi người qua chương trình văn nghệ mừng Đản Sanh vào cuối chương trình với những màn vũ vô cùng đẹp mắt, đặc biệt anh Châu, một huynh trưởng GĐPT, MC điều khiển văn nghệ, tuy anh nói «bị bắt cóc bỏ dĩa», không chuẩn bị gì cả, thế nhưng anh tạo không khí hôm đó vô cùng sống động hào hứng đã đem đến cho khán giả một sự thoải mái thân thiện qua cách ăn nói linh động rất có duyên của anh.

  Một lần nữa xin nghiêng mình thán phục anh em GĐPT nói chung và anh em GĐPT chùa Phổ Hiền nói riêng.

 Thân chúc anh em mãi chân cứng đá mềm, Bồ Đề tâm kiên cố.Và cũng không quên gởi đến tất cả Quí vị Phật tử khắp nơi niềm an lạc trong mùa Phật Đản.

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Trần Thị Nhật Hưng

   

 

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 198)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 397)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý Túc là Ngũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 345)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 369)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 454)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 445)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 487)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần.
(View: 452)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 462)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 413)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 607)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 598)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 528)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 677)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 681)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 822)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 735)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 674)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 623)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 984)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 887)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 877)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 1000)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 796)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 830)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 798)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1093)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 1382)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 1267)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(View: 1449)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 1346)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 1303)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 997)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 1265)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 1278)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 1541)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 1336)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1903)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 1628)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 2187)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 1493)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(View: 1288)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 1805)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 1484)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 1435)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 1657)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 1685)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(View: 1705)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(View: 1230)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM