Lê Huy Trứ
Table of Contents
Luân hồi tái sinh & đầu thai 1
Duy ngã độc tôn. 12
Thiên mệnh. 17
Tạm kết. 21
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trần nên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau.
Vì vậy khi nói hay nghe đến thuyết luân hồi đa số chúng ta điều hiểu ngầm và tin tưởng là vì kiếp trước ta tạo ra nhân nên kiếp này nhận quả và kiếp sau sẽ là nhân quả của kiếp này?
Nếu thật sự đúng như vậy thì đa số chúng ta hầu như sẽ có kiếp sau không mấy khác với cuộc sống hiện tại. Không biết bao nhiêu người trong số gần 7 tỷ nhân loại trên trái đất bây giờ chưa bao giờ biết khổ đau? Chứ đa số chúng ta ít ra đã có một lần lỡ dại cầu mong “kiếp sau xin chớ làm người”?
Nếu chúng ta chấp chúng ta, chúng ta chấp người, chúng ta chấp chúng sinh là hữu thể, chấp ta bà để sở trụ thì giải thích đơn giản trên cũng khả dĩ tạm chấp nhận cho đa số đang học Phật.
Luân hồi tái sinh của một kiếp người còn khó giải thích ổn thỏa nói chi đến luân hồi của sắc tướng trong vũ trụ, và luân hồi tái sinh của những tế bào trong chúng ta qua từng sát na?
Cũng có thể vì thế mà đa số kể cả nhiều Phật Tử đều ngộ nhận thuyết luân hồi tái sinh (rebirth, cái nghiệp thức tái sinh chứ không có cái tôi [vô ngã] luân hồi) với thuyết luân hồi đầu thai (reincarnation) của Hindi (Hindu tin tưởng có một linh hồn bất tử, hữu ngã [cái ta], đầu thai vào một cơ thể mới/khác.)
Con người có thể chấp nhận một trong hai thuyết trên hay phủ nhận cả hai. Còn có nhiều người cho rằng chết là hết, không có chuyện linh hồn đi đầu thai.
Mà nếu chết là hết thì nhân loại không cần đến tôn giáo. Theo quan điểm của họ thì trật tự và đạo đức không cần tới tôn giáo mà vẫn có. Tôn giáo như ả Phù Dung, là liều thuốc phiện.
Theo tôi, cả ba điều trên không thành vấn đề. Chúng sinh và nhất là con người cần giải thoát khỏi khổ đau ngay chính trên cõi đời này mà giác ngộ là phương thuốc duy nhất được đấng dược vương (Đức Phật) đã khám phá và bào chế để giúp chữa trị tận gốc căn bệnh di truyền, thâm căn cố đế, nan y đó của nhân loại.
Hơn nữa, trên thực tế, và nếu được chọn lựa thì đa số chúng ta vì thói quen chấp ngã, ưa thích một linh hồn bất tử cho nên muốn tin tưởng vào thuyết luân hồi này hơn là cái thức (vô ngã) đi tái sinh theo quan niệm của Phật Giáo.
Vì không phải “mình” đi đầu thai thì cũng như chết là hết, còn gì hơn, lợi ích gì mà cầu xin trời Phật phù hộ?
Con người vẫn chưa chịu chấp nhận thuyết vô ngã của Phật Giáo vì theo họ, nó chỉ là triết lý tôn giáo hấp dẫn trên lý thuyết chứ trên thực tại có vẻ vô lý, kém logic, thiếu thực tế.
Đúng ra là nó không thuận nhỉ, nghe không lọt lỗ tai, vì theo tâm lý chung nó không phải là điều đa số muốn nghe. Mà ngay chính những người giảng lẩn kẻ nghe, hiểu và chấp nhận cũng không thể sống và làm đúng được như vậy vì đó không phải là thói quen thường thức của nhân loại.
Hiển nhiên, vì bản năng sở hữu chủ, và bẩm tánh chấp ngã nên chúng ta tham sống, cố bám vào cái tôi quá khứ với những kỷ niệm nhu mì, liên hệ tình cảm, và nhân duyên luyến ái trong ký ức của những kiếp trước.
Cho nên, nếu cái nghiệp thức không phải cái ta với linh hồn bất tử đi đầu thai thì tại sao tôi lại phải chịu trách nhiệm của nghiệp quá khứ mà tôi không nhớ nổi trong hiện tại?
Dĩ nhiên, đây là quan niệm phiếm diện của con người trở về từ cõi tử sau khi bị uống thuốc lú chứ không phải là cái thấy từ con người trở về từ cõi sống.
University of Virginia School of Medicine/Division of Perceptual Studies nghiên cứu về hiện tượng luân hồi đầu thai nhớ lại tiền kiếp này. Phân khoa Y Khoa này đã nghiên cứu, thực nghiệm và công nhận là những dử kiện được kể lại sau khi được những bác sĩ và khoa học gia kiểm chứng là chính xác.
Trong nhiều trường hợp như vậy, những lời khai của trẽ con đã được chứng tỏ rất là chính xác về những dử kiện sinh tử của người đã chết. Vài đứa trẽ có những dấu vết và tật nguyền bẩm sinh trùng hợp với những vết thương hay dấu tích trên người đã chết mà đời sống đó được nhớ lại bởi đứa bé. Rất nhiều báo cáo về những trường hợp tương ứng sau khi chết được kiểm chứng. Như bây giờ, có những đứa trẽ mới nghe qua kinh có thể tụng lại, và chú thích rõ ràng. Thậm chí, có vài trường hợp được cha mẹ đưa lên thăm chùa rồi tự xin quy y ở lại tu luôn không dụ dự, sợ hãi hay quyến luyến, bịn rịn mẹ cha.
Đa số, những đứa trẽ lớn tuổi hơn vẫn còn nhớ đến tiền kiếp nhưng chung quy thì phai mờ đi khi đến 7 tuổi. Ngoại trừ, bé Mẫn Nghi quyết tâm xuất gia đi tu lúc 6 tuổi, quy y tại ngôi chùa Tây Thiên trên ngọn núi thiêng Tam Đảo (Vĩnh Phúc, VN,) lần quên dần kiếp hiện tại của bé.
Giờ đây khi gặp lại 2 đứa con xuất gia đi tu vợ chồng Tiến sĩ Đào Nguyên Khải chắp tay cung kính đảnh lễ
“Vì nhớ con, nên thỉnh thoảng chị Hải lên thăm con, lần gặp lại con mới đây nhất tại Tây Thiên, chị lại thêm lần nữa sững người khi bé Mẫn Nghi (nay là chú tiểu Bảo Nhiên) bỗng hỏi: Mà nhà cô Hải là ở đâu ấy nhỉ? Nhiều người hỏi nhà chùa quê ở đâu mà nhà chùa chẳng biết. Cô nói để nhà chùa còn biết nhà chùa trả lời.”
Vợ chồng Tiến sĩ Đào Nguyên Khải “dâng” 2 đứa con cho Phật chính là mong chúng… thoát khổ!
Anh Khải bảo: “ Giấc mơ đó như lời nhắc nhở 2 vợ chồng mình rằng tâm không được lay động với những gì mình đã phát nguyện.” “Song 2 đứa con có đi tu được hay không lại phải tùy duyên chứ không thể ép buộc được!” – chị Hải nhấn mạnh.
https://thienphatgiao.wordpress.com/2014/07/07/ly-ky-chuyen-vo-chong-vi-tien-si-dang-2-dua-con-cho-phat/
Tôi chưa có duyên phận để được gặp gỡ những nhân chứng sống này nhưng tôi không ngạc nhiên hay đa nghi, chỉ chưa thể chứng minh được qua khoa học biện chứng.
Tôi cũng không đủ tư cách để phê phán, hay kết luận hời hợt tin hoặc không tin. Vì tôi đã là cha mẹ và đã là đứa trẽ 6 tuổi, tôi hiểu rất rõ ràng cái biệt ly khổ, cái sợ hãi mất mát của chính mình. Nhất là chúng ta không phải là cha mẹ và là đứa trẽ 6 tuổi đó để hiểu nổi tâm lòng của họ. Khi nhân duyên đã chín muồi, bổng dưng họ dẫn con lên chùa một lần mà nó can đảm, vô úy, quyết chí, dứt ngang, ở lại quy y.
Cha mẹ nào có thể cam lòng, bất ngờ xa lìa đứa con 6 tuổi, thay vì kéo nó về nhà, cấm không cho nó nghĩ tới chuyện bỏ nhà đi tu? Có cái lo sợ nào hơn cái lo sợ mất con, cho dù chúng nó còn bé hay đã khôn lớn, hay trưởng thành trừ khi họ cũng đã có nhân duyên với Phật Pháp, hiểu rõ ràng về luân hồi tái sinh, tùy duyên để can đảm chấp nhận?
Ngay chính cả Đức Thế Tôn đã phải chờ đến khi mình trưởng thành, vợ sinh con trai nối dõi rồi mới dứt khoắt bỏ trốn đi tu.
Điều tôi muốn nêu ra ở đây là quên dần tiền kiếp đã nghe thấy nhiều nhưng quên từ từ hiện kiếp thì hơi khó hiểu, rất đặc biệt, cần đích thân kiểm chứng, nhất là cái tin đó từ Việt Nam ra.
Bồ Tát này từ từ quên cha mẹ, anh mình trong kiếp này và từ từ nhớ lại lúc trước khi mình chui vào bụng mẹ trong kiếp này?
Đây quả là một đại sự nhân duyên cho chúng sinh?
Nếu tôi có muốn lên chùa đi tu thì trước đó tôi phải làm đơn xin phép vợ con, để lại tiền bạc, giấy tờ sở hữu rồi thì mở tiệc mời bạn bè, bà con ăn nhậu, rượu thịt no nê, thõa thê một bữa trước khi bịn rịn, cuốn gói, gạt lệ, và từ giả vợ con.
Quyết tâm bỏ nhà ra đi mà lòng thì không nở bước đi vì không biết lên chùa làm sư có sướng hơn ở nhà không? Nhất là còn mặt mũi để trở về mà không tái nộp đơn xin phép vợ (nếu vẫn còn đó.) Ông đáo bỉ ngạn có được không?
Nếu nhân duyên đưa đẩy tôi được cộng tác với University of Virginia School of Medicine/Division of Perceptual Studies thì tôi sẽ trình bày công án này qua lăng kính vô ngã tái sinh nhưng không nhất thiết bác bỏ thuyết hữu ngã như đa số mong muốn. Tôi không nghĩ những giáo sư và bác sĩ ở UVA đã nghĩ tới hay hiểu nổi cái vô ngã tái sinh của Phật Giáo này để mà nghiên cứu?
Những chủ đề về những trẽ con tái sinh này được tìm thấy trên khắp thế giới nhất là ở Á Châu, kể cả ở Âu Châu và Bắc Mỹ không có gì là mới mẻ cả.
“In many cases of this type, the child’s statements have been shown to correspond accurately to facts in the life and death of a deceased person. Some of the children have birthmarks and birth defects that correspond to wounds or other marks on the deceased person whose life is being remembered by the child. In numerous cases postmortem reports have confirmed these correspondences. Older children may retain these apparent memories, but generally they seem to fade around the age of 7 . The young subjects of these cases have been found all over the world including Europe and North America.”
(https://med.virginia.edu/perceptual-studies/research-area/children-who-report-memories-of-previous-lives/)
Trước khi có đạo Phật thì nhân loại đã có kinh nghiệm hàng ngàn năm, đã đưa đến kết luận, và vẫn còn cả tin vào thuyết luân hồi linh hồn bất tử đầu thai này rồi.
Trong cuốn "To Those Who Mourn," Bên Kia Cửa Tử của Giám mục Charles Webster Leadbeater, một nhà thần học nổi tiếng của thế kỷ 20. “Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về sự cấu tạo con người. Khoa học đã cho chúng ta biết khá rõ về thể chất con người cũng như các hoạt động sinh lý, tâm lý nhưng vẫn còn một yếu tố khác mà khoa học chưa thể chứng minh, đó là cái mà người ta gọi là linh hồn. Đây là một danh từ không chính xác lắm nhưng tôi không muốn đi vào những định nghĩa. Đã từ lâu, các tôn giáo lớn đều đã đề cập một cách mơ hồ rằng con người có một cái gì trường tồn gọi là linh hồn và cái này vẫn hiện hữu sau khi thể xác chết đi . Tôi thấy không cần thiết phải dẫn chứng bằng kinh sách hay lý thuyết về sự hiện hữu của linh hồn, cũng như không cần phải dài dòng về các hiện tượng như đầu thai, thần đồng, người chết sống lại kể về thế giới bên kia, vì đã có nhiều sách vở đề cập đến nó rồi. Tôi chỉ mong bạn vững tin rằng linh hồn vốn có thật và nó là một chân lý đứng đắn. Con người là một linh hồn và có thể xác. Thể xác không phải là con người. Nó chỉ là y phục của con người mà thôi. Điều mà chúng ta gọi là sự chết chỉ là sự cởi đi một cái áo cũ, đó không phải là sự chấm dứt. Khi bạn thay đổi y phục, bạn đâu hề thấy mất mình, bạn chỉ bỏ cái áo mà bạn đang mặc đó thôi. Cái áo có thể được cất vào tủ, mang đi giặt ủi hoặc vứt bỏ, nhưng người mặc nó chắc chắn vẫn còn. Do đó phải chăng khi thương yêu ai, bạn thương yêu người ấy chứ đâu phải thương yêu chiếc áo của người ấy?” Thể theo, bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death). Originally a priest of the Church of England, Charles Webster Leadbeater (/ˈlɛdˌbɛtər/; 16 February 1854 – 1 March 1934) was a member of the Theosophical Society, author on occult subjects and co-initiator with J. I. Wedgwood of the Liberal Catholic Church.
Nếu chấp nhận thuyết luân hồi này thì họ cũng sẽ phải tin vào thuyết một hay nhiều linh hồn có thể nhập vào một thể xác đang sống như là một đám âm hồn ma quỷ, di dân lậu, xâm nhập gia cư bất hợp pháp thay vì cái thức phải đi vào trong bào thai để chờ ngày chào đời? Vậy thì cái linh hồn chủ nhà bị mất nhà đó đi đâu hay phải lang thang, vô gia cư, chờ dọn vào nhà mới? Nếu đây là sự thật thì mỗi khi hồn ta đi nghĩ mát, hay ngủ say nên cẩn thận, cửa đóng then cài, không thì khi trở về không còn nhà xác để chui vô, chui ra?
Hơn nữa, như ta thấy trong điện ảnh, một linh hồn vừa mới lìa khỏi xác liền nhập vào một thân xác khác để liên lạc với thân nhân. Liệu cái hồn củ với nhiều đức tính tốt đẹp đó trong thân xác xấu xí, hôi hám, thô bỉ mới này có thể ăn nằm, chung sống như vợ/chồng với nhau như xưa được không?
Cho dù trái ngược lại, thân xác mới xinh đẹp trong linh hồn đáng yêu củ thì cái ta đó vẫn không còn thật là ta nữa?
Điều này cũng cho thấy, quan niệm thông thường về cái chết như thay áo củ, đổi áo mới không nhất thiết là thí dụ cụ thể.
Vì nếu không có những cái áo để tròng vào đó thì cái gì trần truồng. Cái trần truồng đó vẫn còn được gọi là cái Ta hay nhờ mặt những cái áo (khác giống nòi, khác DNA, khác cha mẹ) đó mới có căn cước (ID, tên họ)?
Đức Phật không trực tiếp phủ nhận những thuyết trên nhưng ngài là người duy nhất “thấy biết” (giác ngộ) cái vô ngã thay vì hữu ngã đi tái sinh.
Thức đi tái sinh tương tự như chuyển lữa nguyên thủy từ Hy Lạp qua những ngọn đuốc Olympics, 4 năm một lần. Trông tưởng như đồng nhất thể? Đây là điểm ngộ nhận của rất nhiều tôn giáo kể cả trong vài tông phái của Phật Giáo.
Đức Thế Tôn đã thấy cái chân lý tục diệm truyền đăng đó. Tại vì Ngài là Phật.
Theo tôi tư duy, cái nghiệp quả của kiếp trước mà chúng ta không nhớ đến hay cái nghiệp quả của kiếp tới mà chúng ta chưa biết được, và ngay chính cái nghiệp quả hiện tại, chúng ta không biết tại sao lại phải đang sống với trong kiếp này cũng không phải vì chúng ta mà có nhưng tất cả từ tùy duyên mà ra.
Chỉ có hữu ngã, cái Ta mới tạo ra nghiệp quả từ vô lượng kiếp?
Chỉ có chấp ngã bị quả báo, luân hồi chứ vô ngã là giác ngộ, giải thoát, tự tánh thanh tịnh không sở trụ để nhân quả bám víu chằng chịt.
Những dẫn dụ nghịch nhĩ ở trên thiết tưởng đã làm sáng tỏ quan điểm của Phật Giáo về vô ngã.
Duy ngã độc tôn
Tin tưởng vào cái tôi độc tôn, như là một linh hồn bất tử đi đầu thai đó là vấn nạn lớn nhất của nhân sinh, từ khi con người biết tư duy về cái chết.
Cái ta trong tiền kiếp, với cái ta hiện kiếp và cái ta kiếp tới không phải là một mà là bất nhị. Bất nhị còn có thể là nhiều vô lượng, tùy duyên mà tái sinh.
Câu tuyên bố bất hủ, đầy thực tại của Phật Giáo (không chắc là từ kim khẩu của Đức Phật) đã điểm đúng ngay tâm bệnh phan duyên, thói sợ chết vì quá quan trọng hóa cá nhân (cái tôi,) canh cánh bên lòng của con người:
Thiên thượng thiên hạ. Duy ngã độc tôn!
Đơn giản, tất cả vấn đề, nan giải và mâu thuẩn này chẳng qua là vì chúng ta chấp ngã.
Câu tuyên bố như lôi dã này đã được đa số Phật Tử y kinh giảng nghĩa tam thế Phật oan. Cũng từ câu tuyên bố cao thâm này mà ngoại đạo lợi dụng, tuyên truyền để xuyên tạc Phật Giáo bởi vì họ vô minh lẫn cố tình suy bụng ma (cái ngã độc tôn) của mình ra bụng Phật (vô ngã) để đồng ma thuyết.
Tôi không hoàn toàn phủ nhận hay chấp nhận những điều tranh luận trên của những người mù sờ voi vì mỗi lần, tôi đồng thời (simultaneously) cùng với những chúng sinh khác trở về từ cỏi chết qua nhiều chiều không gian song song trong ma trận (parallel dimensional matrices.) Rồi thì lại như những lần khác, tôi phải bị sắp hàng một (linear) chờ chui vào bụng mẹ để được tái sinh với căn cước (ID), cùng với passport khác, và chờ giấy khai sinh khác từ cha mẹ mới. Tôi cố tình trốn tránh để không bị uống thuốc lú nhưng vì tôi không có thần thế nên tôi không thể thoát khỏi ải kiểm soát của quan thuế cho nên tôi phải bị uống thuốc lú để ngừa bệnh nhớ quá khứ, quên mất kiếp trước với những nợ nần, ân oán, trả vay của tôi.
Tôi không thể nhớ ra là trở về từ cõi sống thủ tục nó như thế nào? Hình như, nó tối mờ mịt không thấy phương hướng vì vậy mà chúng ta phải nhờ tới tha lực dẫn dắt về đúng quê nhà?
Theo thói thường, con người chỉ thích nghe những điều mình muốn nghe. Chỉ chấp nhận những giải thích vừa ý mình.
Cho nên, tôi mạo muội giải thích như sau:
Quan niệm chết là hết. Có thể cũng đúng nhưng tùy theo chữ “hết” định nghĩa như thế nào? Không có luân hồi tái sinh hay giải thoát khỏi luân hồi sinh tử?
Chết là hết! Không có linh hồn lìa khỏi xác chết vì theo họ quan niệm cái phần ý thức (mind) và phần thân xác chỉ là một trong những phần sẽ bị hủy hoại sau khi chết của tất cả chúng sinh.
Đây là quan niệm của những kẻ vô thần. Đối với họ, cái chết như cát bụi trở về lại với cát bụi nhưng rồi thì hạt bụi nào đã hóa kiếp lại thân ta?
Nhục thân có thể chết nhưng linh hồn bất diệt cũng có thể đúng luôn như đa số tin và mong muốn như vậy. Những dử kiện này đã được những trường y khoa như UVA nghiên cứu và công nhận là “có thật” như vậy.
Tuy nhiên, điều nghi vấn là đa số 6 tỷ người trên quả địa cầu không nhớ được tiền kiếp so sánh với vài ngàn người trên thế giới trốn uống thuốc lú trước khi đi đầu thai nên vẫn tạm nhớ tới kiếp trước cho nên cái thuyết linh hồn đi đầu thai chưa hoàn toàn có tính cách thuyết phục đa số? Tuy không hẳn đã là không có.
Chúng ta đi đi về về trên cõi ta bà này như đi du lịch hàng vạn kiếp. Nó bình thường đến nổi không ai bận tâm ghi nhớ lại mấy lần mình đi vô đi ra những cái nhà xác của mình hàng ngàn kiếp. Nhớ lại cái dĩ vãng đã qua rồi phỏng có ích lợi gì cho cuộc sống hiện tại thay vì nên quên đi như mọi người để sống với thực tại?
Điều tôi muốn nói là trở về từ cõi tử có nhiều chiều không gian (dimensions.) Một chết là hết, hoặc là đã giác ngộ, giải thoát không trở lại nữa. Hay như là bồ tát chưa muốn thành Phật, nguyện tái sanh trong cõi ta bà để cứu độ tất cả chúng sinh. Hai, là vì lý do nào đó cho nên cái tâm hồn đó vẫn còn lưu luyến, không đành chịu chết nên vất vưỡng trên cõi trần chưa muốn siêu thoát để phù hộ hay báo oán. Hay cái linh hồn đó chờ đầu thai trở lại để sống tiếp trong thân xác mới, rồi cũng sẽ lần lần quên mất tiền kiếp. Cái điều thứ ba, khó hiểu nhất, đó là cái thức với những nghiệp quả lịch sử tùy duyên đi tái sinh. Điều thứ ba bao gồm điều thứ nhất và điều thứ hai được kinh Phật diễn tả ngắn gọn: Tất cả do tâm tạo! Đi ở tùy tâm ý!
Tôi xin nhắc nhở, cả ba trường hợp trên, tôi và tất cả mọi người đã từng trãi qua từ nhiều kiếp nhưng không muốn nhớ đến đó thôi.
Hơn nữa, chủ quan cho rằng chỉ độc một trong ba quan niệm trên là đúng, hay tất điều sai/đúng thì chẳng ích lợi cấp thời cho tâm tư đang lo lắng, đau khổ này của nhân sinh. Nếu có thể thì tôi chọn quan niệm thứ tư?
Hy vọng những tông phái Phật Giáo cùng tương dung tương nhập với nhau, để làm sáng tỏ sự vĩ đại tuyệt vời, và thâm diệu của phật pháp.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả trong Phật Giáo tuy đồng đạo Phật nhưng không phải tông phái nào cũng đồng căn trí trên tất cả mọi vấn đề, chẳng hạn như trong thuyết luân hồi tái sinh hay đầu thai.
Luân hồi trong Phật Giáo là luật vật lý rất khoa học của vũ trụ đó là vòng luân hồi Sinh Trụ Hoại Diệt của vật chất trong vũ trụ, hay vòng tái sanh Sinh Lão Bệnh Tử với đa số chúng sinh trên thế gian.
Thật ra, chỉ có hai chữ Sinh-Diệt (còn trụ hoại chỉ là những yếu tố phụ thuộc) trong cõi phàm tục mà thôi. Ngay cả sanh tử cũng không có trong cõi Phật.
Theo tôi hiểu thì luân hồi tái sinh theo quan niệm Phật Giáo Đại Thừa nó như thế này:
Sinh-tử như một dòng tâm thức mà sống là cái tiếp nối giữa tử-sinh. Không có tử nếu không có sinh. Không có sinh thì không có sống. Vậy thì sinh có không? Phật dạy, không nên nói có.
Tuy triết lý Ấn Độ và những tôn giáo của Ấn Độ có những quan điểm tương đồng tương tác với Phật Giáo vì cũng như đại đa số, kể cả cha mẹ của Đức Thế Tôn, và ngay cả chính Ngài lúc trước khi Ngài xuất gia tầm đạo cũng đã bị ảnh hưởng rất mạnh bởi những triết lý, quan niệm và niềm tin như họ.
Ngay cả bây giờ, đa số chúng ta kể cả những người Ấn Độ Giáo cũng vẫn vô tình/cố ý/vô minh nhầm lẫn triết lý Phật Giáo chỉ là một sản phẩm từ Bà La Môn Giáo mà ra, không gì mới lạ cả.
Tăng Chí Đạo vì còn nghi cái mục đích hiện hữu của mình trên cõi đời này nên mới hỏi tổ về Niết Bàn, còn chẳng được sanh, có gì là vui?
Lục Tổ quở, “Ông là Thích tử sao lại tập theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về pháp Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài sắc thân riêng có pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết-bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mê nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống chịu luân hồi, lấy thường lạc Niết-bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu.
Phật vì thương những người này, mới chỉ dạy Niết-bàn chân lạc, trong sát-na không có tướng sanh, trong sát-na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui nầy không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống là lại nói Niết-bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Đây
là ông chê Phật hủy pháp.
Hãy nghe ta nói kệ:
Đại Niết-bàn vô thượng,
Tròn sáng thường lặng soi,
Phàm ngu gọi là chết,
Ngoại đạo chấp là đoạn.”
Tôi khẳng định, Phật Giáo mà Đức Thế Tôn giác ngộ và thuyết pháp như hoa sen ở trong bùn. Mọc ra từ trong “nhân duyên bùn lầy” mà vẫn hữu xạ tự nhiên hương (有麝自然香). Gần bùn mà không có mùi bùn.
Cái giác ngộ của những bật chân tu trong Ấn Độ Giáo và những tôn giáo khác chỉ tương đương như Thanh Văn, và Duyên Giác tuy cũng là giác ngộ nhưng chưa giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, chưa đạt tới giác ngộ giải thoát hoàn toàn như Phật.
Vì nếu Phật Giáo không khác gì Bà La Môn Giáo thì không lẽ Đức Thế Tôn đã giác ngộ như những đạo hữu đồng tu trong vòng sáu năm về trước, trước khi Ngài tự mình đi tìm chân lý, đại ngộ, đạt đạo, thành Phật? Rồi thì Ngài đã tái khám phá ra đạo Bà La Môn?
Thiên mệnh
Trong bộ Tử Thư (Tibetian Book of the Death), những Latma Tây Tạng đã nghiên cứu về đời sống cõi giới "bên kia cửa tử," và “họ xác định rằng chết không phải là sự chấm dứt của một kiếp sống mà chỉ là một bước đi từ giai đoạn sống này qua giai đoạn sống khác.”
Nhưng họ cũng tin tưởng là Dalai Lama “tái sinh” trong một thân thể mới. Dĩ nhiên, họ có cách để thử, và chứng minh trong hành trình đi tìm giáo chủ mới mà họ tin là đã đầu thai qua thân xác một đứa trẽ, phải là con trai, ở đâu đó trên đất Tây Tạng.
Thế giới thu gọn trong thời đại internet và vì tình hình chính trị bên Tây Tạng bây giờ, Dalai Lama sau khi chết có thể sẽ bay đi đầu thai ở ngoại quốc, như ở Mỹ hay Ấn Độ. Mà đứa trẽ con trai hay con gái đó không bắt buộc phải có “passport” quốc tịch Tây Tạng và từ một gia đình chính cống Tây Tạng?
Hình như, Đức Dalai Lama đời thứ 14 hiện tiền đã nói, vấn đề tìm người thừa kế ngài tùy thuộc vào người Tây Tạng. Điều đó, được hiểu là những người dân Tây Tạng muốn duy trì hay bãi bỏ tục lệ đi tìm linh hồn Dalai tái sinh này tùy vào tâm tưởng “tự do tín ngưỡng” của họ?
Trên thật tế, thì tấn phong cho ai làm Dalai Lama, giáo chủ kiêm vua Tây Tạng, tùy “tâm ý chính trị” của chính quyền Trung Cộng.
Như trong lịch sử, những triều đại vua chúa mới trong các nước phiên thuộc của Trung Hoa không được công nhận, ngay cả bởi thần dân của chính họ, là chánh thống nếu không được chấp thuận và phong vương từ hoàng đế thiên triều Trung Quốc.
Con người nhất là người Á Đông bị bắt phải tin, nếu muốn còn cái đầu để ăn cơm, Hoàng Đế là con chính thức của Trời (天子/Thiên Tử), là con rồng được trời sai xuống, sinh ra nhận lãnh Thiên mệnh (天命) làm trung gian giữa Trời và Đất để cai trị con người.
Định mệnh của con người cũng là do trời. “Nhất thực nhất ẩm giai do tiền định!” “Decree of God and destiny (fate).” Tự động suy ra, vua là con trời, được trời sai xuống cai trị dân, vua có quyền ban ơn mưa móc kể luôn làm chủ mạng sống của thần dân trong nước.
Trong những chuyện Tàu, trời sai kim đại bàng xuống làm Nhạc Phi hay như trong những chuyện Phong Thần và Tây Du Ký... Tiên, thánh, trâu, sư tử, đèn lưu ly, quạt Ba Tiêu, yêu quái xuống trần đánh nhau. Nhưng vì trời không sanh Mỹ Hầu Vương nên không cai quản được Tề Thiên Đại Thánh. Trời cũng nhờ Phật xuống giúp trị yêu quái khó trị của mình chứ trời không cai quản được chư Phật.
Nhà Chu là triều đại thành lập tôn giáo "Thờ Trời" hay Thượng Đế (上帝/tức là Vua của Vua) cho nền văn minh Trung Quốc. Nhưng có thể đã mượn và chế biến từ thuyết luân hồi, một linh hồn bất tử, cái ngã độc tôn đi đầu thai của Bà La Môn Giáo.
Ngay đến bây giờ con người Đông Tây vẫn thích chuyện thần tiên ngày xưa, tiên là trường sanh bất tử, có phép thần thông, được trời sai xuống hành động, rồi khi hết dương số, hồn lìa khỏi xác (chết) để về trời làm tiên cho đến khi hết phước trở lại làm người bị chi phối bởi sinh lão bệnh tử.
Những chuyện thần tiên trên này vẫn còn thông dụng trong dương gian nhất là ở những nước chịu ảnh hưởng văn hóa sâu đậm từ Trung Hoa như Việt Nam. Vì Khổng và Lão không được xem là thông dụng và là tôn giáo trong quần chúng nữa nên bây giờ thay vì Tam Giáo Đồng Nguyên. Tất cả ba với những tín ngưỡng hổ lốn, đối chọi lẫn nhau nhưng vẫn sống dung hợp được trong những chùa chiền Á Châu vì đa số chúng thập phương ưa thích như vậy và chấp nhận như phong tục tập quán, lẫn hủ tục, mê tín dị đoan đi ngược lại với tôn chỉ của Phật Giáo chính gốc. Đa số các thầy biết như vậy là không đúng với đường lối và tôn chỉ của đạo Phật nhưng họ phải chìu theo Phật Tử vì có thực mới vực được đạo. Đa số chúng ta đi chùa, cúng thí, nghe kinh, giảng thuyết không phải vì muốn học Phật để giác ngộ nhưng muốn cầu tài, cầu phước, cầu lộc, cầu hạnh phúc, không ốm đau và sống lâu. Muốn được cứu nạn, khổ độ chứ chuyện tụng kinh cầu nguyện, sám hối cầu an, giải hạn là nhiệm vụ công việc, jobs được trã tiền cho các thầy ni lo. Nhiệm vụ giác ngộ và giải thoát để có thần thông ban phước cho khách thập phương cúng bái là nghề chuyên môn của các thầy, các ni. Chúng ta không cúng chùa nếu không có công quả. Dĩ nhiên, muốn gì thì được nấy. Thầy trò đồng tâm tạo theo ý muốn...có tiền mua tiên, hối lộ Phật.
Có thể vì vậy đi chùa bây giờ nó ồn ào, nhộn nhịp với nhiều màn trình diễn văn nghệ vui hơn ngày xưa. Thầy trò hỉ hả, tài chánh, phúc lộc chạy đầy chùa.
Chúng ta cũng không nên quá cổ lỗ sĩ, câu nệ, khó khăn thái quá đối với người với mình. Tu sĩ cùng Phật tử cùng nên thông cảm nhau trong thời đại mới. Mình thay đỗi được nhưng lại đòi hỏi sư ni phải khổ hạnh như xưa. Chúng ta dù sao đi nữa vẫn là người, có sức khỏe mới tu hành được. Đức Phật đã không tìm thấy đạo trong lúc tu khổ hạnh nên Ngài phải tự mình thắp đuốc để tự đạt được giác ngộ, giải thoát. Sống giữ hạnh đạo đức, chừng mực, phải chăng là tự lòng mình biết, tu vì mình vì người chứ không phải mặc áo càsa mà tâm ma. Hy vọng các bật Thầy và Ni lẫn Phật Tử chân chánh phải luôn đề cao cảnh giác để khỏi lọt vào chấp ký dù biết cần có thực nhưng vẫn phải cố vực cho được đạo thay vì ăn quá no bị trúng thực.
Nói thì dễ nhưng rất khó hành cho đúng vì nhu cầu vật chất, danh vọng, tài lộc, và tiện nghi văn minh cám dỗ nên rất khó lường để đo thấu tâm can của con người.
Tạm kết
Google Home và Amazon Echo trong Information Technology (IT) là thí dụ cụ thể nhất để thỏa mãn cả ba thuyết trên về linh hồn luân hồi, hay thức (Artificial Intelligence,) tái sinh theo quan niệm của Phật Giáo, qua vật chất (hardwares.)
IT (Google Home và Amazon Echo) đã vô tình chứng minh lý Bát Nhã, không mắt, tai, mũi, miệng, ...
IT đã cho thấy 18 căn trần thức của con người là vô nghĩa đối với vũ trụ.
IT đã chứng minh luôn vô ngã.
Ngay cả bây giờ những cái máy có tính linh này có thể tự liên lạc, trao đổi thông tin mà không cần người sai bảo nó làm.
Khoa học, IT, y học tiến triển vượt bực ngày nay bởi nhân tạo là đại sự nhân duyên cho chúng sinh chứ chưa hẳn cho vũ trụ.
Nghiên cứu triết lý viên diệu của Đức Phật mà cứ quay quanh đám bụi nhân trần và sinh tử luân hồi của chúng sinh với 18 căn trần thức lệch lạc để làm chuẩn trên cõi Ta Bà này là thiển cận (đoạn kiến,) và phiến diện (unilateral, one-sided.)
- Tag :
- Lê Huy Trứ