Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quét Rác Vườn Tâm

Monday, June 11, 201807:19(View: 12693)
Quét Rác Vườn Tâm
QUÉT RÁC VƯỜN TÂM

Quang Minh

Quét Rác Vườn Tâm


Như thường lệ, sáng sớm chú tiểu An Tâm dậy sớm tụng kinh niệm Phật và sau khi ăn sáng xong thì chú tiểu An Tâm quay lại với công việc hằng ngày của chú là quét lá sân chùa. Và nếu chú tiểu An Tâm mà không quét lá ngày nào thì ngày đó sân chùa sẽ toàn lá cây, bụi bặm không được sạch sẽ.  
Hằng ngày ta cứ loay hoay quay quầng bận rộn lo lắng trong bao mối suy tư, lo lắng, buồn khổ về gia đình, học tập, công việc, sự nghiệp...làm cho Tâm ta không được bình an. Tâm ta có khi bứt rứt khó chịu, có khi buồn khổ ảo não, hay lo lắng nghĩ suy, mà có lúc bi sầu thiếu tự tin, có lúc buông xuôi chẳng thiết kiểu chán đời...Nguyên nhân đau khổphiền não là do mình tiếp thu quá nhiều thông tin, chấp thủ, chấp niệm, chấp việc, chấp cảnh, chấp tình, chấp mộng tưởng tương lai, chấp ký ức quá khứ....Sự chấp đó cũng như rác trong lòng mỗi lúc một nhiều như lá rơi sân chùa mà nếu ta lại không lo quét dọn hằng ngày thì sự nhơ nhớp do rác làm sân chùa trong lòng không được sạch sẽ, không được thanh tịnh

Sự bám chấp vào sự vật sự việc thay đổi, chấp vào pháp vô thường thế gian, chấp niệm vọng trong Tâm thì sự chấp đó làm mê mờ tâm trírối loạn thân tâm, gây nên phiền não và nghiệp chứng. 

Hằng ngày ta nên hãy dành thời gian mà "phản quan tự kỷ", quay lại trong ta quán sát xem ta hôm nay có lầm lỗi gì không? Có điều gì làm chưa tốt hay chưa? Việc gì cần làm mà chưa làm hay không? Hay quán vọng niệm nghĩ suy coi vọng niệm đó là chánh hay tà niệm, vọng niệm từ đâu sinh khởi...qua đó cho ta biết điều gì tốt thì duy trì và phát huy,mà điều bất thiện thì dứt sạch, từ bỏ, cũng như quán vọng niệm để không bám chấp vào niệm vọng, cho niệm niệm tương tục không gián đoạn, không thọ nhận bất cứ điều gì thì sự ràng buộc, dính mắc không còn. Qua việc " phản quan tự kỷ", quay nhìn lại chính mình để mà rèn cái Chí, tu cái Đức, phát triển Tâm từ, bi, hỷ, xả. 

Ta hãy học tập theo chú tiểu An Tâm, là luôn quét rác vườn Tâm, cái gì không cần thì xả bỏ quét dọn đi, để nhiều thì nặng đầu mà không quét thì nặng lòng. 

Trong tu học cũng vậy, những gì cần thì nên ghi nhớ để áp dụng tu hành, nắm lấy những gì cốt lõi để áp dụng vào tu hành, còn những gì chưa cần hay không cần thì buông xả cho nhẹ lòng sẽ được An Tâm. Mà tâm an thì bình khí, khí bình thì thân an, an thân thì tĩnh lặng trong lòng, từ đó trí huệ sinh. Vì trí huệ sinh ra trong tĩnh lặng và thanh tịnh. Từ đó giúp ta bước lên nấc thang hướng về sự giải thoát thân tâm.

An Tâm là không bám chấp vào pháp vô thường trần lao, nhằm đưa tới trong Tâm hành giả một trạng thái an nhiên, tĩnh lặng, giải thoát mọi sự ràng buộc của thế gian phiền não. Hãy sống tĩnh lặng, bình dị trong từng giây phút hiện tại để thấy ta chỉ là ta trong bóng hình của thời gian và không gian hư vọng nơi trần thế và đó là niềm an vui chân thật.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 46)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 122)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 143)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 171)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 197)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 226)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 286)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 265)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 268)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 244)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 263)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 290)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 316)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 295)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 303)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 304)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệm ở Tu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 315)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 304)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 297)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 303)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 316)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 325)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 517)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 388)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 384)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 390)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 409)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 402)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 450)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 478)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 550)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 437)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 461)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 574)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 513)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 522)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 540)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 510)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 572)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 591)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 609)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1399)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 614)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 711)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 588)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 668)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 680)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 668)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 582)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 684)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant