Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Phóng Sanh là một truyền thống đẹp của người Phật tử Việt Nam

Friday, July 27, 201819:29(View: 4134)
Phóng Sanh là một truyền thống đẹp của người Phật tử Việt Nam

PHÓNG SANH

MỘT TRUYỀN THỐNG ĐẸP
CỦA NGƯỜI 
PHẬT TỬ VIỆT NAM


Người không hiểu đặt câu hỏi “Tại sao cá đã bắt lên rồi lại đem thả, như thế có giả tạo không?; “Sao không đem tiền cho người nghèo mà đi cứu mấy con cá?”

 

Chúng tôi xin phép được giải thích rõ hơn cho hành động Phóng Sinh: Cũng có những người thiếu hiểu biết và rất tiêu cực còn chê người là ngu vì họ nghĩ nên dùng tiền mua cá để đem cho nhà mồ côi, viện dưỡng lão, trại phong cùi hay người nghèo Phi Châu thì thực tế hơn v.v.

 

Ngư phủ đi bắt cá lên bờ để bán cho người mua về giết rồi ăn thịt chúng. Nhưng thực tế có bán và ăn hết những thuỷ sản bị bắt lên bờ không, hay là sẽ còn thừa bị chết vì bắt lên nhiều quá làm cho một phần thặng dư chúng sanh sống trong nước bị chết uổng phí và chẳng được đóng góp thân thể của chúng để nuôi cho loài người được sống hạnh phúc; Hay chúng bị thúi rữa rồi đem bỏ?

 

(Có 1 thuyền đánh tôm của Phi Luật Tân lớn lắm chuyên đi bắt tôm. Nhưng khi kéo lưới thì có rất nhiều loại thuỷ tộc khác không phải là tôm bị vào lưới. Họ chỉ nhặt những con tôm để xuất cảng, còn bao nhiêu con khác đều bị chết và hất xuống biển. Quá phí phạm)

 

Những người mua lại các loài thuỷ tộc và đem ra sông lớn thả chúng chođược tự do thì chia ra làm 3 loại người thích phóng sinh như sau:

 

(1) Là người thấy chúng sanh bị bắt giết nên thương và hiểu rõ sự sợ hãi khổ đau của chúng sanh, cũng như chính ta bị bắt đem giết. Để tránh nhân quả vay trả, trả vay nên khi gặp thì phóng sanh để cứu mạng chúng, làm như thế sẽ có rất nhiều phước báo.

 

(2) Là người này vì đang bị tai ách kiếp nạn như bị kiện cáo, tù tội, bệnh nặng, tai nạn, làm ăn thất bại v.v Nên phải phóng sanh để giải bớt một phần nào oán thù do chính mình đã tạo ra nhiều đời kiếp trước, đây là 1 cách trả nghiệp giết hại.

 

(3) Là người này phóng sanh vì một noble action (hành động cao quí): Là người này nghĩ sâu sắc về tương lai của các thế hệ mai sau của chúng ta là loài ngườisẽ  nhờ vào còn sót lại chút thực phẩm mà sống nên phải bỏ tiền mua cá đem thả trở lại thuỷ tề dù cho được phần nào thì hay phần ấy nên phóng sanh để cứu người.

 

Xin bàn thêm là thế giới luôn lo ngại về "nạn nhân mãn" sẽ có thể làm tuyệt chủng các loài nhất là loài ngườilý do thiếu thức ăn. Vì thiếu thức ăn, quá đói, mà con người vốn thèm thịt.Họ có thể giết và ăn thịt lẫn nhau.

 

Chuyện này đã từng xảy ra ở Trung Hoa người ta phải đổi con cho nhau giết con của bạn ăn thịt). Cả Việt Nam khi bị Nhật đánh đắm và đốt cháy các thuyền chở lúa tiếp tế từ đồng bằng ra miền Bắc bị cháy hết làm dân miền Bắc chết đói vô kể xiết vào năm Ất Dậu 1945 trong đệ nhị thế chiến.


Anh Hai của tôi kể lại cho tôi nghe lúc còn nhỏ là trên đường từ Hà Nội về nhà anh Hai thấy cả ngàn người đói ngồi dọc hai bên đường để xin ăn, nhưng không ai có gì để cho. Khi ông anh đi ngang một khúc đường thì thấy 1 em bé ngồi bên đường và mọi người đang chờ đứa bé chết ngã ra là họ xúm lại làm thịt nó chia nhau ăn. Anh tôi còn nói: "Thật rùng mình và anh kinh tởm bọn Nhật bất nhân"! Anh tôi có dạy: "Em hãy tập bố thí trong lúc mình còn đang có để được nhiều phước báo cho sau này không bị khốn khó..." Thương anh Hai thật từ bitrí tuệ, anh đã đi rồi.

 

Theo Geographic Reported thì hiện nay nghề thuỷ ngư dùng máy và lưới tự động kéo lên hàng trăm ngàn (100,000) tấn cá từ biển cả mỗi năm.Xin hãy suy nghĩ xem các chúng sanh ở biển có sanh sản kịp thời để trả lại cho biển 100 ngàn tấn cá hàng năm không?Chắc chắn là không. Nếu cứ làm như thế thì quí vị ơi: "Chim trời giờ đã bị bắn hết, và cá biển cũng bị kéo lên tới nỗi biển trở thành trống rỗng thì lấy đâu ra thức ăn mà muôi cho đám con cháu của chúng ta ở các thế hệ mai sau? Loài người cứ tiếp tục sinh con không ngừng như thế nàythì chắc rồi đây các nhà nước cũng đành phải dùng tới xác chết của loài người đem vào lò làm processed meat để bán lại cho loài người ăn để sống thôi.

 

Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam thì truyền thống phóng sanh có trong Đạo Phật Việt Nam.Đến thời nhà Đinh thì Đạo Phật đã rất hưng thịnh và được các Hoàng Gia tôn quí và quy-y Tam BảoPhật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo.Đến đời nhà Lý, Vua dùng giáo lý nhà Phật để dạy dân và đạo Phật là đạo đem triết lý nhân quả vào Hoàng cung.Khi nhà Vua nghe nói là các tử tù tỏ lòng ăn năn sám hối và khóc lóc xin cha mẹ tha thứ cho tội mình đã làm cho cha mẹ nhục nhã hay đau khổ v.v. Nhà vua đã ra lệnh cho các tử tù đó được tha tội chết trong mùa Phật Đản, mùa Vu Lan báo hiếu, và ngày Tết Nguyên Đán. Những ngày đó gọi là ngày "Nhà Vua ban lệnh Xá Tội Vong Nhân" có nghĩa là "Ngày Đức Vua ra lệnh tha chết cho Tử Tội". Đây là truyền thống từ biđẹp tuyệt vời của nước Nam. Những vị Sư Tăng Canhay Tăng lục.  (Vị tu sĩ Phật giáo được nhà Vua phong cho làm việc hành chánh trong triều đình) đem việc "Xá tội Vong Nhân" ra dạy cho thứ dân Phật tử là: "Ta là dân thứ không thể tha chết cho tử tội vì không phải là Vua, nhưng ta vẫn có thể tha chết cho nhiều loài chúng sanh khác như thả chim, thả cá hay ăn chay, bớt ăn thịt lại".

 

Lúc đó người ta không hiểu nên đi phóng sanh gà vịt, người khác thấy vậy lại bắt chúng, bắt về làm thịt nên việc phóng sanh lúc ấy coi như không thành công vì thiếu hiểu biết.  Thấy thế Đức Vua mới khuyên hàng dân thứ hãy phóng sanh cá thì người ta không thể bắt lại được.

 

Ngày nay người Việt Nam may mắn được sống trong thời ky văn minh tuyệt đỉnh về khoa học kỹ thuật, chúng ta có thể ngồi nhà bấm máy computer vào nhà bank và chỉ vài click là gởi được chi phiếu qua hệ thống (“transfer tiền” gởi ra là tới người nhận ngay) đến quí chùa, nhờ quí Sư Thầy hay Sư Cô từ bi đi “chợ cá bán sỉ” mua cá và đem ra sông lớn phóng sanh giúp ta làm việc thiện này được tiện nghian toàn

 

Không những thế những con vật được phóng sanh này còn được nghe Phật Pháp, đượcquý Sư từ bi cho chúng quy y Tam Bảoniệm Phật cùng chú nguyện cho các chúng sanh được thoát ly kiếp thuỷ tộc và sau cùng là được tái sanh về nơi hạnh phúc an lạc

 

Cứ nhìn thấy những hành động này là chúng ta biết người phóng sanh gặt hái rất nhiều phước báo do phát tâm làm việc thiện.  

Nước Mỹ cũng có phóng sanh, người Mỹ phóng sanh các con vật hiếm và lớn, họ làm ra luật để cấm ai đụng đến chúng. Họ cũng phóng sanh các con vật còn nhỏ, vì triết lý của người Mỹ cho rằng những con vật còn nhỏ thì cần phải cho chúng có cơ hội để sống và luật cấm không được sát hại chúng. Như đi câu cá hay câu cua, nó nhỏ quá là phải thả nó ngay.Các loài vịt trời, vịt xiêm, ngan ngỗng thả trong các công viên v.v. đều có luật bảo vệ chúng cấm giết.Bị Phạt nặng rồi lại phải ra toà.

 

Phóng sanh hoàn toàn không phải là phí phạm mà là một hành động đẹp và cao quí, tích cực bảo vệ loài người được tồn tạinâng cao giáo lý nhà Phật. Việc phóng sanh của người Phật tử Việt Nam giúp cho việc bảo tồn truyền thống cao quí của tiền nhân, đồng thời góp phần vào việc gìn giữ cho tương lai con cháu mai sau. Những người phát tâm phóng sanh cũng đã và đang làm các việc như giúp trẻ mồ côi, bệnh nhân ung bướu, bệnh nhân phong cùi, chương trình giúp đỡ khiếm thị, tặng xe lăn, cúng dường xây chùa, tạo tượng, cúng dường Tăng/Ni tu học các chương trình đại học hay cao học. Tặng gạo cho người nghèo, tặng học bổng, làm nhà tình thương, khoan giếng nước ngọt, xây trường học, và phóng sanh cũng mạnh hơn mỗi ngày.Người phóng sanhtừ bi tâm với muôn loài và sự hảo tâm vượt khỏi ranh giới giữa giàu và nghèo, vì cả hai, nghèo và giầu đều thích phóng sanh.

 

Chúng ta hãy phát động phong trào phóng sanh cho mạnh để giữ truyền thống đẹp này của người Phật tử Việtnam. Mong lắm thay.

 

KHITHẤY AI LÀM ĐIỀU THIỆN THÌ NÊN PHÁT TÂM TUỲ HỶ 

ĐỂ ĐƯỢC CHIA PHẦN PHƯỚC ĐỨC.

CHỚ BÀI BÁC, VÌ SẼ LÀM TIÊU HUỶ PHƯỚC CỦA BẠN.

 

Cầu nguyện Tam Bảo từ bi gia hộ cho tất cả chúng ta được may mắn thành cônghạnh phúc, nhờ phóng sanhbố thí ba la mật. Nam Mô Adida Phật.

 

(Con xin đỉnh lê tạ ân đức từ bi của Sư Phụ HT Thượng Như Hạ Điển, trong lúc Ngài đang bận ở khoá tu Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 30 tại Nuess (Đức) với trên 600 học viên về tu học 7 ngày chưa mãn khoá mà Ngài từ bi bỏ thời gian quí báu giúp cho con chỉnh sửa bài viết này cho thêm hoàn hảo

Con chắp tay cúi đầu đỉnh lễ Thầy.  Nam Mô Adida Phật)

 
Tì kheo ni Thich Nữ Hạnh Trì
Cảm ơn em Hy Q.Vũ: nhuận bút.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 25)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 39)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 237)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 50)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 105)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(View: 131)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 112)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 186)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 174)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 346)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 239)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 230)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 213)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 323)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 373)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 284)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 265)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 293)
Tư tưởng nhân quả Phật giáo là tư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 299)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 332)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 304)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 342)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 356)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 397)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 446)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 436)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 564)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 404)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 387)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 360)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 493)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 430)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 337)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 355)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 334)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 326)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(View: 519)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(View: 307)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(View: 340)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(View: 296)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(View: 451)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(View: 413)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(View: 363)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(View: 400)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(View: 386)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(View: 390)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(View: 423)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(View: 429)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(View: 405)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(View: 401)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều