Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Khái Niệm Pháp (dharma) Trong Phật Giáo

06 Tháng Chín 201805:04(Xem: 5469)
Khái Niệm Pháp (dharma) Trong Phật Giáo
Khái Niệm Pháp (dharma) Trong Phật Giáo 

Đăng Nguyên

Khái Niệm Pháp (dharma) Trong Phật Giáo




Thuật ngữ
 pháp (dharma, có căn động tự là dhṛ có nghĩa là “duy trì, nắm giữ”; Pāli: dhamma; Tây Tạng: chos) mang nhiều ý nghĩa và sự giải thích khác nhau trong quá trình phát triển tư tưởng ở Ấn ĐộPhật giáo chia sẻ thuật ngữ này và một sốý nghĩa của nó với những tôn giáo Ấn Độ khác, nhưng đồng thời nó cũng đưa ra một số giải thích riêng. Pháp có thể bao hàm nhiều nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau và liên quan đến những vấn đề khác nhau. Ở đâychúng ta sẽ xem xét khái niệm này dưới hai đề mục: trước hết là pháp ở nơi nghĩa chung, bao gồm nhiều nghĩa khác nhau; và thứ hai là pháp mang tính thuật ngữ riêng, chỉ cho những thành phần hay yếu tố cuối cùng của toàn bộ thực tạihiện hữu


Sử dụng chung 

Pháp đã và vẫn đang được sử dụng bởi hầu hết các tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ để chỉ niềm tin và sự thực hành tôn giáo của họ. Nơi nghĩa này, pháp đề cập chung cho những gì chúng ta gọi là “tôn giáo”. Pháp cũng chỉ cho trật tự vũ trụ, luật tự nhiên, hay nguyên lý mà toàn thể thế giới(saṃsāra) vận hành theo chu trình của nó. Bên trong ngữ cảnh Phật giáotrật tự vũ trụ này đượcvận hành theo luật duyên khởi (pratītya-samutpāda). Luật tự nhiên này, mà nó kiểm soát chuỗi sự kiện và hành động của chúng sanh, không có khởi thủy hay người sáng tạo nên. Nó không có sự khởi đầu và những chức năng bản chất của riêng nó. Ở trong Tăng chi bộ (Aṅguttara Nikāya) vàTương ưng bộ (Saṃyutta Nikāya), và về sau được nhắc lại trong kinh Lăng-già (Laṅkāvatāra Sūtra), được nói rằng bản chất của vạn vật là luật nhân quả và luật này quyết định nên thế giới này cho dùNhư Lai (Tathāgata) có xuất hiện ở nơi cuộc đời này hay không. Đây là một luật vĩnh cửu và phổ quát mà sự có mặt của nó không phụ thuộc vào việc xuất hiện của chư Như Lai; sứ mệnh của chư Phật ở nơi cõi đời này chỉ là khai mở nó. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đầu tiên nhận biết và thấu hiểu luật cơ bản này và sau đó tuyên thuyết và giảng dạy nó cho những người theo Ngài. Sự khám phábản chất của pháp được so sánh trong một số bản kinh với việc phát hiện một kinh thành cũ bị bỏ quên. Trong Phật giáo Đại thừađặc biệt ở trong ngữ cảnh học thuyết Tam thân Phật (trikāya) và việc tái giải thích mối liên hệ giữa luân hồi (saṃsāra) và Niết-bàn (nirvāṇa) như là hai mặt của cùngthực tạipháp như là nguyên lý phổ quát nhận lấy một sự giải thích sâu rộng hơn. Như là một phần trong từ ghép pháp thân (dharmakāya), nó biểu thị cả thực tại siêu việt và nội tại của mọi chúng sanh và sự hiện hữu. Như vậy, nó rõ ràng biểu thị bản chất của chúng sanh cũng như bản chất của chư Phật. Ở nơi nghĩa biểu thị sự hiện hữu hiện tượng, nó cũng được đề cập như là thực tại(dharmatā: pháp tính), bản chất của thực tại (dharmadhātu: pháp giới), chân như (tathatā), tánh không (śūnyatā), hay tàng thức (ālaya-vijñāna). Nơi nghĩa đề cập đến bản chất chư Phật, nó cũng được gọi là Phật tính (buddhatā), là tự tính của chư Phật (buddhasvabhāva), hay Như Lai tạng(tathāgata-garbha). 


Pháp như là giáo pháp của Đức Phật nói chung bao gồm sự trình bày của Ngài về trật tự tự nhiênnhư được mô tả ở trên và tuyên thuyết của Ngài về con đường đưa đến giải thoát. Như vậy, khigiáo pháp của Ngài có nghĩa như một hệ thống toàn vẹn thì chính thuật ngữ pháp (hoặc śāsana) được sử dụng. Khi giáo pháp của Ngài được đề cập đến hay được giải thích từ hai góc độ khác nhau, tức là, khi khía cạnh lý thuyết và thực tiễn được phân biệt, hai thuật ngữ được sử dụng: pháp, là tập hợp những bài pháp được lưu giữ trong Kinh và Luật, hay những luật lệ và quy tắc cho việc áp dụng và thực hành pháp. Prātimokṣa bao gồm những giới luật, và mỗi trong các giới đó cũng được gọi là pháp. 

Giải thích ngắn nhất nhưng tuy vậy rõ ràng nhất về pháp như là lời dạy của Đức Phật(buddhavacana) được tóm tắt ở trong bài pháp đầu tiên của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi Ngài “vận chuyển” (tuyên thuyết) bánh xe pháp: Tứ diệu đế và Bát Thánh đạo. Có khổ đau và có nguyên nhân gây nên khổ đau, nguyên nhân đó có thể được đoạn trừ nhờ vào sự thấu hiểu và thực hànhcon đường pháp như được tóm tắt bằng Bát Thánh đạochánh kiếnchánh tư duychánh ngữ, chánh nghiệp… Sự trình bày khác về con đường này được nói rõ bên trong ba tu tập căn bản đó là giới (śīla), định (dhyāna) và tuệ (prajñā). Nhờ vào tuệ ta có được một cái nhìn trọn vẹn về pháp, nhờ vào giới ta thanh tịnh tất cả những gì làm chướng ngại cái nhìn về pháp, và nhờ vào thiền định, ta trưởng dưỡng pháp bên trong chúng ta và thực sự biến mình thành một phần của pháp. Pháp biểu thị cho sự thậthiểu biếtluân lý và bổn phận. Nó là sự thật về trạng thái và chức năngcủa thế giớisự thật về cách loại trừ những khuynh hướng xấu ác của nó, và sự thật về khả năngtinh thần không thay đổi của nó. Nó là sự hiểu biết ở trong nghĩa rằng mỗi khi ta biết pháp, ta có được sử hiểu biết mà nó thoát khỏi những trói buộc của sự hiện hữu hiện tượng. Nó là luân lý, vì nó chứa đựng một bộ hành xử đạo đức giúp ta có được sự thanh tịnh và tiến bộ tâm linh. Nó là bổn phận, bởi vì những ai nói pháp đều phải có bổn phận tuân theo những quy tắc của nó và đạt lấymục đích mà nó đặt ra. Nơi nghĩa này, chỉ có một bổn phận trong Phật giáonỗ lực không ngừng nghỉ để chứng đạt Niết-bàn. 

Pháp (Dharma), cùng với Phật (Buddha) và Tăng (Saṃgha), hình thành nên “Tam bảo” (Triratna), đối tượng mà ta phát tâm lễ bái và quy y. Ngay sau giác ngộ, khi nhận thấy rằng không có người nào toàn mãn hơn mình về phẩm hạnh, trí tuệ và thiền định để có thể cung kính noi theo, Đức PhậtThích Ca quyết định rằng Ngài sẽ sống kính trọng pháp, sự thật phổ quát mà Ngài vừa nhận chân.Tam bảo như được hiểu vào thời sơ kỳ có thể được so sánh với khái niệm Tam thân Phật về sau. Pháp là Pháp thân (dharmakāya), đại diện cho khía cạnh tuyệt đối và siêu phàm; Phật là Báo thân(saṃbhogakāya), đại diện cho trạng thái thanh tịnh và đáng được tán thán; và Tăng là Ứng thân(nirmāṇakāya), đại diện cho pháp như được khám phá và vận hành bên trong thế giới

Sử dụng ở mặt thuật ngữ riêng 

Pháp như là những yếu tố hay nguyên lý cuối cùng của sự hiện hữu như được hệ thống trong văn học A-tỳ-đàm (abhidharma), đặc biệt trong những tác phẩm A-tỳ-đàm của Nhất thiết hữu bộ(Sarvāstivāda), không được trình bày có hệ thống ở trong bốn bộ Nikāya (A-hàm). Trong những bản kinh của bốn bộ Nikāya, chúng ta thấy có nhiều sự mô tả về pháp và những phân loại khác nhau của chúng, nhưng việc hệ thống hóa của chúng vào những gì chúng ta có thể gọi “học thuyết pháp” chỉ xảy ra trong văn học A-tỳ-đàm. Như vậy, trong các Nikāya, pháp thường được miêu tảnhư là điều tốt hay xấu liên quan đến phẩm hạnh đạo đức, mà không nhận được nhiều sự quan tâm như những hệ thống siêu hình hay nhận thức luận chặt chẽ. Dasuttara Sutta liệt kê khoảng 550 pháp cần được tu tập hay đoạn trừ. Saṅgīti Sutta thậm chí đưa ra một con số lớn hơn, và Mahāparinibbāna Suttanta liệt ra 1.011 pháp. Trong Mahāparinibbāna Suttanta, chúng ta cũng thấy một tập hợp các pháp mà Đức Phật Thích Ca xác định là vì lợi ích của chúng sanh. Những pháp này bao gồm 37 Bồ-đề phần (bodhipakṣya dharma) mà nó hình thành nên 37 sự thực hành và những nguyên tắc giúp cho việc chứng đắc giác ngộ


Thay vì cung cấp thêm những trường hợp khác từ các bản kinh, bây giờ tôi sẽ tập trung vào việcmô tả học thuyết pháp của Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda). Bên trong sự trình bày có hệ thốngcủa nó, ta hầu như thấy tất cả những khía cạnh quan trọng của pháp và vai trò của chúng. Nhữnggiải thích khác nhau của các tông phái sẽ được đề cập khi nào thấy thích hợp

Phật giáo đưa ra một phát biểu dứt khoát rằng một “linh hồn” (ātman) như được giải thích bởi những tông phái phi Phật giáo ở Ấn Độ là không tồn tại. Bằng việc phủ nhận sự hiện hữu của mộtlinh hồn như là một yếu tố thường hằng và hợp nhất của một thực thể con ngườiPhật giáo đã loại bỏ mọi nền tảng cho việc khẳng định sự thường hằng của một thực thể con người hay sự hiện hữucủa bất kỳ yếu tố không thể phá hủy nào ở trong đó. Liên quan đến tính thực thể của những sự vậtvật lýPhật giáo đã loại bỏ khái niệm tự thể và thay điều đó bằng những thể thức: không có tự thể mà chỉ có sự biểu hiện của những gì chúng ta gọi là sự vật. Khi từ bỏ khái niệm về tự thể, Phật giáo đưa ra một sự giải thích về cách thế giới này vận hành. Theo sự giải thích này, vũ trụ đượcxem như một dòng chảy của các pháp, những yếu tố hay nguyên lý nhỏ nhất mà nó bao gồm, nhưng dòng chảy này không chỉ đơn thuần là một dòng chuyển động hay thay đổi rời rạc. Ngược lại, thế giới tiến hóa theo luật duyên khởi (pratītya-samutpāda). 

Dòng chảy chung này có thể được xem xét nơi ba cấp độ đồng thời và tương quan. Nếu chúng tatách riêng thế giới vô tri vô giác (thế giới vật chất), ta thấy nó trôi chảy theo một luật thay đổi đồng nhất và tự nhiênTương tựthế giới hữu cơ (thực vậttrôi chảy theo sự tiến hóa đồng điệu của đời sống tự nhiên (nảy mầm, phát triển v.v…). Cấp độ thứ ba được cấu thành bởi đời sống hữu tình. Cấp độ cuối này, ngoài việc bao gồm những cấp độ khác (vật chất và những chức năng hữu cơ), cũng bao gồm một yếu tố cảm giác (thức hay tâm). Nói chung, chúng ta có thể nói rằng nó bao gồmnhững yếu tố vật chất cũng như yếu tố phi vật chấtĐời sống hữu tình ấy, mà ở đó những yếu tố vật chất và phi vật chất được nối kết với nhautiến triển hay tuôn chảy theo luật nhân quả như được quy định ở nơi mối liên hệ duyên sinh nhân quảNgoài ra, dòng chảy tương tục của đời sốnghữu tình được sắp xếp bởi luật duyên khởi này có một luật đạo đức được đặt lên nó: luật nghiệp. 

Chính vì liên quan đến một dòng chảy như vậy mà học thuyết pháp cố gắng đưa ra một sự giải thích. Không có tự thể hay con người nhưng có các pháp (những yếu tố tâm vật lýtrôi chảy theo luật duyên khởi chịu sự tác động của luật nghiệp. Nói chung, học thuyết pháp đưa ra một sự giải thích về cách những chức năng chung bên trong ngữ cảnh của một đời sống hữu tìnhcụ thể dòng chảy một con người, vì chính đời sống con người là điều Phật giáo quan tâmHọc thuyết pháp nhưvậy không giải thích nhiều về vũ trụ là gì khi nó nỗ lực miêu tả những gì nó bao gồm và cách nó đóng chức năng. Như vậy, trong việc liệt kê chi tiết các pháp như là những yếu tố cơ bản và vô cùng nhỏ mà chúng hình thành nên vũ trụchúng ta tìm thấy một sự phân tích về đời sống con người và số phận của nó. Nhưng sự phân tích này không phải là “tâm lý học Phật giáo”, như nhiều người gọi nó; nó vừa là một sự giải thích dòng hiện tượng tương tục và không thể tránh được và vừa là khả năng đưa dòng chảy đó đến chỗ kết thúc. Bây giờ tôi sẽ mô tả một số phân loại pháp chung (lại trong A-tỳ-đàm của Nhất thiết hữu bộ). Các pháp được phân chia thành pháp có điều kiện/hữu vi (saṃskṛta) và pháp không điều kiện/vô vi (asaṃskṛta). Các pháp có điều kiện (tất cả có 72) bao gồm tất cả các yếu tố của sự hiện hữu hiện tượng (saṃsāra). Chúng được gọi là điều kiệnbởi vì bản chất của chúng và ở nơi dòng chảy của chúng, chúng tương tác với và tùy thuộc vàoluật nhân quả; chúng kết hợp và hỗ trợ trong việc tạo nên đời sống (pṛhagjana). Những pháp không điều kiện (tất cả có ba) là những pháp mà chúng không phụ thuộc vào luật mà nó chi phốisự hiện hữu hiện tượng. Các pháp cũng được phân thành những pháp bị ảnh hưởng hay bị tác động bởi những khuynh hướng tiêu cực hay những thứ ô nhiễm (āsrava; nơi nghĩa đạo đức là những nghiệp xấu), và những pháp mà chúng không bị ảnh hưởng bởi những thứ nhiễm ô(anāsrava; về phương diện đạo đức là những nghiệp thiện). 

Đây là những pháp giống như ở trong phân loại trước nhưng ở đây chúng được xem từ hai phương diện: khi chúng bị ảnh hưởng bởi vô minh (avidyā), chúng có khuynh hướng nhiễm ô; khi chúngảnh hưởng bởi trí tuệ (prajñā), chúng có khuynh hướng an tịnh. Theo bản chất của chúng, nhữngpháp không điều kiện phải được phân loại vào những pháp mà chúng không bị ảnh hưởng bởinhiễm ôChúng ta nhắc lại ở đây rằng đặc điểm chính của luân hồi (saṃsāra) là dao động, khổ (duḥkha); còn đặc điểm chính của Niết-bàn là an lạctịch diệt (nirodha). Các pháp cũng có thể được phân chia trong liên hệ đến Tứ đế. Ở đây chúng ta lại có một sự phân chia hai phần. Hai chân lý đầu (khổ [duḥkha] và nguyên nhân của nó [samudaya]) đề cập đến 72 pháp mà chúng bịảnh hưởng bởi các nhiễm ô hay đó là những pháp có điều kiện. Hai thánh đế khác (sự tịch diệt[nirodha] và con đường [mārga] đưa đến nó) đề cập đến ba pháp không điều kiện mà chúng luôntịch tịnh (nirodha) và đề cập đến những pháp mà chúng ở trên con đường (mārga) đưa đến tịch tịnh(nirodha). 
Sau khi mô tả những phân loại chung, bây giờ tôi sẽ đi đến liệt kê một bộ ba phân loại tiêu chuẩnmà bên trong đó các pháp riêng được phân bổ. Phân loại đầu tiên, mà nó bao gồm những pháp cóđiều kiện, đề cập đến tập hợp của chúng như được lĩnh hội ở nơi một đời sống hữu tình. Phân loại này chia các pháp thành năm nhóm hay năm uẩn (skandha). Ở đây chúng ta có 1/ sắc uẩn(rūpaskandha): mười một pháp; 2/ thọ uẩn (vedanāskandha): một pháp; 3/ tưởng uẩn(saṃjñāskandha): một pháp; 4/ hành uẩn (saṃskāraskandha): 58 pháp; và 5/ thức uẩn(vijñānaskandha): một pháp. Phân chia thành năm nhóm này không chỉ hình thành nên một sự phân tích tất cả hiện tượng mà cũng được sử dụng để chứng minh rằng không có linh hồn/ ngã thể (ātman) bên trong thực thể con người, vì không có thứ nào trong năm uẩn có thể được đồng nhất với hay được xem như một linh hồn. Phân loại thứ hai chia các pháp liên quan đến quá trình nhận thức. Ở đây chúng ta có sáu căn (indriya) và sáu trần (viṣaya) được gọi chung là “xứ” hay “cơ sở” (āyatana) của nhận thứcSáu giác quan hay sáu nội xứ là: 1/ sắc xứ (cakṣur-indriyāyatana); 2/ nhĩ xứ (śrotra- indriyāyatana); 3/ tỷ xứ (ghrāna- indriyāyatana); 4/ thiệt xứ (jihvā- indriyāyatana); 5/ xúc xứ (kāya- indriyāyatana); và 6/ thức xứ (mana- indriyāyatana). Sáu đối tượng nhận thức hay sáu ngoại xứ là: 7/ sắc (rūpa-āyatana); 8/ thanh (śabda-āyatana); 9/ hương (gandha- āyatana); 10/ vị (rasa- āyatana); 11/ xúc (spraṣṭavya- āyatana); 12/ pháp (dharma- āyatana). 11 xứ (āyatana) đầu mỗi thứ có một pháp; các đối tượng phi vật chất bao gồm 64 pháp. 

Loại thứ ba phân nhóm các pháp ở trong sự liên hệ với dòng chảy tương tục (santāna) của đời sống bên trong tam giới (Dục giới [kāma- dhātu], Sắc giới [rūpa-dhātu], và Vô sắc giới [ārūpya-dhātu]) như được miêu tả theo vũ trụ học Phật giáo. Nhóm này được phân thành mười tám giới hayyếu tố (dhātu). Nó bao gồm mười hai xứ được phân chia ở trên, bổ sung thêm một tập hợp sáu loại thức tương ứng. Như vậy chúng ta có: 13/ nhãn thức (cakṣur-vijñānadhātu); 14/ nhĩ thức (śrotra-vijñānadhātu); 15/ tỷ thức (ghrāṇa-vijñānadhātu); 16/ thiệt thức (jihvā-vijñānadhātu); 17/ thân thức(kāya-vijñānadhātu); và 18/ ý thức (mano-vijñānadhātu). Bên trong nhóm này, năm căn và năm trần mỗi thứ có một pháp (có mười pháp tất cả). Thức (số 6) được chia ở đây thành bảy giới (dhātu; số 6 cộng 13-18). Giới mà nó đại diện cho những đối tượng không phải vật chất (số 12) chứa đựng 64 pháp. Tất cả 18 giới tồn tại nơi dục giới (kāmadhātu) hay thế giới mà ở đó tâm hoạt động nhờ vào dữ liệu giác quan. Nơi thế giới vật chất vi tế (rūpadhātu: sắc giới), những đối tượng của ngửi và nếm (số 9-10) cùng tỷ thức và thiệt thức không còn tồn tại. Ở nơi thế giới không có vật chất/vô sắc giới (nhưng thường được giải thích là vật chất rất vi tế vì chúng ta vẫn còn ở bên trong saṃsāra), tất cả giới (dhātu) không còn tồn tại ngoại trừ thức (số 6), những đối tượng không thuộc vật chấtcủa nó (số 12), và khía cạnh phi giác quan của nhận thức (số 18). 

Cuối cùngchúng ta đi đến liệt kê các pháp riêng. Bên trong phân loại thành năm uẩn (skandha), sắc (rūpa) bao gồm 11 pháp: năm căn (1-5) và năm đối tượng giác quan tương ưng của chúng (7-11), cộng thêm một yếu tố bổ sung được thảo luận bên dưới. Xứ (āyatana) số 12 (những đối tượng không thuộc giác quan) ở trong hệ thống này được phân loại như một pháp không thuộc vật chất, và do đó không được xem xét ở đây. 

Sắc hay thân được hiểu bao gồm bốn yếu tố chính yếu (mahābhūta: tứ đại) - đất, nước, lửa và không khí. Sắc phụ thuộc/ sắc phái sinh (bhautika: đại chủng phái sinh, xuất phát từ hay liên quan đến sắc) được đại diện bởi các căn và đối tượng của chúng (tức là dữ liệu giác quan). Bốn yếu tốchính yếu (tứ đại) được nói đến ở trong Phật giáo, nhưng cần hiểu bốn đại được sử dụng để đề cập đến bốn đặc tính: cứng (đất), cố kết (nước), hơi nóng (lửa) và chuyển động (gió), chứ không phải xem tứ đại là tự thể. Sắc đại (bốn yếu tố) có mặt nơi một thân thể duy trì sắc phái sinh (nhữnggiác quan và đối tượng của chúng). Bởi vì các Phật tử phân tích sắc bên trong ngữ cảnh của một đời sống hữu tìnhmô tả của họ về sắc chính yếu liên quan đến việc nhận thức cách nó đóng chức năng và cách nó xuất hiện, không phải với những gì nó là, vì nói một cách chính xác nó không tồn tạiThế giới là một dòng chảy tương tụcđời sống thay đổi từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. Do đó, bởi vì những Phật tử tránh nói đến linh hồn hay tự thể, sắc chất chỉ được gọi là dữ liệu giác quan. Một định nghĩa như vậy về các pháp vật lý mà chúng hình thành nên dữ liệu giác quan (10 pháp) giải thích cho thành phần vật chất mà nó duy trì thức, thành phần khác của đời sống hữu tình. Vậy pháp thứ 11 là gì? 

Nhất thiết hữu bộ, khi xem xét hành vi con người qua ba khía cạnh thân, khẩu và ý, đã phân chianghiệp (khi nó hoạt động bên trong một đời sống hữu tìnhthành ý nghiệp (manas, đồng nhất với ý chí hay cetanā), thân nghiệp và khẩu nghiệpÝ nghiệp được xếp loại là không thuộc vật chấtnhưng thân nghiệp và khẩu nghiệp mà chúng xuất phát từ ý nghiệp được phân loại thuộc về vật chất (rūpaskandha). Ngoài rathân nghiệp và khẩu nghiệp được xem là một sự “biểu hiện” (vijñapti) (bên ngoài); nhưng khi ý nghiệp hành hoạt những không biểu hiện ra ngoài, thì nó được xem là “không biểu hiện” (avijñapti: vô biểu). Chính “vô biểu sắc” (avijñaptirūpa) hình thành nên pháp thứ 11 trong phân chia uẩn. Mặc dù không phải vật chất, nó được phân loại như vật chất bởi vì thân nghiệp và khẩu nghiệp mà nó liên quan đến được phân loại như vậy. 

Ba uẩn (thọ, tưởng và hành) cùng chứa 60 pháp, mà nó được gộp vào như là những đối tượng không phải vật chất bên trong hai phân loại khác (xứ/āyatana, giới/dhātu; cả hai đều là số 12). Bayếu tố không thể thay đổi (asaṃskṛta) và vô biểu (avijñapti) cũng được gộp vào số những pháp không thuộc vật chất của hai sự phân chia sau, như vậy tạo thành một tổng số 64 pháp. 

Bây giờ tôi sẽ mô tả 60 pháp mà chúng được đưa vào trong cả ba phân loại (uẩn/skandha, xứ/āyatana, và giới/dhātu). Chúng được chia thành hai nhóm chính: một nhóm bao gồm 46 tâm sở hữu pháp (caittadharma), mà chúng sinh khởi hay ở trong sự nối kết với thức hay tâm thanh tịnh(citta-saṃprayuk-tasaṃskāra); nhóm thứ hai bao gồm 14 pháp bất tương ưng hành, tức là những pháp mà chúng không liên hệ đến sắc cũng không liên hệ đến tâm (rūpa-citta-viprayukta-saṃskāra). 

46 tâm sở hữu pháp bao gồm: mười tâm đại địa pháp (citta-mahābhūmika) mà chúng có mặt nơi đời sống hữu tình: 1/ thọ, 2/ tưởng, 3/ tư, 4/ xúc, 5/ dục, 6/ huệ, 7/ niệm, 8/ tác ý, 9/ thắng giải, 10/ định; mười thiện đại địa pháp (kuśala-mahābhūmika) mà chúng có mặt nơi những điều kiện thích hợp: 11/ tín, 12/ cần, 13/ xả, 14/ tàm, 15/ quý, 16/ vô tham, 17/ vô sân, 18/ bất hại, 19/ khinh an, 20/ bất phóng dậtsáu đại phiền não địa pháp (kleśa-mahābhūmika): 21/ si, 22/ phóng dật, 23/ giải đãi, 24/ bất tín, 25/ hôn trầm, 26/ trạo cử; mười tiểu phiền não địa pháp (upakleśa-bhūmika) mà chúng xảy ra vào những thời điểm khác nhau: 27/ phẫn, 28/ phú, 29/ xan, 30/ tật, 31/ não, 32/ hại, 33/ hận, 34/ xiễm, 35/ cuống, 36/ kiêu; hai bất thiện đại địa pháp (akuśala-mahabhūmika): 37/ vô tàm, 38/ vô quý; và tám pháp bất định (aniyata-bhūmika): 39/ hối, 40/ miên, 41/ tầm, 42/ tứ, 43/ tham, 44/ sân, 45/ mạn, và 46/ nghi. Tất cả 46 pháp được liệt kê ở trên không thể nối kết với (hay đóng chức năng với) tâm tại cùng thời điểm ở trên nguyên tắc chung rằng khuynh hướng bên trong của chúng hướng đến hoặc tốt hoặc xấu. 

14 pháp bất tương ưng hành là: 47/ đắc (prāpti), hay tác lực kiểm soát dòng chảy đời sống của một người, 48/ phi đắc (aprāpti) mà nó làm ngưng lại một vài yếu tố, 49/ đồng phận, 50/ vô tưởng thiền, 51/ vô tưởng định, 52/ diệt tận định, 53/ mạng căn, 54/ sanh, 55/ trụ, 56/ dị, 57/ diệt, 58/ cú, 59/ văn, và 60/ thân. Tịnh thức hình thành nên một pháp (uẩn thứ năm, xứ thứ sáu). Ở nơi sự phân chia thành các giới (dhātu), vijñāna được phân chia nhỏ thành bảy giới (số 6 cộng 13-18) ở đóchính thức ấy được xem trong sự liên hệ đến các căn và những đối tượng không thuộc vật chất. Bổ sung tất cả các pháp điều kiện cùng với 11 pháp vật chất, một pháp đại diện thức, 46 tâm sở hữu pháp, và 14 pháp bất tương ưng - tất cả có 72 pháp. Đây là những pháp mà ở đó toàn bộ sự hiện hữu hiện tượng được phân tích và giải thích

Nhất thiết hữu bộ cũng liệt kê 3 pháp không điều kiệnkhông gian (ākāśa), trạch diệt vô vi(pratisaṃkhyānirodha: giải thoát nhờ vào trí phân tích), và phi trạch diệt vô vi (apratisaṃkhyā-nirodha: giải thoát không nhờ vào trí phân tích). Như vậy, trong Nhất thiết hữu bộtổng số pháp cóđiều kiện và không có điều kiện là 75. 

Truyền thống Theravāda liệt kê chỉ một pháp không điều kiện đó là Niết-bàn, và 81 pháp điều kiện:bốn đạibốn đại phái sinh; năm căn; năm trần; hai khía cạnh giới tính (nam và nữ); trái tim là yếu tốduy trì đời sống; hai loại vô biểu sắc (avijñaptirūpa); một sức mạnh vật chấtkhông gianba tínhchất của thân (nhanh nhẹn, linh hoạt và uyển chuyển); ba đặc tính của các pháp có điều kiện (hình thành, duy trì, và suy tàn); thực phẩm vật chất; 53 yếu tố tâm, bao gồm 25 thiện, 14 bất thiện và 13trung tính; và thức.

Nhất thiết hữu bộ khẳng định rằng tất cả pháp điều kiện là thực có (chúng có mặt vì chúng xảy ra) và rằng chúng có đặc tính tồn tại, kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, và lại biến mất để táixuất hiện trong một hình thức mới được quyết định theo nghiệp. Họ cũng cho rằng các pháp tồn tạitrong ba thời kỳquá khứhiện tại và tương lai. 

Thuyết xuất thế bộ (Lokottaravāda), một chi phái thuộc Đại chúng bộ (Mahāsāṃghika), xem tất cả pháp là không thật và cho rằng chỉ những pháp vô vi là thật. Thuyết giả bộ (Prajñaptivāda), một chi phái khác thuộc Đại chúng bộ, cho rằng 12 xứ là không thật bởi vì chúng là sản phẩm của các uẩn, là những thực thể thực có duy nhất. Những người Kinh lượng bộ (Sautrāntika) thừa nhận sự hiện hữu của suy nghĩ nhưng bác bỏ phần lớn những pháp tương ưng và tất cả những pháp bất tương ưng hành, phủ nhận thực tại của quá khứ và tương lai, và khẳng định rằng chỉ hiện tại có mặt. Họ cũng bác bỏ sự có mặt của những pháp không điều kiện, xem chúng chỉ là những thứ không có mặt. Trung quán tông (Mādhyamika) bác bỏ hoàn toàn thực tại sau cùng của các pháp. Duy thức tông (Vijñānavāda) thừa nhận tâm như là thực tại duy nhất (cittamātra) và xem tất cả sự có mặt hiện tượng là sự phản chiếu ảo ảnh của tâm. Cuối cùngmột thể thức Phật giáo nổi tiếng thể hiện khía cạnh triết học liên hệ với việc phân tích chúng sanh theo các pháp: “Bất kỳ những gì sinh khởi từ một nguyên nhânNhư Lai nói đến nguyên nhân của chúng, và cũng giải thích sự chấm dứt của chúng”. 
Đăng Nguyên
____________________
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Vasubandhu, Abhidharmakośa. 
- Stcherbatsky, The Central Conception of Buddhism and the Meaning of the Word “Dharma”, Delhi, 1970. 
- A Buddhist Manual of Psychological Ethics: Dhammasangani, translated by C. A. F. Rhys Davids, London, 1923. A. 
- K. Warder, “Dharmas and Data”, Journal of Indian Philosophy 1 (1971), tr. 272–295. 
Bhuti, Tsewang. “Klong rdol bla ma’s List of 108 Dharmas of Prajnaparamita and the Commentary.” Tibet Journal 25, no. 3 (2000): 48–68. 
- Cox, C. Disputed Dharmas, Early Buddhist Theories on Existence: An Annotated Translation of the Section of Factors Dissociated from Thought from Sanghabhadra’s Nyayanusara. Tokyo, 1995. 
- Dessein, Bart. “Dharmas Associated with Awarenesses and the Dating of the Sarvastivada Abhidharma Works.” Asiatische Studien 50, no. 3 (1996): 623-651. 
- Frauwallner, E., S. F. Kidd, and E. Steinkellner. Studies in Abhidharma Literature and the Origins of Buddhist Philosophical Systems. Albany, 1995. Ganguly, S. Treatise on Groups of Elements: The Abhidharma-dhatukaya-padasastra: English Translation of Hsüan-tsang’s Chinese Version. Delhi, 1994. 
- Mejor, M. Vasubandhu’s Abhidharmakosa and the Commentaries Preserved in the Tanjur. Stuttgart, 1991.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 152)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 229)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 256)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 287)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 358)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 564)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 630)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 569)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 634)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 561)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 500)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 563)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 638)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 652)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 744)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 564)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 465)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 548)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 621)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 551)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 559)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 663)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 678)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 658)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 726)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 766)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 737)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 928)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 786)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1316)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 869)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1031)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 797)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1016)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 961)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 929)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1071)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1324)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1680)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 925)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1099)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 920)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 786)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 908)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 947)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1358)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1106)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1141)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 896)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1033)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1469)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1356)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1347)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 969)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1346)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1255)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1175)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1214)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1579)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant