Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Phương Cách Tiếp Cận Giáo Pháp

21 Tháng Hai 201905:40(Xem: 5877)
Phương Cách Tiếp Cận Giáo Pháp

PHƯƠNG CÁCH TIẾP CẬN GIÁO PHÁP

Thích Trung Định


Phương Cách Tiếp Cận Giáo Pháp

Tất cả các tôn giáo ra đời điều vì mục đích phục vụ đời sống tâm linh, tính ngưỡng cho con người. Mỗi tôn giáo điều có một chủ thuyết, thích ứng với từng hạng căn cơ nhất định. Phần lớn các tôn giáo đều chú trọng vào niềm tin, và những giáo điều cũng hướng con người chú trọng vào niềm tin, đặt để niềm tin vào một đấng quyền năng sáng thế. Tin vào một sự mầu nhiệm kỳ diệu có thể chuyển đổi toàn bộ đời sống con người. Họ tin rằng, hạnh phúc và sự cứu rổi sẽ đến khi chúng ta đặt trọn niềm tinh thuần khiết nhất. Những người đi theo giải pháp này có thể gọi là chủ nghĩa phổ quát tôn giáo. Họ cho rằng, cốt lõi của tất cả truyền thống tâm linh trên cơ bản là giống nhau. Phương thức có thể khác nhau, nhưng cốt lõi bên trong vẫn là như nhau. Từ những suy nghĩ đơn thuần này, nên đã có những đánh đồng diễn ra nhất định khi đề cập đến lĩnh vực tôn giáo.

Khi chúng ta nghiêm túc nhìn nhận lại vấn đề bằng nhận thức trực quan thì có những khác biệt cơ bản. Điểm khác biệt ở đây không nằm ở chỗ mục tiêu giáo hóa mà là phương thức tiếp cận với chân lý thực tại. Có khi người ta có thể tiếp cận một cách trọn vẹn về thực tại chân lý, nhưng có khi thực tại cũng bị nhìn nhận một cách méo mó. Một bên thì mô tả trọn vẹn được chân lý, và một bên có thể mô tả kiểu như tợ chân lý.

          Đức Phật cũng dạy những giáo thuyết mà một người bình thường có thể khó xác nhận trực tiếp bằng kinh nghiệm. Ví dụ những lời dạy về các cõi vũ trụ với nhiều kiếp sống của chúng sinh diễn ra trong thời gian vô biên, không gian vô tận. Một vũ trụ mà trong kiếp sống luân hồi chúng sinh cứ lang thang vào ra trong sanh tử với vô minhtham ái chi phối. Những lời dạy nói về mười phương chư Phật vận hành bánh xe pháp. Tất cả các đức Phật đều trải qua vô lượng kiếp tu tậpthành tựu Ba la mật. Khi tiếp cận với giáo pháp như vậy, có thể đòi hỏi con ngườithiên hướng nhiều về niềm tin hơn là trực quan kinh nghiệm.

Kinh điển Nguyên thủy cung cấp quá nhiều lời dạy đi vào trong đời sống thực tiễncon người dễ dàng đón nhận. Rất nhiều bài kinh được đức Phật thuyết nhắm vào đối tượng cá nhân hay tập thể cũng điều tập trung vào việc giải quết các vấn đề trong đời sống thường nhật. Chúng ta nên nhớ rằng, Phật giáo luôn bao gồm cả tính ngưỡng và bác học, luôn có cả kinh nghiệm thường nghiệm và thực tại mầu nhiệm. Khi tiếp cận như vậy, có thể có người cho rằng những lý giải như vậy mang hơi hướng cỗ điển; lại có người thích lý giải giáo lý theo phương thức hiện đại, đổi mới.  

Đức Phật luôn cởi mở trong việc lý giải về chân lý. Ngài luôn vận dụng hết các tính năng nói pháp, không xơ cứng, khuôn rập mà luôn thích ứng với con người, có thể cảm nhận được trong cuộc sống hiện tại. Bất luận là ai, hoàn cảnh thế nào, khi tiếp cận với giáo lý đều có thể hiểu và thực hành được. Phật pháp luôn ở trong thế gian, không bào giờ lìa thế gian này. Phật pháp là để giải quyết các vấn đề về nỗi khổ niềm đau cho nhân sinh, có khả năng đưa đường chỉ lối cho chúng sinh đi đến bến bờ an vui, giải thoát. Tuy nhiên, người học Phật nên hiểu rằng, Giáo pháp như ngón tay chỉ mặt trăng, hay như con thuyền qua sông. Thực tại chân lýmặt trăngbờ bên kia, chứ không phải là ngón tay hay con thuyền. Khổ nổi là vẫn có người lầm tưởng ngón tay và chiếc thuyền là cứu cánh chân lý. Để rồi cứ ôm đồm chấp thủ. Lời dạy chuyển tải chân lý chứ không phải là chân lý. Chân lý bao giờ cũng nằm sau ngôn ngữ khái niệm. Những ai có khả năng vén bức màn đó lên thì thực tại mầu nhiệm hiện tiền. Người học Phật nên hiểu một cách đúng đắn về giáo pháp. Giáo pháp là để ứng dụng thực hành, chứ không phải để sùng kính, thờ phượng. Trong giáo pháp của Phật không có yếu tố thần bí mật truyền, mà nó mời gọi đến để mà thấy, và có thể thấy nguồn gốc và tận diệt phiền não, khổ đau.

1. Giáo pháp không phải mật truyền: Một trong những đặc điểm nổi bật về giáo lý của đức Phậttôn trọng kinh nghiệm trực tiếp. Các bản kinh trong kinh tạng Pāli không dạy một giáo thuyết bí mật, cũng không để dành một điều gì giống như một con đường huyền bí dành cho một tầng lớp tính đồ tinh hoa, không truyền bá cho người khác. Lời dạy trong Tương Ưng Bộ Kinh cho thấy rõ về vấn đề này.

“Này các Tỷ kheo, có ba pháp được che dấu khi thực hành, không có hiển lộ. Thế nào là ba? Sở hành của nữ nhân, chú thuật của Bà la môntà kiến.”

“Này các Tỷ kheo, ba pháp chói sang, được hiển lộ, không có che dấu. Thế nào là ba? Vành tròn của mặt trăng, vành tròn của mặt trời, Pháp và Luật được như lai tuyên thuyết.” (AN 3:129)

Bí mật trong giáo lý là dấu hiệu của quan điểm sai lầm, tà kiếnsuy nghĩ lẫn lộn. Giáo lý của đức Phật tỏa sáng một cách công khai, rạng rỡrực rỡ như ánh sáng của mặt trờimặt trăng. Không bao trùm bởi bí mật là một đặc tính không thể thiếu của một giáo lý dành ưu tiên cho kinh nghiệm trực tiếp, mời gọi các cá nhân đến để kiểm tra các nguyên tắc của giáo lý đó, qua thử thách kinh nghiệm của riêng mình.

Điều này có nghĩa rằng, tất cả mọi người đều có thể tiếp nhận giáo lý của đức Phật một cách công khaihoàn toàn bằng kinh nghiệm thực nghiệm của mình mà không cần phải cố gắng nỗ lực theo một cách đặc biệt. Ngược lại, lời dạy của đức Phật có thể áp dụng để thực hiện trong kiếp sống hiện tại để có thể đạt được nhưng điều phi thường trong thế giới trần tục này. Trái ngược với các tôn giáo đa thần hay nhất thần, khải thị, đức Phật không bắt chúng ta phải tuyệt đối đặt niềm tin hoàn toàn mà không suy tư một cách thấu đáo. Ngài dạy giáo lý như bàn tay được mở ra, không có bàn tay nắm lại. Những gì mang lại hữu ích thiết thực cho con người thì Ngài trình bày chi tiết từ đầu đến cuối một cách công khai minh bạch, đến để thấy và hiểu, chứ không phải đến để mà tin.

2. Không giáo điều hay niềm tin mù quáng: Đặc điểm nổi bật của giáo lý Phật giáo đó là, giáo lý không có mang hơi hướng của giáo điều bắt tín đồ tin tưởng một cách mù quáng. Ngài thường dạy, tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Đành rằng niềm tincốt lõi căn bản của tất cả mọi tôn giáo. ‘Tín vi đạo nguyên công đức mẫu’, đức tin là mẹ đẻ của mọi sự thành công. Một người đến với tôn giáo mà không có niềm tin thì là mất căn bản, khó có thể đi sâu, đi xa hơn trên con đường tu tập. Tuy nhiên, đức Phật luôn nhấn mạnh đến vai trò của chánh kiến, tư duy đúng đắn. Bất luận ai cũng đều có những tư duy chơn chánh, phù hợp với trình độhoàn cảnh của mình. Mọi con người điều có khả năng nhìn nhận và phân biệt được khi có sự suy tư thấu đáo. Do vậy, hơn bao giờ hết đức Phật không chấp nhận một người đến với đạo Phật mà chỉ bằng niềm tin đơn thuần. Mà niềm tin phải luôn đi cùng với lý trí soi xét. Lời dạy mang giá trị xác thực được đức Phật dạy cho Kālāmā cho chúng ta thấy rõ quan điểm lập trường này.

“Này các Kālāmā, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. Nhưng này các Kālāmā, khi nào tự mình biết rõ như sau: ‘Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau’, thời này Kālāmā, hãy từ bỏ chúng!”[1]

Chúng ta có thể thấy rõ tinh thần cơi mở trong lời dạy trên của đức Phật. Ngài luôn sử dụng phương tiện quyền xảo bằng mọi cách để cốt làm sao người tiếp cận phải thấu hiểu và tin theo. Trong kinh tạng Nguyên thủy cũng như Đại thừa, không có một bản kinh nào mang hơi hướng tín điều, mặc khải. Kinh tạng Pāli thì quá thiết thực với đời sống con người, còn kinh tạng phát triển thì đòi hỏi một sự suy tư cao hơn với nhiều ví dụ ẩn dụ để hiển bày chân lý. Nếu không có khả năng tư duy chơn chánh thì đọc kinh điển Đại thừa chúng ta khó thấu hiểu. Mặc dầu trong văn phong của kinh điển Đại thừa mang hơi hướng hiện đại, và lý giải nhiều gốc cạnh khác nhau của chân lý thực tại. Nhưng hoàn toàn trong đó không hề thấy một dấu hiệu của giáo lý mặc khải, thần quyền.

3. Có thể thấy nguồn gốc và tận diệt phiền não: Căn nguyên của khổ đau đó là vô minh, phiền não. Phật giáo thấy rõ và chỉ ra cho con người thấy sự chi phối của nó, sự nguy hiểm của nó để cần phải đoạn trừ. Trong bài pháp đầu tiên được đức Phật tuyên thuyết tại vườn Nai cho năm anh em Kiều Trần Như để vận chuyển bánh xe Chánh pháp, Ngài đã chỉ rõ khổ, căn nguyên của khổ, sự diệt khổcon đường đưa đến sự đoạn tận khổ đau. “Phàm có khổ gì khởi lên, tất cả khổ ấy đều lấy dục làm căn bản, lấy dục làm sở nhân. Dục là căn bản của đau khổ.” (SN 42:11)

Khi đã xác nhận được nguyên nhân sâu xa của khổ đau đó là tham dục, lập tức Ngài vạch ra một con đường tu tập chơn chánh, một đạo lộ rõ ràng để đoạn tận tham dục đưa đến giải thoát. Con đường có thể đoạn tận được tất cả các nguyên nhân gây nên đau khổ, đưa đến sự an lạc giải thoát niết bàn. “Giáo pháp có thể được đánh giá trực tiếp đến với mối quan tâm của chúng ta về sự an lạc hạnh phúc trong hiện tại. Một khi chúng ta thấy rằng việc thực hành các lời dạy của Ngài thực sự mang lại hòa bình, niềm vui và an toàn nội tâm ngay trong đời này, điều này sẽ tạo sự hứng khởi cho sự tin tưởngtín nhiệm của chúng ta vào toàn thể giáo pháp, bao gồm cả những khía cạnh nằm ngoài khả năng hiện tại của chúng ta để tự xác minh.”[2]

Có nhiều người cho rằng, trình bày quá nhiều về khổ đau làm cho Phật giáo mang tính bi quan yếm thế. Nhìn nhận này trở nên phiến diện khi không nhìn nhận trọn vẹn hết các gốc cạnh của vấn đề. Có thể thấy nguồn gốc và tận diệt phiền não là sự nhìn nhận một cách toàn diệnđúng đắn. Thông thường người đời thường hay lo sợ và giấu kính. Thấy biết khổ nhưng không chịu tìm hiểu nguyên nhân và không có đường hướng giải quyết. Đạo Phật chỉ ra các sự thật để tìm cách giải quyết nó, chư không phải ấp ủ để cho vết ung nhọt ngày càng thêm sâu nặng. Vô minh phiền não là căn bệnh trầm kha nhất của con người, cũng được đức Phật vạch mặt chỉ tên để chửa trị căn bệnh trầm kha ấy một cách rốt ráo.

4. Hãy tìm hiểu bậc Đạo sư: Thông thường các tôn giáo điều xây dựng hình ảnh đấng Đạo sư mang tính cách huyền thoại, mầu nhiệm. Đặt các tín đồ trên một niềm tin tuyệt đối. Khi khoa học văn minh tiến bộ của nhân loại đang bước tiến lên một tầm mức như hiện nay, thì mọi sự thật đều phải được phơi bày trước ánh sáng của khoa học thực nghiệm. Nhưng vấn đề các nhà sư giả mạo là một trong những vấn đề đã có từ ngàn xưa, không phải chỉ mới bây giờ. Nhiều vị muốn tự xưng là sự truyền thừa này nọ để mị dân thiên hạ. Những hình thức truyền giáo mang tính siêu thực, hứa hẹn hảo huyền vào một thế giới xa xăm cũng làm khổ đau không biết bao nhiêu người nhẹ dạ cả tin. Khi một môn đệ tiếp cận với một vị Đạotuyên bốhoàn toàn giác ngộ và do đó có khả năng giảng dạy con đường giải thoát tối hậu, người môn đệ cần phải có một số tiêu chí trong tay để thử nghiệm vị đạo sư đó, để xác định vị đạo sư ấy có thực sự đúng như những gì vị ấy tuyên bố về chính mình-hay những gì người khác ca ngợi về vị ấy. Đây là một điểm khác biệt giữa đạo Phật với các tôn giáo khác. Đức Phật gợi ý các môn đệ nên tìm hiểu về bậc thầy của mình. Ngài chỉ ra các tiêu chí mà môn đệ dựa trên đó để đánh giá, kiểm chứng. Kinh điển Đại thừa, nhất là trong kinh Pháp hoa cũng đề cập nội dung tương tự. Khi Tôn giả Xá Lợi Phất vẫn còn phân vân do dự về sự việc ma vương biến hiện ra Phật. Dưới con mắt của một bậc đại trí trong thập đại đệ tử Phật mà đôi khi vẫn khởi lên nhưng nghi ngờ như thế, hà huống những chúng sanh tầm thường. Do đó cần phải có pháp để kiểm chứng. Các môn đệ có thể kiểm chứng về Như Lai qua đức hạnh, trí tuệ và những lời dạy đúng về chân lý mà ngài tuyên thuyết. Nếu nó hợp với chân lý, hợp với căn cơ chúng sanh và hợp với mọi thời đại; đồng thời lời dạy ấy đem lại sự an lạc giải thoát đích thực cho chúng sanh thì đó là pháp của Phật.

Trong bài kinh Vimamsaka (Kinh Tư Sát), đức Phật đưa ra các hướng dẫn mà một vị tu sĩ có thể kiểm tra vị “Tathagata” (Như Lai), nghĩa là đức Phật, để đánh giá tuyên bố của Ngài là đã hoàn toàn giác ngộ. Một điểm chuẩn của sự giác ngộ hoàn hảo là sự tự do của tâm trí thoát khỏi mọi phiền não. Nếu một tu sĩthể không trực tiếp nhìn vào tâm trí của đức Phật, vị ấy có thể dựa vào bằng chứng gián tiếp để xác định rằng đức Phật được giải thoát khỏi phiền não. Điều này có nghĩa là, bằng cách đánh giá những hành động và lời nói của đức Phật, vị ấy có thể suy ra rằng các trạng thái tâm lý của  đức Phậthoàn toàn thanh tịnh, không bị ảnh hưởng bởi tham, sân, si. Ngoài việc quan sát suy luận như vậy, đức Phật khuyến khích vị tu sĩ tiếp cận Ngài và trực tiếp tìm hiểu về các trạng thái tâm ý của Ngài.

Khi các môn đệ có sự tin tưởng vào đức Phật là một Đấng Đạo Sưtrình độ, người ấy tiếp tục thực hiện một cuộc thử nghiệm tối hậu. Vị ấy học và thực hành lời dạy của đấng đạo sưthâm nhập Pháp qua trực tiếp hiểu biết. Hành động thâm nhập này tương đương với điều kiện tối thiểu của quả vị “Dư Lưu” mang đến lòng tin ‘bất thoái chuyển’ lòng tin của một người đi vào dòng thánh, tiến đến giải thoát rốt ráo, không còn quay lui lại nữa.

Nếu đọc riêng lẽ bài Kinh Tư Sát có thể tạo ra ấn tượng rằng ta có đức tin sau khi thực chứng lời dạy và bởi vì sự thực chứng tự nó đã có giá trị, vì thế đức tin trở thành không cần thiết. Điểm quan trọng của bài kinhniềm tin đó trở nên vững chắc, bất lay chuyển như là kết quả của sự thực chứng, không phải niềm tin đi vào con đường tâm linh chỉ có khi hành giả thực chứng.[3]

Đức Phật dạy: “Này các Tỷ kheo, vị Tư Sát Tỳ kheo muốn biết rõ tập tánh của người khác, cần phải tìm hiểu về Như Lai trên hai loại pháp - các pháp do mắt, do tai nhận thức- nghĩ rằng: “Những pháp ô nhiễm do mắt, do tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?” Sau khi tìm hiểu như vậy, vị Tỷ kheo được biết như sau: “Những pháp ô nhiễm do mắt, do tai nhận thức, những pháp ấy không hiện khởi ở Như Lai.”

Nếu được hỏi: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, do tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không hiện khởi?” Được hỏi như vậy, này các Tỷ kheo, Như Lai trả lời như sau: “Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do mắt, do tai nhận thức, những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai. Ta lấy như vậy làm đạo lộ, làm hành giới, nhưng ta không đồng hóa với các pháp đó.”

“Này các Tỷ kheo, nếu có người khác hỏi Ty kheo ấy như sau: “Dựa vào luận cứ nào, bằng chứng nào mà Tôn giả nói: Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì.”

“Vị Tỷ kheo trả lời chanh chánh như sau: Thế Tôn thuyết pháp cho tôi từ thấp đến cao, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương đương. Khi Bậc Đạo sư thuyết pháp cho tôi như thế, tôi chứng tri được các điều dạy trong pháp và có kết luận về các điều giảng dạy. Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Đạo sư: “Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì.”

“Này các Tỷ kheo, đối với ai có lòng tin đối với Như Lai được an lập, căn cứ, an trú trên những luận cứ, những lời nói, nhứng câu nói như vậy, lòng tin ấy được gọi là có luận cứ đầy đủ, căn cứ trên chánh kiến, vững chắc không bị phá hoại bởi một sa môn, bà la môn, chư thiên, Mara, Phạm thiên hay bất cư ai ở đời. Như vậy, này các Tỷ kheo, là sự tìm hiểu về Như Lai đúng theo pháp và như vậy Như Lai mới được khéo tìm hiểu đúng pháp.”[4]

5. Đi tới để thực chứng chân lý: Không những giới thiệu giáo pháp cho mọi người đến để mà thấy, biết. Đức Phật còn khuyến tấn hành giả sau khi đến để tìm hiểu về giáo pháp thì nên ứng dụng thực hành để thực chứng chân lý. Khi thực chứng chân lý mới nếm trải được hương vị của nó. Trong bài kinh Canki, Trung Bộ Kinh, đức Phật đưa ra hai khái niệm đó là “hộ trì chân lý” và “thực chứng chân lý”. Người hộ trì chân lýthiên hướng về niềm tin; còn thực chứng chân lý tức vận dụng lý trí để áp dụng hành trì. Một bên được gọi là pháp học và bên kia gọi là pháp hành. Hai đức tính này hổ trợ cho nhau. Đức Phật tương phản “hộ trì chân lý” với “giác ngộ chân lý”. Tức là sau khi phát khởi niềm tin, vị ấy không dừng lại ở đó mà phải bắt đầu áp dụng thực hành. Trong Phật giáo, pháp hành vô cùng quan trọng. Vì chỉ có pháp hành, vị ấy mới nếp trải được hương vị của sự giải thoát. Giác ngộ chân lý tức thực chứng tự nội, trải nghiệm được niềm vui hỷ lạcpháp lạc trong chính tự thân. Đây là yếu tố then chốt trong đạo Phật.

Vậy làm sao biết được vị hành giả “giác ngộ được chân lý”. Bản kinh dạy: Tức vị hành giả hoàn toàn đoạn tận tham, sân, si. Thân hành, khẩu hành và ý hành của vị ấy không bị tham sân si chi phối. Sau khi xem xét, vị ấy khởi lên niềm tin tịnh tính tăng trưởng, liền tiếp cận, đến gần, thân cận giao thiệp, sau khi thân cận giao thiệp liền lóng tai nghe, sau khi nghe pháp vị ấy thọ trì pháp, rồi tìm hiểu ý nghĩa của các pháp được thọ trì, sau khi như vậy, vị ấy hoan hỷ chấp nhận, ước muốn sinh, liền cố gắng, liền cân nhắc, và tinh cần. Trong khi tinh cần vị ấy tự thân chứng ngộ tối thượng chân lý; và thể nhập chân lý ấy với trí tuệ…Chính nhờ luyện tập, luyện tập, tu tập và hành tập nhiều lần, chân lý mới được chứng đạt.”[5]

Đức Phật tuyên bố, tất cả mọi người đều có thể chứng ngộ được chân lý, nếu vị ấy nỗ lực đúng cách. Pháp của Phật không đặc ân dành riêng cho một ai, và cũng không đặt để mà tôn thờ sùng bái một cách mù quáng. Giáo pháp ấy cần phải học, đọc, tụng, nghiền ngẩm để thẩm thấu, thâm nhập, để sống theo pháp, hành trì theo pháp nhằm nếm trải hương vị giải thoát ngay tại bây giờ và ở đây. Cho nên trong Phật giáo tu và học đi song hành với nhau. Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đảy đựng sách.

Tóm lại, kinh tạng Pāli chỉ ra cho chúng ta một loạt các phương cách để tiếp cận giáo pháp. Còn nhiều phương cách khác để tiếp cận giáo pháp, chẳng hạn như dựa trên “Lục chủng thành tựu”, “Tam pháp ấn”… nhưng những phương cách căn bản trên cũng đủ thấy sự minh bạch, sáng tỏ trong giáo pháp của Phật. Rõ ràng, đây là các phương cách thiết yếu được đức Phật giới thiệu nhằm giúp hành giả tự xác minh lại niềm tincon đường mà mình đã lựa chọn. Dựa vào các phương cách này, hành giả hoàn toàn loại trừ tất cả các yếu tốtính dị đoan, hiểu sai về đức Phật và lời dạy của Ngài. Quả thật, đức PhậtNhư người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho những người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích.”[6]

Ghi chú:

[1] Thích Minh Châu (dịch), Tăng Chi Bộ Kinh, tập 1, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005, tr. 338.

[2] Xem, Tỳ khưu Bodhi, Những lời Phật dạy, (Bình Anson dịch), NXB Thanh Niên, 2016, p. 125.

[3] sđd.

[4] Xem, Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền, Kinh Trung Bộ, tập 1, NXB Tôn Giáo, 2016, tr. 389-392.

[5] Sđd.

[6] Thích Minh Châu (dịch), Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), Kinh Potaliya (Potaliya sutta), https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung54.htm.

 

Tạp chí Văn hóa Phật giáo, số 315.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 63)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 98)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 126)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 145)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 146)
Chết an lành là mong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 146)
Pháp giới là vũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 244)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 201)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 271)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 222)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 226)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 202)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 310)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 254)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 326)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 315)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 423)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 308)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 353)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 462)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 424)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 351)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 621)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 344)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 419)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 406)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 422)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 435)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 424)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 359)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 476)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 814)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 803)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 669)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 974)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 500)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 436)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 543)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 560)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 539)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 534)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
(Xem: 710)
Đêm dần tàn và ngày i đang lên Băng tuyết lạnh mần thủy tiên đã nhú Mùa đông trắng cành đào hồng đơm nụ Xuân rạng ngời hoan hỷ đợi muôn hoa
(Xem: 603)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu b
(Xem: 757)
Phật rời khỏi thế gian này rồi, lưu lại một số kỉ niệm cho chúng ta, chúng ta chiêm ngưỡng lễ lạy như Phật còn tại thế.
(Xem: 732)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 702)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 696)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 660)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 734)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 709)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant