Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khám Phá Rắc Rối Phát Sinh và Dừng Lại Như Thế Nào

Monday, March 25, 201910:58(View: 3289)
Khám Phá Rắc Rối Phát Sinh và Dừng Lại Như Thế Nào

KHÁM PHÁ RẮC RỐI PHÁT SINH VÀ DỪNG LẠI NHƯ THẾ NÀO

 

Nguyên bản: Discovering how trouble starts and stops

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / Saturday, February 16, 2019

-*-

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ HAI: NGUỒN GỐC CỦA KHỔ ĐAU (TẬP ĐẾ)

Sau khi đã xác định phạm vi của khổ đau, chúng ta cần khám phá nguồn gốc của nó, vốn có hai phần: phiền não, hay chướng ngại ẩn tàng, các cảm xúc, và nghiệp chướng nhiễm ô.

 

Các Cảm Xúc Phiền Não Chướng Ngại Ẩn Tàng

 

Vì các cảm xúc phiền não, nghiệp chướng nhiễm ô, hay các hành vi, tôi sẽ thảo luận chúng trước tiên. Có hai loại cảm xúc phiền não – một thứ là rõ ràng và thứ kia không rõ ràng. Một thí dụ về thứ rõ ràng là nổi sợ hãi kinh khủng từ quá khứ đã trở thành cố định trong tâm thức. Trong trường hợp này, một cách chắc chắn thì thật lợi lạc để cho cảm giác của ta biểu lộthảo luận về vấn đề ấy.

 

Khi tôi khoảng mười bốn tuổi vào mùa hè ở Cung điện Norbulingka, vị Nhiếp Chính (người lúc ấygiáo thọ trưởng của tôi) la mắng tôi sau một bài giảng mà ông dạy hàng năm. Với một thái độ nghiêm khắc, ông nói, “Ngay cả ngài tương đương với một vị trời, thái độ của ngài vẫn phải làm cho phù hợp với một con người.” Tôi bị tổn thương bởi vì tôi đã nghĩ rằng tôi đang hành động như một học trò bình thường đang lắng nghe ông giảng dạy mặc dù tôi là Đạt Lai Lạt Ma thứ bậc ở trên ông. Tôi bị bức rức và không thoải mái cả vài tháng sau. Rồi thì quân Trung Cộng xâm lăng miền Đông Tây Tạng vào năm 1950, và tôi phải đào thoát khỏi thủ đô Lhasa đến Tomo ở miền Tây Nam Tây Tạng gần biên giới với Ấn Độ. Đúng lúc các quan chức ở Lhasa khuyến nghị tôi rằng tình trạng có thể xoay sở được và tôi nên trở lại. Trong khi tôi trên đường trở lại Lhasa, chúng tôi dành vài ngày ở lại tu viện của vị Nhiếp Chính, Talungdra. Một ngày nọ, ông đã hỏi tôi trong buổi nói tán chuyện ngẫu nhiên rằng có phải vì thái độ của ông mà tôi đã từng phiền lòng không. Tôi đã đề cập những vì đã từng xảy ra, thế nào đấy một cách mơ hồ, không chi tiết lắm. Thật là khuây khỏa! Thế là chúng tôi có một dịp trú ngụ dễ chịutu viện.

 

Thật tốt đẹp để nói về những thứ như vậy vốn xảy ra chỉ một lần, trái lại những thứ cảm xúc phản tác dụng – vốn bao gồm những thứ cảm giác như tham dục, oán hận, thù hằn, ganh tỵ, và giao tranh – không nên được biểu hiện; bằng không chúng trở thành thường xuyên hơn. Biểu lộ chúng có xu hướng làm chúng mạnh hơn và lan tràn. Thật tốt đẹp để quán chiếu về những bất lợi của việc tiến hành trong những cảm xúc như vậy và thay thế chúng với những cảm giác của hài lòngyêu thương. Chúng ta nên vượt thắng một cách mạnh mẽ những cảm xúc tiêu cực khi chúng xuất hiện, nhưng thậm chí sẽ là tốt đẹp hơn để tìm cách ngăn chặn chúng ngay từ đầu.

 

Tham dục và thù hận làm sinh khởi những cảm xúc phản tác dụng khác và do thế tạo nên hàng loạt vấn nạn trong thế giới này. Chúng ta không thể toại nguyện để sống với những hậu quả của tham dục và thù hận. Trong hai thứ này, thù hận là tệ hại hơn cả trên căn bản tức thời bởi vì  nó đem đến tổn hại một cách nhanh chóng cho người khác, nhưng tham dục tương ứng cho việc đưa đẩy trong tiến trình của sinh tử luân hồi – những vòng bất tận của sinh, già, bệnh, chết – từ kiếp này đến kiếp khác.

 

Gốc rễ của tham dục và thù hận là si mê về bản chất chân thật của tất cả chúng sinh hữu tình (động vật) cũng như mê mờ về bản chất của chúng sinh vô tình (sự vật). Sự si mê này không chỉ là thiếu hiểu biết mà cũng là một ý thức tưởng tượng đối ngược với lẽ thật; hiểu sai những gì thật sự như vậy. Có nhiều trình độ của nhận thức sai lầm, như thất bại để thấu hiểu những gì nên tiếp nhận trong thực tập và những gì cần loại bỏ trong thái độ hàng ngày, nhưng ở đây chúng ta đang nói về sự si mê ở gốc rễ của tất cả mọi khổ đau. Đây là khái niệm rằng tất cả chúng sinh hữu tình và những hiện tượng khác tồn tại một cách cố hữu, trong và của chính chúng. Tôi sẽ thảo luận về chủ đề khó này trong Chương Tám, Chín và Mười.

 

Nghiệp Chướng Nhiễm Ô

 

Tất cả mọi sự vui sướngđau khổ tùy thuộc vào nghiệp và những hành vi quá khứ, chúng đã tạo ra những khuynh hướng trong tâm thức. Nghiệp có thể được phân chia thành đạo đức và không đạo đức tùy vào chúng hoặc là phát sinh vui sướng hay đau khổ về lâu dài. Thí dụ, nếu hệ quả của một hành vi là để xuất sinh một đời sống mới của con người, thế thì hành vi đó là đạo đức vì hệ quả lâu dài của nó là sự luân hồi tốt đẹp. Trái lại, nếu hệ quả của một hành vi là làm sự tái sinh của ta như một quỷ đói, thế thì hành vi ấy là không đạo đức vì hệ quả lâu dài của nó là là một sự luân hồi xấu.

 

Nghiệp cũng có thể được phân chia thành (1) những thứ vốn xây dựng bản phác họa tổng quát của một kiếp sống mới bằng việc quyết định loại tái sinh nào cũng như tuổi thọ của đời sống ấy, và (2) những thứ vốn ghi vào các chi tiết của một kiếp sống, chẳng hạn như sự thịnh vượng, sức khỏe tốt, và v.v… Loại (1) được gọi là “con đường của hành động” vì hành động ấy (đạo đức hay không) phục vụ như một con đường, hay một phương tiện, đến một kiếp sống hoàn toàn trong một sự luân hồi hạnh phúc hay một sự luân hồi khốn khó. Để là một “con đường của hành động”, một nghiệp nhân phải có bốn đặc trưng: ý định thúc đẩy; xác định chính xác về cá nhân hay đối tượng; chuẩn bị đúng mức; và hoàn toàn thành tựu. Đôi khi tất cả những nhân tố này xảy ra, như trong trường hợp chúng taý muốn cho một người ăn xin và thật sự làm như thế; đôi khi chỉ có động cơ hiện diện, và ta có ý muốn cho một người ăn xin nhưng không thật sự làm như thế; hay ta có thể có một kết quả vô ý thức, nếu một vài đồng tiền rơi qua một cái lỗ của túi áo ta nằm trên lề đường và người ăn xin lượm nó lên. Các hành động không có tất cả bốn đặc trưng có thể rơi vào loại (2), vốn ghi vào trong chi tiết của một kiếp sống. 

 

Cuối cùng, những thứ nghiệp có thể được phân chia thành những loại thực hiện bởi những nhóm, chẳng hạn như tổ chức từ thiện, và những loại thực hiện cá nhân. Những hệ quả của các thứ nghiệp có được trải nghiệm trong cùng một kiếp sống, trong kiếp sống tới, hay trong một kiếp sau đó. Những nghiệp đạo đức hay không đạo đức mạnh mẽ với động cơ đầy năng lực để hổ trợ hay làm tổn hại có thể mang lại các hệ quả của chúng trong cùng một kiếp sống. 

 

Tiến Trình Của Sự Chết

 

Nhằm để thấu hiểu các loại nghiệp và những đặc điểm đặc biệt của chúng của những trình độ tu tập cao nhất, thì chúng ta cần thấu hiểu động lực của ba giai đoạn: tiến trình của sự chết; trạng thái trung ấm thân giữa kiếp sống này và kiếp sống tới; và tiến trình tái sinh từ trạng thái trung ấm thân. Sự trao truyền các nghiệp nhân từ kiếp sống này sang kiếp sống khác xảy ra lúc lâm chung qua một tâm thức rất vi tế của linh quang. Mặc dù trình độ sâu sắc nhất này của tâm thức tồn tại qua đời sống, nhưng nó chỉ biểu hiện vào lúc lâm chung, và do vậy thường được giảng dạy trong phạm vi này.

 

Ta có thể học hỏi thêm về điều này trong nhiều bản văn của Tantra Yoga Tối Thượng (Vô Thượng Du Già), được Đức Phật giảng dạy, chẳng hạn như Mật Điển Bí Mật Tập Hội. Những văn bản này diễn tả nhiều đặc trưng khác nhau của tâm hay thức, đi từ thô đến vi tế. Những thể trạng vi tế của tâm là năng lựchiệu quả hơn khi được áp dụng trong sự thực hành tâm linh. Trình độ thô của thức lãnh hội qua mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân thức. Vi tế hơn là ý thức, tự nó vốn đi từ những trình độ thô, chẳng hạn như ý nghĩ thông thường, đển giấc ngủ sâu và bất tĩnh nhân sự khi hơi thở đã dừng, đến tâm vi tế sâu nhất của linh quang. Ngoại trừ trong những thể trạng thiền định ngoại hạng,  bằng không thì thức vi tế nhất hay sâu xa nhất tự nó chỉ biểu hiện khi chúng ta lâm chung, sắp chết. (Rút lui kém và do thế phiên bản tóm tắt cua những trình độ vi tế của thức cũng xảy ra khi ngủ, chấm dứt một giấc mơ, nhảy mũi, ngáp, và trong lúc xuất tinh. Tôi sẽ thảo luận thứ cuối cùng trong Chương Bổn Tôn Du Già)

 

Tiến trình của sự chết liên hệ đến một loại chấm dứt, hay hòa tan, của bốn yếu tố nội tại: đất (vật thể rắn của thân thể); nước (chất lỏng), lửa (sức nóng), gió (năng lượng, chuyển động). Trong đời sống bình thường, những yếu tố này phục vụ như căn bản cho thức, nhưng trong tiến trình lâm chung, năng lực của chúng hổ trợ cho thức giảm lần, bắt đầu với yếu tố đất. Mỗi bước trong tiến trình hòa tan thật sự gia tăng năng lực của yếu tố tiếp theo để hổ trợ cho thức. Từng bước một giống như thế này:

 

1-   Khi yếu tố đất, hay chất cứng của thân thể ta hòa tan vào yếu tố nước, sự biểu lộ bên ngoài là thân thể trở nên gầy ốm hơn; nội tại, ta thấy những gì xuất  hiện là một ảo giác được thấy trong một sa mạc.

2-   Khi yếu tố nước của thân thể hòa tan vào yếu lửa, những dấu hiệu bên ngoài là chất lỏng trong thân thể cạn kiệt – miệng khô, mũi co dúm lại, và v.v…; nội tại ta thấy những gì được diễn tả như luồng khói từ một ống khói hay khói tràn ngập khắp phòng.

3-   Khi yếu tố lửa của thân thể hòa tàn vào trong yếu gió, hay không khí, sự biểu lộ bên ngoài là sức nóng của thân bị giảm dần; nội tại, ta thấy những gì giống như những con đom đóm vào ban đêm hay giống như những tia lửa bắn ra. Sức nóng rút lui khỏi thân thể trong những cách khác nhau – (1) từ bàn chân lên đến tim hay (2) từ đỉnh đầu đi xuống. Cách (1) tốt đẹp hơn bởi vì nó biểu thị rằng tâm thức sẽ xuất khỏi thân thể hoặc là đi lên hoặc là thẳng tới, không đi xuống, và vì vậy sẽ rất có thể hướng đến một kiếp sống tới thuận lợi. Điều này  được hình thành bởi nghiệp đạo đức.

4-   Tiếp theo, gió hay chuyển động năng lượng trong thân thể, hòa tan vào thức, và hơi thở bên ngoài chấm dứt; vào lúc này ta thấy một hiện tướng giống như ánh sáng ở trên một cây đèn sáp nhấp nháy khi cháy gần hết. (Một số bác sĩ xem người ở trạng thái này là đã chết, nhưng theo quan điểm Phật giáo việc chấm dứt hơi thở bên ngoài không có nghĩa là thần thức đã rời thân thể.) Ánh sáng nhấp nháy được tiếp theo bởi hiện tướng của một ngọn lửa ổn định.

 

Bốn giai đoạn cuối cùng của sự chết liên hệ sự hòa tan những trình độ thô của thức vào các trình độ vi tế hơn. Điều này xảy ra khi gió, hay năng lượng bên trong, vốn phục vụ như sự gắn kết của thức tan rả. Hãy nghĩ về thức như cưỡi trên năng lượng như một kỵ mã trên lưng ngựa. Trong việc chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo, những năng lượng vốn phục vụ như sự gắn kết của nhiều loại ý thức hòa tan, di chuyển căn bản của thức từ các trình độ thô đến vi tế hơn của năng lượng. Những việc này xảy ra dần dần trong bốn giai đoạn.

5-   Tâmcủa ta tự nó biến thành một tính chất màu trắng cùng khắp, rộng lớn sinh động. Nó được diễn tả như bầu trời trong sáng tràn đầy ánh sáng của mặt trăng – không phải mặt trăng chiếu sáng trong không gian trống rỗng mà không gian tràn đầy ánh sáng trắng. Tư tưởng khái niệm đã tan biến, và không có gì hiện hữu ngoại trừ sự trắng trong sinh động này, vốn là thứccủa chúng ta. Tuy nhiên, một cảm nhận vi tế về chủ thể và đối tượng vẫn duy trì, cho nên thể trạng này là nhị nguyên một cách nhẹ nhàng.

6-   Tâm ta biến thành tính chất đỏ hay cam rộng lớn, sinh động hơn trước đây; không có gì khác xuất hiện. Nó giống như một bầu trời trong sáng tràn đầy ánh sáng mặt trời – không phải ánh sáng mặt trời chiếu sáng trong bầu trời mà là tự không gian như vậy, tràn đầy ánh sáng đỏ hay cam. Trong thể trạng này tâm thức ít nhị nguyên hơn nữa.

7-   Tâm ta tự nó biến thành thể trạng màu đen tĩnh lặng, vi tếsinh động hơn nữa; không có gì khác xuất hiện. Điều này được gọi là “gần thành tựu”, bởi vì ta đang gần đến sự biểu hiện của tâm linh quang. Tâm màu đen sinh động rộng khắp giống như một bầu trời không có mặt trăng, rất tối đúng ngay sau khi hoàng hôn khi không có một vì sao nào được thấy. Vào lúc bắt đầu giai đoạn này, ta tỉnh thức, nhưng rồi thì ta mất sự tỉnh thức khi ta trôi vào trong bóng đen dày đặc hơn.

8-   Khi hiện tướng của tâm màu đen chấm dứttâmta tự nó biến thành tâm tỉnh thức hoàn toàn của linh quang. Được gọi là tâm bẩm sinh nền tảng của linh quang, đây là trình độ vi tế, thậm thâm, và năng lực nhất của thức. Nó giống như thể trạng bản chất của bầu trời vào lúc bình minh (mặt trời chưa ló dạng) – không có ánh sáng của mặt trăng, mặt trời, hay bóng tối.

 

Giai đoạn trải qua tâm linh quang có thể nhanh hay chậm. Một số người duy trì trong giai đoạn cuối cùng, tâm linh quang của sự chết, chỉ vài phút; những người khác trú lại cả tuần hay hai tuần. Vì tâm linh quang năng lực rất mạnh mẽ, cho nên nó đáng để thực tập, nhiều hành giả Tây Tạng diễn tập những giai đoạn lâm chung này hàng ngày. Chính tôi thực hành chúng sáu lần trong ngày bằng việc quán tưởng tám trình độ của tâm thức từng thứ một (dĩ nhiên, không có những thay vật lý trong bốn giai đoạn đầu). Tám trình độ của tâm là:

 

1-   ảo giác

2-   luồng khói

3-   đom đóm

4-   ngọn lửa của ngọn đèn sáp

5-   tâm bầu trời trắng sinh động

6-   tâm bầu trời đỏ hay cam sinh động

7-   tâm bầu trời đen sinh động

8-   linh quang

 

Trong tiến trình lâm chung, chúng ta biết rằng người ở trong linh quang cho đến khi thân thể không bắt đầu bốc mùi hay phân hủy. Có những người Tây Tạng bị tra tấn và, trong việc bị đưa lại phòng giam giữ của họ, ngồi xếp bằng trong tiến trình của sự chết, duy trì tâm linh quang. Tin tức cho biết rằng, những cai ngục Trung Cộng đã kinh ngạc về điều này. Theo quan điểm giáo điều của họ, họ xem Phật giáomù quáng, cho nên khi họ đối diện với những bằng chứng như vậy, họ cố gắng giữ im lặng về nó. Ở Ấn Độ cũng vậy, có một số những hành giả đã duy trì trong thể trạng này, đôi khi vài ngày và trong một trường hợp khoảng mười bảy ngày. Khi một người đang an trú trong thể trạng linh quang, nếu năng lượng hổ trợ cho trình độ sâu thẩm này của tâmbắt đầu thay đổi, vào lúc ấy thứccuối cùng lìa thân thể, và thân thể hay đầu chuyển động một cách nhẹ nhàng.

 

Có nhiều cơ  hội cho những việc thẩm tra xa hơn trong những thể trạng đa dạng của sự chết. Khoa học hiện đại đã làm những việc nghiên cứu hữu dụng về sóng năng lượng, não bộ con người, và những chức năng của nó. Các nhà khoa học và Phật học chia sẻ một sự quan tâm chung về lãnh vực này, và tôi tin tưởngchúng ta nên làm việc với nhau để điều tra mối quan hệ giữa tâmnăng lượng bên trong của nó, và giữa não bộ cùng thức. Những diễn giải của nhà Phật có thể đóng góp cho việc nghiên cứu khoa học, và ngược lại. Sự phối hợp này đã từng diễn ra rồi, và thêm nữa sẽ rất hữu ích.

 

Thể Trạng Trung ấm Thân

 

Tất cả chúng sinh được tái sinh như những con người đi qua thể trạng trung ấm thân giữa kiếp sống này và kiếp sống tới. Trong thể trạng trung ấm này, thân thể chúng ta tiếp nhận một hình dáng giống với thân thể của chúng ta trong kiếp sống tới vào khoảng năm hay sáu tuổi (mặc dù một số người nói rằng điều này không nhất thiết như vậy). Khi đời sống trung ấm chấm dứt, cây cầu đến kiếp sống tới đã được vượt qua. Tiến trình này được tiến hành bởi trình độ vi tế nhất của tâm.

 

Tiến Trình Tái Sinh

 

Liên quan đến tái sinhthứcđi vào tử cung khi những yếu tố thụ tinh nam nữ trộn lẫn với nhau – được cung ứng không có gì sai trong tử cung hay với tinh trùng, và được cung ứng với tất cả những nhân tố thuận lợi chẳng hạn như nghiệp nối kết hiện diện. Tuy nhiênthứckhông nhất thiết phải nhập vào lúc ấy, khi nam nữ phối hợp, vì trong các luận điển của chúng tôi có những trường hợp diễn tinh dịch của người cha đi vào cơ quan của người mẹ ra một cách riêng lẻ với sự gia  hp. Dường như rằng hoặc là những yếu tố này đi với nhau bên trong hay, như thỉnh thoảng có những trường hợp ngày nay, bên ngoài tử cung trong ống nghiệm, thứcphải đi vào trong khi chúng trộn lẫn với nhau. Tuy thế, thật khó để có một sự giải thích cả quyết theo luận điển Phật giáo vì một số sách nói rằng sự thụ tinh xảy ra khi có sự khát dục mạnh mẽ của cả hai bên.

 

Chủ đề phức tạp này trở thành phức tạp hơn ở thời hiện đại. Hãy xem một thí dụ khi phôi thai được đông lạnh. Một khi sự nối kết đã được thực hiện từ kiếp sống quá khứ đến kiếp sống mới qua việc thụ tinh, thì chúng sinh mà phôi thai bị đông lạnh có phải chịu đau khổ vì lạnh không? Chính sự bắt đầu của thân thể đã được hình thành, và vì thế, theo sự giải thích của chúng ta, cơ quan cảm giác của thân thể  đã được hình thành sơ khởi (mặc dù cơ quan thị giác và những thứ khác thì chưa). Có phải có sự cảm giác thân thể ngay từ thời điểm sau khi thụ tinh hay không? Tôi chưa có một quyết định cho những điềm này; đây là chủ đề phải thảo luận nhiều hơn nữa.

 

Nếu chúng ta giả định rằng chúng sinh trong phôi thai đau khổ vì lạnh, thì điều này làm phát sinh vấn đề người đặt phôi thai vào tủ lạnh có bị nghiệp xấu cho hành vi ấy hay không. Điều tùy thuộc vào động cơ của người ấy. Chúng ta không thể nói rằng chỉ vì một chúng sinh khác chịu đựng khổ đau qua điều gì đó mà người khác liên hệ đến ta, thì ta sẽ gánh nghiệp xấu. Thí dụ, ngay cả những trường hợp thông thường một thai nhi ở trong tử cung bà mẹ chịu đựng đau khổ qua việc ở trong tử cung, nhưng bà mẹ không tích tập bất cứ nghiệp xấu nào. Tương tự thế, khi trẻ con được sinh ra, nếu đau khổ lần nữa, nhưng bà mẹ không tích tập bất cứ nghiệp xấu nào. (Nếu bà mẹ thật sự tích tập nghiệp xấu thì bà mẹ sinh nhiều con phải tích tập hàng khối nghiệp xấu, thì thật là vô lý!). Do vậy, động cơ của một người là chìa khóa quyết định loại nghiệp nào phải tích tập.

 

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ BA: SỰ CHẤM DỨT CHÂN THẬT (DIỆT ĐẾ)

Vì những nhiễm ô của tâm thức chẳng hạn như tham dục, thù hận, ganh tỵ, và hung hăn căn cứ trên căn bản nhận thức sai lầm về bản chất của con người và đối tượng, cho nên tiến trình vượt thắng chúng đòi hỏi một giải pháp cho sự si mê ấy. Vấn đề trở thành việc nhổ gốc rể của si mê làm ra nguyên nhân của khổ đau như thế nào. Nó không thể là việc nhổ một cây gai qua phẩu thuật. Nhằm để vượt thắng nhận thức sai lầm này về bản chất của con người và sự vật, thì chúng ta phải thấu hiểu bản chất thật sự của chúng. Rồi thì, qua thiền quán tiếp tục, chúng ta trở thành quen thuộc với sự thậtgia tăng năng lực của tuệ trí để làm xói mòn những cảm xúc tiêu cực có gốc rể trong si mê.

 

Ở điểm này, thì một giải thích về tánh không sẽ lợi ích vì đây là những gì mà tuệ trí nhận ra bản chất của con người và sự vật (xem Chương Tám – Mười). Nhưng, tóm lại, sự kiện rằng những nhiễm ô chẳng hạn các cảm xúc phiền não có thể được tiêu trừ hoàn toàn là qua việc bản chất tâm thức vốn trong sáng, không bị nhiễm ô. Bản chất của nó là tinh khiết. Những phiền não được tịnh hóa qua thiền tập trên bản chất chân thật của cả tâm thức và tất cả những thứ khác. Việc tiêu trừ những phiền não này là sự thật cao quý thứ ba – sự chấm dứt chân thật, diệt đế - một thể trạng vượt khỏi khổ đau và các nguyên nhân của nó.

 

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ TƯ: CON ĐƯỜNG LẼ THẬT (ĐẠO ĐẾ)

 

Những con đường chân thật liên hệ đến ba phương diện rèn luyện vốn là chủ đề chính của quyển sách này – đạo đức, tập trung, và tuệ trí (giới – định – tuệ ). Sự thực tập tâm linh theo những con đường này đưa đến sự chấm dứt chân thật, đạt đến niết bàncuối cùng là Quả Phật.

-*-

Từ thời vô thỉ, chúng ta đã có một nhận thức vững chắc, hay ý thức, về “cái tôi”. “Cái tôi” này, hay tự ngã , bản chất và bẩm sinh muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau, và khát vọng này là vững chắc – nó là đúng đắnhợp lý. Kết quả là, tất cả chúng ta có quyền để đạt đến hạnh phúcxua đuổi khổ đau. Sự thật rằng khổ đau và hạnh phúc tự nó thay đổi từ thời khắc này đến thời khắc khác biểu thị rằng những trải nghiệm này tùy thuộc trên các nguyên nhânđiều kiện của nó. Nhằm để thoát khỏi khổ đau thì chúng ta cần loại trừ các nguyên nhânđiều kiện tức là các nhân duyên đem đến khổ đau và nhằm để đạt đến hạnh phúc thì chúng ta cần đỏi hỏi những nguyên nhânđiều kiện hay các nhân duyên của hạnh phúc.

 

Sự thật cao quý thứ nhất áp dụng đến các hiện tượng nhiễm ôchúng ta cần thoát khỏisự thật về khổ đau, là các tác độngnguyên nhân thật sự, vốn là những nguyên nhân. Hai sự thật cao quý cuối cùng là những thể trạng tinh khiếtchúng ta muốn đạt được – sự chấm dứt chân thật, vốn là các hệ quả, và những con đường chân thật, vốn là các nguyên nhân. Cung cách Đức Phật giảng dạy về Bốn Chân Lý Cao Quý, chúng bao hàm hai trình tự - một là khổ đau, thứ chúng ta muốn từ bỏ, và một là hạnh phúc, thứ chúng ta tìm cầu để tiếp nhận.

 

TOÁT YẾU THỰC HÀNH HÀNG NGÀY

 

Đã nhận ra phạm vi của khổ đau, nghiên cứu về các nguyên nhân, hay nguồn gốc, và xác định rằng nguồn gốc của khổ đau là si mê về bản chất thật sự của con người và sự vật, vốn là đưa đến kết quả tham dục, thù hận, và v.v… Hãy nhận ra rằng khổ đau có thể được tiêu trừ, nó có thể bị loại bỏ trong không gian của thực tại. Hãy quán chiếu rằng sự chấm dứt chân thật này (diệt đế) đạt được qua sự thực hành về đạo đức, tập trung, và tuệ trí (giới – định – tuệ ) – là những con đường chân thật.

-*-

Ẩn Tâm lộ, Thursday, February 21, 2019

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 10)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giới và chúng sanh.
(View: 28)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phục và vượt qua, đó là gì?
(View: 80)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 96)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 81)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 102)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 131)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 97)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 107)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 191)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 117)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(View: 101)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(View: 366)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(View: 117)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 125)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(View: 130)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(View: 175)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền định và Phật giáo. Chánh niệm là gì?
(View: 179)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướng và sở tri chướng, mà không thấy không biết
(View: 147)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệt là giá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(View: 203)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(View: 139)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(View: 173)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(View: 220)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(View: 195)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(View: 221)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(View: 186)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(View: 224)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(View: 219)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(View: 194)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(View: 230)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(View: 246)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(View: 164)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(View: 207)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(View: 215)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(View: 191)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(View: 252)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(View: 353)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(View: 395)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(View: 397)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(View: 518)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(View: 385)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(View: 423)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(View: 291)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(View: 260)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(View: 264)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(View: 281)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(View: 344)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(View: 321)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(View: 385)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM