Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali

Monday, April 8, 201915:10(View: 4270)
Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali

Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali


Nguyên Giác

 

Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao? Bản thân người viết trước giờ chỉ quen dựa cột để nghe pháp, nơi đây không dám có ý kiến riêng, chỉ muốn tìm một số Kinh liên hệ để ghi chú.

Câu chuyện này được ngài Trần Thái Tông (1218-1277) đưa vào nhóm 43 công án trong Niêm Tụng Kệ, một trong các sách giáo khoa của Thiền phái Trúc Lâm để khảo sát, nghiên cứu. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, người có công hồi phục Thiền phái Trúc Lâm, đã dịch toàn bộ các tác phẩm của Trần Thái Tông, trong đó câu chuyện ngài Huệ Khả tức khắc đốn ngộ, viết như sau:


“8.- Cử: Nhị Tổ xin Sơ Tổ pháp an tâm. Sơ Tổ bảo: Đem tâm ra ta an cho ông. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không thể được. Sơ Tổ bảo: Ta an tâm cho ông rồi.

Niêm: Em bé lên ba ôm trống giấy,

Ông già tám chục mặc áo cầu.

Tụng: Tâm đã không tâm nói với ai,

Người câm thức mộng mắt tròn xoe.

Lão tăng dối bảo an tâm đấy,

Cười ngất bàng quan chẳng tự hay.” (1)

.. o ..

Tích này mới đây lại được một độc giả báo Giác Ngộ đưa ra hỏi, và được quý Thầy trả lời qua bài viết ngày 03/04/2019 rất mực tuyệt vời, nhan đề “Ngộ Cái Gì?” Nơi đây, xin phép trích toàn văn, hy vọng quý Thầy hoan hỷ

          “Ngộ cái gì?

GN - HỎI: Tôi đọc sách thiền có đoạn ngài Huệ Khả cầu pháp với Tổ Đạt-ma. Tổ hỏi: Ông muốn gì? Đáp: Con muốn được an tâm. Tổ nói: Đưa tâm đây ta an cho. Huệ Khả lúng túng không tìm thấy tâm. Tổ trả lời: Ta đã an tâm cho ông rồi! Ngay đó, Huệ Khả ngộ ra điều Tổ nói. Xin hỏi, ngài Huệ Khả ngộ cái gì? (THANH LONG, long2441983@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Thanh Long thân mến!

Cuộc đối đáp giữa Tổ Đạt-ma và ngài Huệ Khả là một trong những thiền thoại đồng thờicông án nổi tiếng của Thiền tông Trung Quốc. Dĩ nhiên, đã là công án thì chỉ có tác dụng “gỡ đinh, tháo chốt” với người đương cơ, rất khó hiểu với người ngoài, thậm chí vài trường hợp bị cho là ngớ ngẩn, vô nghĩa. Thành ra, sau cuộc đối đáp trên chỉ có ngài Huệ Khả mới là người biết rõ nhất, mình ngộ cái gì, còn chúng ta là người ngoài nên rất khó mà cảm thấu một cách chính xác được.

Tuy vậy, hậu thế chúng ta cũng có thể mạo muội dựa vào câu chữ và ý tứ để lạm bàn đôi chút về ý Tổ. Huệ Khả rất tha thiết với đường tu, hành thiền miên mật mà tâm vẫn vọng động, nên muốn an tâm. Đây là mong ước chính đáng của người nhiệt tâm cầu giác ngộ. Thay vì giới thiệu cho Huệ Khả một pháp tu theo thứ bậc như thực hành các đề mục thiền chỉ hay thiền quán thì Tổ lại chỉ thẳng: “Đưa tâm đây ta an cho”.

Huệ Khả tìm tâm, chợt không thấy. Thì ra, tâm ý chợt hiện chợt mất. Lúc ngồi thiền hay trong đời sống thường nhật thì tâm vọng động bất an nhưng khi Tổ dạy đưa tâm ra để an thì nó biến mất, tìm không thấy dấu. Cái ngộ (thấy) đầu tiên là lâu nay cứ tưởng tâm hư vọng ấy là mình, kỳ thật không phải. Nhờ tìm tâm nên giác ngộ được tâm ý vô thường, theo duyên mà hiện khởi, đó là vọng tâm.

Nhờ sự chú tâm, chánh niệm tỉnh giác cao độ, Huệ Khả biết rõ vọng tâm. Tâm vọng có sinh diệt, có đến đi, là khách không phải chủ. Tổ Đạt-ma nói an tâm nghĩa là giúp cho Huệ Khả thấy rõ bản chất hư vọng của tâm ý để làm chủ tâm. Ngay sự rõ biết sâu sắc này, tuệ minh sát có mặt, Huệ Khả ngộ ra được và biết đường vào chơn tâm. Nhờ nương vào chơn tâm tu hành, thời gian sau ngài Huệ Khả được Tổ Đạt-ma ấn chứng và trao truyền y bát, làm Nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc.

TỔ TƯ VẤN (tuvangiacngo@yahoo.com)(2)

.. o ..

 

Hỏi:Pháp có thể được thấy tức khắc, vượt thời gian, ngay ở đây và bây giờkhông

Kinh AN 6.47 kể rằng một lần Đức Phật được một du sĩ ngoại đạo hỏi về ý nghĩa gì khi Đức Phật nói rằng Pháp được thấy tức khắc, ngay ở đây và bây giờ, vượt thời gian, mời gọi chứng thực, thích nghi mà người trí có thể tự biết(bản dịch Thanissaro: Dhamma visible here-&-now, timeless, inviting verification, pertinent, to be realized by the wise for themselves?). 

Thường thường, những câu hỏi như thế chỉ thấy trong Thiền Tông. Bản dịch Hòa Thượng Thích Minh Châu (sẽ viết tắt: bản TMC) là: “Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, pháp là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?” (3)

Đức Phật trả lời rằng hễ thấy ngay trong khoảnh khắc này có tham thì biết có tham, không tham thì biết không tham… tương tự với sân, si… đó chính là “thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí tự mình giác hiểu.”   

Người như thế là sống được cái phi thời gian. Bất kỳ ai có thể nhìn tâm trong cái thiết thực  hiện tại, phi thời gian, ở đây và bây giờ, đều sẽ thấy như ngài Huệ Khả: nhìn hoài mà không thấy tâm đâu cả.

.. o ..

Hỏi:thể đạt được Niết Bàn tức khắc, ngay ở đây và bây giờkhông?

Ngài Huệ Khả không thấy tâm đâu cả… Cũng có nghĩa là vào lúc đó, ngài nhìn thấy tâm không hiển lộ (sinh) và do vậy nhìn thấy tâm không biến mất (diệt), nghĩa là lúc đó ngài nhìn thấy tâm không sinh, không diệt. Có nghĩa là lúc đó, ngài  Huệ Khả xa lìa, không dính mắc vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Tới đây, chúng ta dẫn ra bản Kinh Upāyikā 2.078, Đức Phật nói rằng đó là Niết Bàn tức khắc, Niết Bàn ở đây và bây giờ khi tâm xa lìa sắc (cái được thấy, cái được nghe…) và xa lìa tham muốn về sắc. Nơi đây, xin trích dịch Kinh Upāyikā 2.078 theo bản Anh dịch của Sāmaṇerī Dhammadinnā:

          “Tại thành Sāvatthī. Lúc đó, một vị sư rời khỏi thiền định thâm sâu, tới gặp Đức Phật, quỳ lễ với đầu áp sát bàn chân Đức Phật, rồi ngồi sang một bên, trình với Đức Phật: ‘Bạch Thế Tôn, một vị sư đạt Niết Bàn ở đây và bây giờ. Trong thước đo nào gọi là một vị sư nói được rằng một người đạt được Niết Bản ở đây và bây giờ? Bạch Thế Tôn, cách nào một vị sư đạt được Niết Bản ở đây và bây giờ (Venerable sir, how is it that a monk attains nirvāṇa here and now)?  Trong thước đo nào Thế Tôn tuyên bố rằng một vị sư là người đạt được Niết Bản ở đây và bây giờ?’ 

Đức Phật nói: ‘Tỳ kheo, hãy nghe kỹ và hãy nhớ rằng, và ta sẽ giải thích. Một vị sư quay lưng khỏi, bước xa khỏi sắc (turns away from form), xa lìa tham về sắc, hướng tới tịch diệt, không chấp thủ dính mắc, và an trú trong tâm tự do hoàn toàn khỏi các dao động – vị sư như thế có thể định nghĩa là người đạt được Niết Bàn ở đây và bây giờ… (tương tự với thọ, tưởng, hành, thức)… Tỳ kheo, trong thước đo như thế, Như Lai tuyên bố rằng một vị sư là người đã đạt Niết Bàn ở đây và bây giờ.’…” (4)

.. o ..

Hỏi:Ngài Huệ Khả không thấy tâm đâu để an hết, vậy thì thấy gì?

Ngài Huệ Khả trước đó đã nhiều năm thiền tập, khi ngài Đạt Ma bảo đưa tâm ra thì không thấy đâu, nghĩa là lúc đó ngài Huệ Khả thấy tự tánh của tâm là rỗng rang, vô tự tánh.

Trong nhóm Kinh Tương Ưng có Kinh SN 22.42, dịch theo bản Sujato như sau:

          “Các tỳ kheo, khi một nhà sư hành trì theo đúng chánh pháp, thì đây là những gì theo đúng chánh pháp: Họ nên quán sátnhận ra cái rỗng rang vô ngã trong sắc, thọ, tưởng, hành, thức… Ta nói, như thế họ xa lìa khỏi sầu khổ.” (5)

Tương tự, trong nhóm Kinh Tập có Kinh Sn 5.15, có thanh niên Mogharaja hỏi Đức Phật, trích:

          “1118. Do vậy, con xin hỏi vị Có Mắt Tối Thượng: Nên nhìn thế giới như thế nào để Thần Chết không nhìn thấy mình?

1119. [Đức Phật] Hỡi Mogharaja, hãy luôn luôn tỉnh thức và nhìn thế giới như rỗng rang, với cái nhìn về tự ngã đã bứng gốc, người đó sẽ vượt qua sự chết. Thần Chết không thể thấy người đã nhìn thế giới này như thế.”(5)

.. o ..

Hỏi:Ngài Huệ Khả không thấy tâm ngài ở đâu hết, có nghĩa là ngay khi đó, ngài không vướng tâm vào quá khứ, hiện tại, vị lai… cũng không thấy có cái tôi cao hơn, thấp hơn hay bằng ai?  

Đúng vậy. Trong nhóm Kinh Tập có Kinh Sn 4.15, Đức Phật dạy như sau:

          “949. Hãy để lụi tàn những gì đã qua, hãy để mặc kệ những gì chưa tới, không dính mắc tới những gì hiện tại, ngươi sẽ sống trong an tĩnh hòa bình...

950. Không chút nào thấy “cái của tôi” trong mọi thứ ‘tâm và thân’ hay ‘danh và sắc’, không sầu muộn vì những gì không hiện hữu, sẽ không thấy gì để mất trong cõi này.

951. Với người không hề thấy “này là cái của tôi,” cũng không hề thấy “kia là cái của người khác,” cũng không hề thấy bất cứ gì là “cái của tôi,” cũng sẽ không sầu khổ suy nghĩ “tôi không có gì hết.”

952. Khi được hỏi về người bất động tâm, ta gọi đó là điều tốt đẹp vì người đó tâm bình lặng ở mọi nơi: không tham, không cay đắng, không xung động. 

953. Với người đã biết, người không còn dao động, sẽ không còn cất chứa nghiệp lực nữa. Xa lìa mọi hành nghiệp, người đó thấy nơi nào cũng an lành.

954. Người trí tuệ không còn nói rằng họ cao hơn, kém hơn, hay bằng người khác. Tịch lặng, không còn chút tham nào, người này không nhận cũng không bỏ.” (6)

.. o ..

Hỏi:Ngài Huệ Khả không thấy tâm ở đâu hết, có phải lúc đó đã vào vô sắc địnhTại sao không tu tứ thiền bát định?

Xin trả lời rằng, Thiền Tôngpháp định của tự tâm, pháp không thấy có tâm nào để tu, cũng không thấy thứ bậc nào để chứng, và chỉ cần một cái nhìn của trí tuệ -- “đốn giác, liễu Như Lai Thiền” -- hễ thấy bản tâm vốn tịch lặng, vốn không một pháp dính mắc, vốn ly tham sân si thì từ đó về sau chỉ giữ tâm đó mà tu, gọi là chăn trâu. Trong khi đó, tứ thiền sắc giới (four stages of rupa jhāna) và bốn pháp định vô sắc (the four arupa jhāna) chỉ là phương tiện, không phải là mục đích cứu cánh, nếu để dính mắc cũng sẽ kẹt. Trả lời câu này có thể dẫn ra ba kinh: thứ nhất, trong rất nhiều kinh, như Kinh MN 52, Kinh MN 95… Đức Phật dạy rằng chỉ cần đạt tới cần sơ thiền là nên chuyển sang quán vô thườngthứ nhì, Đức Phật nói giải thoát là phải xa lìa cả cõi sắc và cõi vô sắc, nghĩa là phải rời cả tứ thiền bát địnhthứ ba,trường hợp tuệ giải thoát, không thấy có cái ta hay cái tôi nào để tu.

 

Chỉ cần sơ thiền. Trong Kinh AN 9.36, Đức Phật dạy chỉ cần từ sơ thiền chuyển sang quán vô thường. Bản dịch của HT Thích Minh Châu viết, trích:

“Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng: “Y chỉ vào sơ Thiền, các lậu hoặc được đoạn tận”, như vậy được nói đến. Do duyên gì, được nói đến như vậy?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ly dục... chứng và trú sơ Thiền. Vị ấy, ở đây đối với cái gì thuộc về sắc, thuộc về thọ, thuộc về tưởng, thuộc về hành, thuộc về thức, các pháp ấy, vị ấy tùy quán là vô thường, là khổ, là bệnh, là mụt nhọt, là mũi tên, là va chạm, là tật bệnh, là khách lạ, là biến hoại, là trống không, là vô ngã. Vị ấy tránh né tâm mình khỏi những pháp ấy, sau khi tránh né tâm mình khỏi những pháp ấy, vị ấy hướng dẫn đến giới bất tử: “Đây là tịch tịnh, đây là thù thắng, tức là sự chỉ tức tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự diệt tận khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Vị ấy trú ở đây, đạt đến sự diệt tận các lậu hoặc, nếu không diệt tận các lậu hoặc, với pháp ái ấy, với pháp hỷ ấy, do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, là vị hóa sanh, tại đấy chứng được Niết-bàn, không còn trở lui thế giới này nữa.” (7)

Bản tiếng Anh của Thanissaro Bhikkhu dịch: ‘I tell you, the ending of the effluents depends on the first jhāna.’ Thus it has been said. (‘Ta nói với các tỳ kheo, rằng kết thúc lậu hoặcdựa vào sơ thiền.’ Như thế, điều này được nói.)

 

Phải lìa cả sắc và vô sắc. Có ba cõidục giới (chúng ta đang ở dục giới), sắc giớivô sắc giới. Trong Nhóm Kinh Phật Thuyết Như Vậy có Kinh Iti 73 chỉ về cách giải thoát, chủ yếu là không dính mắc vào bất kỳ tâm nào, trích dịch:

 “Một thời Đức Phật dạy, “Các tỳ kheo, vô sắc giới bình an hơn cõi sắc, và tịch diệt bình an hơn cả vô sắc. Những ai vào cõi sắc và những ai đã vào được cõi vô sắc, nếu họ không biết tịch diệt, rồi sẽ  trở lại tái sinh. Những ai hiểu trọn vẹn các sắc mà không dính mắc vào vô sắc, thì sẽ giải thoát vào tịch diệt, và Thần Chết lùi xa sau họ…” (Bản dịch Ireland: Those who fully understand forms, without getting stuck in the formless, are released into cessation, and leave Death far behind them.) (8)

 

Không thấy có cái tôi nào. Sẽ không cần tu gì nữa, vì thấy có tâm nào hay cái tôi nào mà tu. Trong Kinh Ud 1.10 (Bahiya Sutta), Đức Phật dạy ngài Bahiya, theo bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu:

          "... này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau." (9)

Bản tiếng Anh của ngài Ajahn Buddhadasa: “…whenever you hear a sound, let there be just the hearing… When it's like this there will be no self, no "I".When there is no self, there will be no moving about here and there, and no stopping anywhere. And that is the end of Dukkha.” (9)

.. o ..

Hỏi:Niết Bàn, hữu dưvô dư, trong khoảnh khắc hiện tiền là thế nào

Người viết không dám trả lời. Có điểm ghi nhận rằng, trong khi một số luận sư nói rằng Niết Bàn vô dư là khi vị A La Hán thân hoại mạng chung, nhưng thực tế có lần Đức Phật từng dạy rằng Niết Bàn hữu dưNiết Bàn vô dư vẫn có khi các vị  A La Hán còn sinh tiền. Trong đó, Niết Bàn hữu dư là với các vị tuy đã đoạn tận lậu hoặc nhưng còn thấy có pháp để tu; trong khi đó, Niết Bàn vô dư là các vị vẫn sống trong đời này (chứ không phải đã viên tịch) nhưng không thấy căn-trần-thức nào để tu nữa.

Nơi đây xin dẫn ra Chương 2 trong nhóm Kinh Phật Thuyết Như Vậy, bản dịch của HT Thích Minh Châu, trích:

“(XLIV) (Duk. III, 7) (It. 38)

Điều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, có hai Niết-bàn giới này. Thế nào là hai? Niết bàn giới có dư y và Niết-bàn giới không có dư y. 

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy, năm căn còn tồn tại, ngang qua các căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý vì rằng tự ngã khôngthương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn có dư y. 

Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Ở đây, đối vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỷ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn không có dư y. Này các Tỷ-kheo có hai Niết-bàn giới này.” (10)

Bản tiếng Việt của HT Thích Minh Châu và bản Anh văn của Ireland đều có nghĩa rõ ràng như trên.

Sau cùng, xin tri ân ngài Trần Thái Tông và quý Thầy Báo Giác Ngộ đã ghi về truyện tích ngài Huệ Khả cầu pháp. Và nơi đây, người viết xin trọn lòng sám hối với những bất toàn trong bài.

GHI  CHÚ:

(1) Trần Thái Tông, Niêm Tụng Kệ: https://thuvienhoasen.org/p27a6711/19-niem-tung-ke

(2) Báo Giác Ngộ, “Ngộ cái gì?” - https://giacngo.vn/tuvantamlinh/2019/04/03/52F0C3/

(3) Kinh AN 6.47, bản TMC: https://suttacentral.net/an6.47/vi/minh_chau

Bản Thanissaro: https://suttacentral.net/an6.47/en/thanissaro

(4) Kinh Upāyikā 2.078: https://suttacentral.net/up2.078/en/dhammadinna

(5) Kinh SN 22.42: https://suttacentral.net/sn22.42/en/sujato

Kinh Nhật Tụng Sơ Thời. Kinh Sn 5.15: https://thuvienhoasen.org/p15a30626/sn-5-15-mogharaja-manava-puccha-cac-cau-hoi-cua-mogharaja

(6) Kinh Nhật Tụng Sơ Thời. Kinh Sn 4.15: https://thuvienhoasen.org/p15a30608/sn-4-15-attadanda-sutta-kinh-ve-bao-luc

(7) Kinh AN 9.36, bản HT Thích Minh Châuhttps://suttacentral.net/an9.36/vi/minh_chau

(8) Kinh Iti 73: https://suttacentral.net/iti73/en/ireland

(9) Bản của HT Thích Minh Châuhttps://thuvienhoasen.org/a25130/kinh-bahiya

Bản của Ajahn Buddhadasa: https://www.budsas.org/ebud/ebdha193.htm

(10) Kinh Phật Thuyết Như Vậy, bản HT Thích Minh Châuhttps://thuvienhoasen.org/p15a1540/chuong-02

Bản của Ireland: https://suttacentral.net/iti44/en/ireland

 

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 14)
Đối với quỷ sứ, cung trời là địa ngục còn địa ngục là thiên đàng. Đối với thiên thần, cung trời là thiên đàng còn địa ngục là địa ngục.
(View: 79)
Lý Duyên Khởi hay còn gọi là Định luật Nhân Quả là một nội dung quan trọng bậc nhất trong giáo pháp mà Đức Phật thuyết giảng.
(View: 74)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(View: 189)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng takhông thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(View: 258)
Trong giáo lý của Đức Phật về duyên khởi(Paticca-samuppāda), vòng luân hồi của sinh tử, gọi là samsara, được mô tả như một quá trình
(View: 307)
Bài giảng hôm nay nói về luật Nghiệp Báo. Nhiều người không sinh ra trong gia đình Phật Giáo, nhưng đã tìm học về Phật Giáo nhờ nghe luật Nghiệp Báo;
(View: 243)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 341)
Từ vô ngã bùng nổ thành ngã, và rồi từ ngã bùng nổ giác ngộ trở về lại vô ngã. Cái “big bang Phật Giáo” này xảy ra trong từng sátna.
(View: 439)
Trong nhận thức của quốc vương Koravya, cũng như nhận thức của nhiều người, một người từ bỏ cuộc sống...
(View: 373)
Trong bài này sẽ nói về năm pháp: danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như, từ Kinh Nhập Lăng Già (Đại chánh tân tu Đại tạng kinh,
(View: 478)
Hổm nay chúng ta đã tìm hiểu bài Đại kinh Rừng Sừng Bò, sáu vị thánh nhân trình bày hình ảnh lý tưởng của vị tỳ kheo trí tuệ và đức hạnh,
(View: 444)
Các học giả tranh luận liệu những lời dạy của Đức Phật được lưu giữ trong kinh điển Pāli có thể được coi là triết học hay không,
(View: 709)
Ở đời không ai mong cầu giải thoát khi đang ở trong lầu son hạnh phúc. Người ta chỉ muốn được giải thoát khi bị nhốt trong hoàn cảnh bi đát nào đó.
(View: 536)
Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.
(View: 560)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.
(View: 501)
Hồi đó, khi Đức Phật cùng với Tăng đoàn du hóa tại nước Xá-vệ thì có rất nhiều người trẻ đã phát tâm đi tu. Tôn giả A-nan được giao trách nhiệm...
(View: 658)
Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...
(View: 583)
Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.
(View: 946)
Hình ảnh Thầy Minh Tuệ xuất hiện trên các mạng xã hội y hệt như một trận bão truyền thông, làm dâng tràn những cảm xúcsuy tưởng.
(View: 605)
Hôm nay chúng ta bắt đầu nghiên cứu chương thứ hai, bàn về những sự thực hành kham khổ, tức là các phương pháp đầu đà.
(View: 606)
Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:
(View: 695)
Kinh Lăng-già tên gọi đầy đủ là Thể Nhập Chánh PhápLăng-già, cuối chương १० सगाथकम्। (10-sagāthakam), biên tập bởi Nanjō Bunyū 南條文雄 (laṅkāvatāra sūtra, kyoto, 1923)
(View: 833)
Bước đầu tiên để bước vào con đường Phật giáoquy y Tam Bảo, và viên ngọc đầu tiên trong ba viên ngọc mà chúng ta tiếp cận để quy yĐức Phật, Đấng Giác Ngộ.
(View: 761)
Đạo Phật là đạo của bi trí dũng. Đạo của trí tuệ, của chánh biến tri, và chánh tri kiến chứ không phải không thấy mà tin tưởng mù quáng.
(View: 648)
Phân biệt phước đức và công đứccần thiết cho việc học và hành đạo Phật.
(View: 655)
Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời.
(View: 684)
Cuộc đời và công việc của Bồ tát được nói trong phần cuối đoạn Đồng tử Thiện Tài gặp đức Di Lặc.
(View: 781)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinhphổ biến vào thời của Đức Phật,
(View: 929)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(View: 931)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêmđi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(View: 671)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(View: 779)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(View: 873)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(View: 1026)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(View: 847)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diệnthế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(View: 938)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(View: 1136)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(View: 1008)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chấttinh thần.
(View: 1020)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(View: 1149)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(View: 1331)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(View: 1487)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(View: 1478)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(View: 1347)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(View: 1227)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(View: 1215)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(View: 1203)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(View: 1353)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(View: 1319)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(View: 1538)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(View: 1204)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(View: 1108)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(View: 1237)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(View: 1427)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(View: 1241)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(View: 1253)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(View: 1386)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(View: 1361)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(View: 1364)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant