Một thời Thế tôn trụ ở Vesàli, tại Trùng Các giảng đường. Rồi Mahàli, người Licchavi đi đến đảnh lễ và bạch Thế tôn: - Bạch Thế tôn, Thế tôn có biết Thiên chủ Sakka không? Này Mahàli, Ta biết Sakka và các pháp tác thành Sakka. Chính do chấp trì các pháp ấy Sakka được địa vịThiên chủ. Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy giới cấm túc. Thế nào là bảy giới cấm túc? Cho đếntrọn đời, tôi hiếu dưỡng với cha mẹ. Cho đếntrọn đời, tôi kính trọng các bậc gia trưởng. Cho đếntrọn đời, tôi nói lời nhu hòa. Cho đếntrọn đời, tôi không nói hai lưỡi. Cho đếntrọn đời, với tâm xa lìacấu uế và xan tham, tôi sống với tâm bố thí; hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các nhu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí. Cho đếntrọn đời, tôi nói lời chân thật. Cho đếntrọn đời, tôi không phẫn nộ; nếu tôi phẫn nộ, sẽ mau chóng dẹp trừ. Nhờ chấp trì bảy giới cấm túc này, Sakka được địa vịThiên chủ (ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 11, phẩm 2, phần Chư thiên, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.511)
LỜI BÀN:
Thiên chủ Sakka là vua của cõi trời Tam Thập Tam, có đầy đủ phước báo và uy quyền trong Thiên giới. Địa vịThiên chủ củ Sakka có được nhờ tu tập bảy cấm giớitrọn vẹn, đầy đủ khi còn làm người. Bảy giới cấm này chính là nhân để tác thànhphước báo của một vị Thiên chủđồng thời đó cũng là bảy nhân cách của một người đệ tử Phật. Chí nguyện cao cả của người con Phật là hướng đến giải thoát và giác ngộ. Tuy nhiên nếu chưa đầy đủ phước đức, trí tuệ để chứng đắc quả Phật thì chí ít cũng được tái sanh làm trời, người và xa lìa khổ đau của tam đồ, ác đạo; địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Như vậy muốn tái sanh làm người, hàng đệ tử Phật phải gìn giữ và tu tậpnăm giới cấm trọn vẹn, đầy đủ. Muốn sanh vào cõi trời, làm vua của trời Tam Thập Tam, người Phật tử phải tu tậpviên mãn bảy giới cấm. Trong đó, hiếu dưỡng với cha mẹ là vấn đề tối quan trọng, được đưa lên hàng đầu. Tiếp đến là kính trong các bậc bô lão, tộc trưởng, gia trưởng. Mặt khác, trong lời ăn tiếng nóihằng ngày phải chân thật, nhu hòa, yêu thương và xây dựng. Đồng thời phải biết chia sẻ, bố thí và giữ tâm luôn an vui, không nóng giận, oán thù. Chỉ cần thực tậptrọn vẹn bảy điều trên thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều an vui và hạnh phúc trong hiện tại và phước báoThiên chủ ở vị lai.
Tương lai của mỗi con người dều phụ thuộc vào sự tác nghiệp của chính họ trong hiện tại. Vì vậy, mỗi người con Phật phải tự quyết định lấy tương lai của chính mình bằng cách trang nghiêmphước báo tự thân, thọ trì bảy cấm giới.
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt độngPhật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
Thực hànhTịnh độ là đơn giản. Cách tu tập này không yêu cầuhành giả phải được học về tư tưởngPhật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
Thiền pháptỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.