THÁNH NGÔN VÀ PHI THÁNH NGÔN
***
Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế ISBN: 978-604-89-6649-2
Bốn phi Thánh ngôn (I)
Bốn phi thánh ngôn: 1. Không thấy nói thấy; 2. Không nghe nói nghe; 3. Không cảm nhận nói cảm nhận; 4. Không nhận biết nói nhận biết[1].
i. Thế nào là phi Thánh ngôn: không thấy nói thấy?
Nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã thấy. Có ai nếu nhãn thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã thấy”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: không thấy nói thấy.
Có ai thực tế đã thấy, nhưng khởi ấn tượng không thấy, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã thấy”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không thấy nói thấy”, vì thực tế người đó đã thấy.
ii. Thế nào là phi Thánh ngôn: không nghe nói nghe?
Nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã nghe. Có ai nếu nhĩ thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nghe”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: không nghe nói nghe.
Có ai thực tế đã nghe, nhưng khởi ấn tượng không nghe, mà ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nghe”. Như thế trường hợp này tuy gọi là phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không nghe nói nghe”, vì thực tế người ấy đã nghe.
iii. Thế nào là phi Thánh ngôn: không cảm nhận nói cảm nhận?
Ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã cảm nhận. Có ai nếu ba thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã cảm nhận”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: không cảm nhận nói cảm nhận.
Có ai thực tế đã cảm nhận, nhưng khởi ấn tượng không cảm nhận, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã cảm nhận”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không cảm nhận nói cảm nhận”, vì thực tế người đó đã cảm nhận.
iv. Thế nào là phi Thánh ngôn: không nhận biết nói nhận biết?
Ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã biết. Có ai nếu ý thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nhận biết”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: không nhận biết nói nhận biết.
Có ai thực tế đã nhận biết, nhưng khởi ấn tượng không nhận biết, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nhận biết”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không nhận biết nói nhận biết”, vì thực tế người đó đã nhận biết.
Bốn Thánh ngôn (I)
Bốn Thánh ngôn: 1. Không thấy nói không thấy; 2. Không nghe nói không nghe; 3. Không cảm nhận nói không cảm nhận; 4. Không nhận biết nói không nhận biết[2].
i. Thế nào là Thánh ngôn: không thấy nói không thấy?
Nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã thấy. Có ai nếu nhãn thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không thấy”. Như thế gọi là thánh ngôn: không thấy nói không thấy.
Có ai thực tế đã thấy, nhưng khởi ấn tượng không thấy, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không thấy”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không thấy nói không thấy”, vì thực tế người đó đã thấy.
ii. Thế nào là Thánh ngôn: không nghe nói không nghe?
Nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã nghe. Có ai nếu nhĩ thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà không ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nghe”. Như thế gọi là thánh ngôn: không nghe nói không nghe.
Có ai thực tế đã nghe, nhưng khởi ấn tượng không nghe, mà không ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nghe”. Như thế trường hợp này tuy gọi là Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không nghe nói không nghe”, vì thực tế người ấy đã nghe.
iii. Thế nào là Thánh ngôn: không cảm nhận nói không cảm nhận?
Ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã cảm nhận. Có ai nếu ba thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không cảm nhận”. Như thế gọi là thánh ngôn: không cảm nhận nói không cảm nhận.
Có ai thực tế đã cảm nhận, nhưng khởi ấn tượng không cảm nhận, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không cảm nhận”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không cảm nhận nói không cảm nhận”, vì thực tế người đó đã cảm nhận.
iv. Thế nào là Thánh ngôn: không nhận biết nói không nhận biết?
Ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã biết. Có ai nếu ý thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nhận biết”. Như thế gọi là thánh ngôn: không nhận biết nói không nhận biết.
Có ai thực tế đã nhận biết, nhưng khởi ấn tượng không nhận biết, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nhận biết”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không nhận biết nói không nhận biết”, vì thực tế người đó đã nhận biết.
Bốn phi Thánh ngôn (II)
Lại có bốn phi Thánh ngôn: 1. thấy nói không thấy; 2. nghe nói không nghe; 3. cảm nhận nói không cảm nhận; 4. nhận biết nói không nhận biết[3].
i. Thế nào là phi Thánh ngôn: thấy nói không thấy?
Nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã thấy. Có ai nếu nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không thấy”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: thấy nói không thấy.
Có ai thực tế không thấy, nhưng khởi ấn tượng thấy, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không thấy”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “thấy nói không thấy”, vì thực tế người đó không thấy.
ii. Thế nào là phi Thánh ngôn: nghe nói không nghe?
Nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã nghe. Có ai nếu nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nghe”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: nghe nói không nghe.
Có ai thực tế không nghe, nhưng khởi ấn tượng nghe, mà ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nghe”. Như thế trường hợp này tuy gọi là phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “nghe nói không nghe”, vì thực tế người ấy không nghe.
iii. Thế nào là phi Thánh ngôn: cảm nhận nói không cảm nhận?
Ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã cảm nhận. Có ai nếu ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không cảm nhận”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: cảm nhận nói không cảm nhận.
Có ai thực tế không cảm nhận, nhưng khởi ấn tượng đã cảm nhận, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không cảm nhận”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “cảm nhận nói cảm nhận không”, vì thực tế người đó không cảm nhận.
iv. Thế nào là phi Thánh ngôn: nhận biết nói không nhận biết?
Ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã biết. Có ai nếu ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nhận biết”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: nhận biết nói không nhận biết.
Có ai thực tế không nhận biết, nhưng khởi ấn tượng đã nhận biết, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nhận biết”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “nhận biết nói không nhận biết”, vì thực tế người đó không nhận biết.
Bốn Thánh ngôn (II)
Lại có bốn Thánh ngôn: 1. thấy nói thấy; 2. nghe nói nghe; 3. cảm nhận nói cảm nhận; 4. nhận biết nói nhận biết[4].
i. Thế nào là thánh ngôn: thấy nói thấy?
Nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã thấy. Có ai nếu nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã thấy”. Như thế gọi là thánh ngôn: thấy nói thấy.
Có ai thực tế không thấy, nhưng khởi ấn tượng đã thấy, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã thấy”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “thấy nói thấy”, vì thực tế người đó không thấy.
ii. Thế nào là Thánh ngôn: nghe nói nghe?
Nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã nghe. Có ai nếu nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà không ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nghe”. Như thế gọi là thánh ngôn: nghe nói nghe.
Có ai thực tế không nghe, nhưng khởi ấn tượng đã nghe, mà không ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nghe”. Như thế trường hợp này tuy gọi là Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “nghe nói nghe”, vì thực tế người ấy không nghe.
iii. Thế nào là Thánh ngôn: cảm nhận nói cảm nhận?
Ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã cảm nhận. Có ai nếu ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã cảm nhận”. Như thế gọi là thánh ngôn: cảm nhận nói cảm nhận.
Có ai thực tế không cảm nhận, nhưng khởi ấn tượng đã cảm nhận, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã cảm nhận”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “cảm nhận nói cảm nhận”, vì thực tế người đó không cảm nhận.
iv. Thế nào là Thánh ngôn: nhận biết nói nhận biết?
Ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã biết. Có ai nếu ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nhận biết”. Như thế gọi là thánh ngôn: nhận biết nói nhận biết.
Có ai thực tế không nhận biết, nhưng khởi ấn tượng đã nhận biết, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nhận biết”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “nhận biết nói nhận biết”, vì thực tế người đó không nhận biết.
Sách đọc thêm: Bản dịch A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận (Phước Nguyên)
Dẫn nhập Tập dị môn luận
[1] Skt. catvāro ’nāryavyavahārāḥ | adṛṣṭe dṛṣṭavāditānāryavyavahāraḥ | aśrute śrutavāditā | amate matavāditā | avijñāte vijñātavāditānāryavyavahāraḥ; Chúng tập: bất thánh ngữ 不 聖 語: 1. không thấy nói thấy; 2. không nghe nói nghe; 3. không cảm thấy, nói cảm thấy; 4. không biết nói biết. Pāli: Aparepi cattāro anariyavohārā—adiṭṭhe diṭṭhavāditā, assute sutavāditā, amute mutavāditā, aviññāte viññātavāditā. Cf. T 12: bốn phi a-duệ-ra hành 非阿曳囉行.
[2] Skt. catvāra āryavyavahārāḥ | adṛṣṭe ’dṛṣṭavāditāryavyavahāraḥ | aśrute ’śrutavāditā amate ’matavāditā | avijñāte ’vijñātavāditāryavyavahāraḥ; Chúng tập: bốn thánh ngôn: 1. thấy nói thấy; 2. nghe nói nghe; 3. hay nói hay; 4. biết nói biết. Pāli: Aparepi cattāro ariyavohārā—adiṭṭhe adiṭṭhavāditā, assute assutavāditā, amute amutavāditā, aviññāte aviññātavāditā.
[3] Skt. catvāro ’nāryavyavahārāḥ | dṛṣṭe ’dṛṣṭavāditānāryavyavahāraḥ | śrute ’śrutavāditā | mate ’matavāditā | vijñāte ’vijñātavāditānāryavyavahāraḥ; Pāli: Aparepi cattāro anariyavohārā—diṭṭhe adiṭṭhavāditā, sute assutavāditā, mute amutavāditā, viññāte aviññātavāditā.
- Tag :
- Thích Phước Nguyên