Trạng thái của tâm là hỷ, nộ, ai, ái, ố, lạc, dục (mừng, giận, buồn, thương, ghét, vui, muốn) là bảy thứ tình cảm của con người. Trong đó bảy thứ tình cảm này phát sinh ra tâm trạng là hạnh phúc hay vui buồn, khổ đau. Hạnh phúc khi chúng ta đạt được những gì chúng ta mong muốn, ưu thích hay mong cầu, còn bất hạnh hay khổ đau lại là ngược lại khi ta bị vướng vào những rắc rối, nhưng trắc trở, những sự không thành, hay ước mong không đạt mà tâm khởi phát những ưu phiền thông qua nhiều trạng thái mà điển hình hay tiêu biểu là bằng những ý nghĩ tiêu cực cũng từ đó mà sinh khởi những niệm tưởng sầu bi.
Vậy hạnh phúc hay khổ đau do tâm tạo tác, tâm làm chủ. Nên trần gian nói khổ thì do tâm khởi khổ mà có khổ mà nói trần gian vui thì cũng do tâm khởi vui mà thành vui. Nên giải thoát không đâu xa mà ngay nơi tâm mà bình tâm, ngay nơi lòng mà an vị, ngay nơi tánh mà an nhiên, ngay nơi pháp mà bình đẳng, ngay nơi đạo mà xuất thế đạo.
Để có cuộc sống an nhiên và vui vẻ trong hiện tại, và an ổn về sau thì ngay nơi tâm đối với mọi sự, mọi việc không khởi chấp. Làm thế nào là không khởi chấp? Là nơi sự hay việc đó bằng cái nhìn chánh niệm hay ý nghĩ chơn chánh mà khởi làm. Dù cho sự hay việc có gian nan, có vất vả hay khổ đau phiền muộn thì bằng cái tâm buông xả, cái tâm vị tha, cái tâm chánh trực mà đối diện để vượt qua.
Như nhà thiền có câu :" khổ vui như giấc ảo mộng", vậy khổ vui là ảo mộng hay thật? Nếu nói ảo thì tại sao lại có khổ vui, lại hiện hữu nơi tâm ta, mà nói thật thì khi nhìn lại tìm nó, nó cũng chẳng thật hiện hữu mà do giả danh giả hợp, do duyên mà thành, do tâm bám chấp nơi pháp mà có khởi hay không khởi. Vậy khổ vui gọi là ảo mộng vì nó do duyên hợp mà có, hết duyên thì tan nên khổ vui đó cũng không thật có nên nói là ảo mộng. Vậy cũng nhìn nhận một sự việc, có hai người cùng làm việc bổ củi, một người thì yêu thích công việc và làm hay say không biết mệt. Còn một người thì thấy nó nặng nề, không thích nên làm việc uể oải và trong trạnh thái buồn chán. Vậy cũng một tính chất công việc mà có người yêu thích mà làm việc hăng say do yêu thích công việc, một người thì do không yêu thích nên sinh tâm buồn chán nên từ đó công việc đó làm cho chính tâm người đó nặng nề và làm chỉ là mang tính chịu đựng và khổ ép mà thôi. Từ đó cho thấy tuy cùng một sự, một việc mà tâm khác nhau thì lại có các trạng thái đưa tới kết quả có khác nhau và hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn, an nhiên hay bất an đều do cái tâm niệm cái ý mà tạo tác khởi ra.
Vậy muốn sống hạnh phúc thì nơi tâm hãy buông xả ý niệm tà vạy, không tốt, phân biệt. Để tâm không còn ngã kiến, tư kiến, ngã năng hay ngã sở mà từ đó tâm được an nhiên. Tâm an nhiên là gốc đạo, là nơi sản sinh ra muôn pháp. Pháp chánh, pháp lành là thiện pháp của tâm. Nếu chỉ cần tâm khởi tà tâm, ý niệm không tốt, bất lương thì lại là nơi sản sinh muôn pháp tà đạo, bất chánh là ác pháp. Để tâm luôn an nhiên và pháp luôn là thiện pháp thì người tu nên ngoài an nhiên nơi cõi pháp, trong an định trong cõi tâm, ý niệm luôn chơn chánh, thân khẩu ý hãy thiện lành thì có ở nơi đâu hay làm gì cũng có sự an vui trong cõi đời trần gian này.
Đạo là tâm an nhiên, và tâm an nhiên tạo muôn nết hạnh phước lành. Hãy kiến tạo nơi tâm mình một cõi tịnh độ nơi trần thế, đem tâm mình hòa với tâm của mọi chúng sanh không phân biệt quốc gia, tôn giáo, không phân biệt địa vị khổ sang, không phân biệt thành phần xã hội hay tín ngưỡng, không phân biệt hình tướng, tướng trạng mà trải lòng khắp tất cả. Hãy cầu nguyện cho nhưng những người đã mất hay nạn tai, hay chung tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình, và đạo là hành đạo giúp đời giúp người còn chỉ nếu vì bản thân mình thì đạo bị bó hẹp trong cái tâm vị kỷ, cái tâm không rộng mở, vô hình chung làm cho đạo không là đạo. Đạo là rộng mở, đạo không phân biệt, đạo là không nhưng trệ nên trong cuộc đời vô thường không chắc thật, sớm còn tối mất hay như nhánh lửa đom đóm hoa sớm nở tối tàn, vì mong manh vậy nên khi còn sống hãy sống sao cho xứng đáng, sống sao cho tốt, làm gì cho đời, để ngõ hầu tiến tu về nơi giải thoát, an nhiên và tìm được chân lý của cuộc đời mình thì không phải uổng phí năm tháng nơi trần gian này. Và hạnh phúc hay đau khổ chỉ khác cách nhìn, cách chấp nhận hay cách ứng xử của tâm với pháp đó mà thôi.
Vậy hạnh phúc hay khổ đau do tâm tạo tác, tâm làm chủ. Nên trần gian nói khổ thì do tâm khởi khổ mà có khổ mà nói trần gian vui thì cũng do tâm khởi vui mà thành vui. Nên giải thoát không đâu xa mà ngay nơi tâm mà bình tâm, ngay nơi lòng mà an vị, ngay nơi tánh mà an nhiên, ngay nơi pháp mà bình đẳng, ngay nơi đạo mà xuất thế đạo.
Để có cuộc sống an nhiên và vui vẻ trong hiện tại, và an ổn về sau thì ngay nơi tâm đối với mọi sự, mọi việc không khởi chấp. Làm thế nào là không khởi chấp? Là nơi sự hay việc đó bằng cái nhìn chánh niệm hay ý nghĩ chơn chánh mà khởi làm. Dù cho sự hay việc có gian nan, có vất vả hay khổ đau phiền muộn thì bằng cái tâm buông xả, cái tâm vị tha, cái tâm chánh trực mà đối diện để vượt qua.
Như nhà thiền có câu :" khổ vui như giấc ảo mộng", vậy khổ vui là ảo mộng hay thật? Nếu nói ảo thì tại sao lại có khổ vui, lại hiện hữu nơi tâm ta, mà nói thật thì khi nhìn lại tìm nó, nó cũng chẳng thật hiện hữu mà do giả danh giả hợp, do duyên mà thành, do tâm bám chấp nơi pháp mà có khởi hay không khởi. Vậy khổ vui gọi là ảo mộng vì nó do duyên hợp mà có, hết duyên thì tan nên khổ vui đó cũng không thật có nên nói là ảo mộng. Vậy cũng nhìn nhận một sự việc, có hai người cùng làm việc bổ củi, một người thì yêu thích công việc và làm hay say không biết mệt. Còn một người thì thấy nó nặng nề, không thích nên làm việc uể oải và trong trạnh thái buồn chán. Vậy cũng một tính chất công việc mà có người yêu thích mà làm việc hăng say do yêu thích công việc, một người thì do không yêu thích nên sinh tâm buồn chán nên từ đó công việc đó làm cho chính tâm người đó nặng nề và làm chỉ là mang tính chịu đựng và khổ ép mà thôi. Từ đó cho thấy tuy cùng một sự, một việc mà tâm khác nhau thì lại có các trạng thái đưa tới kết quả có khác nhau và hạnh phúc hay đau khổ, vui hay buồn, an nhiên hay bất an đều do cái tâm niệm cái ý mà tạo tác khởi ra.
Vậy muốn sống hạnh phúc thì nơi tâm hãy buông xả ý niệm tà vạy, không tốt, phân biệt. Để tâm không còn ngã kiến, tư kiến, ngã năng hay ngã sở mà từ đó tâm được an nhiên. Tâm an nhiên là gốc đạo, là nơi sản sinh ra muôn pháp. Pháp chánh, pháp lành là thiện pháp của tâm. Nếu chỉ cần tâm khởi tà tâm, ý niệm không tốt, bất lương thì lại là nơi sản sinh muôn pháp tà đạo, bất chánh là ác pháp. Để tâm luôn an nhiên và pháp luôn là thiện pháp thì người tu nên ngoài an nhiên nơi cõi pháp, trong an định trong cõi tâm, ý niệm luôn chơn chánh, thân khẩu ý hãy thiện lành thì có ở nơi đâu hay làm gì cũng có sự an vui trong cõi đời trần gian này.
Đạo là tâm an nhiên, và tâm an nhiên tạo muôn nết hạnh phước lành. Hãy kiến tạo nơi tâm mình một cõi tịnh độ nơi trần thế, đem tâm mình hòa với tâm của mọi chúng sanh không phân biệt quốc gia, tôn giáo, không phân biệt địa vị khổ sang, không phân biệt thành phần xã hội hay tín ngưỡng, không phân biệt hình tướng, tướng trạng mà trải lòng khắp tất cả. Hãy cầu nguyện cho nhưng những người đã mất hay nạn tai, hay chung tay giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh hơn mình, và đạo là hành đạo giúp đời giúp người còn chỉ nếu vì bản thân mình thì đạo bị bó hẹp trong cái tâm vị kỷ, cái tâm không rộng mở, vô hình chung làm cho đạo không là đạo. Đạo là rộng mở, đạo không phân biệt, đạo là không nhưng trệ nên trong cuộc đời vô thường không chắc thật, sớm còn tối mất hay như nhánh lửa đom đóm hoa sớm nở tối tàn, vì mong manh vậy nên khi còn sống hãy sống sao cho xứng đáng, sống sao cho tốt, làm gì cho đời, để ngõ hầu tiến tu về nơi giải thoát, an nhiên và tìm được chân lý của cuộc đời mình thì không phải uổng phí năm tháng nơi trần gian này. Và hạnh phúc hay đau khổ chỉ khác cách nhìn, cách chấp nhận hay cách ứng xử của tâm với pháp đó mà thôi.
- Tag :
- Quang Minh
Send comment