Lời khuyên dạy con của Đức Phật
tại khu Đá Xoài
The Exhortation to Rāhula at Mango Stone
Ambalaṭṭhika Rāhulovāda Sutta (MN 61)
Hoang Phong chuyển ngữ
Vài lời giới thiệu của người chuyển ngữ:
Bài kinh này là những lời khuyên dạy của Đức Phật cho con mình là Rahula. Theo lời Bình giải trong Tạng Luận thì Đức Phật đã đưa ra những lời khuyên dạy này khi con mình lên bảy. Tuy đơn giản, thiết thực và cụ thể, thế nhưng bài giảng này đã khiến không biết bao nhiêu người đã phải cảm phục suốt trên dòng lịch sử phát triển của Phật giáo, kể cả ngày nay.
Có rất nhiều bản dịch sang các ngôn ngữ Tây phương về bài kinh này, bản chuyển ngữ tiếng Việt dưới đây chủ yếu được dựa vào bản dịch tiếng Anh của nhà sư Thanissaro Bhikkhu và hai bản dịch tiếng Pháp, một của thiền sư Zen người Pháp là Michel "Yudo" Proulx, và một trên trang mạng của Phật giáo Nichiren, một chi phái Đại thừa Nhật bản chủ yếu dựa vào kinh Hoa Sen. Ngoài ra một vài bản dịch tiếng Anh khác cũng đã được tham khảo thêm.
Trong các bản dịch được tham khảo, dường như có đôi chút lúng túng trong cách "xưng hô" giữa các nhân vật trong kinh. Sự lúng túng này có thể là do hai lý do: trước hết là vì phong tục và truyền thống xã hội trong cách xưng hô có đôi chút khác biệt giữa các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau, sau đó là vì các nhân vật trong kinh thuộc ba "ngôi thứ" và ba "cấp bậc" khác biệt nhau. Đức Phật thuyết giảng cho con mình đứng vào "ngôi" thứ nhất; người con lắng nghe, lúc đó mới bảy tuổi, thuộc vào "ngôi" thứ hai; người thuật lại câu chuyện nhiều chục năm sau khi Đức Phật đã tịch diệt thuộc vào "ngôi" thứ ba. Trong các bản dịch tham khảo, cách xưng hô giữa các nhân vật thường không được hợp lý lắm với "ngôi thứ" và "cấp bậc" của mình. Chẳng hạn như trong một số bản dịch Đức Phật gọi con mình là "Vị Tôn kính", "Ngài" hay "Ông" (Venerable, Sir, Monsieur,..), Rahula là con thì gọi Cha mình là "Thế Tôn" hay "Ngài" (Bhagavat, Sir...), người thuật chuyện gọi cậu bé Rahula là "Tôn giả" hay "Vị Tôn kính" (Arya, Venerable,...), các cách gọi này không phù hợp với sự liên hệ giữa các nhân vật, ít nhất là đối với phong tục và tập quán Việt Nam.
Ngoài ra trong bản gốc tiếng Pali, người thuật chuyện - trong lúc c diễn ra lần kết tập Đạo Pháp thứ nhất sau khi Đức Phật đã tịch diệt - gọi Rahula là Ayasmanta Rahula. Chữ Ayasmanta có nghĩa là những "người đệ tử đầu tiên và trực tiếp" của Đức Phật. Trong số các bản dịch đã được tham khảo, duy nhất chỉ có bản dịch tiếng Pháp của Phật giáo Nichiren là giữ nguyên chữ Ayasmanta, không dịch chữ này và gọi Rahula là Ayasmanta Rahula, có nghĩa là người "đệ tử thuộc thế hệ đầu tiên và trực tiếp" của Đức Phật. Tóm lại chữ này khó dịch ngắn gọn và đầy đủ ý nghĩa, do đó nên giữ nguyên đúng theo bản gốc. Mong rằng bản chuyển ngữ dưới đây có thể mang lại đôi chút xúc cảm gần gũi hơn với chúng ta ngày nay về một câu chuyện thuộc một bối cảnh văn hóa và xã hội xa xưa trong thung lũng sông Hằng.
Ngoài ra cũng xin mạn phép ghép thêm các phụ lục sau đây hầu người đọc có thể xem thêm nếu cần:
Phụ lục I: Bài khảo luận của nhà sư Thanissaro Bhikkhu về một chỉ dụ của vua Azoka (A-dục) liên quan đến bài kinh MN 61 trên đây..
Phụ lục II: Bản dịch bài kinh MN 61 sang tiếng Anh của Thanissaro Bhikkhu.
Phụ lục III: Bản dịch bài kinh MN 61 sang tiếng Pháp của Phật giáo Nichiren.
Phụ lục IV: Bản gốc tiếng Pali của bài kinh MN 61.
***
Lời khuyên dạy con của Đức Phật
tại khu Đá Xoài
Ambalatthika Rahulovada Sutta (MN 61)
***
Tôi từng được nghe như vầy, lúc đó Đấng Thế Tôn đang lưu trú gần Rajagaha (tiếng Phạn là Rajagriha, là kinh đô của xứ Magadha/Ma-kiệt-đà, ngày nay là thị trấn Rajgir, thuộc bang Bhihar), tại tịnh xá Trúc Lâm (Venuvana-vihara, là tịnh xá do vua xứ Magadha là Bimbisara/Tần-bà-sa-la xây dựng cạnh thủ đô Rajagaha, để hiến dâng Đức Phật và Tăng đoàn), và cũng là nơi có nhiều đàn sóc đến sinh sống (phải chăng là vì các tỳ kheo tại Trúc Lâm thường hay cho chúng ăn?).
Lúc đó Ayasmanta Rahula đang cư ngụ tại Đá Xoài (trong nguyên bản tiếng Pali là Ambalatthika, các bản tiếng Anh dịch là "Mango Stone", tạm dịch tiếng Việt là "Đá Xoài", là một khu gần tịnh xá Trúc Lâm". Theo lời bình giải của Buddhaghosa/Phật Âm trong Tạng Luận thì Ambalatthika là một khu nhà dùng làm nơi hành thiền, gần nơi tịnh xá Trúc Lâm, Ayasmanta Rahula đã trải qua phần lớn cuộc đời mình tại nơi này). Chiều hôm đó, sau giấc nghỉ trưa, Đấng Thế Tôn thân hành đến khu Đá Xoài, nơi Ayasmanta Rahula đang lưu trú. Khi Ayasmanta Rahula trông thấy Cha mình từ xa đang đi đến, vội mang ghế và múc nước để Cha rửa chân. Đấng Thế Tôn ngồi lên ghế do con mình đặt sẵn và sau đó thì rửa chân. Ayasmanta Rahula cúi mình vái chào Cha và ngồi sang một bên (có thể là ngồi xuống đất cùng với các tỳ-kheo trong Tăng đoàn tháp tùng Đức Phật?).
Đấng thế Tôn [cố ý] để lại một ít nước trong gáo (trong các bản dịch tham khảo đều gọi vật đựng nước này là "chậu" hay "thau"/bassine, pot, vessel..., duy nhất chỉ có bản dịch của Thanissaro Bhikkhu gọi là "chiếc gáo/water dipper, thiết nghĩ cách dịch này đúng hơn cả. Ngoài ra, chi tiết này cũng gián tiếp cho thấy là Đức Phật đi chân đất, đến nơi thì rửa chân) và cất lời với Aysmanta Rahula như sau:
- "Này Rahula, con có trông thấy trong gáo còn lại một ít nước hay không?"
- "Thưa Cha, con có thấy"
- "Đấy là một tí xíu cảm nghĩ ngay thật (một chút cảm tính chín chắn và lương thiện. Trong bản gốc tiếng Pali chữ này là sāmañña, trong số các bản dịch tiếng Anh chữ này được dịch là contemplative, trong phần ghi chú bên dưới bản dịch tiếng Anh của nhà sư Thanissaro Bhikkhu, chữ này cũng đã được giải thích thêm, độc giả có thể tham khảo thêm - xem phụ lục II) [còn sót lại] bên trong bất kỳ ai không biết xấu hổ khi cố tình nói dối" (câu này có nghĩa là tuy nói dối thế nhưng vẫn còn rơi rớt lại trong lương tâm mình một thoáng cảm nghĩ lương thiện, một chút ý thức nào đó về việc nói dối của mình). Sau đó Đức Phật hắt hết nước trong chiếc gáo và nói với Rahula:
- "Này Rahula, con có thấy nước trong gáo đã bị hắt đi hết hay không?"
- "Thưa Cha, có"
- "Này Rahula, đấy cũng chẳng khác gì như một chút cảm nghĩ ngay thật đã bị hắt đi hết bên trong bất kỳ ai cố tình nói dối nhưng không hề biết xấu hổ là gì".
[Sau đó] Đức Phật lại úp chiếc gáo xuống và hỏi Rahula:
- "Này Rahula, con có thấy chiếc gáo úp xuống hay không?"
- "Thưa Cha, có"
- "Này Rahula, đấy cũng tương tự như các cảm nghĩ ngay thật đã bị lật úp bên trong bất kỳ ai cố tình nói dối nhưng không hề cảm thấy một chút xấu hổ nào cả" (nói dối nhưng lương tâm bị che kín, không một chút cảm nghĩ nào về sự xấu hổ của mình).
[Sau đó] Đức Phật lại lật ngửa chiếc gáo lên và nói với Rahula:
- "Này con có thấy chiếc gáo trống không, chẳng còn một giọt nước nào trong đó hay không?"
- "Thưa Cha, con có thấy"
- "Này Rahula, đấy chẳng khác gì như bất kỳ ai cố tình nói dối nhưng không hề cảm thấy một chút xấu hổ nào, bên trong chính mình chỉ là một sự trống không và rỗng tuếch".
- "Này Rahula, điều đó cũng tương tự như một con voi của hoàng triều, thật to lớn, giống tốt, từng quen trận mạc, cặp ngà tương tự như hai chiếc cáng của một cỗ xe. Khi xung trận, nó vận dụng hai chân trước và cả hai chân sau, phần thân phía trước và cả phía sau, cả đầu lẫn tai, cả ngà lẫn đuôi, [duy nhất] chỉ có chiếc vòi là quay ngược ra sau, người quản tượng (người điều khiển voi, người nài) khi trông thấy điều đó sẽ nghĩ rằng: 'Con vòi này quả không hy sinh mạng sống của mình vì vua'. Thế nhưng nếu con voi của hoàng triều khi lâm trận, sử dụng hai chân trước và cả hai chân sau, phần thân phía trước và cả phía sau, cả đầu lẫn tai, và cả chiếc vòi, thì người quản tượng tất sẽ nhận thấy điều đó và nghĩ rằng: 'Con voi này của hoàng triều sẽ sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì vua. Nó sẽ không từ nan bất cứ một điều gì cả'.
"Này Rahula, cũng tương tự như vậy, bất kỳ ai dù không cảm thấy xấu hổ khi cố tình nói dối, thì điều đó cũng không có nghĩa là không làm một điều xấu xa. Ta bảo với con rằng người ấy [dù không xấu hổ đi nữa nhưng cũng không phải vì thế mà] không tạo ra một điều xấu xa. Vì vậy, này Rahula, con phải luyên tập [như thế này]: 'Tôi sẽ không bao giờ cố tình nói dối, dù chỉ là nói đùa' (tương tự như con voi xung trận, không để sơ hở một điều nào, kể cả chiếc vòi cũng không quay ngược ra sau. Chống lại việc cố tình nói dối là một trận chiến toàn diện. Dù việc nói dối chỉ là một cách nói đùa cũng vậy, cũng không được phép làm, tương tự như con voi xung trận, cái vòi cũng không được quay ra phía sau. Đức Phật giảng cho một đứa bé bằng cách gợi lên những hình ảnh cụ thể, chẳng hạn như chiếc gáo múc nước bên trong còn sót lại một vài giọt nước của sự ngay thật, hoặc bằng cách thu hút sự chú tâm và gợi lên sự thích thú cho một đứa bé, bằng cách thuật chuyện về một con voi to lớn đang xung trận để bảo vệ lương tri và sự ngay thật).
- "Vậy con nghĩ gì về một tấm gương, nó dùng để làm gì?"
- "Thưa Cha, tấm gương dùng để soi".
- "Cũng vậy, này Rahula, phải suy đi nghĩ lại [tương tự như nhìn vào một tấm gương soi] trước khi thực thi các hành động trên thân thể, qua từng lời nói và cả những gì [hiện lên] bên trong tâm thức mình" (trong câu này có một điểm khá tinh tế trên phương diện thuật ngữ, chữ "reflect"trong tiếng Anh và chữ "réfléchir" trong tiếng Pháp, tuy là một chữ nhưng có hai nghĩa khác nhau: nghĩa thứ nhất là "phản chiếu" (từ một tấm gương), nghĩa thứ hai là "suy nghĩ" hay "suy xét" (bên trong tâm thức mình). Đức Phật dạy Ayasmanta Rahula phải nhìn vào các hành động của mình, tương tự như nhìn vào một tấm gương, hầu trông thấy mình và các "hành động" của mình để tự suy xét và suy nghĩ, trước khi thực thi. Trong tiếng Việt hai chữ "soi gương" và "suy nghĩ" là hai động từ khác nhau, mang ý nghĩa khác nhau, do đó không nói lên được sự liên hệ ý nhị giữa hành động "soi gương" bên ngoài và sự "suy nghĩ" bên trong tâm thức mình).
"Mỗi khi muốn thực thi một hành động trên thân thể, (tạo ra một cử chỉ nào đó hoặc dự định làm một việc gì đó bằng chân tay) thì con phải suy nghĩ về hành động trên thân thể đó [như thế này]: "Hành động trên thân thể đó mà tôi muốn thực thi có thể sẽ gây ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác hay không? Hành động trên thân thể đó có phải là một hành động vụng về, có thể sẽ mang lại hậu quả đớn đau và kết quả tai hại hay không? Nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó sẽ mang lại đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và kẻ khác [...], thì bất cứ một hành động nào trên thân thể đại loại như thế (một cử chỉ khiếm nhã hay một hành động hung bạo chẳng hạn) thì con không được phép làm. Thế nhưng, nếu sau khi suy nghĩ và nhận thấy hành động trên thân thể đó sẽ không mang lại đớn đau [...] mà là một hành động trên thân thể khéo léo, sẽ mang lại hậu quả vui sướng và kết quả tốt lành, thì bất cứ một hành động nào trên thân thể đại loại như thế (chẳng hạn như đưa tay dắt một người mù, đỡ một đứa bé bị ngã, hoặc ngăn chận một hành động hung bạo) thì con nên làm".
"Trong lúc đang thực thi một hành động trên thân thể thì con cũng phải suy nghĩ [như thế này]: "Hành động trên thân thể mà tôi đang thực thi có phải là một hành động đang gây ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác hay không? Hành động trên thân thể đó có phải là một hành động vụng về hay không? Nếu con nhận thấy hành động đó đang mang lại đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác [...], thì con phải dừng lại ngay. Nếu sau khi suy nghĩ, con thấy hành động đó không mang lại đớn đau [...] thì khi đó con mới nên tiếp tục làm.
"Khi vừa thực thi xong một hành động trên thân thể, thì con phải suy nghĩ về hành động đó [như thế này]: "Hành động trên thân thể đó mà tôi vừa thực thi [...] có tạo ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác hay không? Hành động trên thân thể đó có phải là một hành động vụng về, đã mang lại hậu quả đớn đau và kết quả tai hại hay không? Nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó đã gây ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác, thì con nên hối lỗi, phải thú nhận và thổ lộ điều đó với một vị Thầy hay một người đồng hành nghiêm túc cùng bước đi với con trên con đường thánh thiện. Một khi đã biết hối lỗi [...], thì con phải thận trọng hơn trong tương lại. Thế nhưng sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó không hề mang lại đớn đau [...] mà là một hành động khôn khéo trên thân thể, mang lại hậu quả vui sướng và kết quả tốt lành, thì con nên an trú trong sự tươi mát và vui sướng đó trong tâm hồn con, ngày đêm tiếp tục luyện tập về các phẩm tính khôn khéo đó.
"Mỗi khi muốn thực thi một hành động ngôn từ (muốn nói ra hay bày tỏ một điều gì đó), thì con phải suy nghĩ về hành động ngôn từ đó [như thế này]: "Hành động ngôn từ mà tôi muốn thực thi [...] có thể sẽ mang lại đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác hay không? Hành động ngôn từ đó có phải là một hành động vụng về, có thể sẽ gây ra hậu quả đớn đau và kết quả tai hại hay không? Nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó có thể sẽ mang lại đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác, thì đối với bất cứ một hành động ngôn từ nào đại loại như thế, thì con không được phép làm. Thế nhưng nếu sau khi suy nghĩ con nhận thấy hành động ngôn từ đó sẽ không gây ra đớn đau [...],mà là một hành động ngôn từ khôn khéo, mang lại hậu quả vui sướng và kết quả tốt lành, thì bất cứ một hành động ngôn từ nào đại loại như thế thì con nên làm.
"Đang trong lúc thực thi một hành động ngôn từ (trong khi đang nói) thì con cũng phải suy nghĩ về hành động ngôn từ đó [như thế này]: "Hành động ngôn từ đó mà tôi đang thực thi [...] có mang lại đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác hay không? Hành động đó có phải là một hành động ngôn từ vụng về, mang lại hậu quả đớn đau và kết quả tai hại hay không? Nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó đang tạo ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác, thì con phải dừng lại ngay. Thế nhưng nếu sau khi suy nghĩ con thấy hành động đó không mang lại đớn đau [...] thì khi đó con mới nên tiếp tục làm.
"Khi vừa thực thi xong một hành động ngôn từ (vừa thốt ra một lời nào đó), thì con nên suy nghĩ về hành động ngôn từ đó [như thế này]: "Hành động ngôn từ đó mà tôi vừa thực thi [...] có tạo ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, cho mình và cả kẻ khác hay không? Hành động ngôn từ đó có phải là một hành động ngôn từ vụng về, đã gây ra hậu quả đớn đau và kết quả tai hại hay không?" Nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó đã gây ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác, thì con phải hối lỗi, phải thú nhận và thổ lộ điều đó với một người Thầy hay một người bạn đồng hành nghiêm túc cùng bước đi với con trên con đường thánh thiện. Sau khi đã hối lỗi [...] thì con phải thận trọng hơn trong tương lai. Thế nhưng nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó không hề mang lại đớn đau [...] mà là một hành động ngôn từ khôn khéo, mang lại hậu quả vui sướng và kết quả tốt lành, thì con nên an trú trong sự tươi mát và niềm vui sướng đó trong tâm hồn con, ngày đêm tiếp tục luyện tập về các phẩm tính khôn khéo đó.
"Mỗi khi muốn thực thi một hành động tâm thần (hoạch định, dự trù hay phác họa một ý định nào đó, nói một cách khác là tạo ra một "tác ý" trong tâm trí mình "), thì con phải suy nghĩ về hành động tâm thần đó [như thế này]: "Hành động tâm thần mà tôi muốn thực thi [...] có phải là một hành động có thể sẽ mang lại đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác hay không? Nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó sẽ mang lại đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác, và hành động tâm thần đó là một hành động vụng về, sẽ mang lại hậu quả đớn đau và kết quả tai hại, thì đối với bất cứ một hành động tâm thần nào đại loại như thế thì tuyệt đối con không được phép làm. Thế nhưng nếu sau khi suy nghĩ con nhận thấy hành động đó sẽ không gây ra đớn đau [...], mà là một hành động khôn khéo, sẽ tạo ra hậu quả vui sướng va kết quả tốt lành, thì bất cứ một hành động tâm thần nào đại loại như thế đều xứng đáng để con làm (chẳng hạn như các cảm nghĩ yêu thương, nhân từ, tha thứ và rộng lượng là các "hành động tâm thần khôn khéo" xứng đáng để làm hiện lên bên trong tâm trí mình).
"Đang trong lúc thực thi một hành động tâm thần (đang làm dấy lên bên trong tâm trí mình một ý nghĩ nào đó) con phải suy nghĩ về hành động tâm thần đó [như thế này]: "Hành động tâm thần đó mà tôi đang thực thi có phải là một hành động đang tạo ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác hay không? Hành động đó có phải là một hành động tâm thần vụng về, đang mang lại hậu quả đớn đau và kết quả tai hại hay không?. Nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó đang mang lại đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác [...] thì con phải dừng lại ngay (đang hoạch định hay suy nghĩ về những điều bất thiện hay độc ác thì phải dừng lại ngay). Thế nhưng nếu sau khi suy nghĩ con thấy hành động tâm thần đó không tạo ra đớn đau (yêu thương, nhân từ, bao dung và rộng lượng) [...] thì [khi đó] con mới nên tiếp tục làm (tiếp tục khơi động các ý nghĩ ấy trong tâm thức mình).
"Vừa thực thi xong một hành động tâm thần(vừa dấy lên trong tâm trí mình một sự suy nghĩ, một ý định hay một tác ý nào đó) thì con phải suy nghĩ trở lại về hành động tâm thần đó [như thế này]: "Hành động tâm thần đó mà tôi vừa thực thi có phải là một hành động tâm thần đã gây ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác hay không? Hành động tâm thần đó có phải là một hành động vụng về, đã tạo ra hậu quả đớn đau và kết quả tai hại hay không? Nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động tâm thần đó đã gây ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác, và hành động tâm thần đó là một hành động tâm thần vụng về, đã gây ra hậu quả đớn đau và kết quả tai hại, thì con phải cảm thấy đau buồn, hổ thẹn và ghê tởm về hành động đó. Một khi đã cảm thấy đau buồn [...] thì con phải thận trọng hơn trong tương lai. Thế nhưng nếu sau khi suy nghĩ, con thấy hành động tâm thần đó không hề gây ra đớn đau [...] mà là một hành động tâm thần khôn khéo, mang lại hậu quả vui sướng và kết quả tốt lành, thì con nên an trú trong sự tươi mát và niềm vui sướng đó bên trong tâm hồn con, ngày đêm tiếp tục luyện tập về các phẩm tính khôn khéo đó.
"Này Rahula, tất cả những người biết suy nghĩ như thế và cả những người Bà-la-môn (tức là các giáo sĩ của đạo Bà-la-môn, và câu này cũng cho thấy sự kính trọng và hòa đồng giữa các tín ngưỡng của thời bấy giờ, dù giáo lý khác biệt nhau) sở dĩ trong quá khứ đã tinh khiết hóa được các hành động thuộc thân thể, ngôn từ và tâm thức mình, đấy là nhờ họ biết suy đi nghĩ lại [thật thận trọng] trước khi thực thi các hành động thuộc thân thể, ngôn từ và tâm thức mình.
"Này Rahula, tất cả những người biết suy nghĩ như thế và cả những người Bà-la-môn sở dĩ trong tương lai sẽ vẫn tiếp tục tinh khiết hóa được các hành động thuộc thân thể, ngôn từ và tâm thức mình, đấy là nhờ họ biết suy đi nghĩ lại [thật thận trọng] trước khi thực thi các hành động thuộc thân thể, ngôn từ và tâm thức mình".
- "Này Rahula, tất cả những người biết suy nghĩ như thế và cả những người Bà-la-môn, sở dĩ trong hiện tại tinh khiết hóa được các hành động thuộc thân thể, ngôn từ và tâm thức mình, đấy là nhờ họ biết suy đi nghĩ lại [thật thận trọng] trước khi thực thi các hành động thuộc thân thể, ngôn từ và tâm thức mình".
"Này Rahula, con cũng phải luyện tập đúng như vậy: "Tôi sẽ tinh khiết hóa các hành động trênthân thể tôi bằng cách suy đi nghĩ lại [thật thận trọng]. Tôi sẽ tinh khiết hóa các hành động ngôn từ của tôi bằng cách suy đi nghĩ lại [thật thận trọng]. Tôi sẽ tinh khiết hóa các hành động tâm thần của tôi bằng cách suy đi nghĩ lại [thật thận trọng]'. 'Và đấy chính là cách mà con phải luyện tập".
Trên đây là những lời mà Đấng Thế Tôn đã nói [với Ayasmanta Rahula mà chính tôi đã được nghe]. Ayasmanta Rahula [tỏ ra] rất hân hoan và vui sướng sau khi được nghe những lời dạy bảo ấy của Đấng Thế Tôn.
***
Vài lời ghi chú của người chuyển ngữ
Sau khi đạt được Giác Ngộ và thành lập Tăng đoàn, Đức Phật trở về thăm gia đình tại quê nhà là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) tận miền bắc vương quốc Maghada. Siddharta lúc còn là thái tử nơi hoàng cung, đã từng kết hôn với công chúa Yasodara (Da-du-đà-la) và mười năm sau đó thì mới sinh con. Thế nhưng khi nghe nói con mình vừa sinh thì Siddartha liền thốt lên câu: "Rahu!", và ngay trong đêm hôm đó đã từ bỏ gia đình. Cắt tóc ra đi trước khi sự ràng buộc trở thành một sự bám víu là như vậy. Thái độ đó phải chăng là một thái độ phi thường hay sao? Mười năm không sinh con, không năm thê bảy thiếp, điều đó cho thấy dường như có một thứ tình thương yêu nào đó mãnh liệt và bao la hơn sự thúc dục của bản năng tính dục và sự bám víu gia đình, đang chờ thái tử Siddharta? ..
Nhớ lại tiếng thốt lên của Siddharta khi hay tin con mình vừa sinh, vua cha Suddodana (Tịnh Phạn) đã mượn tiếng thốt lên đó để đặt tên cho cháu nội mình. Vậy Rahu hay tiếng thốt đó có nghĩa là gì? Đó là tên gọi của một vị thiên nhân (deva) có một thân mình khổng lồ là Azura trong huyền thoại Ấn-độ, và đó cũng là vị tạo ra nhật thực và nguyệt thực. Hành động che lấp mặt trời và mặt trăng của vị thiên nhân này phản ảnh một sự "ngăn chận", nói lên một sự "chướng ngại" hay "án ngữ". Miệng của vị thiên nhân này - gọi là rahumukha - có thể nuốt chửng mặt trăng hay mặt trời, biểu trưng cho một sự "trừng phạt".
Khi Đức Phật gặp lại con thì cậu bé Rahula đã được bảy tuổi. Một số tư liệu cho rằng Rahula sáu tuổi, điều này không hợp lý lắm, bởi vì sau khi đạt được Giác Ngộ, Đức Phật còn phải thuyết giảng (chuyển Pháp Luân) và thành lập Tăng Đoàn, hơn nữa đường xá xa xôi, di chuyển khó khăn. Tại quê nhà sau một bữa cơm với gia đình, Đức Phật cùng Tăng đoàn lại lên đường, Rahula xin theo, Đức Phật cho phép và đã nhờ một vi đệ tử là Sariputa (Xá-lợi-phất) thụ phong sa-di cho Rahula, và một đệ tử khác là Kasyapa (Ca-diếp) lo việc giảng dạy. Điều này cho thấy Đức Phật không có một chút thiên vị nào dù là đối với con mình, tình thương yêu của Ngài luôn thăng bằng giữa tất cả chúng sinh, thanh thản, ngang hàng và phẳng lặng, khác hơn với tình thương yêu mang nặng bám víu và các xúc cảm bản năng của chúng ta. Tuy nhiên, sau đó Đức Phật cũng đã nhiều lần trực tiếp giảng dạy cho con mình, bài kinh trên đây là một trong số các bài giảng đó. Thế nhưng các bài kinh mà Đức Phật giảng dạy cho con mình phải chăng cũng dành cho tất cả chúng ta? Rahula và người thầy thụ phong cho mình là Sariputa và cả người giám hộ Kasyapa đều viên tịch trước khi Đức Phật hòa nhập vào Parinirvana (Đại bát Niết-bàn), thế nhưng các bài giảng dành cho Rahula dường như vẫn còn văng vẳng trong lòng của chúng ta hôm nay.
Đức Phật đã giảng bài kinh trên đây cho Rahula tại Ambalatthika (khu Đá Xoài). Theo lời bình giải của Buddhaghosa (Phật Âm, thế kỷ thứ V) trong Tạng Luận, thì Ambalatthika là một khu gần tịnh xá Trúc Lâm (Venuvana vihara), có một tòa nhà dùng vào việc hành thiền gọi là pasana, và cũng là nơi dành cho các tỳ-kheo thích sống yên tịnh và biệt lập. Người đệ tử trực tiếp của Đức Phật là Rahula, sau khi được thụ phong thường hay lưu trú tại Ambalatthika, và trong suốt mười hai năm sau củng của kiếp nhân sinh này của mình đã quyết tâm không nằm nghỉ lưng trên một chiếc giường.
Trúc Lâm là một tịnh xá nằm không xa về phía bắc kinh đô Rajagaha, do vua Bimbisara xây dựng để hiến dâng Đức Phật và Tăng đoàn. Trong thung lũng sông Hằng thời bấy giờ có tất cả bốn vương quốc lớn, vương quốc Maghada chiếm toàn vùng đông-bắc của thung lũng này, về phía đông kéo dài đến tận vịnh Bengal. Giáp ranh với vương quốc Maghada về phía tây-bắc là vương quốc Kosala, Đức Phật nhiều lần đã từng du hành đến tận vương quốc này để thuyết giảng. Vào thời đại của Ngài, phương tiện di chuyển thật ra cũng chỉ là các con đường mòn xuyên ngang các thôn làng hẻo lánh và những cánh rừng mênh mông.
Con của vua Bimbisara là Ajatasattu (A-xà-thế) giết cha và cướp ngôi năm -492 (trước Tây lịch), và hai năm sau thì thiết lập kinh đô mới là Pataliputra (Hoa-thị-thành), tại hữu ngạn sông Hằng, cách kinh đô cũ Rajagaha khoảng 50 cây số về phía tây-bắc, ngày nay là tỉnh lỵ Patna. Tuy Ajatasattu là một người bạo ngược, từng âm mưu với Devadatta (Đề-bà-đạt-đa) ám hại Đức Phật, thế nhưng sau đó phải chăng vì hối hận, đã trở thành một vị vua Phật giáo vô cùng nhiệt thành và tích cực. Đức Phật sống tám năm trong kiếp nhân sinh sau cùng này của Ngài dưới triều đại của vua Ajatasattu.
Trong Tạng Luận có nêu lên danh sách tất cả các vị vua cai trị xứ Maghada sau triều đại Ajatasattu, cho đến thế kỷ thứ III khi Chandragupta Maurya, một người dân thường, lật đổ vị vua cuối cùng của vương quốc Maghada là Nanda và lên ngôi năm -324 (trước Tây lịch). Chandragupta là ông nội của vua Azoka sau này. Sau khi lên ngôi Chandragupta tiếp tục bành trướng thêm lãnh thổ, biến vương quốc Maghada thành đế quốc Maurya, và cũng là đế quốc đầu tiên của nước Ấn. Con của vua Chandragupta là Bindusara nối ngôi năm -297, và sau đó đến lượt con của Bindusara là Azoka lên kế vị năm -273. Azoka tiếp tục bành trướng thêm đế quốc Maurya, chiếm gần hết bán lục địa Ấn độ, về phía tây-bắc kéo dài đến tận lãnh thổ của các xứ Pakistan và Afghanistan ngày nay. Đế quốc Maurya cũng đánh dấu một nền văn minh sáng chói, tiêu biểu và lâu đời nhất của nước Ấn. Văn hóa, nghệ thuật, truyền thống và cả lịch sử sau này của toàn thể nước Ấn đều chịu ảnh hưởng của nền văn minh Maurya.
Trong một thời gian gần ba thế kỷ, kéo dài từ triều đại của vua Bimbisara đến khi vua Azoka lên ngôi, Phật giáo âm thầm phát triển song song với các tín ngưỡng khác của thời bấy giờ là đạo Bà-la-môn hình thành từ kinh Veda của các thời kỳ cổ đại, và các đạo Jain và Ajivika mang một số đường nét gần với Phật giáo. Sau khi bành trướng thêm lãnh thổ và nhất là sau trận chiến Kalinga xảy ra năm -261 thật khốc liệt và tàn ác, vua Azoka vô cùng hối hận và đã trở thành một người Phật giáo thuần thành và hết sức tích cực. Kalinga là một vương quốc chư hầu của đế quốc Maurya, nằm trong vùng trung tâm của bán lục địa Ấn-độ, chống lại hoàng triều Azoka. Cuộc chinh phạt đã khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng.
Sự hối hận đó là cả một niềm khắc khoải không nguôi trong lòng vua Azoka, và vị vua này đã cho khắc một chỉ dụ nói lên sự hối hận đó của mình trên các trụ đá và bia đá khắp nơi trong đế quốc của mình. Điều đó không khỏi khiến chúng ta liên tưởng đến các câu Đức Phật khuyên dạy Rahula:
"Này Rahula, nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó [...] đã gây ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác, thì con phải hối lỗi, phải thú nhận và thổ lộ điều đó với một người Thầy hay một người bạn đồng hành nghiêm túc cùng bước đi với con trên con đường thánh thiện".
"Này Rahula, nếu sau khi suy nghĩ, con nhận thấy hành động đó [...] đã gây ra đớn đau cho mình, cho kẻ khác, hoặc cho mình và cả kẻ khác [...] thì con phải cảm thấy đau buồn, hổ thẹn và ghê tởm về hành động đó"
Những sự "đau buốn" và "hổ thẹn" khi nhận thấy hành động của mình đã tạo ra đớn đau cho kẻ khác, phải chăng đã khiến vua Azoka thức tỉnh và hối hận, phái "thú nhận" sự sai lầm của mình và "thổ lộ" điều đó bằng các chỉ dụ ghi khắc trên các bia đá và trụ đá khắp nơi trên đế quốc của mình? Sự "hối lỗi" đó phải chăng đã giúp vua Azoka chuyển hướng, bước theo con đường phi-bạo-lực và tích cực quảng bá Dhamma của Đức Phật, không những bên trong đế quốc của mình mà cả bên ngoài bán lục địa Ân-độ, đánh dấu một giai đoạn mới của Phật giáo trên hành tinh này. Sau đây là một đoạn trích dẫn trong chỉ dụ nêu lên sự hối hận trên đây của vua Azoka:
"Sau tám năm trị vì, vua Piyadasi (tức là vua Azoka), người bạn thân thiết của các vị Thiên Nhân (Deva), đã chinh phạt địa phận Kalinga. Hàng trăm ngàn người bị bắt giữ, một trăm ngàn người bị đánh đập, và số người chết cao hơn con số đó rất nhiều. Vì thế, sau khi chinh phạt Kalinga, vị vua, bạn thân thiết của các vị Thiên Nhân, đã quay về với Dhamma, nhiệt tình với Dhamma. Trước trận chiến chinh phạt Kalinga, vị vua, bạn thân thiết của các vị Thiên Nhân, đã cảm nhận được một sự hối hận thật sâu xa".
Ngoài chỉ dụ trên đây, vua Azoka còn cho ghi khắc rất nhiều các chỉ dụ khác trên các bia đá và trụ đá khắp nơi. Vào thời bấy giờ, chưa có giấy mực, phương tiện truyền thông và việc điều khiển quốc gia chỉ là các chỉ dụ của triều đình ghi khắc trên các bia đá và trụ đá tại các nơi công cộng. Trong số đó có một chỉ dụ đáng quan tâm đối với những người Phật giáo, đó là chỉ dụ đã được tìm thấy tại làng Bhabru, cách thủ đô New Dehli khoảng 150 km về phía tây-nam, Chỉ dụ này được mệnh danh là "Chỉ dụ trên bia đá Bhabru" (Bhabru Rock Edit), tấm bia ghi khắc chỉ dụ này hiện được trưng bày tại bảo tàng viện Indian Museum tại thành phố Calcutta. Vua Azoka nêu lên trong chỉ dụ đó danh sách một loạt các bài kinh, và khuyên người dân nên thường xuyên "lắng nghe" và suy nghĩ" về các bài kinh này, hầu giúp cho Dhamma của Đức Phật được trường tồn lâu dài.
Các chỉ dụ của vua Azoka bắt đầu được phát hiện từ các năm 1837. Các chỉ dụ tìm thấy trong các vùng phía đông của nước Ấn được ghi khắc bằng ngôn ngữ Maghadi và ngữ tự brahmi, và rất có thể đây là ngôn ngữ mà Đức Phật đã thuyết giảng. Tại các vùng phía tây, trái lại các chỉ dụ được khắc bằng một thứ tiếng Phạn cổ và bằng ngữ tự kharosthi, trong số này có chỉ dụ Bhabru trên đây. Ngoài ra người ta cũng tìm thấy một chỉ dụ ghi khắc bằng hai thứ tiếng Hy-lạp và Armenia tại vùng Kandahar thuộc Afghanistan ngày nay, vùng này dưới triều đại của vua Azoka thuộc lãnh thổ của đề quốc Maurya.
Chỉ dụ Bhabru được giải mã năm 1840, có nghĩa là được chuyển thành ngữ tự La-tinh, và bắt đầu từ đó các học giả Tây phương đã ra sức giải đoán ý nghĩa của chỉ dụ này. Chỉ dụ tuy ngắn và dù các học giả đã để ra rất nhiều công sức và tốn hao không biết bao nhiêu giấy mực, thế nhưng họ vẫn chưa giải đoán được hết chỉ dụ này. Xin mạn phép nhắc thêm là tiếng Phạn cổ vào thời đại của vua Azoka khác hơn với tiếng Phạn "tân tiến" hơn trong các kinh sách Đại thừa, xuất hiện sau này từ thế kỷ thứ I trước Tây lịch. Dầu sao thì các học giả trên đây cũng đã dịch được hầu hết chỉ dụ này, ngoại trừ danh sách nêu lên bảy bài kinh mà vua Azoka đã chọn. Trong danh sách này họ cũng xác định được được bốn bài, một trong số này là bài kinh Ambalatthika Rahulovada Sutta, tức là bài kinh Đức Phật khuyên dạy con mình là Rahula.
Năm 1993, nhà sư Thanissaro Bikkhu có viết một bài khảo luận về chỉ dụ trên này, mang tựa: "Cầu mong Dhamma Đích Thật trường tồn lâu dài - Các bài đọc đã được vua Azoka chọn lựa - do Thanissaro Bhikkhu chọn và dịch"/That the True Dhamma Might Last a Long Time, Readings Selected by King Asoka - selected and translated by Thanissaro Bhikkhu. Bài khảo luận khá kỹ thuật, được kèm thêm cả bốn bài kinh đã được xác định và do chính Thanissaro Bhikkhu dịch sang tiếng Anh (độc giả có thể xem bài khảo luận này trong phụ lục I, bốn bài kinh thì có thể tìm thấy trên trang mạng Acesstoinsight hoặc Dhammatalks). Dưới đây là phần chuyển ngữ tiếng Việt đoạn dẫn nhập của bài khảo luận trên đây của Thanissaro Bhikhu:
"Các chỉ dụ của vua Azoka là một bằng chứng hùng hồn về một sự kiện trọng đại trên dòng lịch sử của nhân loại: đó là nỗ lực của một con người duy nhất [trong lịch sử] điều khiển một đế quốc bằng một nền chính trị [hoàn toàn] dựa vào Dhamma (Đạo Pháp của Đức Phật). Chính sách cai trị của vua Azoka gồm có ba khía cạnh: quản lý dựa vào Dhamma, giáo dục quần chúng dựa vào Dhamma, việc tu tập của riêng mình với tư cách là một nhà lãnh đạo quốc gia, dựa vào Dhamma.
Các chỉ dụ [do vua Azaka] ban hành là các bằng chứng hiển nhiên và trực tiếp nói lên khía cạnh thứ hai (tức là cách giáo dục quần chúng dựa vào Dhamma), gồm một loạt các nguyên tắc đạo đức và các cung cách hành xử mà tất cả các tín ngưỡng đều phải tôn trọng. Tuy nhiên, trong số các chỉ dụ đó cũng có một số dành riêng cho người Phật giáo, và một trong số này là Chỉ dụ trên vách đá Bhabru (the Bhabru Rock Edit) nêu lên các chủ đề không những chủ yếu đối với các sử gia, mà cả những người Phật giáo ở bất kỳ thời đại nào và không gian nào. Chỉ dụ đó nêu lên những gì [mà tất cả những người Phật giáo] phải làm hầu giữ gìn Dhamma Đích Thật được trường tồn lâu dài. Trong chỉ dụ đó vua Azoka đã đưa ra một câu [nêu đến các bài kinh] cốt lõi của Phật giáo do đích thân ông đã lựa chọn và khuyên những người Phật giáo - dù đã được hay chưa được thụ phong cũng vậy - phải thường xuyên "lắng nghe" và "suy nghĩ". Sau đây là bản dịch của chỉ dụ này:
"Vi Hoàng đế nhân từ, Vua xứ Maghada, cúi mình trước Tăng đoàn - cầu mong Tăng đoàn luôn được khỏe mạnh và sống trong an bình - và xin được cất lời như sau: "Các Ngài đều thấu hiểu tấm lòng ngưỡng mộ bao la của tôi đối với Đức Phật, Dhamma (Đạo Pháp) và Sangha (Tăng đoàn). Tất cả những gì Đức Phật nói ra tất nhiên đều là những lời nói phải. Thế nhưng tôi cũng xin mạn phép nêu lên đoạn sau đây (danh sách các bài kinh) mà tôi đã chọn lựa nhằm giúp Dhamma Đích Thật được trường tồn lâu dài: Vinaya-samukasa, Aliya-vasani, Anagata-bhayani, Muni-gatha, Mauneya-sute, Upatisa-pasine, và [nhất là] những lời Giáo Huấn mà Đấng Thế Tôn đã khuyên dạy Rahula, trong đó lời đầu tiên là không được nói dối".
"Kính thưa các Ngài tôn kính, tôi mong rằng các Ngài tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni cùng các nam và nữ cư sĩ tôn kính - [tất cả] hãy thường xuyên lắng nghe và suy nghĩ về câu trên đây (tức là danh sách các bài kinh đã được lựa chọn). Và cũng chính vì lý do đó, kính thưa các Ngài tôn kính, tôi đã cho ghi khắc câu ấy [lên mặt đá] để tất cả đều hiểu rõ lòng mong mỏi của tôi".
Hai chữ "lắng nghe" và "suy nghĩ" trong chỉ dụ trên đây đã khiến người chuyển ngữ các dòng này vô cùng xúc động. Vào thời thời bấy giờ chữ viết mới bắt đầu xuất hiện, không mấy ai biết đọc, trường học có lẽ chưa có, giấy mực và các phương tiện truyền thông cũng chưa có, họ chỉ biết "lắng nghe", "suy nghĩ, học thuộc và thuật lại với nhau, thế mà Giáo Huấn vô cùng khúc triết, sâu sắc và siêu việt của Đức Phật đã được lưu truyền đến ngày nay.
Sau đây là bốn bài kinh đã được xác định trong số các bài kinh do vua Azoka đã lựa chọn:
1- Aliya-vasani: tức là "Bài thuyết giảng về Truyền thống của những Người Cao Quý"/Discourse on the Traditions of the Noble Ones/Ariya-vamsa, AN 4.28 (Anguttara Nikaya/Tăng Nhất Bộ Kinh, AN 4.28)
2- Anagata-bhayani: tức là Bốn bài thuyết giảng về "Các Sự Nguy Hiểm trong Tương Lai"/Future Dangers (Anguttara Nikaya/Tăng Nhất Bộ Kinh/AN 5.77-80)
3- Munigatha: tức là "Bài thuyết giảng về Người Hiền Triết"/Discourse on the Sage/Muni Sutta (Sutta Nipata/Kinh Tập, Sn.I.12)
4- "Những lời khuyên dạy Rahula "/Cula-Rahulovada Sutta, MN 61: tức là bài kinh đã được chuyển ngữ trên đây.
Bài kinh khuyên dạy con của Đức Phật đã được một vị đế vương mang ra giảng dạy cho cả một dân tộc. Lương thiện phài chăng là phẩm giá căn bản của con người, là mẫu mực của một xã hội? Đức Phật mượn hình ảnh một chiếc gáo lật ngửa và trống không như một "phương tiện thiện xảo" (upaya) để nêu lên thể dạng nội tâm của một người cố tình nói dối nhưng không biết xấu hổ là gì. Tệ hơn nữa, đôi khi những người nói dối đó còn xem kết quả mang lại từ sự nói dối của mình như là một sự thành công, một chiến thắng. Đối với những người còn giữ đôi chút lương tri thì thiết nghĩ "phương tiện thiện xảo" phải chăng là vài giọt nước còn rơi rớt lại trong chiếc gáo trống không?
Bài kinh thật giản dị và thiết thực, không bày ra lễ lạc, không răn đe, cũng không hứa hẹn những chuyện hoang tưởng. Căn bản sơ đẳng nhất của Phật giáo phải chăng là sự ngay thật, không được cố tình nói dối, mà phải hướng vào đạo đức và thương yêu, lương tri và trách nhiệm. Ngày nay dường như chúng ta cố tình nói dối quá nhiều, từ bên trong lương tâm mình cho đến bên ngoài xã hội, từ khẩu hiệu đến hô hào, từ chính trị đến lãnh đạo. Tất cả các sự che dấu và giả dối đó cũng chẳng khác gì như một chiếc gáo úp xuống, một khi lật ngửa thì bên trong chỉ là trống không và rỗng tuếch. Phải chăng Ayasmanta Rahula đã học được từ thuở bé là phải sống như một gáo nước đầy?
Bures-Sur-Yvette, 05.03.20
Hoang Phong chuyển ngữ
Phụ lục I
Bài khảo luận của nhà sư Thanissaro Bhukkhu
(Phần giới thiệu)
That the True Dhamma Might Last a Long Time
Readings Selected by King Asoka
Selected and translated by
Thanissaro Bhikkhu
***
The edicts of King Asoka are a remarkable record of one of the most remarkable events in human history: One man's efforts to rule an empire with a policy based on Dhamma. Asoka's policy had three prongs: administration based on Dhamma, instruction in Dhamma for the populace, and personal practice of Dhamma by the ruler.
The edicts are direct evidence of the second prong, and for the most part present Dhamma as a series of moral principles and rational behavior that should be common to all religions. However, a few of them are addressed to Buddhists in particular, and one of them — the Bhabru Rock Edict — deals with themes that are of interest not only to historians, but also to Buddhists of all times and places. It deals with what may be done to keep the True Dhamma alive for a long time, and Asoka's recommendation is a list of passages from the Buddhist Canon that he says all Buddhists — ordained or not — should listen to and reflect on frequently. Here is the text of the edict:
"His Gracious Majesty, King of Magadha, bows down to the Sangha and — hoping that they are free from disease and living in peace — addresses them as follows: You know well the extent of my reverence and faith in the Buddha, Dhamma, and Sangha. Whatever has been said by the Buddha has of course been well-said. But may I be permitted to point out the passages of scripture I have selected that the True Dhamma might last a long time: Vinaya-samukasa, Aliya-vasani, Anagata-bhayani, Muni-gatha, Mauneya-sute, Upatisa-pasine, and the Instructions to Rahula beginning with (the topic of) falsehood, as taught by the Blessed One.
"Reverend Sirs, I would like the reverend bhikkhus and bhikkhunis — as well as the laymen and laywomen — to listen to these passages frequently and to ponder on them.
"For this reason, Reverend Sirs, I am having this enscribed so that they may know of my intention."
As might be imagined, this passage has given rise to a great deal of conjecture ever since it was deciphered in 1840. Not the least of the questions is precisely which passages from the Canon Asoka is referring to, or indeed if he was referring to a Canon anything like what we have today.
Scholars have spilt a fair amount of ink sparring over the answer and have managed to reach a consensus on the identity of four of the passages: the Aliya-vasani is the Discourse on the Traditions of the Noble Ones (ariya-vamsa) (AN 4.28); the Anagata-bhayani are the four discourses on Future Dangers (AN 5.77-80); the Muni-gatha is the Discourse on the Sage (Muni Sutta) in the Sutta Nipata (Sn.I.12); and the Instructions to Rahula are the Cula-Rahulovada Sutta (MN 61).
The other three passages have proven more intractable. A number of scholars have favored the Nalaka Sutta as the Mauneya-sute — this, in spite of the fact that there is a Moneyya (Sagacity) Sutta in the Anguttara Nikaya (AN 3.23). The Upatisa-pasine (Question of Upatissa=Sariputta) is problematic because there is no one passage of that name and because Sariputta asks so many questions in the Canon. Some scholars have proposed the Sariputta Sutta in the Sutta Nipata, but archaeological evidence — votive tablets produced beginning with the time of Asoka and originating in the Buddhist pilgrim sites — show that Ven. Assaji's answer to Sariputta's first question about the doctrine, the answer that sparked a vision of the Dhamma in Sariputta when he heard it, has long been regarded as the ideal epitome of the Buddha's teachings. This tradition may have connections with this very edict. Ask any knowledgeable Buddhists today what Sariputta's most famous question was, and they will in all likelihood answer with this one.
As for the Vinaya-samukase, this has sparked the most fanciful conjectures, because the single reference to this word in the Canon is buried in a book hardly anyone reads: the Parivara (VI.4). The reference itself says nothing more than that there are four "vinaya-samukkamsa" — innate principles of the Vinaya — but the Commentary identifies them as the four Great Standards — most likely the four mentioned in the Mahavagga, dealing specifically with Vinaya, rather than the four in the Maha-parinibbana Sutta, which deal with Dhamma and Vinaya together.
This seems to settle the question of which passages Asoka was recommending, but it raises another one: Why these? And why in this order?
Perhaps the best approach to answering these questions would be to read the passages and ponder on them, as Asoka suggested. So here they are. Most of them are self-explanatory, except for the first, on the innate principles of Vinaya, and the poem on the sage, which — being a poem — occasionally makes use of imagery that might be unfamiliar to a modern reader. Thus I include in the translation of The Sage a set of notes, drawing mostly from the Commentary, but also from other parts of the Canon and from works on ancient culture in general.
As for the Innate Principles of the Vinaya, the passage itself contains nothing unremarkable, and it seems so obvious on first reading that one might wonder why anyone would call attention to it. Actually, it is a fine example of the Buddha's farsightedness in setting up a system of teachings and rules. There are bound to be a number of things not touched on in the rules, and this number is bound to grow as culture and technology change. An unenlightened approach to these changes would say either that anything not allowed is forbidden, or that anything not explicitly forbidden is allowed. The Innate Principles of the Vinaya set forth a system of interpretation that avoids both of these extremes, helping to ensure the long life of the Buddha’s doctrine and discipline by setting guidelines for expanding the rules to cover new objects and situations as they arise. Otherwise, as Cv.VII.5.2 states, disagreements over what is and is not allowable can become grounds for a schism in the Sangha. And as AN 5.156 states, schism within the Sangha is a major cause for the True Dhamma’s decline and disappearance.
The Commentaries tell us that the Sangha became split during Asoka’s reign, and his Sarnath edict gives detailed instructions on how to deal with potential schismatics in the Sangha. Given that Asoka — or his monastic advisers — saw schism as an immediate and present danger, it is small wonder that he would begin his list of recommended passages with a pragmatic guide immediately applicable to promoting harmony in the Sangha and, through that harmony, to the long life of the True Dhamma.
Phụ lục II
Bản dịch tiếng Anh bài kinh MN 61 của Thanissaro Bhikkhu
Ambalatthika-rahulovada Sutta:
Instructions to Rahula at Mango Stone
(MN 61 PTS: M i 414)
translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu
***
I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Rajagaha, at the Bamboo Grove, the Squirrels' Feeding Ground.
At that time Ven. Rahula[1] was staying at the Mango Stone. Then the Blessed One, arising from his seclusion in the late afternoon, went to where Ven. Rahula was staying at the Mango Stone. Ven. Rahula saw him coming from afar and, on seeing him, set out a seat & water for washing the feet. The Blessed One sat down on the seat set out and, having sat down, washed his feet. Ven. Rahula, bowing down to the Blessed One, sat to one side.
Then the Blessed One, having left a little bit of water in the water dipper, said to Ven. Rahula, "Rahula, do you see this little bit of left-over water remaining in the water dipper?"
"Yes, sir."
"That's how little of a contemplative[2] there is in anyone who feels no shame at telling a deliberate lie."
Having tossed away the little bit of left-over water, the Blessed One said to Ven. Rahula, "Rahula, do you see how this little bit of left-over water is tossed away?"
"Yes, sir."
"Rahula, whatever there is of a contemplative in anyone who feels no shame at telling a deliberate lie is tossed away just like that."
Having turned the water dipper upside down, the Blessed One said to Ven. Rahula, "Rahula, do you see how this water dipper is turned upside down?"
"Yes, sir."
"Rahula, whatever there is of a contemplative in anyone who feels no shame at telling a deliberate lie is turned upside down just like that."
Having turned the water dipper right-side up, the Blessed One said to Ven. Rahula, "Rahula, do you see how empty & hollow this water dipper is?"
"Yes, sir."
"Rahula, whatever there is of a contemplative in anyone who feels no shame at telling a deliberate lie is empty & hollow just like that.
"Rahula, it's like a royal elephant: immense, pedigreed, accustomed to battles, its tusks like chariot poles. Having gone into battle, it uses its forefeet & hindfeet, its forequarters & hindquarters, its head & ears & tusks & tail, but keeps protecting its trunk. The elephant trainer notices that and thinks, 'This royal elephant has not given up its life to the king.' But when the royal elephant... having gone into battle, uses its forefeet & hindfeet, its forequarters & hindquarters, its head & ears & tusks & tail & his trunk, the trainer notices that and thinks, 'This royal elephant has given up its life to the king. There is nothing it will not do.'
"In the same way, Rahula, when anyone feels no shame in telling a deliberate lie, there is no evil, I tell you, he will not do. Thus, Rahula, you should train yourself, 'I will not tell a deliberate lie even in jest.'
"What do you think, Rahula: What is a mirror for?"
"For reflection, sir."
"In the same way, Rahula, bodily actions, verbal actions, & mental actions are to be done with repeated reflection.
"Whenever you want to do a bodily action, you should reflect on it: 'This bodily action I want to do — would it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Would it be an unskillful bodily action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it would lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it would be an unskillful bodily action with painful consequences, painful results, then any bodily action of that sort is absolutely unfit for you to do. But if on reflection you know that it would not cause affliction... it would be a skillful bodily action with pleasant consequences, pleasant results, then any bodily action of that sort is fit for you to do.
"While you are doing a bodily action, you should reflect on it: 'This bodily action I am doing — is it leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful bodily action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it is leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both... you should give it up. But if on reflection you know that it is not... you may continue with it.
"Having done a bodily action, you should reflect on it: 'This bodily action I have done — did it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Was it an unskillful bodily action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it led to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it was an unskillful bodily action with painful consequences, painful results, then you should confess it, reveal it, lay it open to the Teacher or to a knowledgeable companion in the holy life. Having confessed it... you should exercise restraint in the future. But if on reflection you know that it did not lead to affliction... it was a skillful bodily action with pleasant consequences, pleasant results, then you should stay mentally refreshed & joyful, training day & night in skillful mental qualities.
"Whenever you want to do a verbal action, you should reflect on it: 'This verbal action I want to do — would it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Would it be an unskillful verbal action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it would lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it would be an unskillful verbal action with painful consequences, painful results, then any verbal action of that sort is absolutely unfit for you to do. But if on reflection you know that it would not cause affliction... it would be a skillful verbal action with pleasant consequences, pleasant results, then any verbal action of that sort is fit for you to do.
"While you are doing a verbal action, you should reflect on it: 'This verbal action I am doing — is it leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful verbal action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it is leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both... you should give it up. But if on reflection you know that it is not... you may continue with it.
"Having done a verbal action, you should reflect on it: 'This verbal action I have done — did it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Was it an unskillful verbal action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it led to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it was an unskillful verbal action with painful consequences, painful results, then you should confess it, reveal it, lay it open to the Teacher or to a knowledgeable companion in the holy life. Having confessed it... you should exercise restraint in the future. But if on reflection you know that it did not lead to affliction... it was a skillful verbal action with pleasant consequences, pleasant results, then you should stay mentally refreshed & joyful, training day & night in skillful mental qualities.
"Whenever you want to do a mental action, you should reflect on it: 'This mental action I want to do — would it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Would it be an unskillful mental action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it would lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it would be an unskillful mental action with painful consequences, painful results, then any mental action of that sort is absolutely unfit for you to do. But if on reflection you know that it would not cause affliction... it would be a skillful mental action with pleasant consequences, pleasant results, then any mental action of that sort is fit for you to do.
"While you are doing a mental action, you should reflect on it: 'This mental action I am doing — is it leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Is it an unskillful mental action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it is leading to self-affliction, to the affliction of others, or to both... you should give it up. But if on reflection you know that it is not... you may continue with it.
"Having done a mental action, you should reflect on it: 'This mental action I have done — did it lead to self-affliction, to the affliction of others, or to both? Was it an unskillful mental action, with painful consequences, painful results?' If, on reflection, you know that it led to self-affliction, to the affliction of others, or to both; it was an unskillful mental action with painful consequences, painful results, then you should feel distressed, ashamed, & disgusted with it. Feeling distressed, ashamed, & disgusted with it, you should exercise restraint in the future. But if on reflection you know that it did not lead to affliction... it was a skillful mental action with pleasant consequences, pleasant results, then you should stay mentally refreshed & joyful, training day & night in skillful mental qualities.
"Rahula, all those brahmans & contemplatives in the course of the past who purified their bodily actions, verbal actions, & mental actions, did it through repeated reflection on their bodily actions, verbal actions, & mental actions in just this way.
"All those brahmans & contemplatives in the course of the future who will purify their bodily actions, verbal actions, & mental actions, will do it through repeated reflection on their bodily actions, verbal actions, & mental actions in just this way.
"All those brahmans & contemplatives at present who purify their bodily actions, verbal actions, & mental actions, do it through repeated reflection on their bodily actions, verbal actions, & mental actions in just this way.
"Thus, Rahula, you should train yourself: 'I will purify my bodily actions through repeated reflection. I will purify my verbal actions through repeated reflection. I will purify my mental actions through repeated reflection.' That's how you should train yourself."
That is what the Blessed One said. Gratified, Ven. Rahula delighted in the Blessed One's words.
Notes
1.
Rahula: the Buddha's son, who according to the Commentary was seven years old when this discourse was delivered to him.
2.
Samañña. Throughout ancient cultures, the terminology of music was used to describe the moral quality of people and actions. Discordant intervals or poorly-tuned musical instruments were metaphors for evil; harmonious intervals and well-tuned instruments, metaphors for good. In Pali, the term sama — "even" — described an instrument tuned on-pitch. There is a famous passage (in AN 6.55) where the Buddha reminds Sona Kolivisa — who had been over-exerting himself in the practice — that a lute sounds appealing only if the strings are neither too taut or too lax, but "evenly" tuned. This image would have special resonances with the Buddha's teaching on the middle way. It also adds meaning to the term samana — monk or contemplative — which the texts frequently mention as being derived from sama. The word samañña — "evenness," the quality of being in tune — also means the quality of being a contemplative: The true contemplative is always in tune with what is proper and good.
Phụ lục III
Bản dịch tiếng Pháp bài kinh MN 51
(trên trang mạng của Phật giáo Đại Thừa Nichiren)
AMBALATTHIKARAHULOVADA SUTTA KN 10
ou MN 61
L'utilité de l'attention
***
Verset 10.1
Ainsi ai-je entendu : En ce temps-là, le Bhagavat résidait à l'endroit appelé Kalandakanivapa, dans le Bois des Bambous, près de la ville de Rajagriha. L'Ayasmanta* Rahula séjournait alors à Ambalatthika* . Un après-midi, le Bhagavat, s'étant levé de son repos solitaire, se rendit à Ambalatthika pour voir l'Ayasmanta Rahula.
Verset 10.2
L'Ayasmanta Rahula, apercevant de loin le Bhagavat qui s'approchait, lui prépara une place pour s'asseoir et de l'eau pour se laver les pieds. A son arrivée, le Bhagavat s'assit sur le siège préparé à son intention et se lava les pieds. L'Ayasmanta Rahula rendit hommage au Bhagavat et s'assit à l'écart sur côté*.
Verset 10.3
En laissant une petite quantité d'eau dans l'écuelle, le Bhagavat s'adressa à l'Ayasmanta Rahula : "O Rahula, voyez-vous cette petite quantité d'eau qui reste dans l'écuelle ?" "Oui, Bhagavat", répondit l'Ayasmanta Rahula. "De même, ô Rahula, il n'y a que très peu de qualité religieuse chez les religieux qui n'ont pas de honte à dire des mensonges délibérés."
Verset 10.4
Puis, le Bhagavat jeta la petite quantité d'eau et s'adressa à nouveau à l'Ayasmanta Rahula : "Voyez-vous maintenant, ô Rahula, la petite quantité d'eau qui a été jetée ?" "Oui, Bhagavat." "De même, ô Rahula, la qualité religieuse des religieux qui n'ont pas de honte à dire des mensonges délibérés est abandonnée."
Verset 10.5
Ensuite, ayant renversé l'écuelle d'eau, le Bhagavat, s'adressa à nouveau à l'Ayasmanta Rahula : "Voyez-vous maintenant ô Rahula, cette écuelle d'eau qui est renversée ?" "Oui Bhagavat."
"De même, ô Rahula, la qualité religieuse des religieux qui n'ont pas de honte à dire des mensonges délibérés est renversée"
Verset 10.6
Finalement, le Bhagavat retourna l'écuelle et s'adressa à nouveau à l'Ayasmanta Rahula : "Voyez-vous maintenant, ô Rahula, cette écuelle vide ?" "Oui, Bhagavat." De même, ô Rahula, la vie religieuse des religieux qui n'ont pas de honte à dire des mensonges délibérés est vide et néant.
Verset 10.7
Supposons que l'éléphant du roi, aux défenses longues comme un bras de charrue dans la plénitude de sa maturité, bien nourri, soit digne d'être amené sur le champ de bataille et supposons qu'à la lutte il exécute des hauts faits, avec ses quatre pieds avec ses membres postérieurs, avec son avant-train, avec son arrière-train et aussi avec sa tête, ses oreilles, sa queue, ses défenses, tandis qu'il protège seulement sa trompe. Le cornac pense alors que malgré sa vaillance et les hauts faits variés qu'il exécute, la vie de l'élephant royal n'est pas en danger, car il protège toujours sa trompe.
Verset 10.8
Cependant, ô Rahula, supposons que l'éléphant royal allant à la bataille, exécutant de hauts faits avec les différentes parties de son corps, ait aussi accompli de hauts faits avec sa trompe. Alors le cornac pense que la vie de l'éléphant royal est vraiment en danger. Car, désormais, il n'y a plus rien chez l'éléphant royal qui ne soit en péril.
Verset 10.9
De même, ô Rahula, je dis que chez quelqu'un qui n'a pas de honte à dire des mensonges délibérés, il n'y a plus aucun mal qu'il ne soit capable de faire (pour soi-même et pour les autres). C'est pour cela, ô Rahula que vous devez vous discipliner ainsi : "Même pour m'amuser je ne dirai pas de mensonge."
Verset 10.10
Puis le Bhagavat interrogea l'Ayasmanta Rahula : "Qu'en pensez-vous, ô Rahula? Quelle est l'utilité d'un miroir ?" L'Ayasmanta Rahula répondit : "Le miroir sert à réfléchir, ô Bhagavat." De même, ô Rahula, c'est après réflexion que les actions corporelles doivent être accomplies ; c'est après réflexion que les actions verbales doivent être accomplies ; c'est après réflexion que les actions mentales doivent être accomplies.
Verset 10.11
Quelle que soit l'action que vous voulez faire avec votre corps, ô Rahula, vous devez réfléchir : Cette action corporelle que je veux accomplir avec mon corps contribuera-t-elle à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties (pour moi-même et pour les autres)? Cette action corporelle dès lors maladroite amène-t-elle la souffrance et produit-elle le mal ?
Verset 10.12
Si, lorsque vous réfléchissez ainsi, vous concluez : Oui, l'action corporelle que j'ai envie de faire contribuerait à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties ; ou cette action corporelle maladroite amènerait la souffrance et elle produirait le mal", alors une telle action, ô Rahula, ne doit pas être accomplie.
Verset 10.13
Par contre, ô Rahula, si, lorsque vous réfléchissez, vous concluez : "Cette action corporelle que j'ai envie de faire ne contribuerait ni à mon propre mal, ni à celui des autres, ni à celui des deux parties ; en fait, c'est une action juste, elle amène le bonheur et elle produit le bonheur ", alors, ô Rahula, vous devez accomplir une telle action corporelle.
Verset 10.14
Lorsque vous êtes en train de faire une action corporelle, ô Rahula, à propos de cette action, vous devez réfléchir : "Maintenant, cette action que je suis en train de faire avec mon corps contribuerait-elle à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties? Cette action est-elle maladroite, amène-t-elle la souffrance et produit-elle le mal?"
Verset 10.15
Si, lorsque vous réfléchissez ainsi, vous concluez: "Oui, cette action que je suis en train de faire avec mon corps contribuerait à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties; en conséquence, cette action corporelle qui est maladroite amène la souffrance et elle produit le mal ", alors une telle action corporelle, ô Rahula, ne doit pas être accomplie.
Verset 10.16
Par contre, ô Rahula, si, lorsque vous réfléchissez, vous concluez : "Cette action corporelle que je suis en train de faire ne contribuerait ni à mon propre mal, ni à celui des autres, ni à celui des deux parties, en fait, c'est une action juste, elle amène le bonheur et elle produit le bonheur", alors, ô Rahula, vous devez accomplir une telle action encore et encore.
Verset 10.17
Lorsque vous avez fait une action corporelle, ô Rahula, à propos de cette action vous devez réfléchir : "Cette action que j'ai faite avec mon corps, a-t-elle contribué à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties? Cette action corporelle, a-t-elle été maladroite, a-t-elle amené la souffrance et a-t-elle produit le mal ?"
Verset 10.18
Lorsque vous réfléchissez si vous concluez : "Oui, cette action corporelle que j'ai faite a contribué à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties et, en fait, cette action maladroite a amené la souffrance et a produit le mal ", alors, ô Rahula, une telle action corporelle accomplie par vous doit être confessée, doit être révélée. Vous devez la faire savoir au Maître, ou au sage, ou aux confrères.
Verset 10.19
Ayant confessé, révélé et fait savoir cette action, vous devez vous contraindre à ne plus l'accomplir dans le futur.
Verset 10.20
Par contre, ô Rahula, si, lorsque vous réfléchissez, vous concluez : "Cette action corporelle que j'ai faite n'a pas contribué à mon propre mal, ni au mal des autres, ni au mal des deux parties et, en fait, cette action corporelle était juste, elle a amené le bonheur et elle a produit le bonheur", à cause de cette véritable raison, ô Rahula, vous demeurez dans la joie, dans la sérénité et dans le bonheur, jour et nuit, vous entraînant vous-même dans les états méritoires.
Verset 10.21
Lorsqu'il y a une action que vous voulez faire avec votre parole, à propos de cette action verbale, vous devez réfléchir : "Cette action que je veux faire avec ma parole contribuera t-elle à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties? Cette action de parole est-elle maladroite, amène-t-elle la souffrance et produit-elle le mal ?"
Verset 10.22
Si, lorsque vous réfléchissez ainsi, vous concluez : "Oui, l'action verbale que j'ai envie de faire contribuerait à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties et, en fait, cette action verbale maladroite amènerait la souffrance et elle produirait le mal", alors, une telle action verbale, ô Rahula, ne doit pas être accomplie.
Verset 10.23
Ensuite, le Bhagavat explique à l'Ayasmanta Rahula, de la même façon, comment il doit réfléchir avant, pendant et après telle ou telle action de la parole.
Verset 10.24
Lorsqu'il y a une action que vous voulez faire avec votre pensée, à propos de cette action mentale, vous devez réfléchir : "Cette action que je veux faire avec ma pensée contribuerat-elle à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties? Cette action mentale est-elle maladroite, amène-t-elle la souffrance et produit-elle le mal?"
Verset 10.25
Si, lorsque vous réfléchissez ainsi, vous concluez : "Oui, l'action mentale que j'ai envie de faire contribuerait à mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties et, en fait, cette action mentale maladroite amènerait la souffrance et elle produirait le mal", alors, une telle action mentale, ô Rahula, ne doit pas être accomplie.
Verset 10.26
Ensuite, le Bhagavat explique à l'Ayasmanta Rahula, de la même façon, comment il doit réfléchir avant, pendant et après telle ou telle action de la pensée.
Verset 10.27
(...) Lorsque vous réfléchissez, ô Rahula, si vous concluez : "Oui, cette action que j'ai faite avec ma pensée a contribué a mon propre mal, ou au mal des autres, ou bien au mal des deux parties et, en fait, cette action maladroite a amené la souffrance et a produit le mal", alors, ô Rahula, de telles actions mentales doivent être détestées, abandonnées et, ainsi, en détestant, abandonnant, méprisant de telles actions mentales, vous devez vous restreindre à ne plus les accomplir dans le futur.
Verset 10.28
Par contre, ô Rahula, si, lorsque vous réfléchissez, vous concluez : "Cette action mentale que j'ai faite n'a pas contribué à mon propre mal, ni au mal des autres, ni au mal des deux parties et, en fait, cette action mentale est juste, elle amène le bonheur et elle produit le bonheur" à cause de cette véritable raison, ô Rahula, vous demeurez dans la joie, dans la sérénité et dans le bonheur, jour et nuit, vous entraînant vous-même dans les états méritoires.
Verset 10.29
Dans le passé le plus lointain, ô Rahula, tous les religieux ou prêtres qui ont purifié leurs actions du corps, de la parole et de la pensée, tous l'ont fait de la même manière, c'est-à-dire par une réflexion constante.
Verset 10.30
Dans le futur le plus éloigné, ô Rahula, tous les religieux ou prêtres qui purifieront leurs actions du corps, de la parole et de la pensée, eux tous aussi le feront de la même manière, c'est-à-dire par une réflexion constante.
Verset 10.31
Dans le présent également, ô Rahula, tous les religieux ou prêtres qui purifient leurs actions du corps, de la parole et de la pensée, eux tous aussi le font exactement de la même manière, c'est-à-dire par une réflexion constante.
Verset 10.32
C'est parce que vous, ô Rahula, vous devez vous entraîner ainsi : "Par la réflexion constante, nous purifierons nos actions corporelles. Par la réflexion constante, nous purifierons nos actions de la parole. Par la réflexion constante, nous purifierons nos actions de la pensée." Ainsi parla le Bhagavat. L'Ayasmanta Rahula ravi se réjouit des paroles du Bhagavat.
Phụ lục IV
Nguyên bản bài kinh MN 61 bằng tiếng Pali
Suttantapiṭake Majjhimanikāyo
Majjhimapaṇṇāsako
2. Bhikkhuvaggo
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa.
2.2.1
61 Ambalaṭṭhika1 rāhulovāda suttaṃ
Evaṃ me sutaṃ. Ekaṃ samayaṃ bhagavā rājagahe viharati veluvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā rāhulo ambalaṭṭhikāyaṃ viharati. Atha kho bhagavā sāyanhasamayaṃ patisallānā vuṭṭhito yena ambalaṭṭhikā yenāyasmā rāhulo tenupasaṅkami. Addasā kho āyasmā rāhulo bhagavantaṃ dūratova āgacchantaṃ. Disvāna āsanaṃ paññāpesi2 udakañca pādānaṃ. Nisīdi bhagavā paññatte āsane. Nisajja pāde pakkhālesi. Āyasmāpi kho rāhulo bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi.
Atha kho bhagavā parittaṃ udakāvasesaṃ udakādhāne ṭhapetvā āyasmantaṃ rāhulaṃ āmantesi ’passasi no tvaṃ rāhula imaṃ parittaṃ udakāvasesaṃ udakādhāne ṭhapita’nti. Evambhante, evaṃ parittaṃ3 kho rāhula tesaṃ sāmaññaṃ yesaṃ natthi sampajānamusāvāde lajjāti.
Atha kho bhagavā taṃ parittaṃ udakāvasesaṃ chaḍḍetvā āyasmantaṃ rāhulaṃ āmantesi. ’Passasi no tvaṃ rāhula taṃ parittaṃ udakāvasesaṃ chaḍḍita’nti. Evambhanteti. Evaṃ chaḍḍitaṃ kho rāhula tesaṃ sāmaññaṃ yesaṃ natthi sampajānamusāvāde lajjāti.
Atha kho bhagavā taṃ udakādhānaṃ nikkujjitvā āyasmantaṃ rāhulaṃ āmantesi passasi no tvaṃ rāhula imaṃ udakādhānaṃ nikkujjita’nti. Evambhante, evaṃ nikkujjitaṃ kho rāhula tesaṃ sāmaññaṃ, yesaṃ natthi sampajānamusāvāde lajjāti.
Atha kho bhagavā taṃ udakādhānaṃ ukkujjitvā āyasmantaṃ rāhulaṃ āmantesi. Passasi no tvaṃ rāhula imaṃ udakādhānaṃ rittaṃ tucchanti. Evambhante. Evaṃ rittaṃ tucchaṃ kho rāhula tesaṃ sāmaññaṃ yesaṃ natthi sampajānamusāvāde lajjāti.
Seyyathāpi rāhula rañño nāgo īsādanto ubbūḷhavā4 abhijāto saṅgāmāvacaro. So5 saṅgāmagato purimehipi pādehi kammaṃ karoti, pacchimehipi pādehi kammaṃ karoti, purimenapi kāyena kammaṃ karoti, pacchimenapi kāyena kammaṃ karoti, sīsenapi kammaṃ karoti, kaṇṇehipi kammaṃ karoti, dantehipi kammaṃ karoti, naṅguṭṭhenapi [PTS Page 415] [\q 415/] kammaṃ karoti, rakkhateva soṇḍaṃ. Tattha hatthārohassa evaṃ hoti: ayaṃ kho rañño nāgo īsādanto ubbūḷhavā4 abhijāto saṅgāmāvacaro saṅgāmagato purimehipi pādehi kammaṃ karoti, pacchimehipi pādehi kammaṃ karoti, purimenapi kāyena kammaṃ karoti, pacchimenapi kāyena kammaṃ karoti, sīsenapi kammaṃ karoti, kaṇṇehipi kammaṃ karoti, dantehipi kammaṃ karoti, naṅguṭṭhenapi kammaṃ karoti, rakkhateva soṇḍaṃ, apariccattaṃ kho rañño nāgassa jīvitanti. Yato kho rāhula
------------------------
1. Ambalaṭṭhakā-[PTS] 2. Paññapesi-sīmu. 3. Parittakaṃ-machasaṃ 4. Urūḷhavā-machasaṃ,syā. 5. So-machasaṃ (ūnaṃ)
[BJT Page 132] [\x 132/]
Rañño nāgo īsādanto ubbūḷhavā4 abhijāto saṅgāmāvacaro. So saṅgāmagato purimehipi pādehi kammaṃ karoti, pacchimehipi pādehi kammaṃ karoti, purimenapi kāyena kammaṃ karoti, pacchimenapi kāyena kammaṃ karoti, sīsenapi kammaṃ karoti, kaṇṇehipi kammaṃ karoti, dantehipi kammaṃ karoti, naṅguṭṭhenapi kammaṃ karoti, soṇḍāyapi kammaṃ karoti. Tattha hatthārohassa evaṃ hoti: ayaṃ kho rañño nāgo īsādanto ubbūḷhavā1 abhijāto saṅgāmāvacaro saṅgāmagato ayaṃ kho rañño nāgo īsādanto ubbūḷhavā abhijāto saṅgāmāvacaro saṅgāmagato purimehipi pādehi kammaṃ karoti, pacchimehi pi pādehi kammaṃ karoti, purimenapi kāyena kammaṃ karoti, pacchimenapi kāyena kammaṃ karoti, sīsenapi kammaṃ karoti, kaṇṇehipi kammaṃ karoti, dantehipi kammaṃ karoti, naṅguṭṭhenapi kammaṃ karoti, soṇḍāyapi kammaṃ karoti. Pariccattaṃ kho rañño nāgassa jīvitaṃ, natthidāni kiñci rañño nāgassa karaṇīyanti. Evameva kho rāhula yassa kassaci sampajānamusāvāde natthi lajjā, nāhaṃ tassa kiñci pāpaṃ2 akaraṇīyanti vadāmi. Tasmātiha rāhula3 hassāpi na musā bhaṇissāmī’ti evaṃ hi te rāhula sikkhitabbaṃ.
Taṃ kimmaññasi rāhula kimatthiyo ādāsoti. Paccavekkhanattho bhanteti. Evameva kho rāhula paccavekkhitvā paccavekkhitvā kāyena kammaṃ kātabbaṃ, paccavekkhitvā paccavekkhitvā vācāya kammaṃ kātabbaṃ, paccavekkhitvā paccavekkhitvā manasā kammaṃ kātabbaṃ4
Yadeva tvaṃ rāhula kāyena kammaṃ kattukāmo ahosi5 tadeva te kāyakammaṃ paccavekkhitabbaṃ: yannu kho ahaṃ idaṃ kāyena kammaṃ kattukāmo, idaṃ me kāyakammaṃ attavyābādhāyapi saṃvatteyya, paravyābādhāyapi saṃvatteyya, ubhayavyābādhāyapi saṃvatteyya, akusalaṃ idaṃ kāyakammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Sace tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ kāyena kammaṃ kattukāmo, idamme kāyakammaṃ attavyābādhāyapi saṃvatteyya, paravyābādhāyapi saṃvatteyya, ubhayavyābādhāyapi saṃvatteyya, akusalaṃ idaṃ kāyakammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Evarūpaṃ te rāhula kāyena kammaṃ sasakkaṃ na karaṇīyaṃ [PTS Page 416] [\q 416/] sace pana tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ kāyena kammaṃ kattukāmo, idaṃ me kāyakammaṃ nevattavyābādhāya saṃvatteyya, na paravyābādhāya saṃvatteyya, na ubhayavyābādhāya saṃvatteyya, kusalaṃ idaṃ kāyakammaṃ sukhudrayaṃ sukhavipākanti. Evarūpaṃ te rāhula kāyena kammaṃ karaṇīyaṃ.
Karontenapi te rāhula kāyena kammaṃ tadeva te kāyakammaṃ paccavekkhitabbaṃ: yannu kho ahaṃ idaṃ kāyena kammaṃ karomi. Idamme kāyakammaṃ attavyābādhāyapi saṃvattati, paravyābādhāyapi saṃvattati, ubhayavyābādhāyapi saṃvattati, akusalaṃ idaṃ kāyakammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Sace tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ kāyena kammaṃ karomi, idamme kāyakammaṃ attavyābādhāyapi saṃvattati, paravyābādhāyapi saṃvattati, ubhayavyābādhāyapi saṃvattati, akusalaṃ idaṃ kāyakammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Paṭisaṃhareyyāsi tvaṃ rāhula evarūpaṃ kāyakammaṃ. Sace pana tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ kāyena kammaṃ karomi, idamme kāyakammaṃ nevattavyābādhāya saṃvattati, na paravyābādhāya saṃvattati, na ubhayavyābādhāya saṃvattati, kusalaṃ idaṃ kāyakammaṃ sukhudrayaṃ sukhavipākanti. Anupadajjeyyāsi tvaṃ rāhula evarūpaṃ kāyakammaṃ.
------------------------
1. Urūḷhavā-machasaṃ,syā 2. Pāpaṃ kammaṃ- sīmu, syā 3. Tasmā pana rāhula-sīmu. 4. Kattabbaṃ-machasaṃ 5. Hosi-sīmu.
[BJT Page 134] [\x 134/]
Katvāpi te rāhula kāyena kammaṃ tadeva te kāyakammaṃ paccavekkhitabbaṃ: yannu kho ahaṃ idaṃ kāyena kammaṃ akāsiṃ, idamme kāyakammaṃ attavyābādhāyapi saṃvattati, paravyābādhāyapi saṃvattati, ubhayavyābādhāyapi saṃvattati, akusalaṃ idaṃ kāyakammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Sace tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ kāyena kammaṃ akāsiṃ, idamme kāyakammaṃ attavyābādhāyapi saṃvattati, paravyābādhāyapi saṃvattati, ubhayavyābādhāyapi saṃvattati, akusalaṃ idaṃ kāyakammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Evarūpaṃ te rāhula kāyakammaṃ satthari vā viññūsu vā sabrahmacārīsu desetabbaṃ, vivaritabbaṃ, uttānīkātabbaṃ, desetvā vīvaritvā uttānīkatvā āyatiṃ [PTS Page 417] [\q 417/] saṃvaraṃ āpajjitabbaṃ. Sace pana tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ kāyena kammaṃ akāsiṃ idamme kāyakammaṃ nevattavyābādhāya saṃvattati, na paravyābādhāya saṃvattati, na ubhayavyābādhāya saṃvattati, kusalaṃ idaṃ kāyakammaṃ sukhudrayaṃ sukhavipākanti. Teneva tvaṃ rāhula pītipāmojjena vihareyyāsi ahorattānusikkhī kusalesu dhammesu.
Yadeva tvaṃ rāhula vācāya kammaṃ kattukāmo ahosi.1 Tadeva te vacīkammaṃ paccavekkhitabbaṃ: yannu kho ahaṃ idaṃ vācāya kammaṃ kattukāmo, idamme vacīkammaṃ attavyābādhāyapi saṃvatteyya, paravyābādhāyapi saṃvatteyya, ubhayavyābādhāyapi saṃvatteyya, akusalaṃ idaṃ vacīkammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Sace tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ vācāya kammaṃ kattukāmo, idamme vacīkammaṃ attavyābādhāyapi saṃvatteyya, paravyābādhāyapi saṃvatteyya, ubhayavyābādhāyapi saṃvatteyya, akusalaṃ idaṃ vacīkammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Evarūpaṃ te rāhula vācāya kammaṃ sasakkaṃ na karaṇīyaṃ. Sace pana tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ vācāya kammaṃ kattukāmo, idamme vacīkammaṃ nevattavyābādhāya saṃvatteyya, na paravyābādhāya saṃvatteyya, na ubhayavyābādhāya saṃvatteyya, kusalaṃ idaṃ vacīkammaṃ sukhudrayaṃ sukhavipākanti. Evarūpaṃ te rāhula vācāya kammaṃ karaṇīyaṃ.
Karontenapi te rāhula vācāya kammaṃ tadeva te vacīkammaṃ paccavekkhitabbaṃ: yannu kho ahaṃ idaṃ vācāya kammaṃ karomi, idamme vacīkammaṃ attavyābādhāyapi saṃvattati, paravyābādhāyapi saṃvattati, ubhayavyābādhāyapi saṃvattati, akusalaṃ idaṃ vacīkammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Sace tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ vācāya kammaṃ karomi, idamme vacīkammaṃ attavyābādhāyapi saṃvattati,2 paravyābādhāyapi saṃvattati, ubhayavyābādhāyapi saṃvattati, akusalaṃ idaṃ vacīkammaṃ dukkhudrayaṃ dukkhavipākanti. Paṭisaṃhareyyāsi tvaṃ rāhula evarūpaṃ vacīkammaṃ. Sace pana tvaṃ rāhula paccavekkhamāno evaṃ jāneyyāsi: yaṃ kho ahaṃ idaṃ vācāya kammaṃ karomi. Idamme vacīkammaṃ nevattavyābādhāya [PTS Page 418] [\q 418/]
- Tag :
- Hoang Phong