Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vô Thường Lãng Đãng

Tuesday, April 7, 202008:07(View: 5456)
Vô Thường Lãng Đãng

Vô Thường Lãng Đãng

Tiểu Lục Thần Phong

Vô Biên Trong Hạt Cát

 

 Có một nhà khoa học từng phát biểu:” Cuộc đời này không có gì chắc chắntuyệt đối cả, duy chỉ có câu nói này là chắc chắn tuyệt đối”. Trong đạo các thiền sư cũng thường dạy:” Thế gian này chẳng có gì chắc chắn cả, duy có cái chết là chắc nhất, thật nhất”. Xem ra đạo và đời nhìn nhận lẽ vô thường khá tương đồng. Cuộc sống hàng ngày cũng vậy, mọi người chúng ta vẫn thường nói vô thường, lý sự về vô thường, tuy biết nhưng từ biết cho đến ứng xử và hành động là một khoảng cách xa diệu vợi. Bằng chứng cũng dễ thấy, nó biểu hiện mọi lúc mọi nơi, mọi giới trong xã hội, hễ động đến một tí quyền lợi: tiền bạc, danh tiếng, sắc dục, ngủ nghỉ, ăn chơi… thì lập tức quên bặt vô thường ngay!

 Thế vô thường là gì? Là sự thay đổi liên tục  không dừng dứt, sự thay đổi chuyển dịch sanh tử liên lỉ trong từng phút giây, thay đổi từ vật chất, hoàn cảnh bên ngoài cho đến tâm ý bên trong. Nhỏ nhiệm như từng tế bào sanh diệt liên miên, lớn hơn thì con người, động vật, nhà cữa, núi non cho chí hành tinh, vũ trụ…Con người và vạn vật, mọi việc luôn ở trong trạng thái chuyển dịch, thay đổi; có cái biến đổi nhanh lẹ ngắn ngủi nhưng cũng có cái chậm chạp tính bằng năm tháng, thế kỷ hoặn tỷ năm thậm chí lâu hơn nữa mà khá năng của con người không thế đếm nổi. Tỷ như phù du sớm sanh tối chết, hoa sớm nở tối tàn đó là ngắn, còn dài thì sự hình thành và biến mất của một quốc gia, một nền văn minh, hoặc vô cùng dài lâu như sự hình thành và biến mất của một hành tinh, một vũ trụ…

 Về tâm ý thì sự thay đổi còn nhanh không thể tưởng, một sát na có đến chín mươi cái niệm sanh diệt, thất tình lục dục trong tâm biến đổi không ngừng, nó chịu sự tác động từ bên ngoài, chấp chặt vào: sắc , thanh, hương, vị xúc, pháp; gắn kết với: tài, sắc, danh, thực, thùy. Vì thế mà cái tâm (vọng) luôn loạn động, đổi thay, sớm yêu chiều ghét, hờn, giận, mừng, vui, chán… nay nắng mai mưa.  Mọi vật, mọi việc vô thường, thế gian vô thường, vì thế mà nhà phật dạy chúng ta phải nhìn nhận cho rõ và buông bỏ để mà sống trong an lạc.

 Vô thường tác động lên con người và hành động của con người laị làm gia tốc cho sự vô thường thêm nhanh hơn, sự biến đổi sanh diệt còn khốc liệt hơn, tỷ như ngaỳ xưa người ta khai phá một khu rừng thì phải mất nhiều tháng năm nhưng ngày nay với công cụ hiện đại thì chỉ cần một vài ngày là ủi sạch. Ngày xưa chiến trận với vũ khí thô sơ thì thời gian tính bằng tháng năm, ngày nay với vũ khí hiện đaị: hoả tiễn, bom hạt nhân, vũ khí laze, vũ khí hoá học… thì có thể kết thúc nhanh trong vài ngaỳ hoặc tuần. Con nguời trong thế giới hiện đaị đang đối mặt với tốc độ biến đổi chuyển dịch của vô thường rất nhanh chóng. Cơn dịch do virus Corona hiện nay là một minh chứng rõ ràng cho thấy tốc độ nhậm lẹ của biến thiên vô thường. Những cơn dịch trong quá khứ của loài người, tốc độ lây lan chậm và hạn chế trong phạm vi nhất định. Cơn dịch Corona virus ngày hôm nay thì lây lan nhanh chóng và lan truyền trên toàn thế giới. Việc lây lan nhanh và rộng khắp cũng bởi văn minh của con người, máy bay, tàu thuyền, xe…( âu cũng là mặt trái của toàn cầu hoá vậy)

 Cơn dịch đang gây ra hậu quả nặng nề, hàng trăm ngàn người mắc bệnh, hàng chục ngàn người chết, kinh tế đình đốn, giao dịch và mọi hoạt động xã hội ngưng trệ, con người hoang mang lo sợ…Liệu người Phật tử có học được bài học gì chăng? Hay có áp dụng được chút ít sở học vào cuộc sống hiện tại chăng?

 Cơn dịch Corona này đã chứng minh cho mọi người thấy rõ tính chất khổ, không, vô thường, vô ngã. Đây là những pháp ấn mà nhà Phật vẫn thường nói đến.

 Thế gian này là một thế giới khổ, ba khổ ( khổ khổ, hoại khổ, hành khổ), tám khổ ( sanh, lão, bệnh, tử, cầu bất đắc, oán tắng hội, ái biệt ly, ngũ ấm xí thạnh). Ba khổ, tám khổ là căn bản còn chia nhỏ thì thì vô số khổ. Trong cơn dịch bệnh này thì mắc bệnh hay không mắc đều khổ cả (đau đớn, chết chóc, mất việc, mất tiền, phong toả, hoang mang lo sợ…) khổ cả thân lẫn tâm. Thế giới này là thế giới khổ, Sa – Bà là kham nhẫn là khổ, là chịu đựng kia mà. Còn về chữ không, ở đây không phải là không có gì, là trống trơn mà là không thật có. Con người cho đến muôn loài và vật chất đều là duyên hợp mà sanh ra, duyên tan thì hoại đi chứ hoàn toàn không thật có. Con ngườivạn vật đầu cấu thành từ đất, nước, gió, lửa, không đaị nhưng con người còn có thêm thức đaị. Nhân duyên đủ thì tụ thành, hết duyên thì tan rã. Nhà phật vẫn bảo: “ Như mộng huyễn, như bào ảnh, như lộ, như điện” là thế! có đó nhưng không thật có. Vô thường, như đã nói ở trên, con ngườivạn vật thay đổi, sanh diệt liên miên trong từng phút giây. Giờ đây dịch bệnh còn làm cho tốc độ sanh diệt, thay đổi nhanh hơn nữa. Vô thường chẳng chừa ai, chẳng phân biệt ai: trí-ngu, sang-hèn, giàu-nghèo, quan-dân…Vô ngã, thật sự không có cái “ngã” độc lập, tất cả chỉ là các duyên hoà hợp mà sanh ra, chỉ là sự tập hợp của điều kiện cần và đủ, ví như một ngôi nhà, ấy là sự kết hợp của: gạch, gỗ, sắt, xi măng, công thợ…Rồi mỗi món đó laị là sự kết hợp của những nguyên tố khác, khi tất cả hợp laị thành một vật mà ta tạm cho tên là “ cái nhà”, một khi hết duyên thì “ cái nhà” laị rã rời thành từng món và mỗi món đó laị tan rã ra thành những nguyên tố khác nhau. Thật tế không thể tìm thấy một cái  độc lập gọi là nhà.

 Cơn dịch Corona hôm nay cũng cho thấy cái thân mình quả thật mong manh yếu ớt lắm, con virus nhỏ bé đến độ không thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng quật ngã con người, giết chết hàng vạn người như chơi. Thân người là tập hợp của máu, mủ, thịt, da… bề ngoài trông đẹp đẽ vậy nhưng bên trong chứa toàn chất hôi thối, tanh tưởi. Thân người chẳng tịnh chút nào, nó như con dao, nếu biết dùng thì tạo phước và thăng tiến còn ngược laị thì tạo nghiệp xấu và đoạ. Thọ là khổ, bình thường đã khổ vì mưu sinh, vì hệ lụy những mối ràng buộc, vì bao nhiêu thứ khác, nay dịch bệnh thì khổ thêm. Tuy cuộc sống cũng có Cái vui nhưng rồi vẫn đi đến khổ ( hành khổ)  và vô thường biến hoại thì dĩ nhiên là khổ. Tâm vô thường, thân vốn không thật thì tâm sao thật được! nó là vọng tâm lẫy lừng với thất tình lục dục, nó thay đổi không ngừng khi yêu khi ghét, lúc thương lúc giận….Vô ngã, điều ấy đã thấy như ví dụ cái gọi là “cái nhà”, muôn pháp đều vô ngã, không có cái gì để gọi là cái “ngã”, cái độc lập cả. Trong cơn dịch bệnh này, ta thấy dù là vật chất ( sắc) hay tâm ý ( danh) cũng đều không có một cái ngã độc lập, tất cả chỉ là duyên sanh mà thôi. Thân vốn là tứ đaị, không đaị và thức đaị mà hình thành, con virus giết chết cái thân, thì thân laị trở về với đất nước gió lửa. cái tâm gá ở cái thân thì như làn sóng điện, sẽ duyên vào một cảnh giới cao hơn hay sa vào cảnh giới thấp hơn ( tùy theo phước đức, tùy theo cái nghiệp thiện -ác mà khi cái thân còn sống đã tạo ). Nhà Phật gọi là thần thức, không phải là linh hồn bất biến, vĩnh viễn như các tôn giáo khác vẫn quan niệm như thế! ở bài viết này bút giả chỉ khái quát sơ sơ chứ không dám nói sâu hơn vì cũng chẳng đủ khả năng để nói thêm.

 Cơn dịch Corona virus thật sự nguy hiểm, nhưng người Phật tử hiểu và áp dụng sở học của  mình vào đời sống thì sẽ không đến nỗi sợ sệt hoang mang. Dịch bệnh là kiếp nạn, là nghiệp chung của con người, muốn hay không muốn, tội hay vô tội đều phải chịu chung vậy: bệnh tật, chết chóc, phong toả! Sanh tửlẽ thường, chết là chắc chắn, không sớm thì muộn, không lúc này cũng lúc khác, không lý do này cũng lý do khác… không ai có thể thoát chết, vì vậy mà cứ bình thản sống ( có hoảng sợ, hoảng loạn cũng không thoát chết, thậm chí có thể chết nhanh hơn). Một mặt tuân theo các chỉ dẫn của cơ quan y tế phòng ngừa dịch bệnh, mặt khác áp dụng ngay những sở học vào cuộc sống, biến pháp học thành pháp hành. Chắc cũng có không ít người cho rằng Phật giáo sao bi quan, toàn nói vô thường, khổ, vô ngã, chết… Chẳng có gì bi quan cả! biết rõ, nhìn nhận chân để mà khỏi bi quan, để sống bình thản. Ví như có người sợ ma, lúc trời chạng vạng mờ mịt nhìn gà hoá cuốc, nhìn vật hoá ma. Giờ có ánh dương soi rọi, mọi vật rõ ràng thì không còn sợ ma nữa.

 Ôn dịch nguy hiểm nhưng thế giới hôm nay các nguồn thông tin hỗ trợ mạnh mẽ mối nguy đó làm cho con người càng thêm hoang mang. Nếu ở các nước độc tài thì bưng bít, che dấubóp méo sự thật làm cho người dân không biết rõ sự thật. Ở các nước tự do thì truyền thông và mạng xã hội quá nhiều nhiễu loạn làm cho người dân cũng hoang mang không biết đâu mà lần, quá nhiều tin giả, tin xấu, tin lập đi lập laị…tác động mạnh vào tâm ý người dân, dịch bệnh đã khổ mà thêm hoang mang lo sợ nữa! thậm chí có vô số tin vô thưởng vô phạt nhưng nó làm dậy sóng tâm lý đám đông, gây thêm rối rắm trong lúc cơn dịch hoành hành. Bưng bít hay nhiễu loạn đều là hai thái cực thái quá, từ đây ta laị thấy thêm một điều nữa: Trung đạo, con đườngThế Tôn đã chỉ dạy, tránh cả hai thái cực!

 Cuộc sống hôm nay, cơn dịch bệnh này là điều không thể tránh khỏi, vậy thì ta cứ bình thản sống, làm tốt nhất trách vụ một con người trong cộng đồng, trách vụ một Phật tử. Giả sử vạn nhất bất đắc dĩ mà mình chịu chung nghiệp với những người không may mắn thì mình vẫn có thể hy vọng và biết đâu đó là: “ Một ngày chung cuộc bốn bề hoa bay”- thơ TLTP

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành,
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 30)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 47)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 76)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là
(View: 118)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 125)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 188)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 184)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 166)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 177)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 173)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 349)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 218)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 238)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 231)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 258)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 228)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 253)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 314)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 432)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 325)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 324)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 353)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 407)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 330)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 388)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 467)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 579)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1263)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 504)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 695)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 437)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 424)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 441)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 452)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 449)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 457)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 464)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 459)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 452)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 447)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 454)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 494)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 486)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 651)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 532)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 520)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 514)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 536)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 520)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 548)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant