Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Tỉnh rồi, mà đã giác chưa?

Thursday, April 23, 202013:24(View: 2824)
Tỉnh rồi, mà đã giác chưa?

TỈNH RỒI, MÀ ĐÃ GIÁC CHƯA?                                                                                                                                                                             TN Huệ Trân

 

 

         Dường như đường đê mỗi lúc mỗi hẹp! Lại quanh co nữa!

         Lạ thay, lẽ ra tới đây lữ khách đã phải nhìn thấy ngã ba, có cây đa cổ thụ, có bụi tre mạnh tông cao vút mướt xanh, dẫn vào thôn Phương Viên, làng Đan Phượng rồi chứ?

         Lữ khách tự nhủ “Lâu qúa, không được về thăm quê nội nên cảnh trí đổi khác chăng? Cố lên! Ráng thêm chút nữa sẽ thấy đường rẽ vào làng mà!”

         Nhưng mây đen bỗng từ đâu kéo tới, rồi nước sông dâng cao, dâng cao… ….Nước từ sông Hồng cuồn cuộn dâng cao, như rượt đuổi bước chân siêu vẹo của kẻ phương xa, tìm về thăm quê cũ … Rồi, ầm! ầm! Mưa bão trút xuống cùng lúc với bờ đê mong manh vỡ tan, sụp đổ … Lữ khách nghe tự đáy lòng mình bật lên hai tiếng thảm thiết “Mẹ ơi!”

 

         Hành giả mở choàng mắt!

         Thì ra chỉ là giấc mơ!

         Đêm qua, sau thời tọa thiền, tuy đã khuya lắm, nhưng cảm thấy chưa muốn rời bồ đoàn nên hành giả cứ ngồi đó, lặng thinh trong bóng đêm, không suy nghĩ gì, không mong chờ gì. Chỉ là ngồi yên. Và thiếp vào cơn mộng!

 

         May quá! Chỉ là mộng!

         Hành giả chợt bật cười vì cảm giác may mắn, mừng rỡ khi biết cảnh bão giông, đê vỡ không thật, chỉ là trong giấc mộng.    

         Nhưng sao ta vẫn còn mừng vui vì thoát cảnh hiểm nguy, dù lúc này ta đã tỉnh, đã biết chắc cảnh đó chỉ ở trong giấc mộng, khi ta thiếp ngủ! Cảnh hiểm nguy vừa qua không thật!

         Dường như không phải chỉ đôi ba lần mà có lẽ rất nhiều, rất nhiều lần, nhân gian đã mừng, buồn, sợ, tiếc, khóc, cười …v…v… với những cảnh trong mộng, sau khi đã tỉnh giấc! Ta để cảm thọ dắt đi, như ta vừa trải qua những cảnh thật.

         Hành giả cũng không ngoại lệ, nhưng phút giây này, sát na này, bỗng từ đâu lóe lên ánh chớp khi hành giả ngẩn ngơ tự hỏi “Sao ta lại mừng vì thoát hiểm những cảnh không thật? Ta đang tỉnh đây mà! Ta biết chắc, những cảnh vừa qua chỉ là trong mơ. Vậy, ta TỈNH rồi, mà đã GIÁC chưa?”

    

         Hành giả đứng dậy, ra bếp nấu nước, pha một ấm trà.

         Hương sen thoang thoảng không gian tịnh thất, nhẹ nhàng khẽ vén tấm màn vô minh, chuyển tải giòng âm thanh trầm hùng:

         “Nhất thiết hữu vi pháp

         Như mộng huyễn bào ảnh

         Như lộ diệc như điện

         Ưng tác như thị quán”

         Đó là bài kệ cô đọng tư tưởng Kinh Kim Cang: huyễn, mộng, bào, ảnh mà Ôn Già Lam đã dùng thể thơ lục bát khi Việt dịch Tôn Kinh:

         “Tất cả những pháp hữu vi

         Khác nào mộng huyễn, khác gì điện, sương

         Như bóng nước, như ảnh tượng

Xét suy như thế cho thường, chớ quên”

Hơn hai mươi sáu thế kỷ, chúng sanh đã thọ nhận biết bao lời kinh, tiếng kệ, nhưng nghe và thấu hiểu để thấy được bản tâm dường như là hai việc song song. Những đường song song thì bao giờ mới gặp nhau!

Hành giả rót thêm trà vào tách. Mới đây, tách trà nóng và đầy, giờ đã nguội và vơi. Chỉ một sự vô cùng đơn giản trước mắt, nhưng nếu quan tâm quán xét cũng có thể nhắc nhở ta, lời Phật dạy về Lẽ Vô Thường. Cái gì hiện hữu, cái đó rồi sẽ mất đi. Sinh rồi phải tử, trẻ rồi phải già, nở rồi phải tàn, khỏe rồi phải yếu …. 

Sự thật hiển nhiên, ai cũng thấy, ai cũng biết, nhưng lạ thay, nhân gian vẫn thường lẩn tránh sự thật đó, cứ tự cho Vô Thường là Thường, Khổ là Lạc, Vô Ngã là Ngã, Bất Tịnh là Tịnh, nên sân-khấu-đời mới chưa từng ngưng tiếp diễn những tuồng tích không cần soạn giả, bởi mỗi cá nhân luôn tự soạn, tự diễn những gì tưởng là mới, mà thực ra đã diễn hôm qua, tuần trước, tháng trước, năm trước… Chúng sanh luân hồi trong từng sát na. Mỗi ước muốn là nảy sinh tham vọng, và khi tham vọng đã khởi là như sức hút của nam châm khiến ta lao vào vòng xoáy của Thành, Trụ, Hoại, Diệt.                 

    Trước phút nhập Niết Bàn, Đức Phật nhắc nhở các đệ tử, lời Ngài đã từng dạy:

“Các hành vô-thường

Là pháp sinh-diệt

Diệt sinh-diệt rồi

Tịch-diệt là vui”

Phải chấm dứt được cái sinh-diệt này mới đạt tới tịch-diệt. Phải làm sao thâm nhập lẽ vô thường để Tri và Hành hợp nhất mới mong dứt khổ. Phải làm sao để mắt không vướng sắc, tai không vướng âm thanh, mũi không vướng hương, lưỡi không vướng vị, thân không vướng cảm giác xúc chạm, ý không vướng mông lung để thực sự sống phút giây hiện tại trong chánh niệm, để lục căn đối trước lục trần chỉ là Như-Thị, là như thế thôi, không vướng mắc

Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói “Điều làm tôi ngạc nhiên nhất ở con người. là hầu như suốt cuộc đời, con người miệt mài dồn hết sức lực, tâm lực để có thật nhiều tiền bạc danh vọng, cho đến khi sức tàn, tâm tận thì lại cố gom hết tiền bạc, danh vọng, mong có được sức khỏe, tâm an! Nhiều người sống mà không nghĩ là mình sẽ chết, cho đến khi sắp chết mới nhận ra là mình chưa hề sống!”

 

Điều đó khác chi sống trong mộng, với những thành, trụ, hoại, diệt không thật trong giấc mộng? Nhưng khi đã tỉnh mộng, nói nôm na là đã tỉnh ngủ, đang đi, đứng, nằm, ngồi đây mà vẫn vui, buồn, sướng, khổ với những cảnh huống biết là không thật, là sẽ biến diệt. Điều này mới lạ thay!!!

Thoảng hoặc, trên tiến trình thành, trụ, hoại, diệt, chợt có những đột biến có thể giúp con người bừng tỉnh, nhìn ra lẽ vô thườngquán chiếu lại tự thân.

Chẳng hạn đại nạn bệnh dịch Corona đang bất ngờ hoành hành khắp năm châu bốn biển. Con vi khuẩn này không kỳ thị mầu da, sắc tộc nào. Nó ập tới, tràn vào khắp nơi, khắp chốn, từ dinh thự nguy nga tới quê nghèo dột nát, từ đô thị náo nhiệt tới thôn xóm đìu hiu. Người giầu, kẻ nghèo, không trở tay kịp, thoắt chốc buông xuôi, tắt thở, thoắt chốc tiền rừng bạc biển không đổi được một hơi thở điều hòa, thoắt chốc không còn khoảng cách giữa quyền cao chức trọng và rách rưới bần cùng!

 

Thời còn tại thế, có lần Đức Phật thuyết cho vua Pasenadi nghe về bốn ngọn núi bao quanh. Đức Phật hỏi vua “Nếu trong cùng một lúc, quân lính ở bốn cửa thành cùng chạy về cấp báo rằng có bốn ngọn núi vĩ đại từ bốn phía đang lừng lững tiến về kinh đô và càn quét mọi thứ khi núi đi qua. Nghe tin dữ đó thì Bệ Hạ sẽ làm gì?”

 Sau một thoáng ngỡ ngàng, nhà vua thành thật thưa rằng “Bạch Đức Thế Tôn, con sẽ sống thật xứng đáng với thời gian còn lại trước mặt”

Nghe thế, Đức Phật mỉm cười từ ái mà bảo “Bốn ngọn núi đó chính là Sinh, Lão, Bệnh, Tử đấy. Tuy mọi người đều biết không ai qua khỏi cái chết nhưng vẫn không ngừng thù hận, giẫm đạp lên nhau để thỏa mãn cái mình muốn, dù biết cái chết không hẹn nhưng sẽ đến và khi nó đến, không ai mang theo được gì!”

 

Đại nạn dịch bệnh đang giúp nhân loại nhìn thấy Lẽ Vô Thường. Nhìn thấy và chấp nhận sự thật chứ không phải chỉ là nghe qua lý thuyết nên nơi nơi, tâm chúng sanh đang chuyển hóa để “Sống xứng đáng với thời gian còn lại trước mặt” chăng? 

Trước đại nạn này, những người ở tuyến đầu hiểm nguy, Đã và Đang là những Bồ Tát, vì ngành Y, ngành Dược họ chọn là phát nguyện cứu người thoát bệnh, thoát khổ. Hơn bao giờ hết, các Bác Sỹ, các Y Tá, các Dược Sỹ, các nhân viên y tế cấp cứu  … đang thể hiện lời hứa lúc nhận bằng cấp khi ra trường. Họ đang hàng ngày tiến vào những khu vực hiểm nguy mà tử thần đang bủa vây, rình rập. Họ cũng có gia đình, có những người thân yêu hồi hộp chờ đợi họ an toàn trở về để được thấy nhau trong bữa cơm tối. Ôi, xin chắp tay trước những Bồ Tát hiện đời!    

Nhưng còn quần chúng bình thường ngoài kia, điều gì khiến từng nhóm thanh nữ gọi nhau, tự bỏ tiền túi đi mua vải rồi tìm chủ nhân những shop may đang đóng cửa vì nạn dịch, để xin được đến shop, may khẩu trang tiếp cứu các bệnh viện, các khu dưỡng lão?

Điều gì khiến các nhóm thanh niên tình nguyện đi chợ giúp người già, giúp chở đi bác sỹ, đi mua thuốc, đến bệnh viện?

Điều gì khiến một thiếu nữ trẻ, làm thâu ngân trong siêu thị ở thành phố Georgetown, khi thấy một cụ ông đếm mãi vẫn không có đủ số tiền mua thực phẩm mà máy tính tiền vừa hiện lên, cô đã thân ái mỉm cười “Đủ rồi cụ ơi, phần sai biệt siêu thị sẽ tặng trong mùa dịch này mà!” Nhưng sự thật chính là cô đã bỏ tiền túi vào, để khi kiểm tiền không thiếu hụt!

Điều gì khiến cậu bé 7 tuổi về nhà, đập con heo đất, gom món tiền nhỏ đó, mua bánh kẹo rồi cùng mẹ trở lại viện dưỡng lão, nơi cậu vừa được mẹ cho vào thăm bà ngoại, và cậu đã nhìn thấy những ánh mắt buồn rầu của bao bà nội, bà ngoại xung quanh không được con cháu đến thăm? Khi có người phổ biến câu chuyện cảm động này trên mạng thì đã có không ít các cô bé, cậu bé khác đang làm theo! Ôi, những Thiên Thần bé nhỏ mà Phật Tánh đã rạng ngời!

Điếu gì khiến một người giầu có ẩn danh, ở thành phố Earlham, Iowa (NV)  đã đặt mua loại Thẻ Quà Tặng tại các doanh nghiệp địa phương trong tỉnh rồi gửi tới địa chỉ từng nhà dân tại thị trấn Earlham? Mỗi thẻ quà tặng trị giá 150 USD. Với dân số trong thị trấn là 549 người thì số tiền hiến tặng đã lên tới $82,350 USD. Quà tặng bất ngờ này đã thực tế giúp các doanh nghiệp đang ế ẩm vì luật cách ly, chứ không chỉ giúp dân cư trong tỉnh đang thiếu những nhu yếu cần thiết. Ôi, vi diệu thay tinh thần Ba-la-mật Tam-Luân-Không-Tịch!

Nói về tiền bạc, theo tin trên mạng, thì cũng có một ông nhà giầu khác, khi nhận kết qủa dương tính, nhiễm Covid-19, trong lúc quá hoảng sợ, qúa tuyệt vọng, ông đã đứng trên lầu cao, ném từng nắm tiền xuống cho người đứng dưới tranh nhau nhặt! Cũng quý thôi! Chỉ tiếc là Của Cho không bằng Cách Cho, nhưng ít nhất cũng thể hiện được ý nghĩa một câu ngạn ngữ “Khi cây xanh cuối cùng bị đốn, dòng sông cuối cùng bị nhiễm độc, con cá cuối cùng bị chết, ta mới biết rằng ta không thể ăn được những tờ giấy bạc vô nghĩa!”  

Ngoài tác hại cực kỳ tàn độc, con vi khuẩn vô hình nhưng cũng vô tình đem lại cơ hội cho con người gần nhau hơn, bớt ích kỷ, vị kỷ để chia sẻ và thương yêu nhau hơn; nên ngoài kia vẫn từng ngày, từng giờ cập nhật những vui buồn, những nước mắt và nụ cười từ bao tấm lòng Cho và Nhận. 

Của Cho không bằng Cách Cho

Ngã chấp, ngã sở, đắn đo làm gì!

Vô thường, đến đó rồi đi

Còn đó rồi mất, có chi vững vàng! 

Vui, buồn, hợp đó rồi tan

Xuôi tay, nhắm mắt, ai mang được gì

Sống tử tế với nhau đi!

Trực tâm thị đạo, ngay khi hiện tiền.

 

Tách trà đã cạn. Mặt trời vừa ló dạng phương đông.

Hành giả đứng lên, thay áo, đội nón, khẽ mở cửa, bước ra ngoài.

Hành giả đang tiến về hướng có shop may bỏ không. Giờ này ở đó, hành giả biết chắc đã có hai thanh nữ tới sớm, đang miệt mài may khẩu trang để trưa nay, nhân viên bệnh viện trong tỉnh sẽ tới nhận.

Người cho, không cần ai biết

Người nhận, dù chén cơm vơi

Hạnh bố-thí-ba-la-mật

Thăng hoa nghĩa đạo tuyệt vời!

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát Ma Ha Tát

 

TN Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất _ Xuân muộn, Canh Tý niên)

       

                    

Reader's Comment
Friday, April 24, 202000:17
Guest
Vọng tợ sương mù mộng ảnh động.
Cảnh duyên huyễn hữu sắc là không.
Ý này tâm tịnh liền khai ngộ.
Huệ nhật vô cùng hãy tập thông.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
)
(View: 16)
Để giúp người Phật tử có đời sống đạo hạnh, đức Thế Tôn đưa ra năm giới căn bản.
(View: 31)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(View: 22)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(View: 47)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(View: 63)
Chu Lợi Bàn Đặc và Ma Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(View: 63)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(View: 70)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 105)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 109)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 373)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 126)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 201)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(View: 205)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 148)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 251)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 194)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 365)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 271)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 261)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 233)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 343)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 402)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 329)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 286)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 318)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 321)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 350)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 333)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 368)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 378)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 422)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 482)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 459)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 606)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 441)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 426)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 390)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 542)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 467)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 358)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 379)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 363)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 349)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(View: 544)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(View: 340)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(View: 371)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(View: 317)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(View: 485)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(View: 442)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(View: 390)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều