Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Chân TâmVọng Tâm

20 Tháng Năm 202019:56(Xem: 5236)
Chân Tâm Và Vọng Tâm

CHÂN TÂMVỌNG TÂM


Thích Thắng Giải

CHÂN TÂM VÀ VỌNG TÂM 1

 

Như các phần trước đã nói, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt luôn tồn tại nơi mỗi con người chúng ta. Bởi con người sống với vọng tâm nên tạo ra dòng lưu chuyển sinh tử khổ đau của chúng sinh hữu tình với những quả báo sai biệt. Tất cả đều có nguồn gốc từ nhân duyên vọng tâm thiện ác. Chân tâm không sinh diệt chính là dòng hoàn diệt, cho nên giúp chấm dứt được khổ đau, sinh tử tạo thành quả báo cũng như các quốc độ thù thắng, vi diệu, bất khả tư nghì của các bậc hiền thánh. Như vậy, phàm phu là do sống với vọng tâm thiện ác vô thường, biến hoại, sinh diệt; với những ai sống hay an trú trong chân tâm rỗng lặng không sinh diệt thì trở nên là những bậc hiền thánh. Điều này là một chân lý.

Chúng ta biết rằng, các pháp hiện hữu cho dù đó là chúng sinh hữu tình hay vô tình thì mọi tồn tại hay chuyển biến đều không ra ngoài quy luật nhân - duyên - quả. Không có một sự vật vô tình hay hữu tình nào mà lại không được thiết lập bởi nhân duyên của chính nó. Chính vì vậy, chúng ta muốn có một quả báo thân người tốt đẹp thì phải thực tập năm pháp thiện (5 giới dành cho cư sĩ tại gia), muốn sinh vào các quốc độ của chư thiên trong Dục giới để cùng cộng trú thì phải thực tập 10 pháp thiện hay 40 pháp thiện thuần thục. Điều kiện để chúng sinh tái sinh vào các cõi sắc giớivô sắc giới thì phải tu tập để thâm nhập vào các tầng thiền định như sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, v.v.... Cho đến tu tập để đạt được các thánh quả giải thoát như sơ quả, nhị quả, tam quảtứ quả thì phải kiến đế, tức là lãnh hội được chân tâm không sinh diệt.

Thật vậy, chúng ta muốn đạt được quả báo, cũng như các quốc độ nào cho tương lai sau khi xả bỏ báo thân nơi cõi người này thì hãy tạo nghiệp nhân, rồi nương vào nghiệp nhân ấy để tu tập mới đạt được các thánh quả.

Trong kinh Trung A Hàm, kinh Si Tuệ Địa số 199, Đức Phật dạy về sự hạnh phúc, an vui của các cõi trời như sau:

Lại nữa, người trí kia hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh. Người ấy sau khi hành thân diệu hạnh, khẩu và ý diệu hạnh rồi, do nhân duyên đó, khi thân hoại mạng chung, tất đến thiện xứ, sanh lên cõi trời. Kẻ kia đã sanh lên đó rồi, cảm thọ quả báo lành, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn khả lạc, khả ý khả niệm. Nếu ai nghĩ rằng: Nơi nào hoàn toàn khả ái, hoàn toàn khả lạc, khả ý khả niệm nơi đó được nói là thiện xứ. Vì sao? Vì chốn lành kia, hoàn toàn khả ái, hoàn toàn khả lạc, khả ý khả niệm.

Bấy giờ có một vị Tỳ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên phải chắp tay hướng về Phật mà bạch rằng:

Bạch Thế Tôn, thiện xứ là thế nào?

Thế Tôn đáp:

Này Tỳ-kheo, thiện xứ không thể nói hết được, nghĩa là nói về sự hoan lạc nơi thiện xứ, chỉ nói rằng thiện xứ chỉ có hoan lạc.

Tỳ-kheo lại hỏi:

Bạch Thế Tôn, xin Ngài có thể dùng ví dụ để dễ hiểu nghĩa ấy chăng?

Thế Tôn đáp:

Cũng có thể dùng ví dụ để làm rõ nghĩa ấy. Ví dụ Chuyển luân vương thành tựu bảy báu và bốn ý túc của loài người. Này Tỳ-kheo, ý ngươi nghĩ sao? Chuyển luân vương kia thành tựu đầy đủ bảy báubốn như ý túc của loài người thì nơi vua kia nhân đó thân tâmlãnh thọ hỷ lạc cùng cực chăng?

Tỳ-kheo đáp:

Bạch Thế Tôn, thành tựu được một như ý túc loài người còn lãnh thọ được hỷ lạc cùng cực, huống nữa là Chuyển luân vương thành tựu hết bảy báubốn như ý túc loài người, há chẳng phải là lãnh thọ hỷ lạc cùng cực đó sao?

Bấy giờ Thế Tôn tay cầm viên đá nhỏ bằng hạt đậu hỏi Tỳ-kheo:

Ngươi có thấy viên đá nhỏ bằng hạt đậu mà Ta cầm trong tay chăng?

Tỳ-kheo đáp:

Bạch Thế Tôn, có thấy.

Thế Tôn lại hỏi:

Này Tỳ-kheo, ý ông nghĩ sao? Viên đá nhỏ như hạt đậu mà ta cầm đây đem so với Tuyết sơn vương cái nào lớn hơn?

Tỳ-kheo đáp:

Bạch Thế Tôn, viên đá nhỏ như hạt đậu mà Thế Tôn cầm đó đem so với Tuyết sơn vương thật quá nhỏ, nhỏ gấp trăm gấp ngàn, gấp vạn lần không thể so sánh kịp, không thể tính toán, không thể so sánh được, chỉ nói là Tuyết sơn vương rất lớn, quá lớn thôi.

Thế Tôn lại bảo:

Này Tỳ-kheo, nếu viên đá nhỏ như hạt đậu mà Ta cầm đây đem so với Tuyết sơn vương, nó thật quá nhỏ, quá nhỏ, nhỏ gấp trăm gấp ngàn, gấp vạn lần, trọn không thể so sánh kịp, không thể tính toán, không thể ví dụ được, chỉ nói là Tuyết sơn vương rất lớn, quá lớn thôi. Cũng vậy, này Tỳ-kheo, nếu Chuyển luân vương đã thành tựu đầy đủ và bốn như ý túc, nơi vua kia thân tâm cảm thọ hỷ lạc cùng cực, nếu đem so sánh với hỷ lạccõi trời, nó thật quá nhỏ, nhỏ gấp trăm, gấp ngàn vạn lần, không thể so sánh, không thể tính toán, không thể ví dụ được. Nghĩa là hoan lạc nơi thiện xứ, chỉ hoàn toàn hoan lạc thôi.

Này Tỳ-kheo, thế nào là sự hoan lạc nơi thiện xứ?

Có thiện thiện xứ gọi là lục xúc, nếu chúng sanh sanh vào trong đó, khi đã sanh đến đó rồi, hoặc sắc được thấy bởi sắc, mắt, khả hỷ, khả ý, khả niệm, ý nhuần ái, ý thiện lạc, thì đó là thiện xứ. Thanh được nghe nơi tai, hương được ngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, sự xúc chạm nơi thân, pháp được biết bởi ý; khả hỷ, khả lạc, khả ý, khả niệm, ý nhuần ái thì đó là nhuần ái, ý thiện lạc, thì đó là thiện lạc. Như vậy gọi là sự hoan lạcthiện xứ.

 

Trong kinh Trung A Hàm, kinh Anh Vũ số 170, Đức Phật lại dạy về sự sai biệt nghiệp nhân để dẫn đến sự sai biệt về quả báo như sau:

Bạch Cù-Đàm, do nhân gì, do duyên gì, chúng sanh kia đều thọ thân người mà có người cao kẻ thấp, có người đẹp kẻ xấu. Vì sao vậy? Bạch Cù-Đàm, tôi thấy có kẻ sống lâu, người chết yểu; có kẻ nhiều bệnh, người ít bệnh; lại thấy có kẻ thân hình đoan chánh, có người không đoan chánh; lại thấy có kẻ có oai đức, người không oai đức; lại thấy có kẻ sanh nhằm dòng dõi tôn quý, có người sanh nhằm dòng dõi ti tiện; lại thấy có kẻ giàu có, có người nghèo hèn; lại thấy có kẻ thiện trí, có người ác trí.

Đức Thế Tôn trả lời:

Chúng sanh kia do nơi hành nghiệp của chính mình, nhân bởi nghiệp mà thọ báo, duyên vào nghiệp, y nơi nghiệp, tùy theo nơi nghiệp xứ có cao thấp mà chúng sanhtốt đẹp hay không tốt đẹp

Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử bạch Thế Tôn rằng:

Sa-môn Cù-Đàm nói vắn tắt quá, không phân biệt một cách rộng rãi, tôi không thể hiểu hết được. Mong Sa-môn Cù-Đàm nói một cách rộng rãi cho tôi nghe để tôi được hiểu rõ ý nghĩa.

Đức Thế Tôn bảo:

Này Ma-nạp, hãy nghe kỹ và suy nghĩ kỹ. Ta sẽ phân biệt một cách rộng rãi cho ông nghe.

Anh Vũ Ma-nạp Đô-đề Tử bạch:

Kính vâng, tôi xin vâng lời lắng nghe.

Đức Phật nói:

Này Ma-nạp, do nhân gì, do duyên gì mà kẻ nam hay người nữ thọ mạng rất ngắn ngủi?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào sát sanh, hung dữ, cực ác, uống máu, ý nghĩ ác hại, không có tâm từ bi đối với tất cả chúng sanh, cho đến các loài côn trùng. Người ấy lãnh thọ nghiệp này, tạo tác đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung, chắc chắn đi đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục rồi, lại sanh vào nhân gian, tuổi thọ rất ngắn ngủi.

Vì sao vậy? Con đường này đưa đến nhận lãnh sự đoản thọ, nghĩa là kẻ nam hay người nữ sát sanh, hung dữ, cực ác, uống máu. Này Ma-nạp, nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhơn gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ thọ mạng rất dài?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào xa lìa nghiệp sát, đoạn tuyệt nghiệp sát, bỏ hẳn dao gậy, có tâm tàm, có tâm quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả cho đến loài côn trùng. Người ấy thọ nghiệp này, tạo tác nghiệp ấy đầy đủ rồi đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếpcõi trời, lại sanh vào nhân gian, thọ mạng rất dài.

Vì sao vậy? Con đường này đưa đến nhận lãnh sự trường thọ, nghĩa là kẻ nam hay người nữ xa lìa nghiệp sát, đoạn tuyệt nghiệp sát. Này Ma-nạp, nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ đa phần có tật bệnh?

 Nếu có kẻ nam hay người nữ nhiễu hại chúng sanh; người ấy hoặc nắm tay, hoặc dùng cây đá, hoặc dùng dao gậy nhiễu hại chúng sanh. Người ấy thọ nghiệp này, tạo thành nghiệp ấy đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, chịu nhiều tật bệnh.

Vì sao vậy? Con đường này đưa đến chỗ chịu nhiều bệnh, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào nhiễu hại chúng sanh. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ không có tật bệnh?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không nhiễu hại chúng sanh, người ấy không dùng tay nắm, không dùng cây đá, không dùng dao gậy nhiễu hại chúng sanh. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành nghiệp ấy đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếpcõi trời rồi, lại sanh vào nhân gian, không có tật bệnh.

Vì sao vậy? Con đường này đưa đến hưởng thọ không tật bệnh, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào nhiễu hại chúng sanh. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có thân hình không đoan chánh?

Nếu có kẻ nam hay người nữ mà tánh nóng nảy, hay bực dọc, vừa nghe chút ít đã nổi cơn giận dữ, nổi ganh ghét mà sanh lo buồn, nổi thịnh nộ tranh chấp. Người ấy thọ lấy nghiệp này, tạo tác đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, hình thể không đoan chánh.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo hình thể không đoan chánh, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào tánh nóng nảy, hay bực dọc. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có thân hình đoan chánh?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào tánh không nóng nảy, không hay bực dọc, người ấy nghe lời nói êm ái hay thô bỉ cục cằn không nổi cơn giận dữ, không ganh ghét sanh ra buồn rầu, không nổi thịnh nộ tranh chấp. Người ấy thọ nghiệp, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếpcõi trời lại sanh vào nhân gian, hình thể đoan chánh.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo hình thể đoan chánh, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào tánh không nóng nảy, không nhiều bực dọc. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ không có oai đức?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào bên trong ôm lòng tật đố; người ấy thấy kẻ khác được cung kính, cúng dường liền sanh lòng tật đố; nếu thấy kẻ khác có của thì muốn làm sao của ấy được về mình. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục rồi, lại sanh vào trong nhân gian, không có oai đức.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo không có oai đức, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào bên trong ôm lòng tật đố. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có oai đức lớn?

Nếu có kẻ nam hay người nữ không ôm lòng tật đố, người ấy thấy kẻ khác được cung kính cúng dường không sanh lòng tật đố. Nếu thấy kẻ khác có của, không có lòng ham muốn của ấy được về ta. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếpcõi trời rồi, lại sanh vào nhân gian, có oai đức lớn.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báooai đức, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào không ôm lòng tật đố. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ sanh vào dòng dõi ti tiện?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào kiêu ngạo, ngã mạn, người đáng cung kính thì không cung kính, đáng tôn trọng thì không tôn trọng, đáng quý thì không quý, đáng phụng thờ thì không phụng thờ, đáng cúng dường thì không cúng dường, đáng nhường lối thì không nhường lối, đáng nhường chỗ ngồi thì không nhường chỗ ngồi, đáng chấp tay hướng về lễ bái, thăm hỏi thì không chấp tay hướng về lễ bái, thăm hỏi. Người ấy thọ nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, sanh nhằm dòng dõi ti tiện.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo sanh nhằm dòng dõi ti tiện, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào kiêu ngạo, đại mạn.  Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ sanh nhằm dòng dõi tôn quý?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không có lòng kiêu ngạo, đại mạn, người đáng cung kính thì cung kính, đáng tôn trọng thì tôn trọng, đáng quý thì quý, đáng phụng thờ thì phụng thờ, đáng cúng dường thì cúng dường, đáng nhường lối thì nhường lối, đáng nhường chỗ thì nhường chỗ, đáng chấp tay hướng về lễ bái, thăm hỏi thì chấp tay hướng về lễ bái, thăm hỏi. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếpcõi trời, lại sanh vào nhân gian nhằm dòng dõi tôn quý.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo sanh nhằm dòng dõi tôn quý, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào không kiêu ngạo, đại mạn. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ không có của cải?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không làm thí chủ, không thực hành bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, cho kẻ nghèo cùng đơn độc ở xa đến xin những thứ như đồ ăn, thức uống, quần áo, mền, vòng hoa, hương thoa, nhà cửa, giường chõng, đèn dầu và sai dịch. Người ấy tạo nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, không có của cải.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo không có của cải, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào không biết làm người thí chủ, không thực hành bố thí.  Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có nhiều của cải?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào biết làm người thí chủ, biết thực hành bố thí. Người ấy bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn và kẻ nghèo cùng, cô độc từ xa tới xin những thứ như đồ ăn, thức uống, áo quần, mền, vòng hoa, hương thoa, nhà cửa, giường chõng, đèn dầu và sai dịch. Người ấy thọ nhận nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời. Mãn kiếpcõi trời, lại sanh vào nhân gian, có nhiều của cải.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo có nhiều của cải, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào làm người chủ bố thí, biết thực hành hạnh bố thí. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có trí tuệ kém cỏi?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào không thường đến nơi kia hỏi việc. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn danh đức, người ấy không thường đến nơi đó hỏi đạo nghĩa rằng: Thưa Chư Tôn, thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là tội, thế nào là không tội? Thế nào là vi diệu, thế nào là không vi diệu? Thế nào là trắng? thế nào là đen? Trắng đen từ đâu sanh ra? Ý nghĩa của quả báo hiện tại như thế nào? Ý nghĩa của quả báo vị lai như thế nào? Ý nghĩa quả báo hậu thế là người hay bố thí như thế nào?

Giả sử có hỏi nhưng không chịu thực hành. Người ấy thọ nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn đưa đến chỗ ác, sanh vào trong địa ngục. Mãn kiếp địa ngục, lại sanh vào nhân gian, có trí tuệ kém cỏi.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báo trí tuệ kém cỏi, nghĩa là kẻ nam hay người nữ ấy không có thường đến nơi kia hỏi việc. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Này Ma-nạp, do nhân gì, duyên gì mà kẻ nam hay người nữ có trí tuệ tốt đẹp?

Nếu có kẻ nam hay người nữ nào thường hay đến nơi kia hỏi việc. Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn danh đức, người ấy thường đến nơi ấy mà hỏi đạo nghĩa rằng: Thưa Chư Tôn, thế nào là nghiệp thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là tội? Thế nào là không tội? Thế nào là vi diệu, thế nào là không vi diệu? Thế nào là trắng? Thế nào là đen? Trắng và đen từ đâu sanh ra? Ý nghĩa của quả báo hiện tại là thế nào? Ý nghĩa của quả báo vị lai là thế nào? Ý nghĩa quả báo hậu thế như thế nào? Hỏi xong lại thường thực hành. Người ấy thọ nghiệp này, tác thành đầy đủ rồi, đến khi thân hoại mạng chung chắc chắn tiến lên chỗ lành, sanh vào trong cõi trời, mãn kiếp ở cõi trời, lại sanh vào nhân gian, có trí tuệ tốt đẹp.

Vì sao vậy? Vì con đường này đưa đến thọ báotrí tuệ tốt đẹp, nghĩa là kẻ nam hay người nữ nào thường hay đến nơi kia hỏi việc. Ma-nạp nên biết, nghiệp này có quả báo như vậy.

Ma-nạp nên biết, tạo tác nghiệp tương xứng với đoản thọ, tất chịu đoản thọ. Tạo nghiệp tương xứng với trường thọ, tất được trường thọ. Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều tật bệnh, tất phải chịu nhiều tật bệnh. Tạo ác nghiệp tương xứng với ít tật bệnh, tất được ít tật bệnh. Tạo tác nghiệp tương xứng với sự không đoan chánh, tất phải thọ sự không đoan chánh. Tạo tác nghiệp tương xứng với đoan chánh, tất được đoan chánh. Tạo tác nghiệp tương xứng với không oai đức, tất phải chịu không oai đức. Tạo tác nghiệp tương xứng với oai đức, tất được oai đức. Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi ti tiện, tất phải sanh nhằm dòng dõi ti tiện. Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi tôn quý, tất được sanh vào dòng dõi tôn quý. Tạo tác nghiệp tương xứng với không của cải, tất bị không của cải. Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều của cải, tất được nhiều của cải. Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ kém cỏi, tất bị trí tuệ kém cỏi. Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ tốt đẹp, tất được trí tuệ tốt đẹp.

Này Ma-nạp, đó là những điều Ta đã nói từ trước rằng: Chúng sanh do hành nghiệp của chính mình, do nghiệp mà thọ báo, duyên nơi nghiệp, tùy theo nghiệp xứ cao thấp mà chúng sanhtốt đẹp hay không tốt đẹp.

 

Vọng tâm sinh diệt chính là nhân duyên để tạo thành quả báo khổ đau sinh tử. Vọng tâm thiện ác đó chính là khổ đếtập đế. Đây cũng là dòng lưu chuyển sinh tử trong pháp nhân duyên được bắt đầu từ chi vô minh cho đến chi lão tử.

Theo Duy Thức Học thì vọng tâm sinh diệt đó chính là tám thức thuộc về tâm vương và các tâm sở cùng tập khởi với chúng bao gồm cả thiện tâm sở và bất thiện tâm sở (51 tâm sở).

Vì khổ đau là vọng tâm sinh diệt, nên để điều phục, đoạn trừ nó thì điều kiện căn bản trước hết chúng ta cần phải thực tập các học giới đã được Đức Thế Tôn thiết lập. Khi thực tập các học giới ấy cũng chính là lúc các hành giả đang phát triển các thiện pháp. Thiện pháp đó chính là thiện nghiệp của thân và tâm. Nhờ thức A - Lại - Da (Thức thứ 8 - căn bản thức) lưu giữ các thiện pháp đó làm nhân duyên cho bảy chuyển thức hiện hành - Đó là thức thứ 7 (Mạt-na thức), thứ 6 (ý thức), nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thứcthân thức.

Khi bảy chuyển thức dựa vào các thiện pháp ở trong thức thứ tám làm nhân duyên để hiện hành thì sự vận hành của tâm ý, lời nói của miệng, hành động của thân mới là thiện nghiệp. Đây là nền tảng để chúng ta có nhiều niềm vui, an lànhhạnh phúc. Trái lại, nếu với tâm ý bất thiện, từ nhân duyên ấy mà dẫn sinh ra lời nói của miệng, hành động thuộc về thân đều là bất thiện. Kết quả là chúng ta sẽ gánh chịu khổ đau do mình gây ra và ảnh hưởng đến mọi người.

Chúng ta không dừng lại ở việc thực tập các thiện pháp như vậy. Bởi lẽ, chúng ta muốn điều phục, đoạn trừ vọng tâm bất thiện thì các tâm thiện hữu lậu phải được thuần thục để hướng đến thiện pháp vô lậu. Cho nên, chúng ta cần phải chọn một pháp môn để thực tậpứng dụng nó vào trong đời sống sinh hoạt thường nhật của mình.

Việc thực tập thuần thục pháp môn để thắp sáng lên ngọn đèn của chánh niệm, chánh định và chánh tuệ tức có chánh kiến. Đây là con đường điều phục, đoạn trừ vọng niệm bất thiện luôn tập khởi nơi tâm thức của mình.

Ở chương thứ nhất: “Pháp phương tiện và pháp vượt ngoài phương tiện”, người viết đã đề cập ý nghĩa chánh niệm, chánh định và chánh tuệ hữu lậu. Trong những chia sẻ tiếp theo này, tôi muốn phân tích, chia sẻ ranh giới cũng như bờ mé rất gần nhau giữa trí tuệ hữu lậutrí tuệ vô lậu.

Vấn đề cốt tủy là nếu không thực tập chánh niệm, chánh định và chánh tuệ hữu lậu - hữu vi thì chúng ta sẽ sống với vọng tâm, đồng nghĩa là chúng ta đang sống với khổ đếtập đế. Chính vì thế, hành giả cần chọn một pháp môn tu tập để thắp sáng chánh niệm, chánh định và chánh tuệ nơi tâm, tức là hành giả đang sống với đạo đế hữu lậu.

Ví dụ như chúng ta chọn hơi thở vào ra để làm đối tượng tu tập thì chánh niệm là nhớ đến hơi thở vào ra; dẫn sinh chánh địnhan trú nhất như nơi hơi thở; nhờ đó dẫn sinh chánh tuệ hay chánh kiến giúp nhận biết được chánh niệm, chánh định nơi hơi thở, cũng như sự tập khởi của cảm thọ, tri giác, tâm hànhnhận thức,… Chính nhờ chánh tuệ hay chánh kiến giúp chúng ta điều phục, đoạn trừ vọng niệm bất thiện. Vì vậy, việc điều phục được vọng tâm nhiều hay ít, nhanh hay chậm đều hoàn toàn do ba yếu tố trên quyết định.

Chính chánh tuệ hay chánh kiến đó là chi phần đầu tiên trong bát chánh đạo mới trực tiếp điều phục, đoạn trừ vọng tâm bất thiện.

Chính ý nghĩa này nên trong kinh Trung A Hàm, kinh Thánh Đạo số 189, Đức Phật dạy:

“Trong các chi ấy, chánh kiến đứng hàng đầu.

Thấy chánh kiếnchánh kiến; đó cũng gọi là chánh kiến. Khi biết rõ như thế, liền phải cầu học, muốn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến, đó gọi là chánh phương tiện. Tỳ-Kheo suy niệm về sự đoạn trừ nơi tà kiến, thành tựu chánh kiến, đó gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo kiến phương tiện, do phương tiện của kiến. Vì thế, cho nên bảo chánh kiến là đứng ngay ở hàng đầu.

Thấy chánh ngữchánh ngữ, cũng gọi là chánh ngữ. Biết như vậy rồi liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ. Đó là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà ngữ, thành tựu chánh ngữ, gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo chánh ngữ, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

Thấy chánh nghiệpchánh nghiệp, cũng gọi là chánh nghiệp. Biết như thế rồi liền phát tâm cầu học, muốn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, gọi là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm sự đoạn trừ nơi tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp, gọi là chánh niệm. Cả ba chi này đi theo chánh nghiệp, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

Thấy tà mạngtà mạng thì gọi là chánh mạng; thấy chánh mạngchánh mạng, cũng gọi là chánh mạng. Kia biết như vậy rồi, bèn cầu học để đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; đó là chánh phương tiện. Tỳ-kheo suy niệm nơi sự đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng, đó gọi là chánh niệm. Ba chi này đi theo chánh mạng, do phương tiện của kiến, vì thế nên bảo chánh kiến đứng hàng đầu.

(Hoà thượng Thích Tuệ Sỹ dịch)

 

Để chánh tuệ hay chánh kiến này được phát triển kiên cốvững chãi đều tùy thuộc vào chánh niệmchánh định nơi câu niệm Phật, câu trì chú hoặc hơi thở vào ra… Như vậy, chánh tuệ hay chánh kiếnnhận biết rõ ràng chánh niệmchánh định ở nơi câu niệm Phật, câu trì chú hoặc hơi thở vào ra cũng như cảm thọ, tri giác (tưởng), tâm hànhnhận thức. Nhờ đó, ta thấy chúng thật sự là vô thường, khổ và vô ngã. Tuy nhiên chánh tuệ hay chánh kiến hữu lậu (pháp hữu vi) cũng chỉ nhận biết các pháp đang xảy ra, diễn biến đúng như chính chúng mà thôi.

Khi chúng ta đã thực tập chánh niệm, chánh định và chánh tuệ (hay chánh kiến) thuần thục thì không nên dừng lại ở thành tựu ấy. Bởi vì chánh niệm, chánh định và chánh tuệ (hay chánh kiến) này là hữu lậuhữu vi thì ngay lúc này chúng ta hãy buông nhẹ chánh niệmchánh định đang trụ nơi hơi thở, câu niệm Phật hoặc câu trì chú để trực tiếp nhận biết (trí) sự tập khởi của năm uẩn là sắc, cảm thọ, tri giác (tưởng), tâm hành (thiện và bất thiện) và nhận thứcbản chất của chúng là vô thường, khổ và vô ngã. Đó là chánh tuệ hay chánh kiến vô lậuvô vi. Đây đích thực là tam pháp ấnba đời chư Phật đã trao truyền.

Tóm lại, trong quá trình thực tập, hành giả phải đi từ chánh kiến hữu lậuhữu vi đến chánh kiến vô lậuvô vi. Điều này là mong ước, là tâm nguyện lớn lao của người tu đạo.

Khi chúng ta thực tập chánh niệm, chánh định và chánh tuệ (chánh kiến) hữu lậuhữu vi thuần thục rồi bước tới lãnh hội chánh kiến vô lậuvô vi. Thời điểm mà chúng ta lãnh hội được chánh kiến vô lậuvô vi này chỉ xảy ra trong một niệm. Với ý nghĩa này, hầu hết các ngữ lụccông án của các bậc thánh nhân trong quá khứ đã nhấn mạnh: “Tiệm tu thuần thục rồi đi đến đốn ngộ, khi đốn ngộ rồi mới thật sự tiệm tu”. Sự đốn ngộ xảy ra rất nhanh, chỉ trong một niệm. Vì sự tập khởi của vọng tâm hay năm thủ uẩnpháp duyên khởi nên luôn trong vòng sinh diệt. Đây là tập khí, nghiệp cũ đã được huân tập, hư vọng từ vô lượng kiếp luân hồi của chúng ta.

Việc đốn ngộ được chân tâm (đạo) cũng tuỳ theo nhân duyên tu tập của mỗi người; có vị tự mình lãnh hội; có vị lại do nương vào các bậc thiện tri thứclãnh hội - Những vị không do thầy dạy mà tự mình lãnh hội đó là do túc duyên từ nhiều đời đến nay đã được chín muồi.

Đã lãnh hội được tâm không sinh diệt, chúng ta cần phải tuỳ theo nhân duyên tập nghiệp của mình mà ứng dụng pháp cao hay pháp thấp cho thích hợp để điều phục vọng tâm. Đây chính là lúc hành giả cần phải đối diện với sự tập khởi mãnh liệt của dòng vọng tâm. Nếu chúng ta an trú được trong chân tâm để giác biết vọng tâm thì an trú; nếu không thể an trú được nơi chân tâm do vọng tưởng sinh khởi quá nhiều thì chúng ta phải ứng dụng thêm pháp phương tiện như lạy Phật, sám hối, thiền toạ, kinh hành, tụng kinh, trì chú… để tiêu trừ vọng tâm. Cho đến thời điểm khi sự tập khởi của vọng tâm được giảm và chân tâm luôn hiện tiền mà không bị lực của vọng tâm chuyển, chính lúc ấy, chúng ta có thể an trú thường trực với chân tâm. Khi lực giác biết của. chân tâm đối với vọng tâm càng miên mật bao nhiêu sẽ giúp nghiệp mới không sinh và nghiệp cũ càng được tiêu trừ. Đó là con đường điều phục, đoạn trừ vọng tâm không chỉ khi công phu thiền tập mà còn trong lúc đứng khi đi, mắt nhìn thấy sắc, tai nghe âm thanh… để hành giả hằng sống được với chân tâm bất diệt.

Trong kinh Trung A Hàm, kinh Thiện Pháp số 1, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo khi nào cần thực tập pháp cao, khi nào cần thực tập pháp thấp như sau:

“Thế nào gọi là Tỳ-kheo biết thời? Đó là Tỳ-kheo biết thời nào nên tu phương pháp thấp, thời nào nên tu phương pháp cao, thời nào nên tu phương pháp xả. Ấy là Tỳ-kheo biết thời.

Tỳ-kheo nào không biết thời tức là không biết thời nào nên tu phương pháp thấp, thời nào nên tu phương pháp cao, thời nào nên tu phương pháp xả. Tỳ-kheo như vậy là không biết thời.

Tỳ-kheo nào khéo biết rõ thời, đó là biết thời nào nên tu phương pháp thấp, thời nào nên tu phương pháp cao, thời nào nên tu phương pháp xả. Ấy là Tỳ-kheo khéo biết rõ thời.”

 Trong tài sản kinh và luận mà Chư Phật, Chư Tổ để lại, có rất nhiều ngôn ngữ để mô tả chân tâm không sinh diệt:

                 Tên khác của Chân Tâm

Hỏi: Đã sanh chánh tín, nhưng chưa biết thế nào gọi là chân tâm?

Đáp: Lìa vọng gọi là chân. Linh giám gọi là tâm. Trong Kinh Lăng Nghiêm đã nói rõ tâm này.

Hỏi: Chỉ gọi chân tâm thôi, hay có tên riêng khác nữa chăng?

Đáp: Phật dạy, Tổ dạy lập danh không đồng nhau. Phật dạy trong Bồ Tát Giới gọi là Tâm Địa, vì hay phát sanh muôn việc thiện. Kinh Bát Nhã gọi là Bồ Đề, vì lấy giác làm thể. Kinh Hoa Nghiêm gọi là Pháp Giới, vì giao triệt và dung nhiếp. Kinh Kim Cang gọi là Như Lai, vì không từ đâu đến. Kinh Bát Nhã gọi là Niết Bàn, vì là chỗ quy hướng của chư Thánh. Kinh Kim Quang Minh gọi là Như Như, vì chân thường bất biến. Kinh Tịnh Danh gọi là Pháp Thân, vì là chỗ nương của báo thânhóa thân. Luận Khởi Tín gọi là Chân Như, vì chẳng sanh chẳng diệt. Kinh Niết Bàn gọi là Phật Tánh vì là bản thể của ba thân. Kinh Viên Giác gọi là Tổng Trì, vì mọi công đức từ đó mà lưu xuất, Kinh Thắng Man gọi là Như Lai Tạng, vì ẩn phú và hàm nhiếp. Kinh Liễu Nghĩa gọi là Viên Giác, vì hay chiếu phá mờ tối.

Do đây nên Ngài Vĩnh Minh Thiền Sư trong Duy Tâm Quyết nói: “Một pháp có ngàn tên, tùy theo duyên mà lập hiệu”. Tất cả còn đầy đủ trong các Kinh, không thể kể ra hết được.

Hỏi: Phật dạy đã biết, Tổ dạy như thế nào?

Đáp: Cửa Tổ Sư dứt tuyệt danh ngôn, danh còn chẳng lập, sao lại có nhiều tên? Chỉ vì ứng theo cơ duyên nên tên cũng lắm. Có lúc gọi là Tự Kỷ, vì là bản tánh của chúng sanh. Có lúc gọi là Chánh Nhãn, vì hay soi tướng của muôn loài. Có lúc gọi là Diệu Tâm, vì hư linh và tịch chiếu. Có lúc gọi là Chủ Nhơn Ông, vì xưa nay từng gánh vác. Có lúc gọi là Đờn không dây, vì hiện ra điệu vận. Có lúc gọi là Vô tận đăng, vì hay chiếu phá mê tình. Có khi gọi là Cây không rễ, vì gốc rễ bền chắc. Có khi gọi là Suy mao kiếm, vì hay chặt đứt căn trần. Có lúc gọi là Nước vô vi, vì sóng êm bể lặng. Có lúc gọi là Mâu ni châu, vì hay giúp đỡ người nghèo khó. Có lúc gọi là Vô nhu tỏa, vì cửa sáu tình đóng. Cho đến nào là trâu đất, ngựa gỗ, tâm nguyên, tâm ấn, tâm cảnh, tâm nguyệt, tâm châu, v.v... nhiều tên khác nhau không thể ghi ra cho hết. Nếu đạt được chân tâm thì các tên đều hiểu cả. Bằng mê muội chân tâm thì còn bị trệ nơi các tên. Cho nên đối với chân tâm cần yếu nên xét kỹ.

     (Chân tâm trực thuyết - Hoà thượng Thích Thanh Từ dịch)

 

Hỏi: Sao biết giữ chân tâmyếu môn vào đạo?

Đáp: Cho đến đưa một tay lên, lấy móng tay vẽ hình tượng Phật, hoặc tạo công đức như cát sông Hằng, chỉ là Phật vì giáo hóa chúng sanh không trí huệ, tạo nghiệp được quả báo thù thắngđời sau và gây nhân thấy Phật. Nếu người mong sớm thành Phật nên giữ chân tâm. Trong ba đời, chư Phật nhiều vô lượng vô biên, nếu có một vị không giữ chân tâmthành Phật, hoàn toàn vô lý.

Cho nên kinh nói: “Cột tâm một chỗ, không việc gì chẳng xong”. Thế nên biết giữ chân tâmyếu môn vào đạo.

Hỏi: Sao biết giữ chân tâm là tông của mười hai bộ Kinh?

 Đáp: Ở trong tất cả Kinh, Như Lai nói tất cả tội phước, tất cả nhân duyên quả báo, dẫn tất cả núi sông, quả đất, cỏ cây, v.v... các thứ tạp vật, đề ra thí dụ nhiều vô lượng vô biên, hoặc hiện thần thông vô lượng các thứ biến hóa, chỉ là Phật vì giáo hóa chúng sanh không trí huệ các thứ tâm dục, tâm hành muôn vàn sai khác. Thế nên biết, Như Lai tùy cửa tâm kia dẫn vào Nhất thừa. Chúng ta đã thể nhận Phật tánh của chúng sanh xưa nay thanh tịnh, như mặt trời bị mây che. Chỉ cốt rõ ràng giữ chân tâm, mây vọng niệm hết, mặt trời trí huệ liền hiện. Đâu cần học nhiều những cái thấy biết bị khổ sanh tử, tất cả nghĩa lý và việc trong ba đời. Ví như lau gương, bụi hết, ánh sáng tự nhiên hiện. Nay ở trong tâm vô minh mà học được, trọn không kham. Nếu hay rõ ràng không mất chánh niệm, trong tâm vô vi học được, ấy là chơn học. Tuy nói chơn học trọn không có chỗ học.

Vì cớ sao? Vì ta và Niết Bàn cả hai đều không. Lại không hai, không một nên không có chỗ học. Pháp tánh tuy không, cần phải rõ ràng giữ chân tâm. Vì để vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt.

Kinh Niết Bàn nói: “Người biết Phật không nói pháp, ấy gọi là đa văn đầy đủ”. Nên biết, giữ chân tâm là tông của mười hai bộ kinh.

Hỏi: Sao biết giữ chân tâm là Tổ của chư Phật ba đời?

Đáp: Chư Phật ba đời đều từ trong tâm tánh sanh. Trước do giữ chân tâm, vọng niệm không sanh, tâm ngã sở diệt sau mới được thành Phật. Cho nên biết giữ chân tâm là Tổ của chư Phật ba đời.

        (Luận tối thượng thừa - Hoà thượng Thích Thanh Từ dịch)

 

Trong tiểu bộ kinh, Đức Phật dạy cho tôn giả Bahiya cần phải học tập như sau: “Trong cái thấy chỉ là cái thấy. Trong cái nghe chỉ là cái nghe. Trong cái ngửi chỉ là cái ngửi. Trong cái nếm vị chỉ là cái nếm vị. Trong cái xúc chạm chỉ là cái xúc chạm. Trong cái biết chỉ là cái nhận biết.

Đó là cái thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm vBản hoàn thiệnà nhận biết bởi chân tâm không sinh diệt. Trong cái thấy chỉ là cái thấy, đó là cái thấy của chân tâm. Trong cái nghe chỉ là cái nghe, đó là cái nghe của chân tâm. Trong cái ngửi chỉ là cái ngửi, đó là cái ngửi của chân tâm. Trong cái nếm vị chỉ là cái nếm vị, đó là cái nếm vị của chân tâm. Trong cái xúc chạm chỉ là cái xúc chạm, đó là xúc chạm của chân tâm. Trong cái nhận biết chỉ là cái nhận biết, đó là nhận biết trong sáng của chân tâm.

Thiền sư Triệu Châu dạy thị giả rằng: “Này con! Đây là lửa nhưng con đừng gọi tên là lửa, thầy đã chỉ dạy cho con xong rồi vậy”.

Theo ý nghĩa lời dạy trên, chúng ta có thể hiểu rằng đây là những cảm thọ, tri giác (tưởng), tâm hành (thiện và bất thiện), nhận thức… nhưng đừng sinh khởi lên khái niệm gì đối với chúng, chính ngay đó là cái thấy, cái biết của chân tâm. Cũng vậy, đây là cái bàn, cái ly, con người, ngôi nhà, con đường, đồng lúa… nhưng tâm ta đừng sinh khởi khái niệm gì đối với chúng, thì đó là cái thấy, cái biết của chân tâm không sinh diệt.

Trong sách Ngũ Đăng Hội Nguyên (Hoà thượng Thích Phước Hảo dịch), thiền sư Vô Trụ đã khai thị cho ông tướng quốc Đỗ Hồng Tiệmđại chúng rằng:

 

Thiền sư Vô trụ, ở chùa Bảo Đường, Ích Châu. Sư chuyên ngồi lặng lẽ. Tướng quốc Đỗ Hồng Tiệm từng cùng sư luận đạo. Một hôm, con quạ đậu trên cây trước sân kêu. Tướng công hỏi:

Thầy có nghe chăng?

Sư đáp: Nghe!

Quạ bay đi, tướng công lại hỏi:

Thầy có nghe chăng?

Sư đáp: Nghe!

Tướng công lại hỏi:

Quạ bay đi, không tiếng, tại sao thầy nói nghe!

Sư gọi đại chúng bảo: Phật ra đời khó gặp, chánh pháp khó nghe, các ông lắng nghe cho kĩ! Có tiếng hay không có tiếng chẳng quan hệ gì đến tánh nghe. Tánh nghe xưa nay chẳng sanh, đâu từng có diệt! Khi có tiếng thanh trần tự sanh, khi không tiếng thanh trần tự diệt, nhưng tánh nghe này chẳng nhân nơi tiếng mà có sanh, có diệt. Ngộ tánh nghe này liền khỏi thanh trần chi phối. Phải biết, tánh nghe vốn không sanh không diệt, không đến không đi.

Tướng công cùng các quan chức và đại chúng đều cúi đầu chấp nhận.

Sư lại dạy tiếp:

Thấy cảnh tâm chẳng khởi, gọi là chẳng sinh. Chẳng sinh tức chẳng diệt. Đã không sinh diệt tức không bị tiền trần (ngoại cảnh) trói buộc, ngay đó là giải thoát. Không sinh gọi là vô niệm, vô niệm tức không diệt, vô niệm tức không trói buộc, vô niệm tức giải thoát. Tóm lại, biết tâm tức lìa niệm, thấy tánh tức giải thoát. Rời ngoài biết tâm thấy tánh, riêng có pháp môn chứng vô thượng bồ đề, không có lý vậy.

Tướng công hỏi: Thế nào gọi là biết tâm và thấy tánh?

Sư đáp: Tất cả người học đạo, theo vọng niệm trôi lăn bởi do chẳng biết chân tâm. Chân tâm niệm sinh, chẳng theo niệm cùng sinh, niệm diệt chẳng theo niệm cùng diệt, chẳng đến chẳng đi, chẳng định chẳng loạn, chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng nổi chẳng chìm, vô vi vô tướng, bén nhạy linh thông, bình thường tự tại. Tâm thể này, rốt ráo không thể đặng, không thể hiểu biết, chạm mắt đều như, thảy trọn thấy tánh.

Tướng công và đại chúng làm lễ khen ngợi vui mừng rồi lui ra.

 

         Chúng ta phải ở nơi vọng tâm sinh diệt để lãnh hội chân tâm không sinh diệt. Nghĩa là vọng tâm sinh khởi như thế nào thì chúng ta chỉ an trú trong trí tuệ để giác biết vọng tâm đang tập khởi đúng như thậtvô thường, khổ và vô ngã. Đó là cái nhận biết của chân tâm không sinh diệt.

Đã lãnh hội được chân tâm không sinh diệt, chúng ta cần phải quyết chí nỗ lực tu tập trong đời sống thường nhật để điều phục, đoạn trừ vọng tâm. Muốn vậy, chúng ta phải tránh duyên bên ngoài để dành nhiều thời gian cho công phu tu tập, đặc biệt là thiền ngồi. Có thế, chúng ta mới có thể điều phục, đoạn trừ vọng niệm (tham, sân, si). Nếu chúng ta không hạn chế các điều kiện bận rộn bên ngoài thì sẽ rất khó để điều phục được vọng tâm sinh diệt. Bởi vọng tâm chính là sự tập khởi năm thủ uẩn (khổ đế, tập đế) của chính mình. Câu sinh ngã chấpcâu sinh pháp chấp đối với sự tập khởi của năm thủ uẩn này, cho là thường trụ và không biến hoại, vốn được huân tập hư vọng từ vô lượng kiếp luân hồi nên không dễ gì mà điều phục hay đoạn trừ được trong một thời gian ngắn. Chính vì thế, chúng ta phải tha thiết, nỗ lực tu tập không chỉ trong một đời mà đến khi đoạn tận được hoàn toàn khổ đau.

Khi đọc các ngữ lục của bậc hiền thánh trong quá khứ để lại, chúng ta được nghe dạy rằng: “Đối với lý thì không có thứ lớp nhưng sự phải có thứ lớp để đoạn trừ.”

Chữ “lý” của lời dạy trên là chân tâm không sinh diệt (pháp vô vivô lậu) nên không có thứ lớp để tu tập; chữ “sự” đó là sự tập khởi của vọng niệm sinh diệt (năm thủ uẩn). Các Ngài dạy về lý không sinh diệt tuy nói không có thứ lớp nhưng để an trú được trong chân tâm thì vọng tâm phải được đoạn trừ từ thô đến tế. Cho nên, các bậc thánh đã thể nhập chân tâm cũng có từng phần cạn hay sâu khác nhau. Dựa vào sự đoạn trừ vọng tâm (khổ đế, tập đế) mà Đức Phật đã thiết lập lộ trình tu tập từ sơ quả đến tứ quả. Thế nên, các bậc hiền thánh đối với pháp vô vivô lậu này thể nhập cũng có sự sai biệt.

Khi chúng ta đã lãnh hội được chân tâm, an trú trong chân tâm để nỗ lực tu tập, điều phục, đoạn trừ vọng tâm. Khi vọng tâm (tham, sân, si) được đoạn trừ thì chúng ta sẽ sống hay thể nhập với chân tâm rỗng lặng. Chân tâm được rỗng lặng chừng nào thì trí cũng tương ưng chừng ấy. Vì sao? Bởi sự rỗng lặng của chân tâm là thể, trí là dụng; thể rỗng lặng của chân tâm không thể rời dụng (trí). Và ngược lại, dụng (trí) không rời thể rỗng lặng của chân tâm. Cho nên, chân tâm (thể) được rỗng lặng cũng như rộng lớn chừng nào thì trí (dụng) cũng theo thể của chân tâm mà rộng lớn chừng ấy. Bởi thể của chân tâm chính là định, còn dụng của chân tâm là tuệ nên đó là định tuệ đồng thời. Khi chúng ta đã đạt được sự rỗng lặng không sinh diệt của chân tâm thì mỗi lúc đi, đứng, nằm, ngồi, thấy, nghe, nói năng hoặc im lặng đều rỗng lặng. Đó chính là thường định và thường tuệ. Chúng ta tu tập đạt được sự rỗng lặng đối với chân tâm như vậy thì mới cảm nhận được phần nào đó sự bình an chân thật của thân và tâm. Hiển nhiên, chúng ta không dừng trụ lại ở trạng thái ấy mà cần nỗ lực tu tập để chấm dứt hay đoạn trừ năng sở trong tâm - đó chính là năng không và sở không. Khi chúng ta đã đoạn trừ được năng không và sở không thì lúc ấy vẫn tiếp tục tu tập cho đến khi đoạn tận hoàn toàn khổ đau, chấm dứt dòng lưu chuyển phần đoạn sinh tử.

Chúng ta đã từng học và thực tập về tứ niệm xứ. Điều đó là cần thiết, bởi tứ niệm xứthân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứpháp niệm xứ.

Về thân niệm xứ: Đó là thân thể của chúng ta gồm có phần đất, phần nước, phần gió và phần lửa.

Về thọ niệm xứ: Đó là những cảm thọ gồm có khổ thọ, lạc thọ và thọ không khổ không lạc (xả thọ).

Về tâm niệm xứ: Đó là những tâm hành thiện và tâm hành bất thiện, nên chúng được bao gồm cả tâm vương và các tâm sở. Theo Duy thức học, có 8 tâm vương và 51 tâm sở bao gồm cả thiện tâm sở và bất thiện tâm sở.

Về pháp niệm xứ: Đó là nội phápngoại pháp (bao gồm cả sắc pháptâm pháp). Sắc pháp gồm nội sắc và ngoại sắc: nội sắc gồm có nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn; ngoại sắc đó là sắc, thanh, hương, vị và xúc.

Theo Câu Xá Luận, sắc pháp có 11 loại (đó là 5 căn, 5 trần và pháp trần); tâm pháp đó là năm triền cái (tham, sân, hôn trầm, trạo cử và nghi) và thất giác chi. Đó là căn bản ý nghĩa của bốn niệm xứ.

         Vậy, thân, thọ, tâm và pháp là chính con người (năm thủ uẩn) của mình và môi trường đang sinh sống, hoạt động. Vì chúng ta đã sống với thân, thọ, tâm và pháp cho nên Đức Thế Tôn dạy phải tu tập đối với bốn niệm xứ này. Bởi vì thân, thọ, tâm và pháp pháp duyên sinh nên chúng vô thường, khổ và vô ngã. Nhưng chúng ta không nhận thức được đúng đắn như vậy nên bám chấp cho rằng thân, thọ, tâm và pháp là thường trụ không biến hoại, là an lạc, thanh tịnh. Do đó, chúng ta cần phải an trú trong trí tuệ để nhận biết thân, thọ, tâm và pháp đúng như thậtvô thường, khổ và vô ngã.

Vì thế, có người thực tập chánh niệm, chánh địnhchánh kiến đối với hơi thở vào ra, niệm Phật hoặc trì chú… để quán sát, nhận biết thân, thọ, tâm và pháp. Có nghĩa rằng, vị ấy dùng năng lượng của chánh niệm, chánh địnhchánh kiến để quán sát hay nhận biết sự tập khởi, sinh diệt, chuyển động, biến hoại của thân, thọ, tâm và pháp. Hoặc những vị đã lãnh hội được chân tâm không sinh diệt thì vị ấy luôn an trú trong chân tâm này để nhận biết thân, thọ, tâm và pháp là pháp do duyên khởi.

Trong kinh Tạp A Hàm, kinh Trưởng Giả số 107, Đức Phật và Ngài Xá Lợi Phất dạy: Thế nào là thân bị bệnh khổ, là tâm bị bệnh khổ? Thế nào là thân bị bệnh khổtâm không bị bệnh khổ?

Thế nào là thân bị bệnh khổ, là tâm bị bệnh khổ?

Tôn giả Xá-lợi-phất bảo gia chủ:

“Lành thay! Gia chủ, nay ông hãy lắng nghe, tôi sẽ vì ông mà nói. Kẻ phàm phu ngu si không học, đối với sự tập khởi của sắc, sự diệt tận của sắc, sự tai hại của sắc, vị ngọt của sắc, sự xuất ly sắc không biết như thật. Vì không biết như thật nên ái lạc sắc, nói rằng sắc là ngã, là ngã sở, rồi chấp thủ, nhiếp thủ. Khi sắc này hoặc bị hư hoại, hoặc bị biến đổi; tâm thức cũng tùy theobiến chuyển, khổ não liền sanh. Khi khổ não đã sanh thì phát sinh sự sợ hãi, sự chướng ngại, sự hoài vọng, sự lo nghĩ buồn khổ tham luyến. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Đó gọi là bệnh khổ của thân tâm.”

Trong đoạn văn kinh được trích dẫn trên, Ngài Xá Lợi Phất đã dạy: Khi chúng ta đã chấp thủ vào sự tập khởi của sắc, thọ, tưởng, hành và thức là tự ngã, là thường trụ không biến hoại nên sống với năm thủ uẩn. Vì đã sống với nó nên khi các sắc bên trong thân thể của mình đó là bốn đại; các đối tượng sắc bên ngoài đó là thanh, hương, vị và xúc bị hư hoại, biến đổi thì vọng tâm cũng tuỳ theo sự biến đổi ấy mà phát sinh sầu, bi, khổ, ưu não. Đối với sự tập khởi của thọ, tưởng, hành và thức cũng có ý nghĩa như vậy. Đó gọi là bệnh khổ của thân và tâm.

Thế nào là thân bị bệnh khổtâm không bị bệnh khổ?

         “Đa văn Thánh đệ tử biết như thật về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về xuất ly của sắc. Khi đã biết như thật rồi thì không sanh ra ái lạc, thấy sắc là ngã, hay ngã sở. Sắc này nếu biến dịch hay đổi khác đi nữa, thì tâm cũng không thay đổi theo mà sanh ra khổ não. Khi tâm đã không biến chuyển theo mà sanh ra khổ não rồi, thì được sự không sợ hãi, chướng ngại, tiếc nuối, lo nghĩ, buồn khổ, tham luyến. Đối với thọ, tưởng, hành, thức lại cũng như vậy. Đó gọi là thân bị bệnh khổtâm không bị bệnh khổ.”

Khi một hành giả kiến đế hay lãnh hội chân tâm không sinh diệt, vị ấy nhận thấy rằng sự tập khởi của sắc, thọ, tưởng, hành và thức là pháp duyên sinh nên chúng vô thường, khổ và vô ngã. Vì nhận thấy được sự thật của năm uẩn như vậy nên hành giả luôn an trú trong chân tâm để điều phục, đoạn trừ sự tập khởi của năm thủ uẩn (khổ đế, tập đế). Nhờ vậy, hành giả an trú trong chân tâm rỗng lặng không sinh diệt. Chính lúc ấy, khi sắc bên trong thân thểbốn đại; các sắc bên ngoài là sắc, thanh, hương, vị và xúc có bị biến đổi, hư hoại, mục nát thì chân tâm rỗng lặng không sinh diệt này cũng không phải vì nhân duyên đó mà phát sinh lo nghĩ, buồn khổ, tiếc nuối và tham luyến.

Với ý nghĩa của đoạn văn kinh trên, chúng ta thấy rằng để đạt đến trạng thái tâm bất động trước sự biến đổi của các pháp nói chung bởi các nhân duyên đem lại thì phải đạt đến địa vị A La Hán. Vì sao? Trong lộ trình tu chứngĐức Phật đã chỉ ra phải đi từ sơ quả đến tứ quả. Bậc thánh sơ quả (Tu Đà Hoàn) mới thấy được đạo – tức là lãnh hội được chánh kiến vô lậu hay chân tâm không sinh diệt nên tập khí, nghiệp cũ (năm thủ uẩn) vẫn còn tồn tại nguyên vẹn như vậy. Vị ấy cần phảithời gian để tu tập thì mới sống được hoặc thể nhập được chân tâm rỗng lặng không sinh diệt này. Bậc thánh nhị quả (Tư Đà Hàm) đã tu tập làm tham, sân, si muội lược - đó cũng chính là giảm bớt được phần nào khổ đếtập đế (sự tập khởi của năm thủ uẩn). Bậc thánh tam quả (A Na Hàm) đã đoạn trừ được năm hạ phần kết sử - đó là thân kiến, giới cấm thủ, nghi, tham và sân trong dục giới. Vì bậc thánh sơ quả, nhị quảtam quả đều thuộc hàng hữu học nên các ngài vẫn chưa đoạn trừ được hoàn toàn phiền não chướng (chấp ngã). Cho nên các vị ấy cũng tuỳ theo công đức sự chứng nghiệm chân tâm rỗng lặng của các bậc thánh để khi đối diện với các điều kiện thuận hay nghịch xảy ra, rồi làm cho tâm thức hữu lậu lại vin vào đó mà tập khởi lo nghĩ, ưu phiền nhiều hoặc ít. Tuy nhiên, sự chứng nghiệm về chân tâm không sinh diệt của các bậc thánh sơ quả đến tứ quả có sự sai biệt.

         Tóm lại, chân tâm không sinh diệt và vọng tâm sinh diệt đều vốn sẵn nơi mỗi con người. Bởi chúng ta sống với vọng tâm sinh diệt nên mới lưu chuyển sinh tử khổ đau trong ba cõi sáu đường. Các bậc hiền thánh nhờ đã lãnh hội chân tâm không sinh diệt, rồi tha thiết nỗ lực tu tập nên đã đạt được các thánh quả giải thoátchấm dứt được biên tế khổ đau, luân hồi sinh tử. Bờ mé để vào được cửa giải thoát thật gần ngay nơi mỗi người song cũng sẽ thật xa nếu chúng ta không nỗ lực quay về để nhận lại cái chân tâm bất sinh bất diệt này.

  

Tỳ Kheo Thích Thắng Giải
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 95)
Trong khi các tín ngưỡng về nghiệp và tái sinh là phổ biến vào thời của Đức Phật,
(Xem: 124)
Đây là ba phạm trù nghĩa lý đặc trưng để bảo chứng nhận diện ra những lời dạy của đức Đạo sư một cách chính xác mà không
(Xem: 192)
Đi vào Pháp giới Hoa nghiêm là đi vào bằng bồ đề tâm thanh tịnh và được cụ thể hóa bằng nguyện và hạnh.
(Xem: 132)
Nhị đế là từ được qui kết từ các Thánh đế (āryasatayā) qua nhân quả Khổ-Tập gọi là Tục đế
(Xem: 184)
Quí vị không giữ giới luật có thể không làm hại người khác, nhưng thương tổn tự tánh cuả chính mình.
(Xem: 168)
Lầu các của Đức Di Lặc tượng trưng cho toàn bộ pháp giới của Phật Tỳ Lô Giá Na; lầu các ấy có tên là Tỳ Lô Giá Na Đại Trang Nghiêm.
(Xem: 196)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,)
(Xem: 227)
Tín ngưỡng Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông mà nó tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc
(Xem: 310)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 547)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 409)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 404)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 492)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 685)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 740)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 770)
Tóm tắt: Phật giáotôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 770)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 678)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 632)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 651)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 758)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 779)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 875)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 634)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 554)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 643)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 769)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 640)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 649)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 750)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 762)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 760)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 800)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 841)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 816)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1018)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 882)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1537)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 994)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1150)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 889)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1131)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1050)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1049)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1204)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1481)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1828)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1027)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1285)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1027)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 889)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1005)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1034)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1452)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1203)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1228)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 965)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1113)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1578)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant