Trong cuộc sống vô thường của kiếp sống nhân sinh thì nghiệp quả luôn đi đôi song hành với kiếp sống của con người. Chúng ta có khi thì an yên trong chuỗi thời gian bình lặng của cuộc đời, có khi chìm đắm hay mê mờ trong ngũ dục của thế gian là tài, danh, sắc, thực, thùy. Khi mê đắm thì thần trí mê mờ có khi không kiềm chế được nhận thức và hành vi dẫn tới có những trường hợp gây nên hậu quả đáng tiếc hay không như mong muốn.
Một phút bốc đồng của tự ngã có khi phải trả giá cả cuộc đời, hay như có câu nhanh một phút chậm cả cuộc đời. Cuộc đời nhanh hay chậm lại không phải do thân hành động hay ý nghĩ suy nhanh hay chậm quyết định mà đó là kết quả sự việc hay hành động việc làm tất yếu mà ta đạt được những gì mà thôi.
Thời gian là ước lệ và mang tính tương đối, trong sự ước lệ đó thì cuộc sống có ý nghĩa là khi tâm ta có bình lặng hay an yên càng lâu càng tốt, còn nếu tâm ta bất ổn hay lo lắng, phiền não hay khổ lụy thì thời gian là quá chuỗi sự bi thương, hay như chịu đọa đày. Vậy nên tịnh độ cũng là đây mà địa ngục cũng là đây. Đây là chỉ cho hiện tại. Tâm thế nào thì hiển hiện pháp thế đó. Pháp lành là tâm nhân lành làm việc thiện lương, pháp bất thiện là tâm nhân bất tịnh làm việc bất chính.
Lành hay thiện do tâm tạo. Nên trong mọi hành vi đi, đứng, nằm, ngồi, nghĩ suy, hành động, nói năng chúng ta nên tỉnh thức rõ biết các hành vi và nghĩ suy, nói năng cho đúng và hợp chánh pháp. Chánh pháp là tâm tỉnh thức, tà pháp là tâm mê mờ. Để duy trì chánh pháp thì khi làm hay hành động một việc gì dù có nhỏ hay lớn đều nên nghĩ tới hậu quả của việc ta làm. Ta làm đó có lợi ích gì cho bản thân, cho mọi người, cho chánh pháp hay không. Ta làm đó có bất lợi hay gây hại gì cho bản thân, cho mọi người, cho chánh pháp hay không. Cứ làm gì nên nghĩ tới hậu quả thì sẽ không mắc sai lầm, hay ít có sai lầm. Từ đó ngõ hầu tiến tu, việc hành trì có sự an ổn không thì ít nhất là cũng không bị đọa hay lầm đường lạc lối, hay gây hại cho bản thân, mọi người hay chánh pháp.
Phàm làm việc gì cũng nghĩ tới hậu quả thì đó là ý nghĩ chơn chánh, tự độ và độ tha, giác ý và giác tâm từ đó thông qua thân hành động, khẩu nói năng, ý nghĩ suy chơn chánh. Chơn chánh là đi đúng pháp thiện pháp lành.
Hãy tự thắp đuốc trí huệ của mình chiếu soi vô minh tăm tối trong kiếp luân hồi bằng việc quán chiếu tự thân, tự ngã, tự ý, tự tâm và làm việc gì nghĩ cũng nên nghĩ tới hậu quả để gần với chánh pháp hay hành động theo chánh pháp hay làm đúng theo chánh pháp để không phụ lòng chư vị Phật, Bồ tát, các vị Tổ sư, các thầy các cô đã không quản công sức truyền thụ và giảng dạy con đường sáng cho chúng ta tu và hành đạo.
- Tag :
- Quang Minh
Send comment