Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

11. Một quán đảnh nhập môn Heruka Vajrasattva

07 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10137)
11. Một quán đảnh nhập môn Heruka Vajrasattva

CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.
Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999
blank
blank
PHẦN 3 
NHỮNG BÀI THUYẾT PHÁP

11 
MỘT QUÁN ĐẢNH NHẬP MÔN 

HERUKA VAJRASATTVA

Yêu cầu cơ bản để được thực hành Kim Cương thừa, như phương pháp yoga tịnh hóa của Heruka Vajrasattva, là sự hiểu biết thấu đáo ba khía cạnh tối quan trọng của con đường đưa tới giác ngộ : đó là sự buông bỏ, phát Bồ đề tâm và một cái nhìn đúng – tức tánh Không. Tôi chắc chắn các bạn có được sự hiểu biết thỏa đáng về ba vấn đề này, nhưng từng ngày, từng năm các bạn nên liên tục nỗ lực thâm nhập các vấn đề đó.

Cũng có nhiều phương diện để tịnh hóa như lạy, tụng kinh, hay thực hành phương pháp yoga của các vị hóa thần bổn tôn khác. Nhưng có lẽ phương pháp Heruka Vajrasattva là phương pháp mãnh liệt nhất. Đây đích thị là cách chúng ta cần. Và trong khi truyền thống Geluk của Phật giáo Đại thừa nhấn mạnh sự quan trọng lớn lao của việc tịnh hóa, thì chúng ta cần nhiều hơn thế nữa. Chúng ta phải phối hợp các hoạt động khác – như nghiên cứu các giáo phái của con đường có thứ bậc đưa tới giác ngộ và giúp đỡ các người khác – vào việc thực hành thiền định tịnh hóa của phương pháp yoga. Vài người dường như nghĩ rằng chỉ việc thực hành thiền định này là đủ, nhưng họ lầm. Chúng ta phải áp dụng cách trung đạo để các việc tu hành cân bằng, hỗ trợ. Các người học đạo cũ đã qua ba tháng ẩn tu theo Vajrasattva thực sự đã biết phương pháp tịnh hóa thâm mật như thế nào. Các người học mới sẽ tìm thấy sự việc đó. Dĩ nhiên không phải dễ dàng nhưng thực sự xứng đáng để cố gắng đương đầu vượt qua các khó khăn.

Giờ đây cùng với việc trao quán đảnh cho các bạn tham dự ẩn tu, tôi sắp thêm vào một điều kiện nữa. Căn cứ vào kinh nghiệm mà tôi đã để ý quan sát các người học đạo qua nhiều năm, tôi đi đến kết luận rằng, ẩn tu theo nhóm rất tốt cho bạn hơn là ẩn tu một mình. Trong mức độ nhất định thì kết luận này đã thấy rõ ràng. Tất cả chúng ta có một mức độ trí huệ hiểu biết nhất định – đừng nghĩ rằng hiểu biếtlãnh vực riêng của các lama Tây Tạng. Trong từng mỗi người chúng ta một số khía cạnh hiểu biết phát triển tốt hơn một số khía cạnh khác nên khi chúng ta hợp thành nhóm, trí huệ chúng ta được tập hợp lại sẽ tạo nên một sự tích lũy sâu sắc mà chúng ta có thể chia xẻ cho nhau.

Chẳng hạn vào một ngày nào đó, bạn có thể cảm thấy rất lành mạnh còn tôi thì bị ngập chìm trong mớ ảo tưởng mê lầm. Tôi đến nói với bạn : “Tôi đang bị mê muội, tôi phải làm gì đây ?” Bạn sẽ cho tôi câu trả lời. Đây là ý nghĩa Tăng đoàn. Ví dụ bạn đang gặp khó khăn, bạn trình bày điều mà bạn cảm thấy cho người cùng tu, họ sẽ giúp bạn trí huệ, sức mạnhgiải pháp đối với trở ngại bạn đang có. Đó là lý do tôi thêm vào điều kiện là nên tu theo nhóm. Tôi hy vọng bạn sẽ hiểu. Ở đây không phải là chuyện quyền hành : “Đây là việc quán đảnh của tôi, các anh phải làm theo cách của tôi !” Nhất định là không. Tôi chỉ muốn kinh nghiệm này đem lại lợi lạc cho bạn càng nhiều càng tốt.

Khi chúng ta tu tập Pháp, chúng ta nên hành động thiện xảo với sự hiểu biết. Việc ẩn tu theo Vajrasattva đã được giảng dạy cho sự lợi lạc tối đa của con người, cho nên bạn nên tu tập cho thỏa đáng. Nhưng như đã nói, tôi muốn nhấn mạnh rằng bạn chỉ nên ẩn tu theo mức khả năng tốt nhất của bạn. Trong các bài hướng dẫn giảng dạy của tôi, tôi có hơi cứng rắn một ít, và sự thật thì nghiêm túc sẽ tốt hơn. Nhưng nếu bạn không thể thực hành chính xác y như tôi đề nghị thì bạn cũng đừng chán nản từ bỏ tất cả. Bạn không thể luôn luôn làm những gì bạn muốn bởi vì nó tùy thuộc vào mức độ riêng của mỗi người. Bạn hãy chấp nhận theo khả năng của mình và hãy bắt đầu ở mức độ đó. Hãy tự khích lệ mình : “Hôm nay có hơi khó, vì tôi không thể quán tưởng chính xác y như vị lama đề nghị. Nhưng rõ ràng tôi đang làm đúng : tôi đã không bỏ thời thiền nào, và tôi đã thiền định theo hết mức của tôi. Quả thực sự tập trung của tôi có hơi xao lãng.”

Tôi biết các người Tây phương học đạo của tôi muốn thực hành một trăm phần trăm như tôi nói và đó là phẩm chất tốt đẹp. Làm việc hoàn chỉnh thì tốt. Nhưng bạn phải thực tế. Khi bạn gặp phải khó khăn, hãy chấp nhận nó. Được sáu mươi phần trăm thì tốt hơn là không có gì, còn tốt hơn là chạy quanh thế giới giống như một con thú hoang với tâm mê loạn. Hãy nghĩ rằng : “Tôi có thể không được toàn vẹn, nhưng tôi vẫn còn khôn ngoan hơn khi cố gắng trì chú với hết sức mình và đem năng lực mình đến cho các huynh đệ học Pháp.”

Và nếu bạn không thể thiền định được như đã giảng giải thì bạn hãy phát sanh lòng trắc ẩn, thương xót. Hãy nhớ lại tâm trắc ẩn mà bạn cảm xót cho chính bản thân bạn khi bạn gặp thời điểm khó khăn và chuyển lòng trắc ẩn đó đến các chúng sanh hữu tình là mẹ của bạn. Rất là tốt nếu đang khi trì chú Vajrasattva mà bạn khóc vì thương xót những người khác. Rõ ràng như vậy sẽ tốt hơn nhiều so với việc bạn ngồi đó nghĩ ngợi như : “Tôi rất tệ, tôi xấu xa…” Thiền định với Bồ đề tâm trong khi trì chú Vajrasattva thì tốt. Bao lâu bạn có một phần của tâm bạn vẫn đang thấy được sự tỉnh táo quán sát thì như vậy việc trì chú là đúng. Thay vì thực hiện những sự quán tưởng phức tạp hơn, bạn có thể phát sanh lòng bi mẫn đối với chúng sanh. Tôi muốn những người mới học đạo nên nhận thấy rõ ràng minh bạch loại kỹ thuật thiện xảo này – hướng dẫn bất kỳ năng lực nào nổi lên vào kinh mạch đúng – là đáng nên làm.

Những người nào đã ẩn tu, giờ có thể nhận lễ quán đảnh mà không phải ẩn tu lại. Đối với người mới, chẳng có sự du di nào ; bạn phải tham dự ẩn tu. Nhưng khi bạn tham dự ẩn tu, bất chấp những gì tôi đã nói, tôi thật sự không muốn bạn cho nó là thoải mái, pha trộn một ít sanh tửniết bàn của bạn. Điều này không thể đưa đến hiệu quả được. Đợt ẩn tu của bạn phải là một hành trình niết bàn, giải thoát, trong sạch tinh khiết y như bạn có thể đạt tới được. Xu hướng của chúng ta ưa pha trộn các thứ – nhưng lúc này không phải để làm việc đó, được không ?

Một điều làm cho đợt ẩn tu của bạn dễ dàng hơn là hãy hết sức tận tụy để tu tập thật tốt. Nếu bạn có phần nào chểnh mảng trong việc thực hành như : “Có lẽ tôi nên, có lẽ tôi chẳng nên” – hay nếu tâm của bạn bị xao động hoặc bạn đặt quá nhiều mong đợi thì rồi bạn sẽ thực sự mê muội. Bạn sẽ luôn cảm thấy như bạn thiếu cái gì : “Tại sao tôi đang ngồi đây ? Nếu phải chi tôi đang ở Melbourne thì tôi sẽ có một thời gian thích thú. Tại sao tôi phải ngồi lại đây ?” Các loại câu hỏi như vậy sẽ nổi lên. Tôi muốn bạn hết sức nhất tâm vào việc ẩn tu – dứt khoát rõ ràng và tận tụy. Rồi bạn sẽ thoải mái : chỉ mỗi việc được ngồi trên cái nệm lót để thiền định bạn cũng nhận được một kinh nghiệm hỷ lạc. Và nếu những ý niệm mê tín lung lạc, gây rối bạn thì bạn hãy nhớ lại các kỹ thuật để giải quyết chúng như sự thiền định hít thở có dạng cái bình như được giảng giải trong phần giảng giải. Hãy thực hiện cách thiền hít thở đó và khi tâm bạn được điềm tĩnh trở lại, hãy trở lại những gì bạn đang làm.

Tôi cũng đưa ra thêm một nhận xét về việc trì chú đối với những gì tôi đã nói trong phần giảng giải chính, mặc dầu tôi chẳng nên khẳng định một cách công khai trong trường hợp bạn bắt đầu phân biệt lý lẽ. Tuy nhiên, nếu sau vài tháng ẩn tu bạn thấy được rằng bạn có sự tập trung nhất tâm rất tốt và theo kinh nghiệm, bạn biết rất chính xác bạn đã trì bao nhiêu chú trong một thời thiền thì bạn có thể trì chú thầm, không dùng xâu chuỗi nữa. Nhưng trước khi làm điều này. Bạn phải chắc chắn rằng bạn đã đạt được mức độ tinh tấn đó và đừng để cho tâm phân biệt lý lẽ đó nó lừa bạn.

Các người học đạo đã ẩn tu rồi và đã trì đủ số mật chú thệ nguyện nhưng giờ muốn ẩn tu trở lại thì có thể ẩn tu một mình, không tham dự vào nhóm. Họ cũng có thể đọc thầm chú trong miệng hay thậm chí có thể tập trung thiền định mà không (trì) tụng. Sau khi đã tu hành qua suốt sadhana và bạn trở thành Vajrasattva, bạn tập trung vào chủng tự HUM màu xanh ở tim bạn và tập trung vào một mình chủng tự đó thôi. Bạn có thể hoàn chỉnh đến mức đó bằng cách ban đầu đọc chú ra lời, sau đó đi vào sâu hơn, sâu hơn nữa đến mức đọc chú bằng tâm và cuối cùng không đọc bằng tâm nữa nhưng chỉ tập trung nhất tâm vào chủng tự HUM. Điều này sẽ rất có lợi lạc.

Giờ đây trước khi tôi ban lễ quán đảnh, tôi sắp cử hành một nghi lễ để tịnh hóa các chướng ngại. Các chướng ngại này là những biểu hiện không hình tướng, rất vi tế của năng lực cái “tôi”, chúng ngăn không cho chúng ta thọ lãnh sự quán đảnh trọn vẹn, chúng phải được xua tan trước khi chúng ta tiến hành quán đảnh. Chúng ta chuyển hóa năng lực cái “tôi” này thành ra một dạng hình tướng phẫn nộquán tưởng ngài lama Heruka Vajrasattva xua đuổi nó đi mất, ra khỏi hệ thống quỹ đạo mặt trời nơi mà nó không bao giờ có thể trở lại được. Do đó, trong khi tôi cử hành nghi lễ, các bạn quán tưởng như vậy đấy.

Quán đảnh Heruka Vajrasattva

[Lama Yeshe đã ban lễ quán đảnh từng giai đoạn một theo cách đặc biệt độc đáo sau đây : đầu tiên ngài giải thích việc quán tưởng mà các đệ tử phải thực hiện, rồi ngài đọc kinh bằng tiếng Anh trong khi các người học đạo quán tưởng như đã giải thích, cuối cùng ngài đọc kinh bằng tiếng Tây Tạng. Những điều ghi lại dưới đây là phần giảng giải được in phổ biến cho người đọc một khái niệm về quá trình quán đảnh. Về phương diện kỹ thuật đây không phải là một lễ quán đảnh đầy đủ (wang), thay vì vậy, đây chỉ là kiểu thường được gọi là “sự cho phép tu tập” (je-nang).]

Tinh túy của Heruka Vajrasattva là năng lực tinh khiết được tập hợp lại từ tất cả các bậc giác ngộ. Năng lực này biểu lộsắc thân trắng, phúc lạc, tỏa sáng của vị bổn tôn. Cho nên khi bạn thọ lễ quán đảnh, thay vì nhìn vị lama như một con người bình thường, bị mê lầm, thì bạn hãy chuyển hóa vị lama thành ra hình siêu việt của vị bổn tôn.

Sau đó, theo truyền thống, bạn phải khẩn cầu ngài ba lần, xin được ban cho sự truyền pháp quán đảnh. Có việc này bởi vì chúng ta không cho phép người ta táo bạo nói rằng : “Này này ! Tôi có được một phương pháp thần tốc, mãnh liệt, toàn vẹn để đạt được giác ngộ. Hãy đến đây ! Và tôi sẽ trao nó cho bạn.” Trước khi thọ lãnh quán đảnh, người học đạo phải có được phẩm chất đủ, thích hợp và phải khẩn cầu thọ lãnh quán đảnh một cách hết sức chân thành. Vậy nên bạn hãy lập lại ba lần theo tôi : “Ngài lama Vajrasattva, xin hãy ban cho con sự quán đảnh Vajrasattva thiêng liêng !”

Rồi thì bạn phải phát sanh trạng thái giác ngộ của Bồ đề tâm. Điều này để bảo đảm rằng việc bạn thọ lãnh quán đảnh không trở thành động cơ quyền lực ích kỷ, nhưng thay vì vậy, việc bạn thọ lãnh quán đảnh là một hành động thiết tha hồi hướng cho sự giác ngộ của tất cả chúng sanh hữu tình. Tuy nhiên hôm nay các bạn không thọ nhận thọ giới Bồ tát đầy đủ với sáu mươi bốn lời thệ nguyện, bạn đơn giản chỉ phát sanh động cơ mãnh liệt để sử dụng phương pháp yoga cho mục đích duy nhất là làm lợi lạc cho người khác chứ không phải cho lạc thú tạm thời, và cá nhân nào. Với tư tưởng hồi hướng thiêng liêng mong đạt tới mức cao nhất là sự chứng đắc giác ngộ phúc lạc vĩnh cửu, bạn hãy lập lại ba lần theo tôi : “Lý do duy nhất mà con muốn thọ lãnh quán đảnh là làm sao để con có thể thực hành pháp môn yoga để đạt tới trạng thái giác ngộ an lạc vĩnh hằng cho lợi ích của các chúng sanh hữu tình khác.”

Bây giờ các bạn hãy nhớ rằng bạn thọ lãnh sự quán đảnh đích thực chỉ khi nào tâm bạn giao tiếp, gặp gỡ cùng với tâm của lama Heruka Vajrasattva trong cùng không gian hay ở cùng mức độ tâm thức. Để phát sanh kinh nghiệm đó, điều rất quan trọng là sự tập trung của bạn luôn luôn mãnh liệt suốt trong toàn bộ lễ quán đảnh.

Từ chủng tự HUM ở tim của lama Heruka Vajrasattva, ánh sáng tỏa sáng màu trắng rất mạnh vào trong tim bạn, năng lực điện từ của ánh sáng đó đốt cháy ý niệm cái “tôi” của bạn, đốt cháy hình ảnh bạn, toàn bộ hệ thần kinh vật lý của bạn, chuyển hóa nó thành ra ánh sáng trắng rực rỡ. Ánh sáng này tan ra, và cô đọng lại, trở nên càng lúc càng nhỏ cho đến khi nó hoàn toàn biến mất vào trong hư không rỗng rang. Hãy tập trung vào cái rỗng rang đó.

Bất thình lình trong hư không rỗng rang đó, một hoa sen quý báu xuất hiện. Trên hoa sen xuất hiện một mặt trăng. Ở trong tâm mặt trăng xuất hiện một chày kim cương trắng tỏa sáng rực rỡ – đó chính là bản thể của tâm thức của bạn. Ánh sáng trắng rực rỡ phát ra từ mặt trăng và chày kim cương bao trùm khắp cả hư không. Ánh sáng rực rỡ bao trùm khắp cả đó trở lại chìm vào chày kim cương, bản thể của tâm thức của bạn. Sự hấp thụ ánh sáng vào lại chày kim cương thực hiện như là nguyên nhân phối hợp khiến tâm thức của bạn chuyển hóa thành ra sắc thân cầu vồng siêu việt của Heruka Vajrasattva – không thịt, không máu, không xương.

Tay phải của bạn cầm chày kim cương và tay trái bạn cầm quả chuông tượng trưng cho sự giác ngộ trọn vẹn của bạn về phương tiệntrí huệ. Bạn được Nyem-ma Kar-mo, người nữ thiêng liêng, ôm bạn mà sắc thân thiêng liêng siêu việt của người cũng làm bằng ánh sáng trắng rực rỡ và các chứng ngộ của người cũng tương đương với bạn, kích phát kinh nghiệm phúc lạc, siêu việt của tâm thức tỉnh trọn vẹn trong bạn.

Bạn, (là) Heruka Vajrasattva, được trang hoàng bằng chữ OM trắng, rực rỡ ở luân xa đỉnh đầu bạn, chữ AH đỏ rực rỡ ở luân xa cổ họng, và chữ HUM xanh ở luân xa tim.

Từ chủng tự OM và mật chú Heruka Vajrasattva bao quanh chữ OM ở luân xa đỉnh đầu của lama Heruka Vajrasattva, nguồn ánh sáng trắng rực rỡ mãnh liệt phát xuất ra, lan tỏa khắp hư không vũ trụ và khẩn cầu tất cả năng lực tinh khiết của tất cả các đấng tối cao, năng lực tinh khiết này chuyển hóa thành ánh sáng rực màu trắng, phúc lạc và chìm vào trong luân xa đỉnh đầu của bạn (là) Heruka Vajrasattva. Giống như một thác nước tuôn xuống mãnh liệt, năng lực này đi vào trong sắc thân Heruka Vajrasattva của bạn, tràn đầy hệ thần kinh của bạn với ánh sáng trắng sáng rực phúc lạc, đặc biệt là ở luân xa đỉnh đầu của bạn. Kinh nghiệm phúc lạc này tịnh hóa được các việc bất tịnh của thân đã kết tụ lại trong vô số kiếp.

Từ chủng tự AH đỏ và mật chú Heruka Vajrasattva bao quanh chữ AH ở luân xa cổ của lama Heruka Vajrasattva, một ánh sáng đỏ rực mãnh liệt xuất phát lan tỏa khắp hư không khẩn cầu lời nói thiêng liêng của tất cả của đấng tối cao, lời nói đó chuyển hóa thành ra ánh sáng đỏ rực phúc lạc và chìm vào trong luân xa cổ họng của bạn, Heruka Vajrasattva. Hệ thần kinh Heruka Vajrasattva của bạn được tràn đầy với ánh sáng đỏ rực phúc lạc, đặc biệt ở luân xa cổ họng. Kinh nghiệm phúc lạc này tịnh hóa các điều bất tịnh của lời nói được tích tụ trong vô số kiếp.

Từ chủng tự HUM màu xanh và mật chú Heruka Vajra-sattva bao quanh chữ HUM ở luân xa tim của lama Heruka Vajrasattva, một ánh sáng xanh rực rỡ mãnh liệt xuất phát ra lan tỏa khắp không gian vũ trụ khẩn cầu trí huệ siêu việt thiêng liêng của tất cả các đấng tối cao, trí huệ này chuyển hóa thành ra ánh sáng xanh rực rỡ phúc lạc và chìm vào trong luân xa tim của bạn, Heruka Vajrasattva. Hệ thần kinh Heruka Vajrasattva của bạn hoàn toàn được tràn đầy với ánh sáng xanh rực phúc lạc, đặc biệt là luân xa tim của bạn. Kinh nghiệm phúc lạc này tịnh hóa các điều bất tịnh của tâm ý được tích tụ trong vô số kiếp.

Bây giờ, cùng lúc, ánh sáng trắng rực rỡ hỷ lạc đến từ luân xa đỉnh đầu của lama Heruka Vajrasattva, ánh sáng trắng đó đi vào luân xa đầu của bạn, Heruka Vajrasattva ; một ánh sáng đỏ rực phúc lạc đến từ luân xa cổ họng của lama Heruka Vajrasattva, nó đi vào trong luân xa cổ họng của bạn ; ánh sáng xanh rực phúc lạc đến từ luân xa tim của lama Heruka Vajrasattva, nó đi trong luân xa tim của bạn. Thông qua điều này, bạn và lama Heruka Vajrasattva hợp nhất khôngphá hủy được.

Một bản sao mật chú xuất phát từ mật chú ở tim của lama Heruka Vajrasattva, đi qua miệng của ngài và đi vào trong miệng của bạn (là) Heruka Vajrasattva, và chìm vào trong tim bạn. Việc này xảy ra ba lần. Lần đầu, nó đi vòng quanh chủng tự HUM ở tim bạn, lần thứ hai nó tan vào trong mật chú gốc ở đó, làm tăng sức mạnh và oai lực, lần thứ ba nó tan vào trong chính nó làm cho nó được bất diệt từ giờ đến mãi mãi.

Hãy quán tưởng mật chú như xâu chuỗi năng lực điện. Mật chú như là lửa. Lửa có đặc tính là tự động đốt cháy bất kể cái gì mà nó tiếp xúc. Tương tự, năng lực trí huệ điện của mật chú tự động đốt cháy tất cả những điều bất tịnh của năng lực bất thiện. Hãy lập lại mật chú theo tôi ba lần. Sau lần thứ ba, hãy nghĩ rằng những ban phước của lama Heruka Vajrasattva đã làm cho nó bất diệt.

Giờ đây, từ lama Heruka Vajrasattva, một Heruka Vajra-sattva y hệt xuất hiện đi đến đỉnh đầu bạn, đi xuống qua kinh mạch trung ương và vào tim bạn. Thân, khẩu, tâm của bạn được hoàn toàn hợp nhất với thân, khẩu, tâm thiêng liêng của Heruka Vajrasattva.

Ngang đây, các lama Tây Tạng có một phương tiện để giúp cho những ai không tập trung được mãnh liệt. Chúng tôi chạm vào đầu bạn bằng một cái bánh cúng dường có sơn vẽ hình vị bổn tôn ở trên đầu một cái bánh đó. Khi bạn đi hàng một ngang qua, tôi dùng bánh đó chạm vào đầu bạn, lúc đó bạn hãy tập trung mạnh, nghĩ rằng Heruka Vajrasattva đi vào kinh mạch trung ương đến tim bạn và rằng thân, khẩu, tâm của bạn, (là) Heruka Vajrasattva được hợp nhất trọn vẹn, bất nhị, với thân, khẩu, tâm thiêng liêng của Vajrasattva.(17)

Giờ đây, lễ quán đảnh đã xong. Trong khi bạn lập lại những cầu nguyện hồi hướng theo tôi, bạn hãy tha thiết cầu mong cho nhóm ẩn tu được thành tựu viên mãn.

Từ kinh nghiệm có được trong lễ quán đảnh này bạn có thể thấy rằng đối với người có sự tập trung tốt thì quá trình quán đảnh có thể là một kinh nghiệm giác ngộ. Điều này làm nổi bật sự khác biệt giữa Vajrasattva và Tiểu thừa và thừa Ba la mật đa. Ở Tiểu thừaBa la mật đa điếu cốt yếu là tránh các sự hưởng thụ mà chúng ta mắc dính vào ; nhưng ở Kim Cương Thừa chúng taphương tiệntrí huệ mãnh liệt để chuyển hóa năng lực thông thường này vào trong con đường phúc lạc đưa tới giác ngộ.

Nguyên tắc này không hoàn toàn khác với phương cách mà kỹ thuật khoa học hiện đại sử dụng nguồn tài nguyên quả đất trong nỗ lực cải thiện mức sống nhân loại. Dĩ nhiên, những nhược điểm của biện pháp khoa học giờ đây trở nên rõ ràng, bằng chứng là ngay cả các chính trị gia đang phản đối việc làm suy kiệt các nguồn tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường chúng ta – các nhược điểm này không hề thấy xảy ra thông qua sự tu tập Pháp. Khi chúng ta sử dụng năng lực và thông qua phương tiệntrí huệ, chúng ta chuyển năng lực đó vào con đường phúc lạc đưa tới giác ngộ mà không tạo ra bất kỳ một rung động tiêu cực bất thiện nào cả.

Điều quan trọng nhất là trong suốt thời gian ẩn tu bạn duy trì mãnh liệt kinh nghiệm siêu việttoàn bộ tâm thức của bạn đã được chuyển hóa thành ra thân ánh sáng trắng rực rỡ phúc lạc của Heruka Vajrasattva. Bạn phải thực sự tin tưởng điều này. Lợi ích tâm lý của điều này ở chỗ bạn sẽ bỏ đi hết tất cả những ý niệm như : “Tôi là Thubten Yeshe, do đó tôi đói. Tôi là Thubten Yeshe do đó tôi khát nước. Tôi là Thubten Yeshe do đó tôi cần các trần cảnh đẹp đẽ.” Sự tin tưởng này sẽ giúp nhổ tận gốc toàn bộ các phóng chiếu cái “tôi” của bạn. Thật là kỳ diệu. Đại thừa có những phương tiện mãnh liệt rất kỳ diệu để vượt qua tất cả các rung động xấu xa của cái tôi của bạn. Điều này là một phần cực kỳ quan trọng trong đợt ẩn tu của bạn.

Giờ đây, khi tôi nói bạn nên tin tưởng mãnh liệt rằng bạn là Vajrasattva, thì tôi không ám chỉ rằng bạn phải tin là thân vật chất của bạn đã thay đổi. Tôi biết bạn sắp nêu ra luận cứ phản đối mang tính khoa học giả hiệu của người Tây phương như : “Thân tôi được cấu tạo bởi thịt và xương. Làm sao tôi chuyển hóa nó thành ra ánh sáng ?” Đích thực bạn có thể nói như thế nhưng tôi trả lời rằng ngoài thân vật lý bạn còn có thân tâm linh, thân của tâm thức vi tế của bạn. Bạn chuyển hóa chính cái tâm thức vi tế này thành ra thân có ánh sáng cầu vồng siêu việt, trắng rực rỡ của vị hóa thần thiêng liêng và bạn phát sanh sự kiêu hãnh tự hào thiêng liêng về điều đó.

Sự kiêu hãnh thiêng liêng rất quan trọng. Để tôi nói lý do tại sao vậy. Thông thường bạn nghĩ rằng : “Tôi rất tồi tệ. Tôi như thế này nên tôi tồi tệ.” Bạn có biết được ý tôi muốn nói gì không ? Tôi đang đề cập đến sự việc là “bạn cảm thấy tội lỗi” ngay cả khi bạn không có tội. Mặc dù bạn không có tín ngưỡng bạn vẫn cảm thấy tội lỗi. Đừng nghĩ rằng người có tín ngưỡng mới thấy có tội mà thôi. Tôi có đủ kinh nghiệm để biết rằng người Tây phương luôn thấy có tội về việc này việc nọ cho dù họ không có tín ngưỡng. Có lẽ các bạn nghĩ rằng : “Ồ ! Tôi chỉ thấy có tội bởi vì tôi đang cố gắng trở thành Phật tử. Nếu tôi không tu tập Pháp tôi sẽ không cảm thấy tội lỗi tí nào cả.” Đấy không phải là phương cách tránh được tội lỗi. Ngay cả người không tín ngưỡng vẫn cảm thấytội lỗi.

Phương pháp để từ bỏ cảm giác tội lỗi và tự hạ thấp mình xuống như “Tôi xấu xa, tôi bất thiện,” là hãy phát sanh sự kiêu hãnh thiêng liêng sự tự hào mình là vị thần thiêng, và – bằng cách đó – chuyển hóa tất cả những ý niệm bất thiện thành ra năng lực trí huệ phúc lạc. Với kỹ thuật này, bạn có thể đương đầu giải quyết mọi tình huống phát sanh : sử dụng năng lực này và chuyển nó ra thành ánh sáng trắng rực rỡ tỏa sáng như vị thần thiêng. Đó là lý do tại sao tôi đã nói đến chữ “mãnh liệt” ở đoạn trước – bạn phải thực sự tin rằng bạn là Heruka Vajrasattva thay vì “tôi là Thubten Yeshe sinh ra ở Tây Tạng, đã có người cha này, người mẹ kia, tôi đã trốn thoát… là người tỵ nạn… đói.” Bạn phải vượt qua khỏi cuộc chơi thuốc kích thích của cái ngã (“tôi”). Bất cứ khi nào ý niệm thế tục “tôi là” nổi lên thì thân, khẩu, tâm thế tục liền biểu lộ ngay tức thì. Nhưng ngay khi bạn phát sanh kiêu hãnh thiêng liêng và đang kinh nghiệm sự chuyển hóa siêu việt thì bạn loại bỏ được tất cả các ý niệm thế tục thông thường. Dĩ nhiên, việc này rất cần thiết bạn phải làm trong các thời thiền định, nhưng cũng sẽ cần thiết khi ngoài thời thiền nữa. Bạn hãy duy trì năng lực của kiêu hãnh thiêng liêng này thay vì để năng lực đó giảm xuống khi bạn chấm dứt thời thiền, đi ăn trưa và 
cho phép thói quen cũ nổi lên, nhìn nhau bằng sự sân hận, tham lam.

Bạn có thể thấy được bằng cách nào mà phương tiệntrí huệ như vậy, có thể giúp bạn điều khiển được năng lực mê vọng của bạn. Và bạn có thể thấy được sự việc này nhờ kinh nghiệm riêng của bạn chứ không phải nhờ vào lời nói của tôi. Nếu tôi nói quá nhiều về việc bằng cách nào mà Kim Cương thừa chứa đựng tất cả các phương tiện kỳ diệu này thì bạn sẽ nghĩ ngay rằng : “Ồ ! Ông ta tự cao tự đại quá. Ông ta chỉ khoe khoang phóng đại oai lực mà các lama Tây Tạng tự cho là đã có.” Nó sẽ quá nhiều cho bạn mất. Nhưng nếu bạn tự kiểm tra coi lại chính mình bạn sẽ nếm được những lợi lạc. Và trước khi bạn ẩn tu, bạn hãy nghiên cứu kỹ bài giảng này. Hãy đọc kỹ từng câu, nên ngừng lại để kiểm trathiền định về từng câu. Nếu bạn biết thấu đáo rõ ràng về những gì bạn làm thì bạn sẽ không còn nghi ngờ, dao động và bạn cảm thấy rất thoải mái. Điều đó rất quan trọng và còn rất cần thiết để bạn có thể thành công khi ẩn tu.

Nếu bạn bắt đầu gặp các khó khăn trong khi nhập thất, đừng nghĩ rằng : “Tôi rất tệ ; tôi không phải là người ẩn tu tốt.” Thay vì vậy, chỉ việc tự hỏi mình : “Tại sao việc ẩn tu của tôi không tiến triển tốt ?” Bạn sẽ có câu trả lời : “Đó là bởi vì những ảo tưởng mê lầm kỳ quặc của tôi. Và tôi không phải là người duy nhất như vậy. Tất cả chúng sanh hữu tình, những người mẹ của tôi đều có cùng hoàn cảnh như vậy.” Hãy chăm sóc thương yêu các người khác thay vì bản thân mình, và hãy cảm thấy xót xa với những nỗi khổ đau của tất cả chúng sanh hữu tình. Thay vì khùng điên mà than khóc khi gặp trở ngại trong lúc ẩn tu, có một kỹ thuật hoàn hảochuyển hóa năng lực của mật chú thành ra lòng thương xót bi mẫn. Dĩ nhiên những giọt nước mắt xúc động không phải tất yếu là xấu ; khóc cũng có thể là kinh nghiệm phúc lạc.

Chẳng hạn, lần đầu tiên người ta phát hiện tánh Không họ bàng hoàng như thể không tin được và họ có thể hoàn toàn trống trải ra. Ở bên trong, họ kinh nghiệm một rung động phúc lạc ; về phương diện tâm lý, như thể họ được chở đi vào không trung rồi bất thình lình bị rơi xuống. Họ gần như không biết sẽ ra sao. Về phương diện triết lý, điều này có vẻ là rất nghịch lại với kinh nghiệm trí huệ tánh Không bởi vì kinh nghiệm tánh Không hẳn là hoàn toàn tách biệt với cảm xúc. Nhưng mỗi người lần đầu khám phá thực tế về tánh Không đều có kinh nghiệm cá nhân hoàn toàn khác nhau.

Giống như người đệ tử thân cận của lama Tsong Khapa, lần đầu kinh nghiệm được tánh Không trong khi nghe lama giảng pháp. Ông ta cảm thấy như ông ta bị biến mất và ông ta chộp nắm áo của thầy. Lama Tsong Khapa cười và nói, “Cái gã đệ tử của ta đã vừa mới tìm thấy được mình trên cái áo của hắn.” Rồi vị lama tiếp tục giải thích kinh-nghiệm-như-vậy được coi là như thế nào. Cho nên khóc không phải nhất thiết là xấu.

Khi những khó khăn nổi lên, bạn hãy nhớ đến lý do : “Tất cả chúng sanh hữu tình kể cả tôi đều ở trong tình huống này. Tất cả chúng ta đều là đối tượng của lòng bi.” Nếu bạn chứng ngộ được lòng đại bi trong kỳ ẩn tu thì bạn có thể đòi hỏi gì hơn nữa ? Như thế là tuyệt rồi. Sau đợt ẩn tu, mọi hành vi của bạn đều thấm nhuần lòng từ bi. Có thể được như vậy. Nhưng cũng phải thiện xảo nữa. Hãy biết thư giãn trong kỳ nhập thất và khéo léo thiện xảo trong cách bạn thư giãn. Tôi không ám chỉ rằng bạn chỉ nên nằm thôi.

Sau đợt ẩn tu bạn hãy thực hiện đơn giản lễ cúng lửa Dorje Khadro, tôi có bài giải thích ngắn ở chương kế tiếp. Có nhiều cách phức tạp trong lễ dâng cúng lửa theo truyền thống Tây Tạng, nhưng cách này sẽ tốt cho chúng ta. Bạn có thể thực hiện việc dâng cúng mỗi ngày, bất cứ khi nào về phương diện tâm lý, bạn cảm thấy không được tốt, nặng nề hay bất tịnh. Hãy thắp ngọn lửa và làm lễ dâng cúng Dorje Khadro và thiền định nhiều. Nó giống như cách thiền định tum-mo – nó đốt cháy tất cả những điều bất tịnh của bạn.

Câu hỏi : Ở cuối sadhana chúng tôi thiền định về việc coi bản thân mình như là Heruka Vajrasattva. Bằng cách nào để chúng tôi tập trung được vào điều này ?

Trả lời : Loại thiền định này rất sâu sắc – sâu sắc hơn nhiều so với loại thiền định về đối tượng bên ngoài dễ hơn và người ta hay làm hơn. Với thiền định về Heruka Vajrasattva này đôi khi bạn có bị đau một ít ở tim hay tim đập nhanh khi bạn thiền định. Sở dĩ như vậy vì bạn không được thư giãn hoặc giả bạn không nhận thức được đối tượng thiền định là ở trong bản tánh của tâm thức. Khi bạn thiền định bản thân mình là Heruka Vajrasattva và tập trung ở chữ HUM ở tim bạn lúc đó nếu bạn cứ nghĩ thân bạn là vật chất cụ thể thì tim bạn bắt đầu bị đau bởi vì như vậy sự suy nghĩ đã quá ư cụ thể. Việc nhận thức thân bạn vô hình như là thân tâm linh, rất ư quan trọng. Nếu tôi đang ngồi thiền định ở đây và cố đặt chữ HUM cụ thể, vật chất vào tim tôi thì sẽ không có chỗ cho chữ HUM đó đặt vào. Không gian bị choán chỗ hết rồi. Nhưng nếu tất cả mọi thứ đều ở trong bản chất tâm thức thì việc đặt chữ HUM đó có thể được. Cho nên điều quan trọng là quán tưởng chữ HUM siêu vật chất, phúc lạc, mà bản chấttâm thức.

Thường thì với một người tham ái, mê muội có thể sẽ cảm thấy một loại phúc lạc có tính sanh tử luân hồi khi ngắm nhìn một người đàn bà đẹp. Tương tự như vậy, chữ HUM xanh ở tim của Vajrasattva là một đối tượng phúc lạc hay nó phát sanh phúc lạc. Bất cứ khi nào bạn quán tưởng chữ đó, bạn cảm giác được phúc lạc. Đây là một điều quan trọng. Do kết quả đó, bạn sẽ có được sự tập trung nhất tâm rất tốt. Tại sao vậy ? Bởi vì tự bản thân đối tượng thiền định – trong trường hợp này là chữ HUM xanh – cho bạn một kinh nghiệm phúc lạc. Khi bạn có được một kinh nghiệm phúc lạc bạn cảm thấy thỏa mãn. Khoảng trống trong bao tử tâm lý của bạn được no đầy. Khi bao tử tâm lý được thỏa mãn, bạn sẽ không còn cảm thấy cô đơn hay bất mãn.

Các Tăng, Ni thường cảm thấy cô đơn… vâng, tất cả chúng ta đều cảm thấy cô đơn. Đó là sự thật. Chúng ta cần phải biết những sự việc này. Nó cần thiết – đấy là Pháp. Có lẽ bạn cho rằng tôi đang nói về những việc dơ bẩn nhưng chúng ta phải hiểu những việc dơ bẩn trong cuộc sống để mà biết phải tẩy rửa cái gì. Thế thì tại sao chúng ta cảm thấy cô đơn và không mãn nguyện ? Bởi vì chúng ta đang tìm kiếm sự thỏa mãn – nhưng không có những kinh nghiệm phúc lạc, cho nên bao tử tâm lý của chúng ta bị đói. Tôi chắc chắn các bạn hiểu được ý tôi muốn nói cái gì.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 33154)
Các chuyên gia đã từng nói cơ năng não bộ của con người so với máy vi tính phức tạp nhất trên thế giới lại càng phức tạp hơn.
(Xem: 6535)
Phật Đà Thập Đại Đệ Tử Tán - Hòa thượng Tuyên Hóa giảng thuật, Nguyễn Minh Tiến Việt dịch
(Xem: 11251)
Các tác phẩm của Thầy phần lớn được dịch từ Hán tạng, gồm giới kinh và các nguồn văn học Phật giáo Đại thừa với tư tưởng uyên thâm về triết họctâm lý học.
(Xem: 30391)
Đã phát khởi chí nguyện Đại thừa, lại kiên quyết thực hiện chí nguyện ấy, đó thực sự là cung cách hùng dũng của con sư tử đang vươn mình, và do đó phải được nhìn đến bằng cung cách của con voi chúa.
(Xem: 30427)
Vua và phu nhân gởi thơ cho Thắng Man, đại lược ca ngợi công đức vô lượng của Như Lai, rồi sai kẻ nội thị tên Chiên Đề La đem thư đến nước A Du Xà... HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 7966)
Tất cả các nhà đạo học và thế học muốn thành tựu kết quả tốt đẹp trong cuộc đời, thì trước hết, họ phải trải qua quá trình kham nhẫn, nỗ lực, tu, học, rèn luyện tự thân, giúp đỡ, và đem lại lợi ích cho tha nhân.
(Xem: 12163)
Bảy Đức Thế Tôn quá khứ từ Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Thích Ca, và chư Thế Tôn vị lai đều chứng ngộ Vô Thượng Bồ Đề từ sự chứng ngộ sự thật Duyên khởi.
(Xem: 12237)
Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali.
(Xem: 11584)
Có lần Đức Phật sống tại Rajagaha (Vương Xá) trong Khu Rừng Tre gần Nơi Nuôi Những Con Sóc. Lúc bấy giờ, vị Bà La Môn tên là Akkosa Bharadvaja đã nghe người ta đồn đãi như sau:
(Xem: 12791)
Tôi nghe như vầy. Có lần Đức Phật, trong khi đi hoằng pháp ở nước Kosala nơi có một cộng đồng rất đông Tỳ Kheo, ngài đi vào một tỉnh nhỏ nơi cư trú của người Kalama
(Xem: 34728)
Quy Sơn Cảnh Sách Học Giải - Tác Giả: Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu; Thích Thiện Trí (Thánh Tri) Phỏng Việt Dịch và Viết Bài Học Giải
(Xem: 9831)
Kinh này khởi đầu bằng lời người Bà La Môn hỏi rằng làm thế nào người ta có thể tự thanh tịnh hóa khi nhìn thấy một vị Thượng nhân đã Thanh tịnh,
(Xem: 52247)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. - Chú giải: Ngài Quán Nguyệt; Dịch giả: HT Thích Khánh Anh
(Xem: 10728)
Tôi nghe như vậy: Một thời, đức Thế Tôn trú tại thành phố Śrāvastī (Xá-vệ), nơi rừng cây Jeta (Kì-đà), vườn của Ông Anāthapiṇḍada (Cấp-cô-độc),
(Xem: 10496)
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng ...
(Xem: 10698)
Lúc bấy giờ, Bồ tát Đại sĩ Akṣayamatir[1] từ chỗ ngồ đứng dậy, vắt thượng y[2] qua một bên vai, chắp hai tay[3] hướng về đức Thế Tôn và thưa rằng:
(Xem: 10457)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 13063)
Đại ý bài kinh này Đức Phật dạy chúng đệ tử không nên truy tìm quá khứ, không nên ước vọng tương lai vì quá khứ đã đoạn tận.
(Xem: 16248)
Evaṃ me sutaṃ, “như vầy tôi nghe”, là lời Ngài Ananda bắt đầu mỗi bài kinh mà có lẽ không Phật tử nào là không biết.
(Xem: 21818)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 9605)
Phật dạy giới này áp dụng chung cho tất cả các Phật tử tại gia, không phân biệt Phật tử này thuộc thành phần hay đẳng cấp xã hội nào.
(Xem: 7110)
Sa-môn Thích Đàm Cảnh dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Tiêu-Tề (479-502). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn, tại Canada, năm 2018.
(Xem: 10381)
Đức Phật A Di Đà tự thân có ánh sáng vô lượng, chiếu khắp cả mười phương mà không có vật gì có thể ngăn che. Vì vậy nên Phật A Di Đà có nghĩa là Vô Lượng Quang Phật.
(Xem: 12723)
Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn - Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước
(Xem: 12764)
Ngài Buddhaghosa sanh ra và lớn lên nước Magadha, thuộc Trung Ấn Độ, vào thế kỷ thứ V trong ngôi làng Ghosa, gần địa danh nơi đức Phật thành đạo Bodhigaya
(Xem: 16217)
Nghiên Cứu Về Kinh A Hàm (Ãgama, Sanscrist)
(Xem: 16514)
Ai nói như sau, này các Tỷ-kheo: "Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào, người ấy cảm thọ như vậy, như vậy".
(Xem: 13839)
Đây là những điều tôi nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Cấp Cô Độc trong vườn cây Kỳ Đà ở thành Vương Xá.
(Xem: 16564)
Vào thời Đức Thích-ca-mâu-ni, không có hệ thống chữ viết được phổ biếnẤn Độ. Do đó, những thuyết giảng của Ngài được ghi nhớ và ...
(Xem: 12098)
"Lại nữa, lúc bấy giờ Mahāmati thưa rằng: “Bạch Thế Tôn, ngài đã từng dạy rằng: từ lúc Như Lai chứng nghiệm giác ngộ cho đến...
(Xem: 13790)
Kinh Địa Tạng là một trong các kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi trong quần chúng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay song song với các kinh Kim Cương, Di Đà, Phổ Môn...
(Xem: 14306)
Nguyên tác: Tôn giả Thế Thân (Acarya Vasubandhu) - Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng; Việt dịch: Tỳ khưu Tâm Hạnh
(Xem: 9181)
No. 1613 - Nguyên tác: Tôn giả An Huệ; Dịch Hán: Tam Tạng Pháp sư Địa-bà-ha-la; Dịch Việt: Tâm Hạnh
(Xem: 11733)
Duy thức nhị thập luận, do bồ tát Thế Thân soạn, ngài Huyền trang dịch vào đời Đường... được thu vào Đại chính tạng, tập 31, No.1590.
(Xem: 11251)
Bồ-tát Trần Na tạo luận. Tam tạng Pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch. Việt dịch: Quảng Minh
(Xem: 16285)
Nghe như vầy, một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ ở vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc cùng chúng đại Tỳ Kheo năm trăm vị. Bấy giờ các thầy Tỳ Kheo...
(Xem: 14328)
No. 699; Hán dịch: Đời Đại Đường, Trung Thiên Trúc, Tam tạng Pháp sư Địa bà ha la, Đường dịch là Nhật Chiếu
(Xem: 16187)
Đức Phật Thích-Ca Mưu-Ni, bắt đầu chuyển pháp-luân, độ cho năm vị Tỳ-Khưu là Tôn-giả Kiều-Trần-Như v.v... Sau cùng, Ngài thuyết pháp độ cho ông Tu-bạt-đà-la.
(Xem: 12685)
Kinh Phạm Võng nằm trong Đại Chánh Tạng, tập 24, ký hiệu 1484, gọi đủ là Phạm võng kinh Lô xá na Phật thuyết bồ tát tâm địa giới phẩm đệ thập
(Xem: 12072)
Phật thuyết-giảng Kinh Phạm-Võng để dạy về giới-luật, và các pháp cao-siêu vượt thoát được sáu mươi hai kiến-chấp vốn là các tà-kiến đã...
(Xem: 11790)
Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đây,,,
(Xem: 15652)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0434; Dịch Phạn - Hán: Tam Tạng Cát-ca-dạ, Dịch Hán - Việt và chú: Tỳ-kheo Thích Hạnh Tuệ; Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 11499)
Đời Đường, Thận Thủy Sa Môn Huyền Giác Soạn; Thánh Tri dịch nghĩa Việt và viết bài học giải...
(Xem: 14014)
Phật giáo được khai sáng ở Ấn-độ vào năm 589 trước kỉ nguyên tây lịch (năm đức Thích Ca Mâu Ni thành đạo), và đã tồn tại liên tục, phát triển không ngừng trên ...
(Xem: 12000)
Trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền, Dược Sư là một bản kinh thường được trì tụng nhằm mục đích giải trừ tật bệnh, cầu nguyện bình an...
(Xem: 12614)
Thích-ca là phiên âm của tiếng Phạn. Phiên âm Hán Việt là Năng Nhân. Tức là họ của đấng hóa Phật ở cõi Ta-bà...
(Xem: 14985)
Kinh chuyển Pháp luân là bài thuyết Pháp đầu tiên của Đức Phật Thích-ca sau khi Ngài đã đắc đạo.
(Xem: 11951)
Ba Ngàn Oai Nghi Của Vị Đại Tỳ Kheo - Được xếp vào tập T24 - Kinh số 1470 - Tổng cộng kinh này có 2 quyển
(Xem: 13120)
Những gì xảy ra trong thế giới này đều bị qui luật Nhân quả chi phối. Mọi thứ xuất hiện ở đời đều có nhân duyên. Hạnh phúcthế gian hay Niết bàn của người tu đạo không ra ngoài qui luật ấy.
(Xem: 14520)
Satipatthana Sutta là một bản kinh quan trọng làm nền tảng cho một phép thiền định chủ yếu trong Phật giáo là Vipassana...
(Xem: 20668)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương là một bài Kinh được truyền bá khá rộng rải ở các Tồng Lâm Tự Viện của Trung QuốcViệt Nam từ xưa đến nay.
(Xem: 13206)
Bản dịch này được trích ra từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol. 48, No. 2010. Bởi vì lời dạy của Tổ Tăng Xán quá sâu sắc, súc tích, và bao hàm trong 584 chữ Hán,
(Xem: 10930)
Dịch từ Phạn sang Tạng: Kluḥi dbaṅ-po, Lhaḥi zla-ba; Dịch Tạng sang Việt: Phước Nguyên
(Xem: 20681)
Trí Phật là trí Kim – cang, Thân Phật là thân Kim – Sắc, cõi Phật là cõi Hoàng – kim, lời Phật tất nhiên là lời vàng.
(Xem: 14339)
Bấy giờ Hòa Thượng Vakkali nhìn thấy Đức Phật đang đi đến từ xa, và ông đã cố gắng ngồi dậy.
(Xem: 20355)
Xin dâng hết lên Tam Bảo chứng minh và xin Quý Ngài cũng như Quý Vị tùy nghi xử dụng in ấn tiếp tục hay trì tụng cũng như cho dịch ra những ngôn ngữ khác...
(Xem: 17645)
Niệm Phật Tâm Muội do HT Hư Vân soạn, Sa môn Hiển Chơn dịch; Tọa Thiền Dụng Tâm Ký do Viên Minh Quốc Sư soạn, HT Thích Thanh Từ dịch
(Xem: 14005)
Khi Bồ-tát Quán Tự Tại hành sâu Bát-nhã Ba-la-mật-đa, ngài soi thấy năm uẩn đều KHÔNG, liền qua hết thảy khổ ách.
(Xem: 31850)
Viết ra các bài Phật học thường thức này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu toàn bộ Phật pháp và chỉ cốt giúp cho các bạn sơ cơ hiểu được một cách đúng đắn, đạo lý năm thừa trong Phật giáo mà thôi.
(Xem: 12011)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Kinh văn số 1675. Tác giả: Long Thọ Bồ Tát; Sa Môn Sắc Tử dịch Phạn sang Hán; HT Thích Như Điển dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant