Có Phải Đức Phật Là Thượng Đế
Ven. S.M. Sujano‘
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?’
Câu hỏi vốn được hỏi từ những nhà học giả và những sinh viên mới trong những nghiên cứu Phật giáo? Theo thuật ngữ kỷ thuật thì Tôn giáo có nghĩa là bất cứ đức tin hay phương pháp thờ phượng của niềm tin trong một thượng đế (nhất thần giáo) hay nhiều thượng đế (đa thần giáo) những đấng đã tạo ra thế giới và những đấng có thể kiểm soát mọi thứ xảy ra trong thế giới. Phật giáo không là một tôn giáo trong phương diện này nhưng chúng ta có thể thừa nhận với khái niệm của một tôn giáo tương tự như những tôn giáo khác. Phật giáo cũng đặt sự nhấn mạnh vào căn bản của Niềm Tin. Tuy thế, nên thấu hiểu rằng Phật giáo không dừng lại ở niềm tin. Niềm Tin và tuệ trí là căn bản của Phật giáo. Niềm Tin, Saddha, thông thường liên hệ đến sự Giác Ngộ của Đức Phật hay luật nghiệp báo chứ không phải vào một Đấng Tối cao. Trên căn bản này, một cách chắc chắn, hầu hết sự trình bày của Đạo Phật có thể được xem như một tôn giáo.
Rồi thì phát sinh câu hỏi Đạo Phật là gì? Đạo Phật là tên được đặt cho Giáo huấn của Đức Phật Thích Ca nhưng thường được Phật tử gọi là Phật Pháp hay Giáo lý Đạo Phật. Trong khi những nhà quan sát Tây phương có thể tranh luận Phật giáo nên được xem như một triết học hay như một môn tâm lý học thì có thể ghi nhớ rằng giáo huấn của Ngài không quá khác với những giáo lý chủ yếu của những tôn giáo chính trên thế giới.
Ban sơ Phật giáo là một triết lý ứng dụng. Nó đối phó với những vấn nạn của đời sống hay khổ đau và vấn đề giải quyết chúng như thế nào trong ánh sáng của luật nhân quả. Sau khi Đức Phật nhập niết bàn người Phật tử vì sự tôn kính của họ với Ngài như một vị Thầy đã chỉ ra con đường để tự giải thoát và cứu độ chúng sanh đã bắt đầu tôn thờ Ngài và Phật giáo bắt đầu dường như có những đặc tính của một tôn giáo. Điều này có thể là xu hướng tôn giáo của bản chất con người. Loài người thì yếu đuối và luôn luôn tìm kiếm điều gì đó siêu tự nhiên để nương tựa. Nếu không có điều gì loại đó trong tôn giáo của họ, họ sẽ tưởng tượng và nương tựa vào đó vào những lúc khẩn cấp. Phật giáo và những người Phật tử cũng không ngoại lệ.
Dường như không có gì tổn hại trong việc tin tưởng trong điều gì đó siêu nhiên khi mà người tin tưởng có được một lợi ích nào đó từ đó mặc dù lợi lạc có thể chỉ là tâm lý. Con người có cả cảm xúc và trí thông minh. Một tôn giáo nên có điều gì đó siêu nhiên để làm hài lòng cảm xúc và điều gì đó thông tuệ hay triết lý để làm hài lòng lý trí. Tóm lại, người Phật tử tôn kính với hình tượng Phật để tỏ lòng biết ơn và tôn kính như một vị thầy lớn hơn là Thượng đế hay tôn thờ Ngài như một vị thần thánh.
***
- Nhất thần giáo: một thượng đế hay một đấng tạo hóa – như Do Thái giáo, Ki Tô giáo, Hồi giáo,…
- Đa thần giáo: nhiều thượng đế hay nhiều đấng tạo hóa – như Ấn Độ giáo (Brama, Shiva, Vishnu)
- Vô thần giáo: không thượng đế hay không đấng tạo hóa – như Phật giáo, Kỳ Na giáo, Lão giáo,…
***
WAS THE BUDDHA A GOD?
'The Buddha was not a God, so why is His teaching a religion and why do Buddhist worships Him like God? '
The question that often is asked from scholars and new students of Buddhist studies. According to terminological term Religion means any faith or method of worship or the belief in a god or gods who made the world and who could control everything which happens in the world. Buddhism is not religion in this respect but we can compromise with concept of religion as similar to other religions. Buddhism also places emphasis on the base of Faith. However, it should be understood that Buddhism does not stop on faith. Faith and wisdom is the base of Buddhism. Faith, Saddha, generally refers to the enlightenment of the Buddha and law of kamma not on a supreme being. On this basis, probably, mostly present Buddhism can be regarded as a religion.
Then arises a question what is Buddhism? Buddhism is the name given to the Teaching of Gautama Buddha but usually called by his followers the Buddha Dhamma or Buddha Sasana (See Q.1 & 2). Whilst Western observers may debate whether Buddhism should be considered as a philosophy or as a psychology it may be noted that his teachings are not so different from the primary tenets of the world’s main religions.
Originally Buddhism was an applied philosophy. It deals with the problems of life or suffering and how to solve them in the light of the law of cause and effect. After the passing away (Parinibbana) of the Buddha the Buddhists out of their reverence to him as a teacher who had shown the path of liberation began to deify him and Buddhism began to seem to have most characteristics of a religion. This may be the religious tendency of human nature. Human beings are weak and always look up to something supernatural for refuge. If there is nothing of the sort in their religion, they will conceive it and take refuge in it at times of emergency. Buddhism and Buddhists are not exception.
There seems to be no damage in believing in something supernatural as long as the believer get some benefit from it though the benefit may be only psychological. Man has both emotion and intelligence. A religion should have something supernatural to satisfy emotion and something intellectual or philosophical to satisfy reasoning. In conclusion, Buddhists pay respect to the Buddha statue to show gratitude and venerate him as the great teacher rather than the God or worship him as a god.
***
Source: Your Questions, My Answers
on Buddhism & Experience
by Ven. S.M. Sujano
Tuệ Uyển chuyển ngữ / Thursday, November 19, 2020
http://ftp.budaedu.org/ebooks/pdf/EN388.pdf
- Tag :
- Ven. S.M. Sujano