Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Thẩm định lại một bài kệ

14 Tháng Mười Hai 202013:26(Xem: 4425)
Thẩm định lại một bài kệ

Thẩm định lại một bài kệ

Thích Như Điển

 

Có nhiều bài kệ rất hay khi xướng lên hay khi tán tụng; hoặc giả khi mạn đàm Phật Pháp; nhưng cũng có lắm bài kệ cho đến nay có nhiều Thầy, Cô giảng dạy, nhưng khi đi tìm nguồn gốc thì hầu như chưa có câu trả lời đúng nghĩa. Hôm nay tôi sẽ trình bày với Quý Vị một bài kệ có 4 câu và mỗi câu 7 chữ như sau:

 

Chữ Hán Việt

Nghĩa của bốn câu nầy:

Phật tại thế thời ngã trầm luân,

Kim đắc nhân thân Phật diệt độ,

Áo não tự thân đa nghiệp chướng,

Bất kiến Như Lai kim sắc thân.

Khi Phật ở đời con trầm luân,

Nay được thân người Phật diệt độ,

Buồn cho thân mình nhiều nghiệp chướng,

Chẳng thấy thân vàng của Như Lai.

 

佛在世時我沉淪,

今得人身佛滅度。

懊惱自身多業障,

不見如來金色身。

Ngoài ra trên internet cũng có bài Chữ Hán được viết như sau:

佛在世時我沉淪,

佛滅度後我出生。

懺悔此身多業障,

不見如來金色身。

Phật tại thế thời ngã trầm luân,

Phật diệt độ hậu ngã xuất sanh.

Sám hối thử thân đa nghiệp chướng,

Bất kiến như lai kim sắc thân,

 

Đa phần rất nhiều Giảng sưPhật Tử đều nghĩ rằng bài nầy là do Ngài Huyền Trang (602-664) trước tác khi chiêm bái thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ, nhưng chính cá nhân tôi khi phiên dịch quyển Đại Đường Tây Vức Ký, do chính Ngài biên soạn từ chữ Hán sang tiếng Việt vào năm 2003 tại Úc Châu, dựa theo  quyển Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyo) quyển thứ 51, thuộc sử truyện bộ thứ 3 từ trang 867 đến trang 948 gồm 12 quyển. Thứ tự kinh văn số 2087 và tiếng Việt in ấn thành 456 trang, được ấn tống nhiều lần và lần tái bản của năm 2021 qua trang Amazon, đã được hiệu đính lại rất nhiều chi tiết mà trước đây chưa được hiệu đính lại, thì kết quả là qua hai chương của quyển thứ tám và quyển thứ chín, khi Ngài Huyền Trang đi đến xứ Ma Kiệt ĐàBồ Đề Đạo Tràng để chiêm bái các Thánh Tích, thì đã không tìm thấy được bài kệ nầy do Ngài ghi lại.

Bản thân tôi cũng nghĩ rằng, ngoài Ngài Huyền Trang ra thì ít ai có thể thâm cảm sâu xa, khi đến được tận nơi để đảnh lễ những Thánh tích của Đức Phật tại Ấn Độ, nên mới cảm tác được bài kệ nầy, mà mỗi khi đọc qua chúng ta đều xúc động như vậy và từ đó tôi cũng đoan chắc rằng bài kệ 4 câu nầy là của Ngài Huyền Trang. Đến một lúc nào đó, ai cũng nghĩ rằng chuyện ấy không có gì để bàn cãi; nhưng khi những tác phẩm của tôi được đưa lên Amazon để lưu trữ tại đó, thì Anh Nguyên Minh Nguyễn Minh Tiến, Webmaster của trang nhà rongmotamhon.net cho tôi biết rằng, Anh cũng đã đi tìm khắp nơi trong Đại Tạng Kinh và những bài sám nguyện v.v... nhưng vẫn chưa có kết luận là bài nầy do Ngài Huyền Trang sáng tác.

Kể từ năm 2003 đến nay (2020), khi ở ngôi Phương Trượng tôi có nhiều thời gian hơn để viết sách, dịch Kinh cũng như phát nguyện đọc Đại Tạng Kinh. Đây là một nhân duyên rất thù thắng đối với tôi, còn việc hành chánh của chùa Viên Giác tại Hannover thì do các Thầy Trù Trì trực tiếp chăm sóc. Thỉnh thoảng cuối tuần tôi kết hợp đi thuyết giảng đâu đó vài nơi và thời gian còn lại, tôi  xử dụng cho những việc trên. Riêng Đại Tạng Kinh phải nói là một pho sách đồ sộ, ít có Tôn Giáo nào có được. Muốn đọc hết phải tốn cả một đời người. Kể từ năm 2003, tôi đã bắt đầu đọc Đại Tạng Kinh tiếng Việt do Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh chủ biên, và tạng kinh nầy được gọi là Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh. Hầu hết những Kinh, Luật, Luận trong tạng nầy đều được dịch ra Việt ngữ từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyo). Những tập Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm hầu như không có lỗi in ấn nào cần phải đề cập đến nữa, vì chư Tôn Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ v.v... đã giảo chánh lại rất kỹ, lại còn chú thích thêm những từ ngữ khó cho người cần tra cứu để có được sự giải thích rõ ràng. Nhưng khi đọc đến những bộ Bản Sanh thì tôi phát hiện ra còn nhiều lỗi chính tả quá, nên đã tự động sửa vào những bản đã in nầy, vì sợ rằng không có cơ hội đọc lại lần thứ hai nữa. Ít nhất là từ tập số 9 đến tập số 17. Một thời gian sau có Phật Tử Minh Đăng Trần Tế Thế, người lo Website của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh liên lạc qua email với tôi, nhờ tôi tra lại dùm những chỗ nghi ngờ khi được dịch ra Việt ngữ, và đây cũng là cơ hội để tôi phát tâm đọc lại hết 15 tập sau cùng, kể từ tập 188 đến tập 202. Những tập nầy chưa xuất bản và sẽ được xuất bản trong nay mai. Tất cả 202 tập nầy được dịch từ 54 tập của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh. Như vậy trung bình cứ 1 tập của Đại Chánh Tạng, dịch thành 4 tập của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh. Nhưng vẫn chưa hết, nghĩa là mới được dịch hơn phân nửa phần của Đại Chánh Tạng, nhưng dẫu sao đi nữa thì đây cũng là một cố gắng hết mình của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh vậy.

Khi đọc đến tập 193 của Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, phần Kinh văn số 2110 thuộc Luận Biện Chánh, quyển thứ 5, Sử Truyện Bộ trang 207. Phần nầy tương ưng với tập thứ 52 của Đại Chánh Tạng trang 522b do Ngài Pháp Lâm đời Đường biên soạn thì tôi đã phát hiện ra việc nầy như sau:

“Lão Tử đến nước Kế Tân, thấy Phù Đồ tự thương xót mình không sanh kịp, mới nói bài kệ tụng cúng dường, đối trước tôn tượng tỏ bày tình ý rằng:

Ta sinh sao quá muộn

Phật ra đời sao quá sớm

Chẳng thấy được Thích Ca Văn

Trong tâm thường áo não“

Nguyên Hán Văn như sau

老子至罽賓國,見浮圖,自傷不及,乃說偈供養,對像陳情云:

我生何以晚(新本改云:佛生何以晚),

佛出一何早(新本改云:泥洹一何早),

不見釋迦文,

心中常懊惱(言不親覩佛)。

Âm Hán Việt: Lão Tử chí Kế Tân quốc kiến phù đồ tự thương bất cập. Nãi thuyết kệ cúng dường đối tượng trần tình vân:

Ngã sanh hà dĩ vãn (tân bản cải vân:Phật sanh hà dĩ vãn),

Phật xuất nhứt hà tảo (tân bản cải vân: Niết Bàn nhứt hà tảo),

Bất kiến Thích Ca Văn,

Tâm trung thường áo não (ngôn bất thân đổ Phật).

Trong phần Luận Biện Chánh nầy của Ngài Pháp Lâm giải thích rằng: Lão Tử phải sanh sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cả hằng 200 năm; nhưng môn đệ của Lão Tử sau nầy cải biên lại là Lão Tử sinh ra trước Phật; nên mới có hai phần cải biên bản mới trong sách của Lão Tử là : Phật sinh sao quá muộn và Phật Niết Bàn sao quá sớm.

Bây giờ chúng ta phải tra cứu để đi đến một kết luận tạm thời như sau: Đức Phật Giáng Sinh tại Vườn Lâm Tỳ NiẤn Độ vào ngày 15 tháng 4 năm 624 trước Tây Lịch, Thành đạo vào ngày 8 tháng 12 năm 589 trước TL và nhập Niết Bàn năm 544 trước TL. Vì vậy năm nay (2020) Phật Giáo đồ khắp nơi trên thế giới kỷ niệm ngày Phật Đản sanh lần thứ 2644 và Phật Lịch 2564 năm. (Đây là ngày sinh, ngày thành đạo và ngày nhập Đại Bát Niết Bàn theo truyền thống Nam Tông). Trong khi đó ngày tháng năm sinh của Lão Tử cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên người ta ước đoán là Lao Tzu, Lao Tse sinh năm 571 và mất năm 471 trước Tây Lịch, thọ 100 tuổi. Nếu so với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì Lão Tử sinh sau đến 27 năm (nếu tính theo ngày nhập diệt của Đức Phật) và nếu tính theo ngày Đản Sanh của Đức Phật thì Lão Tử sinh sau Phật 53 năm (624-571=53 năm). Đó là chưa kể còn nhiều truyền thuyết khác nhau nữa, nhưng chúng ta tạm thẩm định là như vậy.

Đoạn trên chúng ta thấy có đề cập đến Lão Tử đã đến nước Kế Tân và thấy hình tượng Phật mà tự xót thương cho mình là không sánh kịp, mới nói bài kệ trên để cúng dường, khi đối trước tôn tượng để tỏ bày tình ý. Nước Kế Tân tức Kashmir bây giờ, nước nầy nằm ở trên nước Pakistan; trong tự điển Phật Học còn nói là Kabul, nhưng Kabul hiện là thủ đô của Afghanistan. Như vậy Lão Tử phải sinh sau Đức Phật và có dịp Lão Tử đã đi từ Hoa Hạ (Trung Hoa) sang các nước Hồ (các xứ phía Tây Trung Quốc) thì thấy hình ảnh của tượng Phật; nên mới thốt ra 4 câu kệ trên và bài kệ nầy có đăng trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh như tôi đã trích dẫn bên trên.

Rồi ngày tháng trôi qua, ai đó đã lấy bài kệ 5 chữ 4 câu của Lão Tử cũng ý nầy làm thành bài kệ 4 câu 7 chữ cũng nội dung như vậy và được bảo là của Ngài Huyền Trang, mà trên thực tế thì Ngài Huyền Trang đã không làm bài kệ nầy, qua dẫn chứng của Đại Đường Tây Vức Ký và lịch sử. Lịch sử thì bao giờ cũng là lịch sử; nhưng lịch sử hơn 2.000 năm đã trôi qua và nhiều triều đại kế tiếp nhau liên tục với thời gian cùng năm tháng, nhưng lúc nhớ lúc quên hoặc giả sách vở bị thiêu đốt bởi chiến tranh nên khiến cho người đời sau khó tìm lại bản gốc được. Lỗi nầy không phải của ai cả, mà chúng ta phải có bổn phận truy nguyên về nguồn gốc để thẩm định lại sự ra đời của một sự kiện là đủ rồi.

Dĩ nhiên đây không phải là sự phát hiện sau cùng và nếu sau nầy có người nào đó tìm ra được đích danh tác giả của bài kệ 4 câu 7 chữ như trên là một điều phước báu không nhỏ; nhưng trong tạm thời chúng ta có thể kết luậnbài kệ đó, nội dung là của Lão Tử chứ không phải của Ngài Huyền Trang. Mong rằng sẽ còn nhiều phát hiện khác nữa để người đến sau được học hỏi hiểu biết nhiều hơn.

Viết xong vào ngày 6 tháng 12 năm 2020 tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover Đức Quốc.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 152)
Hai câu hỏi hiện lên trong đầu tôi khi nghĩ về giáo lý vô thường liên quan đến cuộc đời tôi.
(Xem: 229)
Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực.
(Xem: 256)
Trong quá trình hình thành và phát triển xã hội, con người luôn khát khao tìm cầu hạnh phúc, thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần.
(Xem: 288)
Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau.
(Xem: 358)
Khái niệm Niết-bàn vốn thành hình cách đây hơn 2500 năm. Các học giả và các triết gia khác nhau
(Xem: 564)
Ở trên là hai câu đầu trong bài kệ Lục Tổ Huệ Năng khai thị nhân bài kệ của thiền sư Ngọa Luân. Câu chuyện được thuật lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên thứ 7.
(Xem: 630)
Chữ “Tăng đoàn” là một thuật ngữ tiếng Phạn, có nghĩa là “cộng đồng” và được sử dụng chủ yếu để chỉ những tín đồ đã xuất gia của Đức Phật,
(Xem: 569)
Tóm tắt: Phật giáo là tôn giáo được biết đến như một hệ thống triết học mang đậm chất tư duy, trí tuệ cùng giá trị đạo đức cao.
(Xem: 634)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 562)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 500)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 563)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 638)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 653)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 745)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 564)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 465)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 548)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 622)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 551)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 559)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 663)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 679)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 658)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 726)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 766)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 737)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 928)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 786)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1317)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển
(Xem: 870)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1032)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 798)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 1018)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 961)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 930)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 1073)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 1325)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 1680)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 925)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 1099)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 920)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 786)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 908)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 947)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 1358)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 1106)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 1141)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 896)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1033)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1469)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 1356)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 1348)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 969)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1349)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 1255)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 1175)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 1215)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 1579)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant