Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vĩnh Hảo: Trăng Thu

Friday, September 2, 202213:56(View: 2749)
Vĩnh Hảo: Trăng Thu
Vĩnh Hảo: Trăng Thu

night-2938792_1280-780x470

Mặt trời khi xuất hiệnrạng rỡ, bừng sáng, dứt khoát xóa tan bóng tối để chiếm lĩnh cả không gian của thiên địa càn khôn.

Mặt trăng thì không như vậy. Sự xuất hiện của trăng là sự xuất hiện từ từ, nhẹ nhàng, dịu dàng, êm đềm… và dù có những lúc được xem là sáng vằng vặc, thì vẫn cứ giữ cho đêm vẫn là đêm, buổi tối vẫn là buổi tối. Trăng không đánh phá, hủy diệt bóng tối, mà luôn làm hòa với bóng tối. Trăng làm cho đêm được sáng lên bằng ánh sáng huyền diệu, trang nghiêm, lặng lẽ.

Trong khi bóng tối nghìn năm ngập phủ với tham lam, thù hận, si mê, con người càng lúc càng nhiều cơ tâm, man trá, ích kỷ; chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của mình hay gia đình, bè phái của mình, không quan tâm đến đời sống của ai. Vậy mà vẫn có nhiều người thích sống trong bóng tối, thích gần gũi, ngợi ca kẻ xấu và điều ác; là bởi cái mầm xấu-ác ở trong họ tương thích với bóng tối tham, sân, si kia. Khi điều xấu-ác, bất thiện được xuề xòa chấp nhận và xem là lẽ thường trong đời sống thì cõi này đã sa đọa đến tận cùng của sự thấp kém đạo đức, văn hóa.

Tục ngữ có câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.” Lý này xưa nay rất đúng trong nhiều trường hợp, được ông bà, cha mẹ dùng để răn dạy con cháu trong nhà, và thầy cô giáo dạy học sinh ở trường. Tránh chơi với bạn xấu, bạn ác, bạn ngu dốt; nên tìm chơi với bạn ngoan hiền, thiện lương, học giỏi. Nhưng thực tế ngày nay cho thấy không ít những nhà trí thức, có danh bằng học vị, cho đến những nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo… lại thường có khuynh hướng hùa theo, phù trợ những kẻ xấu-ác, đánh mất lương tri, che mờ lý trí, quên bẵng lý tưởng cao xa của mình là cống hiến tài năng làm đẹp cuộc đời. Như bầy đom đóm sau giấc ngủ miên đông, ồn ào trỗi dậy, túa nhau bay khắp nẻo những đêm đầu hạ. Nhìn sự phát quang lập lòe của chúng trong đêm tối như mực thì thấy đẹp kỳ diệu, nhưng thực ra thì ánh sáng sinh học từ thân của chúng rất độc hại, chính là vũ khí tự vệ để khỏi bị ăn thịt bởi loài côn trùng khác. Sinh sôi tràn lan trên cây lá và rơm rạ ủ mục, chúng rầm rộ kéo nhau bay về hướng bóng tối, và chỉ sinh hoạt trong bóng tối. Bầy đàn đom đóm bát nháo, chỉ biết hăm hở kiếm mồi, tấn công, ăn thịt những loài sâu bọ, ốc, sên… Ra nông nỗi như thế là do vì bẩm chất vị ngã ngủ sâu trong tâm thức được đánh thức đúng lúc bóng tối vô minh phủ xuống. Tối tìm đến tối. Vô minh tìm đến vô minh. Người u mê chỉ muốn gần mực.

Trong khi đó, ánh trăng vẫn lặng lẽ, dịu dàng như muôn thuở nào. Trăng có tròn, có khuyết, nhưng muôn đời vẫn vậy, không thêm không bớt[1]. Hành giả đi vào cuộc đời như vầng trăng khi ẩn khi hiện, đi trong ngày, đi trong đêm, không nơi nào lúc nào mà chẳng đến. Thong dong tự tại đi vào trần gian điên đảo mà lúc nào cũng tự tỏa sáng. Ánh sáng tự thân không mất thì ngại gì dấn thân vào những nơi mê vọng tối tăm! Ai cũng tìm đèn tránh mực thì những người u mê đến khi nào mới được thắp sáng? Ta không vào địa ngục thì ai vào![2]

Có vầng trăng lừng lững đầu núi. Ánh trăng tưởng chừng như dòng suối mát, chảy dài từ đỉnh núi xuống đồng hoang, loang trong đêm vô tận. Kỳ thực có khi nào trăng không tỏa sáng. Trong khi trần gian say ngủ, đâu đó vẫn có người cùng thức với trăng tròn mùa thu.

California, đầu thu 2022
Vĩnh Hảo

(www.vinhhao.info)


[1] “Nước chảy thế kia mà chưa từng đi bao giờ, mặt trăng khi tròn khi khuyết như vậy mà chưa thêm bớt bao giờ. Bởi vì ta tự ở nơi biến đổixem ra thì cuộc trời đất cũng chỉ ở trong một cái chớp mắt, mà nếu tự ở nơi không biến đổi mà ra thì muôn vật cùng với ta, đều không bao giờ hết cả; cần gì phải khen đâu! Vả lại ở trong trời đất, vật nào có chủ ấy, nếu không phải là của ta thì dẫu một li ta cũng không lấy. Chỉ có ngọn gió mát ở trên sông, cùng vầng trăng sáng ở trong núi, tai ta nghe nên tiếng, mắt ta trông nên vẻ, lấy không ai cấm, dùng không bao giờ hết, đó là kho vô tận của Tạo hóa mà là cái vui chung của bác với tôi.” (Tô Đông Pha, Tiền Xích Bích Phú, Phan Kế Bính dịch – trích từ tác phẩm Tô Đông Pha, chương 7: Đông Pha cư sĩ và thanh phong minh nguyệt, biên khảo của Nguyễn Hiến Lê)

[2] Đây là lý tưởng dấn thân nhập thế qua biểu tượng Bồ-tát Địa Tạng, với lời nguyện rộng: “Địa ngục chưa trống không, thề không thành Phật; chúng sinh độ hết mới chứng quả vị Bồ-đề.”

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 42)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 46)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 99)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 131)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 159)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 177)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là
(View: 177)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 184)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 253)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 249)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 219)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 219)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 226)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 382)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 248)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 266)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 254)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 285)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 248)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 291)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 354)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 457)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tạichúng taquyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 352)
Đức Phật xuất hiệnhành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 352)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 366)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 415)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 347)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 398)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 491)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 595)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1291)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 535)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 714)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 448)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 435)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 445)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 460)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 458)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 472)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 475)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 464)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 459)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 455)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 458)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 503)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 489)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 659)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 535)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 528)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 517)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM