Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Tâm Sen Giữa Đời

Sunday, September 18, 202214:41(View: 4337)
Tâm Sen Giữa Đời
Tâm Sen Giữa Đời

Tất Hạ
HOA SEND


Đời người
 như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không. Thế sự đời lại lắm uẩn khúc khó lường trước, thọ báo luân hồi liên miên bất tận như cái ách đã quàng sẵn trên thân. Sống nay chết mai, cuộc sống vô thường nối tiếp đi qua. Thân ta chỉ là giả tạm cõi trần, trút tàn hơi thở là trở về cát bụi, đến với thế giới không gì ngoài tấm thân nhỏ bé khi trở về mang hình hài trả lại đất mẹ mà thôi. Sự sống này đây có bao người ý thức được chính mình hay chỉ là đang tạm bợ sống qua ngày đoạn mặt cho chiếc thuyền đời trôi dạt bất định. Hết neo bên này lại nương bờ bến khác, họ chưa thật sự sống bao giờ. Những cam go cuộc đời đôi khi ập đến làm đời ta chao đảo, tâm ta như chiếc lá bị cuốn xoáy giữa dòng, bên trong bên đục khó lòng phân minh. Vậy nên ta cần giữ lấy tâm sen sẵn có từ muôn ngàn kiếp trong ta, giữa dòng đời ta mới có thể vững lái tay chèo.

Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Đức Phật đã chỉ bày rành rõ, rằng thế gian này là ảo ảnh huyễn hư, không có gì là thật cả chỉ là duyên hợp tụ lại mà thành. Tất cả chỉ là vô minh biến chuyển. Đến với thế giới này, mỗi một người đã chất đầy chiếc túi A-lại-da những hạt giống tốt và xấu, những nghiệp báo thiện và ác đã dành sẵn con đường cùng với việc thọ tác của kiếp này. Tạo nhân sẽ kết quả mà thôi, đã biết rõ rồi chớ nên đem tâm buôn lấy ba đồng não nề nhân, kẻo lại mắc quàng sợi dây rối rắm mãi mãi bất định. Bởi “thiện ác đáo đầu chung hữu báo”.

Do nghiệp mà đến, do nghiệp mà đi. Bài toán lai khứ là quy luật bất biến, bất kể chúng ta ở địa vị thân phận nào. Vậy nên mới biết vòng tròn luân hồi chẳng chừa một ai, tấm lưới cuộc đời đã căng sẵn giữa trời và ta như cánh chim bé nhỏ với đôi cánh mảnh khảnhyếu ớt, chẳng biết khi nào sa vào lưới dục trời mê. Xét cho kĩ cuộc đời này có vạn lối đi về thì lòng người cũng muôn nẻo ghét thương. Chung quy lại cũng do tâm mình bất định mà nên, mọi việc xảy ra thấy như cái thân ta hành động, mà suy cho cùng là do ông chủ “tâm” quyết định mọi bề. Đừng bao giờ tìm kiếm nguyên cớ gì ở ngoài mình, thôi đổ lỗi hoàn cảnh hoặc đổ thừa số phận. Hoàn cảnh và số phận ấy từ đâu mà đến, chẳng phải do tâm ta đưa đến hết tất cả ư? Một kẻ trộm cắp bao giờ chẳng đổ cho người cái tội khoe mẽ, làm y phải thèm vật chất mà sinh lòng tham rồi sa chân sảy lối. Nếu trong lòng hắn không có máu tham sẵn thì ngàn muôn bạc triệu trước mắt chẳng động được tâm mình. “Cơ hội biến kẻ tham thành kẻ cắp” là vậy. 

Đừng thấy những ý nghĩ lạc lầm nhỏ nhoi mà cho là chẳng đáng, cái lớn cũng từ cái nhỏ, khi nó lặp đi lặp lại mãi trong đầu thì sẽ hình thành một vết sẹo. Và chỉ gặp đủ duyên là có thể phát triển ra việc làm. Nên “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”. Việc đời cứ tiệm tiến mà lui tới, người thế gian lại chẳng hề nhận chân được lý lẽ tuyệt đối này. Với công việc nương rẫy lúc nào ta cũng miệt mài trẩy cỏ, phát quang đám cây tạp nhạp để sạch sẽ thoáng đãng cho sự phát triển của cây lúa, cây cà được dễ dàng và tươi tốt không bị cản trở bởi các yếu tố xung quanh. Rồi ta lại chăm bón, săn sóc cho đến ngày ra hoa kết quả. Thế tại sao ta lại thờ ơ việc mài giũa chân tâm, phó mặc cho nó trôi nổi theo ngọn sóng thị phi giữa đời. Tại sao ta không cẩn thận lau chùi bản tâm cho sáng, nếu tâm đã sáng thì thân thể này cũng được bình an. Việc chăn giữ thân tâm như chăn giữ con trâu cho được rốt ráo, chớ nên để nó sa chân lỡ bước qua đám ruộng kế bên.  

Nhưng ngặt nỗi tâm mình quá ư biến chuyển không ngừng, sáng nắng chiều mưa, ghét thương hận oán cứ liên miên dằng dặc, biết nẻo nào mà gỡ rối đây. Ta biết rằng tâm là đầu mối, cứ mọi việc giữ chặt con tâm mà làm. Giữa đường đời muôn nẻo, chông gai và thử thách đã lót sẵn dưới bàn chân, ta chẳng thể nào tránh được. Hãy nhìn nhận thực tế để biết cách sống với hiện thực này. Chỉ khi nào làm được như thế, tâm ta mới có thể an định, mới tự mình cứu mình. Hãy bòn mót hạt giống thiện tâm dù nhỏ đến nhường nào, giống như việc đãi cát tìm vàng, dần dần thu thập những cái nhỏ hiệp lại sẽ làm dày bản tâm sáng lạng. Nó sẽ làm ngọn đèn “tỏ rạng” soi đường chúng ta đi, không còn bóng tối miên trường chỉ còn lại hào quang của chơn nhưChúng ta nên biết, một giọt nước có thể khắc được những phiến đá núi hay như người thường bảo một bước chân là ngắn nhưng nhiều bước chân hiệp lại thì ngàn dặm cũng không xa. Hãy làm và làm thật lặng lẽ, đều đều không thối chuyển

Đối với việc tu tâm lại càng phải cẩn trọng. Sắc thái của tâm khó mà nắm bắt, có thể ví như con tắc kè hoa luân phiên chuyển sắc theo màu của cây cối. Tâm ta cũng vậy, gặp cảnh nghịch thì sân, hận nổi lên, gặp cảnh thuận thì lạc, ái tràn trề. Vòng tròn này như một cái gông xiềng khép kín nhốt con người vào trong bể dục sông mê. Đã hiểu rồi, sao ta cứ nhởn nhơ với vận mệnh bản thânhiểu biết mà không thực hành thì ngàn hóa đá vẫn còn trơ đó, chẳng đi được tới đâu cả. Tâm – một cái bị thật vi diệuđiều hành trọn cả vòng quay bánh xe luân hồi của kiếp sống, đẩy đưa con người chông chênh mãi mãi theo cái gọi là nghiệp cảm tiền-hiện-lai, trượt dài con dốc vô minh khổ não. Tâm ta là Phật chứ không hai, chẳng thể nào tìm kiếm được bên ngoài. “Tâm ta như nước Di Đà như trăng, nước trong trăng hiện”. Giữ được tâm sáng là đã thấy Phật, là đã đặt bước chân vào bờ bến bên kia. Thế nên, tâm sen một đóa giữa đời giông bão đảo điên, kẻ hiền nhân cần phải cầu lấy chân tâm sáng lọi. Hòa mình vào dòng kệ kinh phước báu cửa thiền môn, lòng không động, tình chẳng lụy vương, vô minh một chốc khói tan giữa trời. 

Tâm ta đã lặng, không vọng tưởng, không cầu được mất, chẳng phiền ham muốn cõi mộng trần gian, mọi thứ vắng bặt, thử hỏi giữa đời này còn có gì làm lay chuyển được. Và thế, trong giây phút đó, mọi lý sự trên đời được dung thông tỏ ngộ. Con đường tự giác càng gần hơn. Tâm là tâm bồ đề đạt đạo vô thượng, tâm thấu đáo như con trăng đầy nơi rừng sala ngày ấy, như đóa sen hồng vươn lên từ bùn đất chẳng bị lu xú bởi bùn lầy nhân thế.

Trích từ:

(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Số 396)
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 18)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(View: 128)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(View: 229)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(View: 198)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 450)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 789)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 858)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 752)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1046)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 976)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 717)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 1176)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý Túc là Ngũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 1004)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 759)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1037)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 780)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1128)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần.
(View: 1083)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 745)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 753)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 1518)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 1301)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1164)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 1564)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 1534)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 1492)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 1593)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 1269)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 939)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 1727)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 1760)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 1427)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 1769)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 1156)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 1225)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 1139)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1876)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 2011)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 2061)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(View: 2385)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 2042)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 2069)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 1350)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 2023)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 1824)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 2296)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 1669)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 2659)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 1995)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant