Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Trí TuệYếu Tố Tiên Quyết Của Người Xuất Gia

Thursday, March 16, 202319:11(View: 133)
Trí Tuệ Là Yếu Tố Tiên Quyết Của Người Xuất Gia
Trí TuệYếu Tố Tiên Quyết Của Người Xuất Gia

Thích Nữ Chơn Khương

buddhism

TUỆ CĂNTỐI THƯỢNG

Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ. Người xuất gia là người thực tập đời sống ly dục, lặng lẽ lội ngược dòng của trần thế, đó là cả một cuộc đấu tranh nội tâm đầy oanh liệt mà họ là những dũng sĩ tuyệt vời vì đã, đang và sẽ nỗ lực đánh bại những cám dỗ dục lạc của thế gian cùng tất cả phiền não ngủ ngầm trong tâm thức. Con đường đó tuy vô vàn thử thách, khó khăn nhưng những Sa môn Thích tử vẫn phát nguyện trọn đời đi theo con đường của đức Như Lai “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh”.

Trong Kinh Sala Đức Phật có dạy rằng: “ Này các Tỳ kheo, ví như trong các loài bàng sanh, con sư tử – vua các loài thú được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, tốc lực và dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ” [1]. Thật vậy, để đạt đến sự giác ngộ giải thoát thì trí tuệ được xem là tối thượng, cũng như trong Bát chánh đạo, chánh kiến được xếp đầu tiên. Bởi lẽ phải có cái nhìn và sự nhận biết một cách đúng đắn, không bị phong tục tập quán, thành kiến xã hội, dục vọng ngăn che làm sai lạc thì chúng ta mới thực hành đúng con đường chánh pháp của Đức Thế Tôn. Và trong bài Kinh Ánh sáng, Đức Phật cũng đề cập đến ánh sáng trí tuệ như sau: “Này các Tỳ kheo, có bốn loại ánh sáng. Thế nào là bốn? Ánh sáng mặt trăng, ánh sáng mặt trời, ánh sáng ngọn lửa và ánh sáng trí tuệ. Và này các Tỳ kheo, loại tối thượng trong bốn loại ánh sáng là ánh sáng trí tuệ” [2].

Mỗi hành giả tu học phải có cái thấy biết đúng như thật về bản chất của các pháp là duyên sinh để cố gắng thúc liễm thân tâm bằng giới hạnh, phòng hộ 6 căn khi tiếp xúc với 6 cảnh, sống chánh niệm tỉnh giác thì mới xứng đáng là đệ tử của Thế Tôn. Tuy con đường này không hề dễ dàng gì nhưng chúng ta hãy trân trọng ngay trong kiếp sống này để tu tập, vì đây là cơ hội quý báu cho việc thực hành thiện pháp (kusala dhamma).

Trí tuệ là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa giải thoát. Và để có được trí tuệ đó là một quá trình thực tu thực chứng, đây được ví như tiến trình tiêu hoá thức ăn, nhờ quá trình tiêu hoá này mà trí tuệ chúng ta được sanh khởi và thấy rõ thực tướng của vạn pháp như chúng đang là: khổ – vô thườngvô ngã và không bị ngọn lửa của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thuỳ) trói buộc, thiêu đốt và chi phối thân tâm. Từ đó, chúng ta mới xa lìa, đoạn tận được khổ đau trong vòng sinh tử. Chính vì lẽ đó, Đức Phật dạy hàng đệ tử hãy lấy trí tuệ làm sự nghiệp của người xuất gia và có 3 loại tuệ (paññā) được đề cập trong Trường Bộ Kinh như sau: 

Tư tuệ (Cintāmayā paññā)

trí tuệ phát sinh từ điều tự mình suy tư. Trong chú giải Aṭthakathā có giải thích rằng, trí tuệ phát sanh do tự mình suy tư mà không do nghe, do thấy, do học từ người khác, liên hệ đến nghiệp và quả của nghiệp, liên hệ đến trí tuệ về Tứ đế, hoặc liên hệ đến tam tướng của ngũ thủ uẩn trong khi làm việc, học tập và nghiên cứu cho cả người tại gia lẫn xuất gia.

Văn tuệ (Sutamayā paññā)

trí tuệ có được do nghe, do thấy, do học từ người khác, liên hệ đến nghiệp và quả của nghiệp, liên hệ đến trí tuệ về Tứ đế, hoặc liên hệ đến tam tướng của ngũ thủ uẩn trong khi làm việc, học tập và nghiên cứu

Tu tuệ (Bhāvanāmayā paññā)

trí tuệ phát sanh trong quá trình từ lúc quán xét tam tướng của ngũ thủ uẩn khi tu tập thiền minh sát (vippassana bhavana) để thấy rõ hiện trạng sanh và diệt của các hiện tượng tâm và vật lý (nāma rūpa) cho đến khi đạt được trí đạo (magga paññā).

TỲ KHEO LÀ NGƯỜI THỪA TỰ PHÁP CỦA NHƯ LAI

Hơn nữa, một vị Sa môntrí tuệ là người phải tâm tâm niệm niệm luôn ghi nhớ lời di huấnĐức Phật đã dạy trước khi Ngài nhập Niết bàn là: Vị Tỳ kheo phải lấy Pháp (Dhamma) và Luật (Vinaya) làm thầy, phải y cứ vào Pháp và Luật lấy đó làm tài sản, làm hành trang quý báu của người xuất gia, chứ không phải lấy của cải vật chất của thế gian làm tài sản. Vì chúng chỉ là vật ngoài thân, nó là rắn độc dẫn chúng sanh luân hồi trong các cõi. “Này các Tỳ kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: “Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?” [3]. 

Trong Kinh Sala Đức Phật có dạy rằng: “ Này các Tỳ kheo, ví như trong các loài bàng sanh, con sư tử – vua các loài thú được xem là tối thượng, tức là về sức mạnh, tốc lực và dõng mãnh. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, trong các pháp thuộc phần giác ngộ, tuệ căn được xem là tối thượng, tức là về giác ngộ”.

Với mục đích xuất gia là tìm cầu sự giác ngộgiải thoát, cho nên Đức Phật đã hướng dẫn các đệ tử của Ngài sống đời sống tịch tĩnh, tránh xa những nơi náo nhiệt, tìm nơi thanh vắng để tu tập. Lấy tinh thần “thiểu dục tri túc” làm nguyên tắc cho đời sống Sa môn phạm hạnh, dùng Bát chánh đạo làm kim chỉ nam [chánh kiến (sammā ditthi), chánh tư duy (sammā sankappa), chánh ngữ (sammā vācā), chánh nghiệp (sammā kammanta), chánh mạng (sammā ājīva), chánh tinh tấn (sammā vāyāma), chánh niệm (sammā sati), chánh định (sammā samādhi)] và Tam vô lậu học [giới (silā), định (samādhi), tuệ (paññā)], tứ Diệu đế làm nền tảng cốt yếu để tu học [khổ đế (dukkha sacca): cần phải thấy, tập đế (dukkha samudaya sacca): cần được đoạn trừ, diệt đế (dukkha nirodha sacca): cần phải chứng ngộđạo đế (dukkha nirodhamagga sacca): cần phải thực hành)].

Ngoài ra, trong tam vô lậu học thì chỉ có Tuệ mới có công năng đoạn trừ mọi phiền não (kilesa) và cắt đứt được vòng sanh tử luân hồi. Còn Giới là nếp sống đạo đức phạm hạnh, là nền tảng căn bản cho Định và Định là nền tảng thiết yếu và phương tiện để tiến sâu vào Tuệ giác. Cho nên phương châm tu học chính của mỗi người xuất gia là “Duy Tuệ Thị Nghiệp” tức lấy Trí tuệ làm tài sản cao thượng của Sa môn thì mới xứng đáng trở thành người kế thừa mạng mạch Phật pháp của đức Như Lai.

Bên cạnh đó, mỗi hành giả tu học phải có cái thấy biết đúng như thật về bản chất của các pháp là duyên sinh để cố gắng thúc liễm thân tâm bằng giới hạnh, phòng hộ 6 căn khi tiếp xúc với 6 cảnh, sống chánh niệm tỉnh giác thì mới xứng đáng là đệ tử của Thế Tôn. Tuy con đường này không hề dễ dàng gì nhưng chúng ta hãy trân trọng ngay trong kiếp sống này để tu tập, vì đây là cơ hội quý báu cho việc thực hành thiện pháp (kusala dhamma). Hãy tập buông bỏ mọi thứ vì nếu cứ chấp chặt và dính mắc đến ngũ dục thì e rằng đường sanh tử còn dài, phải nỗ lực hết mình để đoạn tận phiền não, đem đến sự an lạc thanh tịnh giải thoát ngay kiếp sống hiện tại cũng như trong những kiếp sống vị lai. Đây chính là mục đích rốt ráo của mỗi người con Phật. 

KẾT LUẬN

Đạo Phậtđạo trí tuệ giúp chúng ta tự hoàn thiện nhân cách của bản thân, tiến tu đạo nghiệp hướng đến sự tịch tĩnh, an lạcgiải thoát Niết Bàn (Nibbāna). Và Trí tuệ được ví như chiếc bè phương tiện đưa chúng sanh từ bến bờ vô minh sang bến bờ giải thoát, từ phàm đến thánh. Người xuất gia để xứng đáng được gọi là “Sứ giả Như Lai” tức người mang trên mình sứ mạng hoằng truyền Phật pháp cứu độ chúng sinh thì phải phát huy được sự nghiệp trí tuệ, vì chỉ có trí tuệ thì mới giúp tất cả chúng sanh thoát ly khỏi tham dục, chấm dứt mọi khổ đau của vòng tử sinh luân hồi.

 

Chú thích:

[1] Tương Ưng Bộ V, Chương 4, Phẩm 6, phần Sālā, Nxb. Tôn giáo, tr.354

[2] Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp, Phẩm 15, Kinh Ánh sáng.

[3] Kinh Trung Bộ, Tập 1, Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta), tr.31-32.

(Trích: Tạp chí Văn hóa Phật Giáo 406)
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 30)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 35)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 53)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 290)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 61)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 169)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 126)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 200)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 189)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 350)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 259)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 242)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 227)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 336)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 383)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 289)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 268)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 295)
Tư tưởng nhân quả Phật giáo là tư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 302)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 337)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 304)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 345)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 358)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 399)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 448)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 437)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 578)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 421)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 398)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 363)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 502)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 434)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 339)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 357)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 335)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 326)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(View: 519)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(View: 311)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(View: 343)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(View: 296)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(View: 458)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(View: 416)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(View: 365)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(View: 402)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(View: 387)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(View: 391)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(View: 423)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(View: 432)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(View: 409)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(View: 401)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều