Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Chuyển Hóa Nghiệp Đố Kỵ

Saturday, April 22, 202318:05(View: 4371)
Chuyển Hóa Nghiệp Đố Kỵ

Chuyển Hóa Nghiệp Đố Kỵ  

Thích Viên Thành

 
buong bo

Nghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý. Nghiệp là một năng lực cá biệt được chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác. Nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, cấu tạo, hình thành nên sanh tử luân hối, trong tứ sanh, lục đạotâm tánh con người.

Theo Lão Tử có dạy:“Gieo suy nghĩ, gặt lời nói. Gieo lời nói gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Đây chính là “nghiệp”.

Đức Phật cũng đã dạy “Tất cả đều do tâm tạo”, trong sự báo ứng của nghiệp, tâm là yếu tố tối quan trọng. Tất cả những việc làm, lời nóitư tưởng đều do tâm ảnh hưởng. Nên khi không điều phục được tâm, tức nhiên không thể kềm chế được tư tưởng lời nóiviệc làm. Do vậy, trong Phật giáo các khóa tu thiền, tụng kinh, trì chú, niệm Phật…cũng không ngoài mục đích, giúp cho tâm được an tịnh.

Trong cõi trần gian, người nghèo nàn khốn khổ nhiều hơn người giàu sang, sung sướng, là do quá “chấp ngã” luôn nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ, bắt mọi người phải lệ thuộcphục vụ cho mình, tha hồ thụ hưởng, nghĩ mình là nhất, nên không muốn ai hơn mình. Từ đó hằng suy nghỉ xem thường, không tôn trọngchấp nhận những điều hay, tốt, đẹp, thành tựu của người khác, để phải thốt ra những lời nói mạ lỵ, không hay, những hành động không đẹp, có khi đến những suy nghĩ, lời nói và hành động hảm hại người, gây nợ nần, tội ác.

Một “tuyên ngôn” về giáo lý nghiệp được trích dẫn nhiều nhất là: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào ta sẽ làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy” (Tăng chi bộ kinh, chương Năm, phẩm VI, kinh số 57 :Như vậy nghiệp đều do ta tạo ra và tự thọ nhận lấy, chứ không ai ban phước giáng họa cho ta cả.

Trong các nghiệp ác, do ta tạo nên, theo người viết, nghiệp “đố kỵ” là nặng tội nhất, vì “đố kỵ” khiến cho thân, khẩu, ý đều phạm phải lỗi lầm. Đố kỵtâm lượng hẹp hòi, bực bội, khó chịu, ganh ghét với những cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái thành tựu của người, trong lòng khi thấy người khác phát triển hơn mình, liền sinh ra cảm giác ghét bỏ, thích chỉ trích để hạ uy tín người giỏi, người làm được việc.

Người sống với lòng đố kỵ, sẽ luôn luôn chẳng thể nào cảm thấy hạnh phúc, mà chỉ khiến cuộc sống càng rơi vào bế tắc, nó tàn phá, hủy hoại tâm ta một cách khốc liệt, nó làm cho ta luôn cảm thấy dằn vặt đau khổ khi thấy thành quả tốt đẹp của người khác. Bởi vậy nên nhà văn Pháp Balzac đã từng nói: “Người có tính ghen tị đau khổ hơn bất cứ một người bất hạnh nào, bởi hạnh phúc của người khác cộng với sự bất hạnh của mình làm cho ta đau khổ gấp nhiều lần”.. Lòng đố kỵ chẳng những làm ta đau khổ, mà còn giết chết nhân cách, nhân phẩm, đánh mất đi sự tôn trọng và niềm kiêu hãnh của bản thân.

Lòng đố kỵ khiến cho ta nhận định sự việc bằng con mắt tà kiếnthiên kiến, không còn chánh kiến, nó che mờ trí tuệlương tri của ta, từ đó suy nghĩ, lời nóithái độ hành vi ứng xử và hành xử của ta trở nên lệch lạc, nguy hiểm cho chính bản thân ta và toàn xã hội, hơn thế nữa còn chiêu cảm lấy nghiệp ác.!

Trong cuộc sống, những người hay đố kỵ phải chịu nhiều quả báo. Trước mắtbực bội, khó chịu, khổ đau, rồi lao tâm nhọc trí, tìm cách chỉ trích, hảm hại người hơn mình. Nhân quả rất nghiêm minh, suy nghĩ, lời nói và hành động như thế nào, hiện tại và tương lai phải trả quả báo tương ưng, gánh chịu những thất bại và cô đơn, bị thân quyến, người đời xa lánh. Và quả báo nặng hơn nữa là bị đọa ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Thê thảm nhất theo như lời dạy của Ngài Tuyên Hóa giảng, là có thể đọa vào loài quỷ đói, hoặc nặng hơn nữa là đọa thành loài súc sanh như dòi, bọ, nằm trong đống phân tanh hôi, mọi người đều ghê tởm, nhưng vẫn đói…

Mình không có khả năng làm được việc thiện việc ích, nhưng biết tùy hỷ trước những việc ấy, hay những cái hay, cái đẹp, cái giỏi cái thành tựu của người, sẽ sanh ra phước báu, cũng như người thực hiện. Còn trái lại nếu sanh tâm đố kỵ, thì người làm thiện được phước, còn mình phải chịu tội lỗi khổ đau là do đây!

Biết rằng trên thế gian này, lòng đố kỵ tiềm ẩn trong tất cả, khi Phật còn tại thế, dầu Ngài đã thành Phật rồi, nhưng vẫn bị những lục sư ngoại đạo “đố kỵ” vu hảm. Hay theo như bài viết của Hòa Thượng Thái Hòa “…Mình tin Phật thì sẽ đụng chạm đến người tin ma. Mà giữa đời này ma nhiều hơn Phật chứ, cho nên chỉ tin Phật thôi là đã đụng chạm nhiều lắm rồi!...” Từ đây gây nhiều oan trái.

Nói tóm lại, tâm đố kỵ là do “bản ngã” quá lớn, để bảo vệ bản năng “sinh tồn” và “hưởng thụ” đó, sanh ra tánh “ích kỷ” để rồi tâm đố kỵ phát triển, không những ganh ghét với những người hơn mình, mà đôi lúc lại mừng vui, cho những hư hại, khốn khổ của kẻ khác, gây ra nhiều tội lỗi rất đáng sợ. Nhưng “Bao nhiêu lầm lỗi cũng do tâm, Tâm tịnh còn đâu dấu lỗi lầm, Sám hối xong rồi lòng nhẹ nhõm, Ngàn xưa mây bạc vẫn thong dong”

Vì vậy, tự thân người viết đã luôn quay về tâm, chiêm nghiệmthực hành câu: “Tu là quá trình quán chiếu nội tâm, làm triệt tiêu bản ngãchuyển hóa nghiệp lực của mình” và “Càng tu lâu chừng nào, càng thấy mình không là gì cả, đấy mới chính thực là tu” vì “chân không diệu hữu”. Đức Phật đã bỏ tất cả, để rồi được tất cả. Chúng tađệ tử của Ngài, phải theo bước chân của Ngài, thường xuyên quán chiếu, xét soi những nghiệp lực sai lầm của thân, miệng, ý, hằng lạy Phật sám hối, lợi ích trước mắt giản gân cốt, lưu thông máu huyết, thân được khỏe, tâm được an, hạ bản ngã, tiêu trừ được nghiệp chướng, “tự thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cõi”  để dễ gần gũi mọi người mà lo học hỏi, phấn đấu vươn lên.

Luôn hành trì và rải tâm từ qua việc sống hài hòa, biết lắng nghe, thương yêu mọi người một cách chân thành, lúc nào cũng nghĩ đến tìm cách giúp đỡ và mong mọi người hơn mình, lấy đó làm niềm vui trong cuộc sống. Mở lòng yêu thương, mong mọi người thành công, từ trong suy nghĩ cho đến lời nóiviệc làm. Đặc biệt tự thân người viết đã học hỏithực hành, không những hạnh tùy hỷ mà còn tán thán, tuyên dương trước sự tài, gỏi, thành đạt của người, ngay cả những người oán của mình, cũng thường mang an vui, lợi ích đến cho nhiều người, nên sống rất thoải mái, tuy không tài giỏi hơn ai, lại nghèo, nhưng nhân quả tương ưng, cũng có được tài sản an lạc, không thiếu thốn gì, lại gặp được nhiều may mắn và gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp, về tinh thần, được thảnh thơi, thanh thản trong tâm hồn và chia sẻ được những phước báu đến với mọi người.

Hành trì thường xuyên hạnh “tùy hỷ” được vậy thì tâm “đố kỵ” tan biến, tự thân an vui và mọi người cũng an vui. Đó là những nguyên tắc để diệt trừ và “chuyển hóa nghiệp đố kỵ”.

Viết tại Chùa  Pháp Hoa SA, ngày 09/04/ mùa Thanh Minh 2023

Thích Viên Thành
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 157)
Trong giáo lý của Đức Thế Tôn, nghiệp (kamma) là một trong những pháp vận hành căn bản chi phối sự tái sinhvà đời sống của chúng sanh trong luân hồi.
(View: 154)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 246)
Con Tàu sầm sập lao trong màn đêm đen đặc, thỉnh thoảng vụt qua những thị trấn hay phố xá nhỏ ven đường le lói chút ánh sáng nhạt nhòa.
(View: 350)
Mùa An cư kiết hạ Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025 lại trở về, là cơ hội quý báu để hàng hậu học chúng ta ôn lại lời Phật dạy
(View: 386)
Hầu như không có ai nghĩ xa hơn thế, nghĩ xa hơn cái chết. Đây là lý do tại sao chúng ta thiển cận và không nghĩ đến việc
(View: 570)
“Nhân thân nan đắc, Phật pháp nan văn, Thiện duyên nan ngộ, Phật quốc nan sanh” là gì ?
(View: 575)
Thờ Phật không phải là cầu xin ban phúc hay tha tội, vì Ngài không phải thần linh mà là người thầy dạy cách thoát khỏi khổ đau mà chính ngài tìm kiếm, chứng nghiệm.
(View: 577)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ.
(View: 758)
Vesak theo truyền thống gắn liền với sự ra đời, giác ngộ và nhập Niết bàn của Đức Phật,
(View: 784)
Bồ Tát Đạo là con đường mà vị Bồ Tát phải đi qua. Đây là những giai đoạn mà một vị Bồ Tát kinh qua trên đường giác ngộ.
(View: 964)
Trong triết lý sống của ông cha ta, có một câu nói nghe qua tưởng nghịch lý nhưng lại ẩn chứa sự minh triết sâu sắc
(View: 1041)
Hiện nay đang ở vào thời mạt thế, xuất hiện nhiều tà sư hướng dẫn Phật tử vào con đường sai lạc. Điều này không phải bây giờ mới có.
(View: 1131)
Bài này được viết với chủ đề ghi lời Đức Phật dạy rằng hãy giữ thân không bệnh, để có thể học và tu pháp giải thoát.
(View: 1145)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn, sau khi Ngài ly thế, cũng chính là vào thời kỳ Mạt pháp thì
(View: 933)
Đạo đức không còn là một khái niệm, một lời kêu gọi ‘hãy sống thiện’, một giá trị lý tưởng cao xa, mà là một thực thể cụ thể, ăn được, uống được, thu nạp được, và ăn uống được nên mới “say”.
(View: 1141)
Quan điểm cho rằng tâm trí của chúng ta có chiều sâu vô thức đã trở nên phổ biến do sự phổ biến của phân tâm học và các kỹ thuật trị liệu liên quan.
(View: 1246)
Trong kinh điển Phật giáo, từ Hán tạng cho đến Nikāya nói chung, thật sự không quá khó để tìm thấy những cụm từ liên quan đến một phương tiện
(View: 1169)
Người học Phật, chẳng những phải tham cứu chơn lý, mà lại cần phải y như chơn-lý mà thiệt thành cho đến khi chứng đặng chơn-lý;
(View: 1204)
Phật tánh là chủ đề chính của Kinh Đại Bát Niết Bàn do ngài Đàm Vô Sấm (385 – 433) mang qua Trung Hoa và dịch.
(View: 1409)
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia
(View: 1340)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập.
(View: 1336)
Phật giáo cũng như vận mệnh của người dân, luôn thăng trầm theo thời cuộc.
(View: 1254)
Hãy buông xả và cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Một kỹ năng sống không thể thiếu.
(View: 1080)
Từ thời học tiểu học, trong mỗi cuốn vở đều thấy có in dòng chữ “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”.
(View: 2021)
Tôi không dám so sánh vì ai cũng có cuộc du hành cuối đời, tôi đã khá xúc động mạnh khi đọc kinh Đại Bát Niết Bàn hồi còn trẻ, nhưng hiện tại tôi đang tưởng niệm và cảm xúc đến Thầy tôi nên xin viết ra đây để kỷ niệm.
(View: 1088)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 1037)
Năm ấy Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên hoằng pháp. Ngài gặp Lương Võ Đế, một ông vua có tiếng sùng đạo, mến mộ Phật pháp.
(View: 1728)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1682)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều tên trong nhiều truyền thống khác nhau.
(View: 1462)
Chúng con trân trọng kính mời quý vị tham gia một Ngày Quán Niệm với chủ đề “Tháng Tư Nuôi Dưỡng và Trị Liệu” dành cho các tăng thân người Việt do quý thầy và sư cô của Tu Viện Lộc Uyểnhướng dẫn tại Quận Cam.
(View: 1926)
Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”
(View: 1835)
Sâu thẳm bên trong tất cả chúng sinh là một loại tia lửa thắp sáng và sưởi ấm cuộc sống của chúng ta.
(View: 1196)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 2091)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý TúcNgũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 1659)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 1152)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1790)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 1201)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 1972)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm XứTứ Chánh Cần.
(View: 1897)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 1123)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 1147)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 2433)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 2089)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 1665)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tếước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 2524)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 2368)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 2377)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 2401)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
AZCMENU Cloudbase: Giải pháp TV Menu thông minh, tiện lợi, chuyên nghiệp!
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM