Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Yếu Tố Chính Tạo Nên Khổ Đau Và Hạnh Phúc Theo Kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc

Monday, May 6, 202419:42(View: 1197)
Yếu Tố Chính Tạo Nên Khổ Đau Và Hạnh Phúc Theo Kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc
Yếu Tố Chính Tạo Nên Khổ Đau Và Hạnh Phúc
 Theo Kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc

Thích Nữ
 Hạnh Từ



DẪN NHẬP


Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực và sâu sắc đối với đời sống con người, bởi Ngài không dạy gì ngoài sự khổ và phương pháp diệt khổ. Bao lâu con người còn lo lắng, còn ưu tư phiền muộn khổ đau thì lời dạy của Đức Phật sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm giúp con người đạt được hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau ấy. Trong bài Kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc Đức Phật đã chỉ ra cho chúng ta biết đâu là yếu tố chính tạo nên khổ đau và hạnh phúc.

SỰ THẤY VÀ BIẾT TRONG PHẬT GIÁO
Trong bản Kinh Pháp Môn Căn BảnĐức Phật đã chỉ ra rằng tất cả nỗi khổ, niềm đau khiến chúng ta lặn hụp mãi hoài trong biển sanh tử luân hồi đều bắt nguồn từ “tưởng tri” hay “phi như lý tác ý”. Từ sự suy tư không hợp lý, dẫn đến phiền não lậu hoặc sanh khởiLậu hoặc chính là tham, sân, si là gốc rễ của khổ đau. Do tham, sân, si mà con người có ý nghĩvà hành động sai quấy, gây khổ đau cho tự thân và cho những người xung quanh. Như vậy, khổ đau hay hạnh phúcđều xuất phát từ sự tác ý, như lý tác ý sẽ đem đến hạnh phúc, không như lý tác ý sẽ dẫn đến khổ đau. Hàng vô vănphàm phu chính vì không thấy biết thực tướng các pháp nên trôi lăn mãi trong sanh tử luân hồiTrái lạiđa văn Thánh đệ tử vì thấy biết thực tướng, như lý tác ýnhư thật tuệ tri đối với các pháp mà được an vui, chứng đắc đạo quảBài kinh đầu tiên, Đức Phật mới chỉ ra nguyên nhân vì sao chúng ta đau khổ, nhưng chưa chỉ bày phương pháp để đạt được hạnh phúc. Qua bản kinh thứ hai Nhất ThiếtLậu HoặcĐức Phật chỉ bày các phương pháp giúp chúng ta đạt được hạnh phúcan lạcgiải thoátĐức Phật đã nhấn mạnh vai trò của người thấy và người biết rất quan trọng trong tiến trình tìm cầu hạnh phúc và đoạn diệt khổ đau. “Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỳ kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy: có như lý tác ý và không như lý tác ý” [1].

“Thấy biết” trong Phật giáo không có nghĩa là thấy bằng mắt, Đức Phật thường dùng chữ “thấy biết” cho các nghĩa như quán sátquán tưởng, nhận rõ từ trí tuệ hay như thật tuệ tri. Muốn thấy biết như thậtchúng ta cần như thật quán sát bằng chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi” [2]. Từ cái thấy biết như thậtchúng ta sẽ thoát ra khỏi mọi lầm chấp, nhìn vạn pháp đúng như nó đang là, tất cả do duyên mà sanh thì cũng do duyên mà diệt, không có gì là ta là của ta. Khi thực chứng sự sinh và diệt, xa lìa hai cực đoanchấp cóchấp không. Thấy sự vật, hiện tượng như chúng chỉ là những pháp hữu vi có mặt và biến mất theo lý duyên sinhhoàn toàn trống rỗng, vô ngãvô thường, khổ, luôn biến đổi và luôn bị bức bách hoại diệt, không ai có quyền điều khiển, chỉ huy, ra lệnh. Với sự thấy biết như vậy mọi sự vật, hiện tượng trong tam giới, tức ngũ uẩn, đều hiển lộhiện hữu thuần khiết. Chúng lộ rõ nguyên trạng dưới ánh sáng của Tứ thánh đế.

Chúng ta khổ đau, phiền não cũng do từ cái thấy biết không như thật mà ra. Thấy như thật tất yếu sẽ dẫn tới thấy sinh, thấy diệt, thấy có vị ngọt của ngũ uẩn, thấy tai hại, từ đó thấy phải ly tham. Khác với cái thấy biết của phàm phu, bậc thánh có cái nhìn như thật đối với vạn pháp“Này A-nan, đa văn Thánh đệ tử nhân định mà có tri kiến như thật, nhân có tri kiến như thật mà có yếm ly, nhân có yếm ly mà được vô dục, nhân vô dục mà được giải thoát, nhân giải thoát mà có giải thoát tri kiến, biết đúng như thật rằng: sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa” [3].

Ý nghĩa chữ “thấy biết” được Đức Phật nói trong Kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc không mang ý nghĩabình thường. Khái niệm “thấy biết” ở đây tương đồng ý nghĩa của từ như thật tuệ tri được Đức Phậtthường dùng trong kinh điển. Cái thấy và biết đúng như sự thật, không phải là sự tưởng tượng hay sự ảo tưởng của con người. Từ thấy biết được Đức Phật giải thích bằng từ “như lý tác ý”. “Này các Tỳ kheo, ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy. Và này các Tỳ kheo, thế nào là sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy có như lý tác ý và không như lý tác ý” [4]. Nếu chỉ thực hành giữ sự thấy biết suông với ảo tưởng về cái tâm tự nhiên trong sáng của mình, thì sự thấy biết này ai cũng có, đó chỉ là cái thấy biết ở mức độ “tưởng tri” của cái tâm chưa được tu tập, không phải “tuệ tri”. Thấy biết như vậy chỉ là sự thấy biết về các sự vật, hiện tượng theo khái niệm tục đế, không có thật, của vô minhChúng ta cho vô thường là thường, cho khổ là lạc, cho vô ngã là có ngã. Đó chính là thấy biết với tưởng điên đảo, tâm điên đảokiến điên đảo dẫn đến khổ đau mãi trong biển sanh tử luân hồi.

Như Lai là bậc giác ngộtỉnh thức, thấy biết đúng như thật. Đối với người biết người thấy như thậtvạn pháp thì những vị ấy có thể đoạn trừ tất cả các lậu hoặc“Với người biết, với người thấy, này các Tỳ kheo, ta tuyên bố các lậu hoặc được đoạn tận, không phải với người không biết, với người không thấy” [5]. Chúng sanh vì lầm chấp, cho rằng có một cái ta thực thụ, các pháp duyên sanh vô thường lại cho là thường, tấm thân nhơ nhớp được hình thành do duyên lại chấp là hữu ngã. Để rồi từ đó, không biết bao nhiêu phiền não, khổ đau khởi lên cũng vì cái thấy biết sai lạc đó. Phiền nãolàm cho cái thấy biết Phật bị khuất lấp, không hiện và không mọc lên được, cũng như bùn khuất lấp hoa sen. Nhưng khi thứ bùn đó được vạch ra, hoa tất sẽ mọc lên. Hoa mọc lên từ trong bùn cũng như cái thấy biết Phật mọc lên từ trong tâm phiền não của chúng sanh“Thấy đúng sự thật là thấy biết Phật. Vô thường mà thấy là thường, vô ngã mà thấy là ngã, là thấy biết chúng sanhTrái lại vô thường thấy là vô thườngvô ngã thấy là vô ngã, là thấy biết Phật. Thấy biết Phật là cái thấy biết đúng chân lý, đúng tánh tướng của sự vật. Đó chính là cái thấy biết thoát ra ngoài có, không, thường, đoạn, nhị biên theo thiên kiến của chúng sanh” [6].

Phàm phu có mắt nhưng lại thấy biết theo tình mê, nhìn đảo lộn sự thật, lấy cái giả làm chân. Hơn nữa, thấy biết cái gì cũng luôn luôn dán nhãn hiệu ta vào trong đó, vì vậy bóp méo tất cả sự thậtVí như câu chuyện người mù sờ voi, chỉ vì thấy biết chưa trọn vẹn mà mỗi người đánh giá có sự khác nhau, cũng vì cái thấy không trọn vẹn mà gây ra tranh cãi. Dù mỗi người có thật sự đụng đến con voi, nhưng vì chỉ đụng đến một góc, một cạnh, không thấy được toàn thể con voi mà cứ chấp chặtchỗ nhận biết của mình là đúng hơn hết. Không ngờ cái ta thấy chỉ là một khía cạnh mà thôi. Các vị ngoại đạo hay Bà-la-môn cũng thường rơi vào các tà chấpchấp cóchấp không, dẫn đến cái nhìn sai lạc về sự thật các pháp.
“Họ chấp trước, giành giật,
Trong các luận thuyết này,
Họ tranh luận tranh chấp,
Họ nhìn chỉ một phía” [7].

BẬC THÁNH VỚI CÁI NHÌN TRÍ TUỆ

Có một vị ngoại đạo đã hỏi A-nan có phải khi chết ở đây sẽ sanh về kia, A-nan đã từ chối không trả lời. Vị ngoại đạo cho rằng A-nan không biết. Nhưng sự thật ngài A-nan không chỉ biết ở vị lai mà đã thấy biết tất cả, thấy được nguyên nhân do đâu chúng sanh trôi lăn trong các cõi. “Theo sự thấy biết của tôi, thấy được cảnh giới ấy, thấy hành nghiệp của chúng sanhcho đến thấy biết chúng sanh từ đâu sanh ra, thấy biết nghiệp trói buộc do hành động đã làm, thấy phiền não vây phủ tụ tập đen như mực. Phàm phu ít hiểu biết tương ứng với tri kiến bị trói buộc, tất nhiên trong vị lai phải trôi theo sanh tử mãi mãi. Sự việc là như vậy, có gì là không thấy biết” [8]. Sự thấy biết của một bậc thánh, khác với sự thấy biết của một phàm phu. Hàng ngày, chúng ta cứ lo cho tương lai mà đánh mất đi hiện tại. Mong muốn có một tương lai tốt đẹp nhưng không vun bồi cái nhân hiện tại. Không một ai ban cho chúng ta hạnh phúc hay khổ đau, mà chính chúng ta là chủ nhân của nghiệp và là kẻ thừa tự nghiệp. Bậc thánh có cái nhìn bằng trí tuệ, vì thế các ngài đã ngăn chặn các điều bất thiện ngay lúc mới khởi niệm. Trái lạiphàm phu thiếu trí, tri kiến bị trói buộcphiền não giăng kín không biết đâu tà đâu chánh. Chính vì cái thấy biết mê lầm nên dắt dẫn trôi lăn mãi trong biển sanh tử luân hồi.
“Ngay lúc nói thấy biết
Thấy biết đều là tâm,
Ngay tâm tức thấy biết
Thấy biết nay đây” [9].

Trong quyển Ý Nghĩa Giới Luật đã nhấn mạnh về vai trò của thấy biết. Tác giả cho rằng việc đi đúng con đường giải thoát là bổn phận của người đệ tử chân thành muốn thoát khỏi những bất hạnh của đời sống nhân thế và để đạt đến an lạchạnh phúc sau cùng, tức Niết bàn. Nhưng muốn đi trên con đường ấy, yêu cầu tất yếu là hành giả phải hiểu đúng và thấy đúng nó mới có thể thành tựu những kết quả thiết thực do con người đem lại như lời Thế Tôn đã dạy. Theo Phật giáo vấn đề quan trọng nhất đối với hàng đệ tử Phật là “đến để thấy và biết” chứ không phải “đến để tin”. Bởi vì một niềm tin nếu không được xây dựng trên cái thấy và cái biết đúng pháp thì niềm tin ấy sẽ là niềm tin mù quángtiêu cực, không mang đến sự đoạn tận khổ đau. “Con đường đưa đến sự héo mòn các phiền não là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu” [10]. Đến để mà thấy tức là trở lại với chính mình, đến với thực tạibây giờ và ở đây để thấy rõ hiện pháp đang là, vạn vật đang trôi chảy như một dòng nước, nó biểu hiện như thế nào thì nhận biết như thế đó, trông thấy chỉ có thấy không thêm thắt gì cả. Khi thực tánh pháp được biểu hiện, bạn sẽ thấy ra tánh tướng thể dụng của vạn hữu. Thấy ra mối liên hệtương giao tất yếu trong cuộc sống, thấy rõ bản thân mình và sự sống này để từ đó không còn đặt để, đòi hỏi hoặc tham vọng sở hữu bất cứ điều gì. Phật tử chúng ta cần nhận thức một cách rõ ràngrằng, chúng ta sẽ không bao giờ loại trừ được cấu uếlậu hoặcphiền não và thanh tịnh ngang qua một niềm tin thuần tuý vào Đức PhậtNiềm tin đó cần được xây dựng trên nền tảng của trí tuệ.

Từ các trích dẫn trên cho chúng ta hiểu rằng, thấy biết như thật có nghĩa là thấy rõ Tứ đế, thấy vô ngã, thấy vô thường, thấy không, thấy pháp Duyên khởi. Tức là, hễ còn thấy có người, có ta, có ai đó là chưa thấy như thật. Theo Thiền tông có nhiều cách diễn tả về thấy biết như là thấy pháp, thấy bản tâm, thấy thực tướng, thấy thực tướng vô tướng, thấy tự tánh, thấy tánh không. Tất cả chúng ta vì vô minh che phủ nên thấy thân tạm bợ, sanh diệt này thật, tâm vọng tưởng điên đảo phải quấylăng xăng, chạy mãi khó dừng cho là tâm thật. Cái không thật mà tưởng thật, đó là si mêvô minhvô minh chính là đầu mối của luân hồiĐa văn Thánh đệ tử thấy đúng như thật về thân và tâm, nhận định rõ ràng hai thứ đó hư dối không thật, tạo nghiệp sanh tử, nên không ôm ấp, bám víu, không cố giữ. Vị ấy nhìn sự vật như là chính nó, không có sự gán ghép, đặt tên, phân biệt từ nhận thức của mình. “Thánh đệ tử đa văn đã thấy biết như thật đối với tất cả pháp khổ, tập, diệt, vị, hoạn, ly. Thấy ngũ dục như hầm lửa,… cho đến pháp ác bất thiện, tham ưu thế gian, vĩnh viễn không còn che đậy tâm nữa, nhờ đã phòng hộ trước và biết trước những hành xứ và trú xứ của phiền nãocho đến các pháp ác bất thiện, tham ưu thế gian, không còn lọt vào tâm vị ấy” [11].

Trong Phật giáo, thấy và biết có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tâm linh và tu tập. Sự thấy biết giúp chúng ta tập trung vào hiện tạinhận thức những gì đang diễn ra trong tâm trícảm xúc và cơ thể. Điều này giúp chúng ta loại bỏ những suy nghĩ phiền não khổ đau và tăng niềm an lạc hạnh phúc ngay kiếp sống hiện tại. Sự thấy biết đưa ta đến sự nhận thức về chính bản thânmình, nhận ra tâm tríý thức và thân thể là những yếu tố không tách rời. Điều này giúp hiểu rõ về bản chất của thực tại. Sự kết hợp của sự thấy và sự biết đóng một vai trò quan trọng trong việc tiến bộ trên con đường tu tập và đạt được giác ngộ trong Phật giáo“Nương theo pháp Phật mà học, suy nghĩáp dụng pháp Phật trong cuộc sống, từng bước chúng ta sẽ phát huy sự thấy biết của Thanh văn tiến đến sự thấy biết của Bồ tátNhư LaiĐạt được quả vị Như Lai, mọi sự thấy biết hoàn toàn chính xác, không còn sai lầm và dùng sự hiểu biết vô thượng để cứu độ vô số chúng sanh thoát khỏi trầm luân sanh tử” [12].

KẾT LUẬN
Đối với Phật giáo, một người muốn đạt được an lạchạnh phúc và loại bỏ phiền não khổ đau cần phải xác định lòng tin của mình trên cơ sở của cái thấy đúng và biết đúng. Hàng phàm phu do không thấy biết thực tướng các pháp nên dẫn đến khổ đau trôi lăn mãi trong sanh tử luân hồiTrái lại, hàng đa văn Thánh đệ tử bởi vì có cái thấy biết bằng trí tuệ, nhìn vạn pháp như chúng đang là nên đạt được an lạc giải thoát. Ngài xác quyết rằng chỉ có người thấy biết mới đoạn trừ hoàn toàncác phiền não lậu hoặc. Khi thấy đúng và biết đúng và hành trì đúng thì chân hạnh phúc tự nhiên sẽ hiện hữu, khổ đau sẽ không còn. Ví như, ánh sáng xuất hiện thì bóng tối tự nhiên mất đi. Như vậy, khổ đau hay hạnh phúc đều phụ thuộc vào sự thấy biết của mỗi chúng ta.
“Thấy Khổ và Khổ tập
Thấy sự khổ vượt qua,
Thấy Đường Thánh tám ngành,
Đưa đến khổ não tận” [13].

Chú thích và tài liệu tham khảo:
* SC. Thích Nữ Hạnh Từ, Học viên Cao học khóa V tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.
[1] Thích Minh Châu dịch (2012), Kinh Trung Bộ IKinh Tất Cả Lậu Hoặc, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 25.
[2] Thích Minh Châu dịch (2012), Kinh Trung Bộ IĐại Kinh Dụ Dấu Chân Voi, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.238
[3] Tuệ Sỹ dịch (2008), Kinh Trung A-Hàm, tập 1, Kinh Bất Tư, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.326.
[4] Thích Minh Châu dịch (2012), Kinh Trung Bộ IKinh Tất Cả Lậu Hoặc, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 25.
[5] Thích Minh Châu dịch (1991), Kinh Tương Ưng, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr.631.
[6] Thích Thiện Siêu (1999), Kinh Pháp Hoa giữa các kinh điển Đại Thừa, TP. Hồ Chí Minh, tr.101.
[7] Thích Minh Châu dịch (1999), Kinh Tiểu Bộ, I, Kinh Phật Tự Thuyết, Phẩm Sanh Ra Đã Mù, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr.243.
[8] Thích Tịnh Hạnh (2000), Kinh Tạp A-Hàm, III, Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc, tr.575.
[9] Thích Tịnh Hạnh (2000), Đại Tập, Hội Văn hoá Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc, tr.396.
[10] Thích Viên Trí (2019), Ý nghĩa Giới Luật, Nxb. Hồng Đức, tr. 11.
[11] Thích Minh Châu (2015), Kinh Tăng Chi Bộ, I, Đại Phẩm, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.549.
[12] Thích Tịnh Hạnh (2000), Tạp A-Hàm quyển 43, Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc, tr.1007.
[13] Thích Trí Quảng (2005), Lược giải Kinh Đại Bảo Tích II, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr.258.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 115)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 135)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 142)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 272)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 438)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 394)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứ là thiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(View: 404)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(View: 351)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(View: 368)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(View: 530)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(View: 423)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(View: 478)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(View: 476)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(View: 469)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 489)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 536)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 539)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 597)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 603)
Ngũ căn và ngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 596)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 670)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(View: 664)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 562)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 686)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 681)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 684)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 709)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 655)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(View: 690)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 658)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 642)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 655)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 635)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 619)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 638)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 833)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 579)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 676)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 621)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 623)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tảtừ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 509)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 519)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 607)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 851)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tạichúng taquyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 609)
Đức Phật xuất hiệnhành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 578)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 645)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 712)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 650)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 690)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM