Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chỉ Có Tâm Người Là Đáng Sợ

Monday, May 13, 202419:09(View: 1514)
Chỉ Có Tâm Người Là Đáng Sợ
Chỉ Có Tâm Người Là Đáng Sợ

Thiện Quả
 Đào Văn Bình

hinh phat 17

Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợnhất trên cõi đời này?”

Thiền sư đáp:

 -Chỉ có tâm người là đáng sợ.

Nghe vậy, người đó ngạc nhiên nói:

-Cái tâm của tôi đang thưa chuyện bình thường với thầy đây, có gì là đáng sợ đâu? Hùm, beo, sư tử, linh cẩu mới đáng sợ chứ?

Sư đáp:

-Những thứ này chỉ cần một cây súng săn là người ta có thể lột da chúng nó treo trên tường hoặc nhồi bông làm đồ kỷ niệm.”

Người đó lại  hỏi tiếp:

-Cá sấu có thể lôi cả một con bò hoang xuống sông để ăn thịt không đáng sợ sao?

Sư chậm rãi đáp:

-Chỉ cần một cái móc người ta có thể lôi nó lên bờ, lột da làm túi xách đắt tiền cho phụ nữ giàu sang.

Người đó lại hỏi:

-Thế máy bay ném bom chiến lược tàng hình, bom trải thảm trút xuống hủy diệt cả một thành phố mà không biết bom từ đâu rơi xuống, thầy không thấy sợ sao?

Sư đáp:

-Nếu lòng người chẳng chút thù hận giết nhau thì máy bay ném bom chiến lược tàng hình kia chỉ là đống sắt cất trong kho mà thôi.

-Thế bom nguyên tử giết cả triệu người không đáng sợ sao?

-Nếu lòng người chẳng vô minh và điên cuồng thì bom khinh khí, bom nguyên tử chỉ là con ngáo ộp hù dọa con nít. Con chó mà người ta rọ mõm nó thì nó đâu cắn, sủa được. Con người biết kiềm chếvà suy nghĩ thì bom nguyên tử chỉ để hù dọa nhau thôi.

-Thế quỷ ma có đáng sợ không?

Sư dáp:

-Ma đáng thương, không có gì phải sợ. Còn quỷ thì thật đáng sợ. Ngày nay quỷ đang sống chung  với người. Giây phút này nó là người có thể dung mạo rất đẹp đẽ, ăn nói dịu dàng, chỉ giây phút sau nếu lòng tham nổi lên, lòng sân hậnsi mê nổi lên thì nó biến ngay thành quỷ làm chuyện vô cùng hung ác. Tâm hiền là người hiền, tâm hung ác thì là quỷ cho nên cái tâm mới là chủ thể quyết định mọi chuyện. Thế cho nên mới nói cái tâm thật đáng sợTội ác không do gươm, giáo, súng đạn gây ra mà do tâm con người gây ra cho nên chư Tổ nói, “Tội tùng tâm khởi”.

Ngừng một chút sư nói tiếp:

-Cái tâm bình thường mà thí chủ đang nói với tôi đây, nó bình thường là vì chưa có cái gì trái ý.  Nhưng nếu có cái gì trái ý thì nó trở nên vô cùng đáng sợ. Cái tâm của chúng sinh bị điều khiển bởi năm  con quỷ: Quỷ tham, quỷ sân, quỷ si, quỷ dâm dục và quỷ gian trá -Ngũ Quỷ.

-Khi con quỷ tham nổi lên, nó sẽ buộc thí chủ phải làm mọi điều theo mệnh lệnh của nó, làm những chuyện có thể vô cùng  khủng khiếp. Nó chiếm đoạt của cải, ruộng đất nhà cửa của người ta. Nó làm săng giả, thuốc giả để thu lợi. Nó sẵn sàng trộn hóa chất độc hại vào đồ ăn, thức uống, trái cây, rau cỏ để lường gạt khách hàng và gây ra những bệnh nguy hiểm mà y thuật bó tay. Nếu là một siêu cường, nó có thể lật đổ, tiêu diệt, chia cắt một quốc gia, đem quân chiếm đoạt kho tài nguyên chiến lược như dầu hỏa, các khoáng sản quý hiếm. Khi quỷ tham nổi lên nó có thể giết cả anh chịem ruột, bạn bè, thầy cô của nó để chiếm đoạt tài sản. Ngay cả chốn tôn nghiêmlinh thiêng cũng có quỷ tham ngự trị. Đã có nhiều chức sắc tôn giáo bị tù vì rửa tiền và buôn bán ma túy. Khi con quỷ tham nổi lên nó tàn phá lương tâm vốn có của con người.

-Khi con quỷ sân nổi lên nó có thể giết hại cả một dân tộc, một gia đình người ta cho hả dạNếu có thể thiêu đốt vả vũ trụ này nó cũng dám làm. Con quỷ sân rất nhạy cảm. Một lời nói, một cử chỉ nhỏ nhặt chạm vào tự ái thì con quỷ sân lập tức trỗi dậy và sẽ đưa tới đổ vỡ, chém giết. Bước vào quán nhậu, một thanh niên nhìn thế nào đó bèn bị băng nhậu cho là “nhìn đểu” bèn rút dao chém chết liền. Nữ sinh Lớp 12 và nữ sinh Lớp 11 tranh luận trên facebook, đúng-sai không biết, tự ái nổi lên, cô Lớp 12 cùng băng đảng xách dao tới trường đâm chết cô bạn học Lớp 11. Quỷ sân ơi sao mi tàn ác thế? Từ những thảm họa này, lời khuyên là chớ cãi cọ, tranh luận đúng-sai, chớ chạm vào tự áicủa người ta. Chạm vào tự ái người ta tức mời con quỷ sân thức dậy.

-Khi con quỷ si nổi lên nó giống như một con thú điên cuồng. Quỷ si  hiện ra dưới nhiều hình thứcnhư đam mê loại nhạc cuồng loạn, nhạc ủy mị, cờ bạc, rượu chè, ma túysắc dục, những thú ăn chơi quái dị. Quỷ si làm đầu óc người ta bại liệt, hành động theo bản năng. Biết bao thanh niên thiếu nữ ở tuổi thanh xuân trở thành phế nhân cũng chỉ vì con quỷ si dẫn dắt người ta vào con đường nghiện ngập ma túy, cờ bạc. Quỷ si phá hoại hạnh phúc gia đình, làm xã hội xấu xabất an. Quỷ si thật đáng sợ.

-Còn quỷ dâm dục thì náo loạn tâm trí, khiến con người có thể làm chuyện thương luân bại lý khôngthể tưởng tượng được. Quỷ dâm dục có thể làm ô uế  nơi thờ phượng linh thiêng và hủy hoại cuộc đời các tu sĩ. Đã có nhiều chức sắc tôn giáo bị tù về tội hãm hiếp phụ nữ và dâm ô với trẻ em. Quỷ dâm dục có thể là người nam hay người nữ. Quỷ dâm dục mang nghiệp rất nặng trong tiền kiếp. Nhưng ngày nay các website, phim ảnh dâm ô lan tràn trên mạng lưới toàn cầu cũng tạo thêm quỷ dâm dục.

-Còn quỷ gian trá thì có muôn vạn hình tướng. Nhìn quỷ tham, quỷ sân và quỷ si chúng ta biết ngay nhưng khó nhìn thấy con quỷ gian trá. Giống như trong truyện Tây Du Ký, con quý gian trá có thể hiện ra Phật, tu sĩnhà đạo đức, người lương thiện nhưng thực tướng của nó là yêu tinh. Quỷ gian trá có thể hiện ra ông bà tỷ phú giàu có tài sản cả tỷ đô-la nhưng thực chất lại là kẻ lường đảo. Quỷ gian trá có thể hiện ra nhà đầu tư, ngân hàng, địa ốc luôn luôn nói trung thànhtín nhiệm nhưng thực tướng lại là kẻ gian tà. Quỷ gian trá có thể hiện ra người nam hay người nữ mặt mũi đẹp đẽ, có tiền có của, nói lời yêu thương ngọt ngào nhưng thực chất lại là kẻ lường gạt ái tình. Quỷ gian trá có thể là các siêu cường luôn luôn nói lời nhân nghĩadân chủtự dobình đẳng nhưng thực chất lại hành động ám muội lúc rày lúc khác để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của họ, bất chấp khổ đau của người khác, quốc gia khác. Con quỷ gian trá khiến con người nghi kỵ con người, phá vỡ niềm tin là chất keo cấu trúc xã hội vì con người cần tin nhau và nương tựa vào nhau để tồn tại. Điều đáng sợ nhất khi con quỷ gian trá đội lốt nhà đạo đứcnhà tu hành có thể biến cả triệu người đi theo lạc vào tà đạomê tín dị đoạn, nhìn đâu đâu cũng thấy thần quyềnxa lìa trí tuệ, làm u trệ và hoang mang cả một xã hội, khiến cuộc sống của con người vốn đã khổ đau lại còn rối mù thêm.

Sở dĩ con quỷ gian trá lộng hành là vì lỏng tham, sự ngu dốt, lòng mê tín và ngây thơ, thiếu trí tuệcủa con người. Người lương thiện cũng có thể mắc vào lưới của con quỷ gian trá như Đường Tăngluôn luôn mắc bẫy bởi các con quỷ gian trá cũng vì lòng từ bi và tin người. Chỉ có Phật Bà Quan Âmvì có Kính Chiếu Yêu cho nên có thể nhận ra ngay các con yêu đội lốt người lương thiện.

Thí chủ cũng nên biết thêm, giấu giếm sự thậtche dấu sự thật cũng là gian trá. Quỷ gian trá luôn luôn mang bộ mặt giả để che giấu bộ mặt thật của nó. Quỷ gian trá luôn luôn tìm cách che giấu các hành vi xấu xa và nếu ai biết được nó sẽ trả thù hoặc giết hại người ta.

Thế nhưng này thí chủ ơi,

-Rất may trong con người chúng ta còn có Phật tánh hay ông Phật ngồi ở đó. Thế nhưng ông Phật này luôn luôn phải chiến đấu với năm con quỷ nói trên. Có khi năm con quỷ thắng, có khi năm con quỷ thua. Khi năm con quỷ thua hay nằm im thì tâm địa thí chủ bình ồn, hành động thật thà lương thiện. Khi năm con quỹ thắng thí chủ hành động tàn độc để thủ lợi và thỏa mãn cái tôi điên loạn. Thế nhưng dù có Phật trong người nhưng chúng ta không thể diệt được năm con quỷ này mà chỉ có thể kiềm chế chúng nó mà thôi. Không một ai trong chúng ta có thể diệt được chúng ngoại trừ các bậc A La HánThanh VănDuyên GiácBồ Tát và Phật. Chính vì thế mà thí chủ thấy trên trái đất này từ ngàn xưa đến nay biết bao nhiêu hiền thánh ra đời và biết bao nhiêu tội phạm do bốn con quỷ đó gây ra. Thí chủ cứ thử làm bài toán cộng về con số tù nhân, án tử hinh, án chung thântrên khắp thế giới thì biết. Cuộc chiến đấu giữa Thiện và Ác, Chánh và Tà, giữa Phật và quỷ còn kéo dài cho đến ngày tận thế. Đó là Nghiệp của cõi Diêm Phù Đề này.

Nghe đến đây, vị thí chủ ngao ngán nói:

-Vậy chúng sinh phải làm sao đây?

Sư dịu dàng đáp:

-Bệnh quỷ thì có thuốc tiêncổ nhân dạy thế. Đức Phật là bậc Y Vương cho nên đã có rất nhiều bài thuốc cho hàng để tử, đó là:  Phải luôn luôn nhìn vào tâm mình, luyện tâm mình như thuần hóa voi ngựa. Thí chủ phải luôn luôn giữ gìn Chánh Niệm hai mươi bốn giờ không ngưng nghỉ. Chánh Niệmlà cảnh giác với lòng tham, không nghe lời đường mật dụ dỗ tiền bạc từ trên trời rơi xuống, không mê đắm vào mọi thú vui vô bổ như cờ bạc, rượu chè, ma túy, hát karaoke, đá gà, chơi games, mê đắm sắc dục, phiêu lưu  vào ái tình lăng nhăng vụng trộm, chớ ham mê danh vọngquyền lực. Chớ để niệm ác, niệm xấu nảy sinh, chớ  ghen tị, thù ghét. Muốn sống an lành và hạnh phúc thì phải vui với những gì mình hiện có. Nếu muốn vươn lên phải trong tinh thần trọng pháp và đạo đứcGiữ gìnđược như thế thì năm con quỷ nói trên sẽ ngủ yên mà không hãm hại thí chủCuối cùng xin thí chủnhớ cho. Chúng sinh phải tin tưởng trong tâm mình có Phật. Chính cái tâm Phật này đưa thí chủ thành người lương thiện. Nhưng cũng chính cái tâm này khiến thí chủ thành quỷ thành mạ. Thí chủ phải luôn luôn kiềm chế tâm, an tâm.

Kinh qua lịch sử tu hành, các bậc đại sĩ đều nhờ Phật hay thầy Tổ an tâm cho như trong giai thoạiThiền của Trung Hoa có chép chuyện: “Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vào vách đá. Huệ Khả dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói: Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con.

Đạt-ma bảo: Đưa tâm cho ta, ta an cho.

Sư đáp: Con không thấy tâm đâu cả.

Đạt-ma đáp: Ta đã an tâm cho con rồi đó.

Huệ Khả ngay đó liền đại ngộ.

Trong  Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Tịnh  Hạnh, Bồ Tát Trí Thủ cũng đã hỏi Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi làm thế nào giữ tâm thanh tịnh, cao thượng, giải thoáttrí tuệ rộng mở.

Rồi mở đầu pháp hội Kim Cang, ngài Tu Bồ Đề đã thưa thỉnh  Phật, “Thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác làm thế nào để an trụ tâmhàng phục vọng tâm?” Và Phật đã dạy một câu ngắn gọn, “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Lời dạy này giống như câu thần chú. Chính cái vọng tâm đã mở cánh cửa cho năm con quỷ nói trên lọt vào và nhiễu loạn chúng sinhVô tâm thì an lành.(*) Có cái tâm chưa an trụ thật đáng sợ. Xin thí chủ nhớ kỹ cho.

Nghe sư giảng thế, vị thí chủ như tỉnh cơn mê, lạy tạ sư rồi lui ra.

Thiện Quả Đào Văn Bình

 

(*) Tất cả chư tổ và các bậc thánh tăng đều chỉ mong đạt được tới chỗ “vô tâm”này. Có thể Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã đạt tới chỗ “vô tâm” qua câu nói, “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 231)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 237)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 378)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 398)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 370)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 434)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 442)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 524)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 426)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạc và tự do nội tâm.
(View: 505)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 491)
Phật tánh là chủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 484)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 468)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 514)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 741)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 599)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 559)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 823)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 721)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 960)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 645)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(View: 613)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 796)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 568)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 578)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 756)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 764)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(View: 808)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(View: 621)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(View: 619)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(View: 781)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(View: 664)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(View: 709)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(View: 723)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(View: 592)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 844)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 857)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 1113)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 1025)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 890)
Ngũ cănngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 868)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 925)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(View: 919)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 820)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 925)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 938)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 1009)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 1020)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 964)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(View: 1261)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM