Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giới Thiệu Một Số Phương Pháp Thực Hành Phật Giáo Giúp Thân Khỏe Tâm An

Friday, May 17, 202417:02(View: 1384)
Giới Thiệu Một Số Phương Pháp Thực Hành Phật Giáo Giúp Thân Khỏe Tâm An
Giới Thiệu  Một Số Phương Pháp Thực Hành
Phật Giáo Giúp Thân Khỏe Tâm An  


Thích Thiền Như

thien


Phật giáo
 đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thậtmở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân. Đặc biệtPhật giáo đưa ra những phương pháp thực tập mà bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng tu tập chứ không phải chỉ trên phạm vi lý thuyếtMục đích tối thượng mà đạo Phật nói đến chính là cảnh giới Niết bàn, một trạng thái thân và tâm hợp nhất, với tâm tỉnh thứctrong sáng, thấy biết như pháp và vắng mặt khổ đau. Đức Phật quán sát con người có nhiều tâm tham lam cần được đáp ứng nên Ngài nhấn mạnh đến sự thực tập để vượt lên cái tôi nhỏ bé làm biểu lộ cái vô ngãgiải thoát con ngườira khỏi những ràng buộc của cảm xúc tiêu cực khiến con người phải khổ đau để sống trong sự hạnh phúc tột cùng của chánh pháp.

Là người Phật tử chân chính, có niềm tin vững chắc nơi giáo lý Phật giáochúng ta nên quay vềchăm sóc nội tâm, dành nhiều thời gian mỗi ngày để thực tập thiền, làm chủ cảm xúc. Hơn bao giờ hết chúng ta cần phải vượt qua các trạng thái như: Buồn chánlo lắngsợ hãi, bất an… bằng cách dành thời gian để thực tập một số phương pháp thực hành trị liệu tâm lý của Phật giáo như sau:

1. THỰC HÀNH THIỀN BUÔNG THƯ
Khái niệm phương pháp thực hành thiền buông thư
Buông là buông bỏ, thả lỏng thân cũng như tâm; Thư là thư giãn, nghỉ ngơi. Buông thư là thư giãn sâu và thả lỏng cơ thể trong trạng thái dễ chịu nhất.

Đa số con người sống trong xã hội hiện đại hôm nay đều có một đời sống rất bận rộn bởi cơm áo gạo tiền, các mối quan hệ gia đình, bạn bè cũng như chịu rất nhiều áp lực do đời sống đông đúc tại các đô thị, môi trường ô nhiễmcạnh tranh việc làm. Tất cả tạo nên sức ép vô cùng lớn trên thân và tâm con người. Đó là sự căng thẳng làm phát sinh những bệnh tật không mong muốn nơi thân. Hơn bao giờ hết, khi con người cần một phương pháp để loại trừ những căn bệnh đó thì thiền buông thư chính là phương pháp hữu hiệu nhất.

Cách thức tiến hành
Nếu muốn thực tập thiền mà không có người hướng dẫn, hành giả có thể chọn một cách thực hànhtheo ý thích (thấy có kết quả tốt cho bản thân). Quý vị chọn một chữ hay một câu ngắn dễ nhớ như danh hiệu “A Di Đà Phật”. Sở dĩ chúng ta chọn một câu hay một danh hiệu dễ nhớ nhằm giúp người thực hành có sự chú tâm dễ dàng, ít bị phân tán. Phương pháp thực hành cụ thể như sau:

– Hành giả chọn một nơi để thực tập, ngồi thật thoải mái trên ghế thiền hoặc trên ghế, có thể nằm trên giường trong trường hợp không ngồi được.

– Nhắm mắt lại và bắt đầu buông thả các bắp thịt toàn thân, bắt đầu từ hai bàn chân rồi lên dần mắt cá, bắp đùi, bụng, lưng, ngực, vai, cổ và đầu. Trong trường hợp này, nếu hành giả mở mắt mà thấy thoải mái hơn thì có thể mở mắt để thực tập.

– Hít vàothở ra thật thoải mái và bắt đầu câu niệm Phật ở mỗi câu thở ra như “A Di Đà Phật”.

– Sau khi thực hành niệm Phật ở mỗi hơi thở ra từ 5 đến 10 phút, cảm nhận tâm đã lắng dịu thì không niệm nữa mà tập trung chú ý ở mỗi hơi thở vào – ra cùng với cảm giác thoải mái.

– Đừng quan tâm nhiều về mức độ mình thực hành được nhiều hay ít, thực hành tới đâu thì tốt tới đó. Khi các tạp niệm xuất hiện và lôi kéo tâm ta thì hành giả phải tỉnh thức để nhận biết và tự nhắc nhủ “tỉnh thức, tỉnh thức” rồi trở về với sự thực tập như cũ.

Thời gian thực tập khoảng 15 đến 30 phút thì chấm dứt, không đứng lên ngay mà nên thực tập xả thiền qua sự xoa bóp thân thể.

Phương pháp tiến hành ở trên là sự kết hợp giữa Thiền và Tịnh độNgoài ra còn có rất nhiều phương pháp thực tập buông thư khác, tùy vào mỗi tông phái mà phương pháp tiến hành có đôi phần khác nhau. Nhưng một điều quan trọng chúng ta cần nhớ là những người tập luyện lâu năm thiền buông thư trong các môn phái khác như Vipassana thuộc Nam tông, thiền Mật tông, thiền chú ý hơi thở cũng có kết quả tốt đẹp như nhau. Dù hành giả thực hành theo môn phái nào thì khi làm phát sinh trạng thái buông thư cũng đều có kết quả tốt và giúp chống lại các tác hại xấu của căng thẳng, giúp phát triển sức khỏe.

Những lợi ích của thiền buông thư
Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu thấy rõ thực hành thiền buông thư làm giảm căng thẳng tâm lýxã hội:

Giảm các bệnh liên quan đến tâm thần như lo âusợ hãiĐồng thờiảnh hưởng tốt đến các trạng thái thân thể: Làm cho tim đập chậm lại, huyết áp giảm, mức tiêu thụ không khí giảm và các hoạt động trong bộ não tốt hơn.

Thực hành thiền buông thư ngoài việc phát triển sức khỏe và trí tuệ, còn giúp con người phát triển thông minh cảm xúcThực hành tự thấy biết chính mình một cách rõ ràng chân thật qua sự tu tậpvà mở rộng phạm vi thông minh của bản thân và thấy biết rõ ràng những cảm xúc của chính mình, rọi ánh sáng của sự thông minh hiểu biết đó vào tận cội nguồn sâu kín của tâm thức, từ đó nguồn năng lượng bị đè nén có cơ hội phát triển.

2. THỰC HÀNH LẠY PHẬT THEO KHÍ CÔNG
Khái niệm phương pháp lạy Phật theo khí công
Lạy Phật là phương pháp bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật đồng thời giúp giảm tính tự tôn tự ngã của bản thân.

Cách thức tiến hành phương pháp lạy Phật theo khí công
Để chuẩn bị cho cách lạy Phật theo khí côngchúng ta tập theo 6 bước như sau:

– Bước 1: Đưa hai tay lên trước vùng tim tỏ sự thành tâm. Khi tập nhớ hít hơi vào và thở hơi ra cho đúng cách. Khi lạy Phật thì đọc danh hiệu một vị Phật rồi hít hơi vào và lạy xuống.
– Bước 2: Hít vào bằng mũi, đưa hai tay lên trên đầu (khi lạy Phật theo khí công thì chỉ nên đưa hai tay ngang trước trán để tỏ lòng thành kính).
– Bước 3: Thở ra bằng mũi, đồng thời ngồi xuống, hai gót chân đưa cao, hai tay thẳng phía trước để lấy thăng bằng.
– Bước 4: Tiếp tục thở ra, cúi người xuống phía trước, các đầu ngón tay chấm đất, hai chân phía dưới (đầu gối xuống đến hai bàn chân) nằm thẳng trên mặt đất để cho người được vững vàng.
– Bước 5: Tiếp tục thở ra cùng lúc tiếp tục lạy xuống. Trán chạm đất thì hơi thở trong phổi được thở ra hết. Sau đó, hít hơi vào, đưa các ngón chân vào trong, hất người ra phía sau và ngồi dậy thẳng lưng.
– Bước 6: Hít hơi vào, bật người ra phía sau, ngồi dậy trên phía trước bàn chân, tiếp tục thở vào và đứng thẳng lên. Và khi đứng lên thì trở lại bước 1 như lúc đầu.

Lợi ích của phương pháp lạy Phật theo khí công trong trị liệu
– Lợi ích về thân:
Lạy Phật theo khí công cũng chính là thiền buông thư khi hoạt động, giúp giảm những đau nhức do phong thấp gây ra, gia tăng sức mạnh của hệ thống các bắp thịt và gân nâng đỡ cột sống. Phương pháp này rất thích hợp cho những người thường phải ngồi lâu, tập thế lạy Phật theo khí công với tâm buông thư và cầu nguyện giúp hết đau nhức trong một thời gian nhanh chóng. Tập lạy theo khí công giúp các bắp thịt và gân vùng lưng gia tăng hoạt động trong trạng thái tâm buông thư. Khi con người có một sức khỏe tốt thì dòng trạng thái tâm lý cũng như những phiền não trong tâm sẽ dần dần được chuyển hóa.

– Lợi ích về tâm:
Giải trừ oán kết: Khi thực hiện động tác lạy Phậthành giả hướng cả thân và tâm vào chư Phật. Suy tư về nguyên nhân của mọi oán kếthành tướng của mọi oán kết. Rồi quán tưởng đến hình ảnh Đức Phật phóng hào quang giúp Phật tánh trong tâm tự tỏa rạng. Nhờ vào tha lực của của Đức Phật và sự nỗ lực của bản thân mà giải tỏa mọi oán kết trong thân và ngoài thân.

Việc lành càng thêm lớn: Khi lạy Phật, tâm ta không khởi niệm phân biệt mà cầu nguyện cho tất cả mọi người đều được an lạc như ta. Nhân đây mà lòng từ bi chúng ta thêm tăng trưởnghạt giống thiện căn ngày càng lớn. Thực hành lạy Phật theo khí công đem lại cho chúng ta sự thư thái, nhẹ nhàng.
Giảm bớt ngã chấpthực tập khiêm hạ: Khi ta thực hiện động tác hạ người mình xuống sát với mặt đất, tâm ta khởi sinh lòng khiêm hạ, không còn tranh giành thắng thua, diệt trừ kiêu ngạohống hách.

3. THỰC HÀNH CẦU NGUYỆN
Khái niệm phương pháp cầu nguyện
Cầu nguyện là một hình thái tín ngưỡng được hầu hết các tôn giáo thực hiện. Khi con người rơi vào những trạng thái tâm lý tiêu cực như: Căng thẳnglo lắng, sợ hãi…, khát vọng đạt đến một điều gì đó thì thực hiện phương pháp cầu nguyệnCầu nguyện như là một phương tiện an ủi tâm lý được thể hiện qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm trút bỏ những cảm xúc tiêu cựcthể hiện tình cảm và niềm tin của tín đồ đối với tôn giáo của mình.

Đối với Phật giáo cũng vậy, khi tín đồ rơi vào trạng thái tâm lý tiêu cực sẽ thực hiện cầu nguyệncảm tạ.

Cách thức tiến hành phương pháp cầu nguyện trong trị liệu

Phương pháp cầu nguyện thể hiện qua hành động, tiến hành theo các bước sau:
– Khâu chuẩn bị: Phương pháp cầu nguyện được hành giả thực hiện tại tư gia hoặc tại chùa. Ở tư gia, hành giả thực hiện hành vi cầu nguyện hàng ngày, vào tất cả các buổi trong ngày nhưng chủ yếu là buổi sáng và buổi tối. Còn cầu nguyện ở nhà chùa thì thông thường hành giả sẽ thực hiệnvào ngày 1 và ngày 15 hay các ngày lễ lớn như: Lễ đản sanh, vu lan… Hành giả cũng có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào có thời gian và cơ hội đến chùa. Trước khi thực hiện phương pháp cầu nguyệnhành giả phải có sự chuẩn bị nghiêm túc: Thời gian, trang phục khi cầu nguyện, tâm thế hướng về đức PhậtBồ tát.

Phương pháp cầu nguyện được thực hiện một cách có ý thức, chu đáo và cẩn thận về cả thân lẫn tâm. Tâm lý được hành giả chuẩn bị là sự tĩnh tâm, sắp xếp thời gian cho các buổi cầu nguyện. Đối với những Phật tử có niềm tin tôn giáo vững chắc, họ sẵn sàng gác lại mọi công việc để đến chùa cầu nguyện. Khi thực hiện cầu nguyệnhành giả phải mặc trang phục trang nghiêm (áo tràng), màu sắc phù hợp.

– Hành động khi cầu nguyện: Biểu hiện bên ngoài khi thực hiện hành vi cầu nguyện là chấp tayngang ngực, tụng kinh. Khi tụng kinh, các hành giả đọc đồng thanh các bản kinh in sẵn đã được học thuộc trong sách kinh ở chùa. Tại các buổi lễhành giả dù nhỏ hay lớn đều đứng hoặc quỳ trang nghiêmtuân thủ theo các nghi lễ, luôn luôn giữ trật tự. Một số hành động khác được thực hiện trong khi cầu nguyện như: Thắp hương, nhắm mắt, lạy Phật.

Khi thực hành phương pháp cầu nguyện, mỗi hành giả đều xuất phát từ chính nhu cầu bản thân, từ những gì người cầu nguyện mong muốn. Nội dung cầu nguyện của một hành giả rất đa dạng như: Cầu an, cầu siêu, cầu xin cho công việc, cầu cho gia đình hạnh phúc… Vì vậy, động cơ và mục đích của thực tập cầu nguyện tùy thuộc vào mục đích cá nhân.

Thực tập cầu nguyện cũng là cách để Phật tử bày tỏ lòng biết ơnlòng thành kính, niềm tin và sự sùng bái của họ đối với đức Phật. Người chấp tay trước Phật, người quỳ gối, người sụp lạy…

Vai trò của phương pháp cầu nguyện trong trị liệu
Hành giả khi thực tập phương pháp cầu nguyện sẽ cảm nhận được niềm an lạc tỏa chiết khắp thân thể và tâm ý, tâm trạng thanh thản, nhẹ nhõm. Cầu nguyện như là hình thức giao tiếp giữa hành giảvới Đức PhậtBồ tát, … Do đó, hành giả cảm nhận được sự hiện diện và có mối liên hệ với đức Phật. Bên cạnh đó, cầu nguyện còn giúp hành giả tăng thêm niềm tin và sức mạnh vào cuộc sống.

Thực hiện phương pháp cầu nguyện giúp chuyển hóa cảm xúc tiêu cực như: Lo âusợ hãi, buồn bã… thành cảm xúc tích cực hơn: Hạnh phúc, yên tâm, tin tưởng…

Thực hành phương pháp cầu nguyện còn giúp hành giả càng tin sâu vào Đức Phậtgiáo pháp và chúng tăngThực hành phương pháp cầu nguyện giúp hành giả sống đời hiệu quả hơn, an lạc hơn, tìm được phương án tốt cho mọi vấn đề.

4. THỰC HÀNH NUÔI DƯỠNG VÀ TĂNG TRƯỞNG LÒNG TỪU BI
Khái niệm phương pháp thực hành nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi
Một số người thường có quan niệm sai lầm rằng từ bi là bi lụy, mềm yếu, tiêu cực… người có lòng từ bi là những người cam chịu, ít có phản ứng khi bị những tác động không tốt. Như vậy, có thể định nghĩa từ bi theo nghĩa thông thường là nhu nhược, sợ hãi nhưng theo Phật giáo thì ý nghĩacủa từ bi hoàn toàn khác. Từ là ban vui, đem niềm vui đến cho tất cả chúng sanh, bi là diệt trừ các khổ cho muôn loài. Tóm lạitừ bi là diệt trừ khổ, giúp mình và người sống an vui.

Phương pháp nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi là sự vận dụng trí tuệ để phát huy tất cả khả năng, tâm tư, phương tiện với mục đích làm cho mọi người, mọi loài đều được an lạchạnh phúc. Đây là một loại tình cảm cho đi mà không cần điều kiện, không có sự phân biệt.

Cách thức tiến hành phương pháp nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi
Việc sử dụng phương pháp nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi để trị liệu cảm xúc cho con ngườiđược thực hiện như sau:
Đầu tiên, khi hành giả bị người thân, bạn bè… phản bội, hành giả nên thực tập đặt bản thân mình vào vị trí người đó mà suy nghĩ để tìm ra lý do tha thứ cho họ. Một khi hành giả đặt mình vào vị trícủa người khác thì sẽ dễ dàng hiểu và cảm thông cho người đó hơn, từ đây tìm ra cách giải quyếtvấn đề phù hợp hơn.

Khi bị người khác xúc phạm hay nhục mạ, hành giả thực tập nhìn nhận vấn đề ở một khía cạnh khác, hãy dung nạp họ bằng tất cả lòng từ bi và sự khoan dung của bạn. Lúc này, vấn đề sẽ được giải quyết một cách đơn giản hơn, bớt khổ đau hơn cho người khác.

Khi hành giả bị người khác vô cớ nóng giận mà chửi rủahành giả hãy cảm thôngtìm hiểu và bỏ qua. Khi tìm hiểu cặn kẽ vấn đề bằng thái độ cảm thông và tâm vị tha giúp chúng ta có được tâm trạng thoải mái hơn, thái độ bình tĩnh hơn, giải quyết vấn đề một cách thông minh hơn.

Khi có một người nào đó làm hành giả cảm thấy không vui thì nên suy nghĩ rằng con người không ai hoàn hảo cả, nhờ vậy mà tâm sân hận của chúng ta không khởi lên. Một khi ý thức được rằng bất cứ ai cũng sẽ có những khiếm khuyết, lỗi lầm thì chúng ta dễ dàng bao dung hơn cho người đó. Khi đó, vấn đề sẽ được giải quyết nhẹ nhàng nhất.

Khi bị người khác làm cho mất mặt giữa tất cả mọi ngườihành giả nên thực tập đừng mang tâm hiềm hận, đừng nuôi mộng trả thù. Bởi khi chúng ta mang tâm hiềm hận và nuôi hận trả thù đó thì oan oan tương kết, oán thù càng chồng chất thêm.

Khi hành giả không được tôn trọng, hãy thực tập bao dung và tha thứ. Bởi bao dung và tha thứ sẽ giúp hành giả có cơ hội điều chỉnh cảm xúc của mình. Từ đó, có cách ứng xử văn minh hơn đối với người khác, mang đậm tình người hơn. Điều này giúp cải tạo các mối quan hệ tốt đẹp hơn, buông xuống được tâm trạng cáu gắt bực bội để có cuộc sống yên bình hơn.

Khi hành giả bị người thân trong gia đình làm cho đau khổhành giả nên có suy nghĩ về nhân duyên, ắt phải rất nhiều duyên nợ với nhau mới cùng mang chung dòng huyết mạch. Nên vì truyền thống và gia quy của gia đình mà ôm ấp và tha thứ cho những sai lầm của người thân, giúp gia đình hòa thuận, các thành viên đều sống trong tinh thần hiếu nghĩa.

Vai trò của phương pháp nuôi dưỡng và tăng trưởng lòng từ bi
Nhiều người vẫn còn thắc mắc rằng, nếu như ai cũng từ bi thì xã hội sẽ trở thành nhu nhược, đất nước khó phát triển, điều ác sẽ hoành hành… nhưng thực tế chứng minh không phải như vậy. Từ trước đến naycon người không phải khổ sở vì quá giàu lòng vị tha nhân áixã hội không phải yếu hèn bởi con người sống với nhau bằng lòng từ bi. Mà trái lại, chính bởi lòng người quá nham hiểmvà độc ác mà tạo nên khổ đau cho cá nhân và xã hội. Một xã hội văn minh là một xã hội ở đó con người lấy sự nhân ái mà đối xử với nhau.

Theo Phật học khái lược (q.2, tr.23), hành giả thực tập hạnh từ bi sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹpnhư sau: Khi thức hay khi ngủ đều an ổnđời sống hiện tại được nhiều người tôn trọng và yêu thương, sống trong đời không gặp nạn trộm cướp. Nhưng khi thực hành phương pháp này, hành giả không chỉ cầu ích lợi cho bản thânMục đích tối thượng nhất của thực tập lòng từ bi là giúp cho mình và người trong ba cõi sáu đường đều lìa khổ được vui, khi thực tập được chúng ta sẽ đạt những mục đích sau: Đoạn tận được sân hận và độc ácTừ bỏ được ham muốn vị kỷ, hẹp hòi; Mọi loài sống với nhau trong tinh thần đoàn kết; Đời sống cá nhân và cộng đồng mang nhiều ý nghĩahơn.

Tóm lại, những phương pháp thực hành như trên chưa phải là tất cả những ứng dụng của Phật giáo để chuyển hóa khổ đau, nâng cao hạnh phúcTuy nhiên, đó là những phương pháp thực hànhmà bất cứ ai cũng có thể thực hiện được. Chúng ta có thể đan xen những phương pháp trên với nhau, là điều kiện và kết quả của nhau. Một số phương pháp như chánh niệm và thiền định đã được tâm lý học hiện đại chứng minh và áp dụng trong trị liệu về làm giảm các chứng tâm bệnh như: Stress, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn nhân cách. Bên cạnh đó, cũng có một số phương pháp, như: buông xả chưa được nghiên cứu trong tâm lý học nói chung và tâm lý trị liệu nói riêng. Đây có lẽ khoảng trống cần được các nhà tâm lý nghiên cứu thêm nhằm ứng dụng vào việc nâng cao sức khỏe tâm lý cho mọi người nói chung và điều trị các vấn đề tâm lý nói riêng. Niềm tin và thực hành các phương pháp rèn luyện tâm trí và tâm linh của Phật giáo không chỉ giúp cá nhânchuyển hóa khổ đau thành an lạchạnh phúc mà còn có thể hình thành trí tuệ cảm xúc giúp chúng ta thành tựu tu tập.
(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo 420)

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 204)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 240)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 262)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 350)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 410)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 464)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 377)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạc và tự do nội tâm.
(View: 407)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 415)
Phật tánh là chủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 427)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 384)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 405)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 615)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 495)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 488)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 726)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 621)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 869)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 576)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(View: 555)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 725)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 545)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 524)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 702)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 740)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(View: 752)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(View: 586)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(View: 578)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(View: 739)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(View: 606)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(View: 693)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(View: 692)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(View: 560)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 733)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 805)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 1003)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 974)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 840)
Ngũ cănngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 800)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 897)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(View: 859)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 768)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 897)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 889)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 928)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 981)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 903)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(View: 1147)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 857)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 892)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM