Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chào Tháng Năm

Friday, May 31, 202419:03(View: 1928)
Chào Tháng Năm

Chào Tháng Năm 

Tiểu Lục Thần Phong

 
sen 10


Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ. Tháng năm là tháng năm nào? Năm nào cũng có tháng năm, nếu bảo mọi tháng đều là tháng năm thì cũng chẳng sai. Năm, tháng, ngày, giờ… là cái khái niệm con ngườichế ra, tạm gọi là thế, tạm dùng để đo, đếm cái gọi là thời gianBản thân thời gian cũng là một khái niệm như những khái niệm dùng để đo lường nó.

Bản chất thời gian là gì thì ai mà biết, nó vốn vô hình, vô tướng, vô trọng lượng, vô sắc, vô thanh… Nó không đầu không cuối và dĩ nhiên cũng không thể nào biết đâu là chặng giữa. Con ngườivạn vật muôn loài và thế giới này có hình thành hay hoại diệt thì nó vẫn cứ là nó. Nó chẳng sanh ra và cũng chẳng mất đi.

Chào tháng năm, tháng năm lặng lẽ như nước chảy mây bay, hoa rơi lá rụng. Tháng năm làm cho ta trưởng thành rồi cũng chính tháng năm đưa ta đến già nua và hoại diệt. Mới ngày nào nằm nôi khóc oe oe, rồi thoắt cái thành thiếu niên tung tăng, phát triển thành thanh niên căng tràn nhựa sống, cuối cùng thì chẳng mấy chốc lụm cụm lão niên.

Tháng năm trôi quađời người ngắn lại. Phật bảo mạng sống chúng ta như con cá trong ao mà đang nước bốc hơi cạn dần. Tháng năm trôi qua như nước bốc hơi, mỗi phút giây qua đi là đời ngắn thêm chút nữa. Đời người ngắn lắm, chỉ là sát na ở giữa làn hơi thở vào và thở ra. Trong cái khoảng cách ngắn ngủi ấy lại diễn ra cả một vở tuồng bi hài kịch: buồn – vui, mừng – giận, sướng – khổ, tốt – xấu, thành – bại, đắc – thất, vinh – nhục… Bởi vậy mới khổ!

Thời gian tháng năm ngắn ngủi lắm vậy phải làm sao? Phải tranh thủ ư? Đã tranh thủ là sai rồi, làm sao mà tranh thủ được? Chắc chắn là không được vì khi cái quả đã thành thì phải chịu thế thôi! Chỉ có cách là tạo nhân tốt để một mai có cái quả khác khá hơn. Trăm năm ngắn tạm khi phước báochưa hưởng hết,  một ngày dài ghê khi mà phải nhận lấy cái quả xấu, mong nó kết thúc sớm nhưng đâu dễ gì!

Tháng năm vô tận, dòng thời gian miên viễn. Phật dạy đời người ngắn ngủi, hãy sống chánh niệmtrong phút giây hiện tại bây giờ và ở đây. Đó là hiện pháp lạc trú. Cái phút giây hiện tại quý báu vô cùng vì quá khứ đã qua, không hối tiếc; tương lai chưa đến, không mong cầu. Kinh Nhất Dạ Hiền Giả  viết:

“Quá khứ không truy tầm

Tương lai không ước vọng

Quá khứ đã đoạn tận

Tương lai thì chưa đến

Chỉ có pháp hiện tại

Tuệ quán chính là đây

Không động, không rung chuyển

Biết vậy nên tu tập

Hôm nay nhiệt tâm làm

Ai biết chết ngày mai...”

Thời gian đời người ngắn ngủi, tranh thủ công danh sự nghiệptên tuổi, cơ đồ… không thể được! Đó là cái quả trổ thành nhờ phước báo gieo trồng từ quá khứ, khi không có phước báo thì không thể nào tranh được! Cái duy nhất có thể tranh thủ là thiện phápthiện hành. Tất cả lời Phật dạy là thiện pháp, làm theo lời Phật dạy là thiện hành. Việc gì lợi người, lợi vật là thiện phápthiện hành. Tất cả việc gì có thể làm giảm thiểu tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến… là thiện phápthiện hànhPhật pháp mênh mông như biển cả, hàng Phật tử sơ cơ như chúng ta qủa thật quờ quạng mù mờ, bởi vậy phải tranh thủ học để biết được giáo lý căn bản, có nắm bắt được pháp học căn bản thì mới biết đâu là chánh – tà, chơn – ngụy… và từ đó mới có thể noi theo thiện phápthực hiện thiện hành.

Pháp học căn bản mà Phật dạy cũng chẳng có gì cao siêu, thâm sâu hay phi phàm. Đó là khổ, nguyên nhân khổ, con đường thoát khổ. Con đường thoát khổ chính là bát chánh đạoChánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệmchánh địnhThiện phápthiện hành: Làm tất cả các điều thiện, không làm các điều ác, là việc gì ác chưa sanh đừng cho phát sanh, đã sanh rồi thì làm cho tiêu trừ. Việc gì thiện chưa sanh thì làm cho sanh khởi, đã sanh rồi thì làm cho tăng trưởng. Nhiêu đó thực hiện trong từng phút giây, làm trong một đời và nhiều đời nữa cũng không xong (nếu xong thì đâu còn sanh tử luân hồi).

Tháng năm trôi qua như chớp mắt, cái cần tranh thủ chính là những thiện phápthiện hành, bởi một mai hết số thì chỉ có nghiệp thiện – ác mang theo. Chính cái nghiệp thiện – ác này quyết định ta tái sanh như thế nào, trong thân phận nào, ở cảnh giới nào. Kinh suy niệm về nghiệp viết: “Tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc cho vạn loài. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời. Chính mình làm việc ác nên mình bị uế trược, chính mình làm việc thiện nên mình thanh tịnhThanh tịnh hay uế trược đều do mình, không ai có thể khiến người khác thanh tịnh hay uế trược”

Việc thiện – ác với hàng Phật tử sơ cơ chúng ta nhìn nhận cũng rất mơ hồphân biệt không rõ ràng, nhiều khi ác cho là thiện và thiện cho là ác. Cũng tại vì thiếu pháp học căn bản, thiếu hiểu biếtgiáo lý, chẳng rõ lời Phật dạy nên cứ hùa theo đám đông chê thầy này, khen thầy kia, theo tà sư loạn pháp, theo gian nhân ác đảng, loạn cửa chùa gây bè phái… Bởi vậy việc học giáo lý căn bảnrất quan trọng và cần thiết biết bao.

Tháng năm không đợi ai, chẳng nể Phật, càng coi thường Diêm VươngVì vậy Phật tử sơ cơchúng ta  phải tranh thủ trang bị pháp học căn bản để nhận biết thiện pháp, làm thiện hạnh

Tháng năm xanh biếc lá ngàn, cây đời sum xuê, đời khổ nhưng vẫn đẹp và an lạc ở cái phút giây hiện tại bây giờ và ở đây. Người nào nếm được phút giây an lạc này là do tự thân họ chứ chẳng có ai ban phát, chẳng có ai có khả năng làm cho ta an lạc, dù đó là Phật, Bồ Tátthánh thần. Phút giây an lạc là tự thân của mỗi người, cho dù có thiện ý hảo tâm cũng không thể nào đem tặng được, dù đó là cha mẹ, anh me, vợ chồng, con cái, bằng hữu… Mỗi người tranh thủ thiện phápthiện hànhđể nếm cái phút giây an lạc hiện tiền, người dù có thương nhau ra rít nhưng tự thân mỗi người hưởng cái phút giây an lạc chứ không làm sao san sẻ được!

Tháng năm vô tậnđời sống mong manh, phút giây hiện tại bây giờ và ở đây là cái phút giây ai cũng có thể có được. Mục đích tối thượng của Phật pháp là dạy người thoát khổ, liễu sanh thoát tử, chứng đắc tịch tịnh niết bànTuy nhiên căn cơ con người vốn khác biệt, năng lực có hạn, ý chí non nớt vô chừng, tín tâm trồi sụt… Hàng Phật tử sơ cơ chúng ta chưa thể cao vọng huyễn hoặc nói càn về mục đích tối thượng này. Hẳn nhiên theo lời Phật dạy thì húng ta có thể sống an lạc, có phút giây an lạc hiện tiền ngay trong đờidiệu dụng của Phật pháp là ở chỗ này. Luân hồi sanh tử bất tận, đời nối tiếp đời dằng dặc chưa thể chấm dứt sanh tử luân hồi thì sống với phút giây an lạc hiện tiền.

Chào tháng năm, dấu ấn vô hình trên dòng thời gian vô thủy vô chung. Tháng năm hữu hạn của đời người. Tháng năm với phút giây lạc trú hiện tiền, bây giờ và ở đây.

 

Tiểu Lục Thần Phong

Ất Lăng thành, 0524

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 149)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 284)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 311)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 317)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạc và tự do nội tâm.
(View: 354)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 360)
Phật tánh là chủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 388)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 351)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 328)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 552)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 448)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 386)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 689)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 567)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 791)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 550)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(View: 538)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 662)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 530)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 501)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 677)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 716)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(View: 742)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(View: 569)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(View: 565)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(View: 700)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(View: 592)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(View: 677)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(View: 674)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(View: 547)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 701)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 784)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 920)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 952)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 825)
Ngũ cănngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 785)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 890)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(View: 851)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 757)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 883)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 859)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 919)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 956)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 865)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(View: 1099)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 830)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 849)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 856)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 855)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 920)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM