Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Chiến Hào Của Lãng Quên

Saturday, August 10, 202417:51(View: 317)
Từ Chiến Hào Của Lãng Quên

Từ Chiến Hào Của Lãng Quên

Tina Lear
Diệu Liên Lý Thu Linh 

 
kinh hoa nghiem

 Tina Lear là một nhà văn, giáo viên yoga và thiền, đồng thời là người sáng lập Tăng đoànLong Island Dharmata. 

Bài viết nàđược chuyn th t mt bài báo xut bn đầu tiên trêTina Lear's Medium.  

 

Theo truyền thống Phật giáo, hàng ngày ta có thể đọc một bài kinh ngắn về việc thọ giới quy y. Nó rất đơn giản, như thế này đây:

Tôi xin quy y Phật.
Tôi xin quy y Pháp.
Tôi xin quy y Tăng.

Tôi đã thọ những giới nguyện đó từ năm 1999, khi tôi gặp sư phụ của mình, Anam Thubten. Ban đầu, tôi quy y vì Phật là một chúng sanh thực sự tồn tại (Đức Phật); và Ngài đã cho ta những lời dạy vì lợi ích của chúng ta(Pháp); và cuối cùng, có những người cùng chí hướng hợp lại để tu tậpthực hành những giáo lý đó (Tăng đoàn).

Với thời gian, tôi đã hiểu những lời nguyện đó sâu sắc hơn nhiều.   Bây giờ, việc quy y của tôi:

Với Đức Phật (Đức Phật sống trong tôi, tôi cúi đầu trước điều này và cầu khẩn nó mỗi ngày.)

Với Pháp (Tất cả mọi thứ xảy ra là Pháp.  Tất cả.)

Với Tăng đoàn (Tất cả chúng sanh đều hướng tôi đến sự giác ngộ.)

***

Trong bối cảnh đó, tôi muốn kể cho bạn một câu chuyện được ghi lại trong quyển nhật ký mà tôi tìm thấy, được viết vào ngày 12 tháng 12 năm 2020 như sau:

Mẹ vợ tôi đang chìm sâu trong chứng mất trí nhớ, và người phụ tá chăm sóc sức khỏe tại nhà của chúng tôi đã bỏ rơi bà.  Do đó, vợ tôi và tôi sẽ phải chăm sóc cho bà mỗi tuần vào thứ Tư và thứ Năm. Vợ tôi chọn ngày thứ tư, tôi chọn thứ năm.

Và đây là ngày thứ Năm của tôi:

Bà T. lúc nào cũng muốn đi đâu đó nên tôi lái xe đưa bà đi. Bà ấy rất thích điều đó. Chúng tôiđến Vườn Ươm Hicksville. Chúng tôi đến trung tâm mua sắm. Chúng tôi đi lang thang đây đó cho đến khi bà ấy nói, "Tôi muốn về nhà." Đối với bà, nhà có nghĩa là ở địa chỉ  23 East 3rd Street ở Brooklyn, năm 1930 - nhưng, đối với tôi, nhà có nghĩa là chín mươi năm sau, và nó có màu vàng ở Floral Park, Long Island, nên tôi chở bà về nhà đó.

“Không phải nhà tôi!", bà tức giận nói.

"Con biết rồi mẹ,  nhưng chúng ta hãy dừng lại ở đây và đi vệ sinh." Tôi nghĩ có lẽ điều đó nghe hợp lý.

"Ngươi đi đi. Ta không cần phải đi." Chà, điều đó đã không hiệu quả. Tôi thử một cái gì đó khác.

"Nhưng con cần mẹ đi với con."

"Tại sao?"

Tôi cố gắng tìm ra lý do gì đó để nói.  Nhung tôi không tìm ra gì cả.

"Mẹ, con không biết phải làm gì nữa. Đây là nơi mẹ đang sống. Là nhà của mẹ, vì vậy chúng ta cần phải đi vào. Trời tuyết đóng băng, lạnh lắm. Chúng ta hãy vào trong và sưởi ấm đi."

Bà ấy văng tục khi tôi lấy xe lăn ra khỏi xe.

"Con muốn papa của con! Con muốn về nhà!"

Sự việc leo thang cho đến khi tôi ngồi trước mặt bà và nói: "Mẹ! Con rất muốn làm theo những gì mẹ đang yêu cầu, nhưng chúng ta có thể vào trong một phút không? Con nghĩ quần mẹ có vấn đề rồi -  và chắc mẹ không muốn gặp papa mà có mùi như thế này."

Điều đó có hiệu nghiệm trong một phút. Tôi phải nhẹ nhàng chiến đấu để đặt mẹ vào xe lăn và đẩy bà lên đoạn đường dốc, vào phòng tắm chật hẹp của bà ấy. Và tại thời điểm này, tôi phải nói với bạn: bài kiểm tra tốt nhất cho bất kỳ vị Bồ tát nào trong tu tập là mùi phân phát ra từ một bà lão 95 tuổi với bao loại thuốc bà đã nạp vào. Nó sẽ làm cho tóc của bạn dựng đứng.

Tôi cố gắng tìm thứ gì thích hợp để làm vệ sinh cho bà, vì vậy tôi quay đi trong một giây, nhưng khi tôi quay lại, tay bà đã đầy phân.  Bây giờ thì tôi bấn loạn, còn bà ấy kích động. Tôi phải rửa tay cho bà, điều này càng khiến bà ấy thêm giận dữ. Tôi cần duy trì một giọng nói bình tĩnh, vì nếu không, mọi thứ sẽ tồi tệ hơn.  Tôi cần phải vệ sinh bà thật sạch.  Bà ấy liên tục giúp đỡ nhưng chỉ trở nên bẩn hơn trong quá trình này. Cuối cùng, lúc tôi đang trong quá trình mặc lại quần cho bà, thì bà lại tống ra một loạt phân nữa, Tôi có suy nghĩ, "Cuộc sống của tôi là một cơn ác mộng sinh động và thảm họa này sẽ không bao giờ kết thúc."

Nhưng, sau một nỗ lực cực kỳ, chúng tôi đã vượt qua tất cả. Và, tất nhiên, cuộc sống của tôi không phải là một cơn ác mộng sinh động – tôi chỉ cảm thấy như vậy vào lúc đó.

Nhìn lại, đây không phải là những gì tôi nguyện cầu mỗi sáng khi tôi ngồi trước bàn thờ sao?   "Vì lợi lạc của tất cả chúng sinh, tôi sẽ phát khởi tâm thức tỉnh, và tiếp tục rèn luyện theo cách của Bồ tát sao?"

Có phải tất cả những bậc thức tỉnh đạt đến giác ngộ bằng cách không bao giờ bị quấy rầy bởi bất cứ điều gì? Bằng cách chỉ ngồi trong một tu viện sạch sẽ đẹp đẽ và chỉ đối phó với suy nghĩ của họ?

Tôi đoán là không.

Chúng ta—tôi—phải đi ngay xuống miệng địa ngục. Không khác gì con thú thần thoại có răng cửa xù lông, phát ra tiếng gầm rú chói tai đáng sợ. Không. Không có gì thú vị hay anh hùngnhư vậy.

Đó là mùi phân lặng lẽ từ một bà già đang giãy giụa, "Đưa tôi về nhà, đồ khốn, đồ ngu ngốc!"  Trong khi tìm tã sạch, trong khi dọn dẹp nhà vệ sinh, bồn rửa mặt và sàn nhà sau đó, tôi phải nhớ rằng  - bà T. là một sinh vật đang bị lạc lối, đang  đau khổ và không thể tỉm ra lối thoát. Và phải nhớ rằng tôi cũng là một sinh vật lạc lốiđau khổ và không thể tỉm thấy lối thoát.

Công việc quan trọng nhất của tôi bây giờ là dịu dàng vòng tay ôm lấy cả hai chúng tôi, khi chúng tôi bước cao, bước thấp tiến về phía trước vào ngày hôm sau, giữ chặt nhau, đẩy nhau ra, liên kết và mệt mỏiCay đắng và biết ơncam chịu.

Sáng hôm sau, bà T. thức dậy đầy hạnh phúc. Vào buổi sáng, bà T. luôn sẵn sàng lên đường, một cách ngoan ngoãn nhất.

"Đi thôi," bà nói, khuôn mặt đầy mong đợihân hoan.  "Nhìn mặt trời kìa!"

Tôi mặc quần áo cho bà, chuẩn bị bữa sáng, và chúng tôi ăn cùng nhau, cười đùa. Giọng ca Tony Bennet từ máy nghe nhạc CD vang lên.

Bà nhấp một ngụm trà và hát theo, đúng từng chữ.

 

Diệu Liên Lý Thu Linh – 7/2024

Phỏng dịch  từ “From the Trenches of Dementia”, tạp chí  Tricycle March 2024

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 22)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 54)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 128)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 152)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 190)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 204)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 249)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 314)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 275)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 282)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 251)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 266)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 292)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 320)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 299)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 306)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 307)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệm ở Tu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 308)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 300)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 307)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 355)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 329)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 523)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 392)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 390)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 396)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 415)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 404)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 453)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 481)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 553)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 457)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 481)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 579)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 521)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 522)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 550)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 510)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 574)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 591)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 610)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1412)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 617)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 713)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 590)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 672)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 681)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 668)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 586)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 687)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant