Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Phật Dạy Cách Lang Thang Chơn Chánh

Monday, August 19, 202418:57(View: 311)
Đức Phật Dạy Cách Lang Thang Chơn Chánh

Đức Phật Dạy Cách Lang Thang Chơn Chánh

Nguyên Giác


chu tang



Lang thang, nơi đây có nghĩa là đi lang thang. Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang. Có phải đây chỉ là một ẩn dụ, không hoàn toàn có nghĩa là rời chùa để bước xuống phố, rồi đi từ làng này tới xóm nọ, từ tỉnh này tới tỉnh kia? Bất chợt, có một vài Phật tử ngộ nhận rằng phải đi lang thang mới là nhà sư chơn chánh. Bài viết này sẽ ghi lời Đức Phật dạy về cách lang thang chơn chánh của các nhà sư, không phải là một hành trình “đường bộ” mà phải là một hành trình về tâm. 

Có thể thấy, khi chúng ta mở kinh ra đọc, đa số lời dạy chỉ thấy Đức Phật nói rằng, “này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đi đến khu rừng, hay đi đến gốc cây, hay đi đến căn nhà trống, ngồi kiết-già, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt; vị ấy chánh niệm hơi thở vô, chánh niệm hơi thởra...” Nghĩa là, chủ yếu là dạy ngồi, không khuyến tấn đi lang thang. Giữa hành vi đi bộ từ ngày này tới ngày nọ, với hành vi tìm tới gốc cây hay căn nhà trống, ngồi xuống, lưng thẳng, đặt niệm trước mặt… là cả một trời mênh mông cách biệt.

Hành động bước đi trong Kinh Phật cũng có một ý nghĩa khác với chuyện bước đi ngoài đường lộ. Kinh SN 47.6 ghi rằng “hành xứ” -- tức là “cõi bước đi” – của người tu không có nghĩa là đưa chân bước tới, mà chỉ có nghĩa là cõi của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý… Đức Phật cảnh giác rằng chớ có đi tới chỗ ngoài hành xứ của mình, vì đi chệch ra là Ác ma sẽ chộp lấy cơ hội quậy phá. Như thế, đi lang thang nơi Kinh này chỉ có nghĩa là chuyện của “tâm hành” chứ không có nghĩa bộ hành. Cho nên, nói “đi” thực sự không có nghĩa là “đi” theo nghĩa đời thường. Ngộ nhận một chút, là sẽ hỏng.

Kinh SN 47.6, bản dịch của Thầy Minh Châu trích như sau: “Do vậy, này các Tỷ-kheo, chớ có đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, chỗ cảnh giới của người khác. Này các Tỷ-kheo, đi đến chỗ không phải hành xứ của mình, đi đến cảnh giới của người khác, thời Ác ma nắm được cơ hội, Ác ma nắm được đối tượng. Này các Tỷ-kheo, chỗ nào không phải hành xứ của Tỷ-kheo? Chỗ nào là cảnh giới của người khác? Chính là năm dụccông đức. Thế nào là năm? Có các sắc do mắt nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Có các tiếng do tai nhận thức … Có các hương do mũi nhận thức … Có các vị do lưỡi nhận thức … Có các xúc do thân nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Này các Tỷ-kheo, đây là chỗ không phải hành xứ của Tỷ-kheo, chỗ cảnh giới của người khác.” (1)

Trong truyền thống Theravada Thái Lan, ý nghĩa của đời sống lang thang được hiểu theo một nghĩa nhất định. Trong bài viết nhan đề “Mange in the Mind” nhà sư Thanissaro, một vị sư gốc Hoa Kỳ tu học ở Thái Lan và là người đã dịch Tam Tạng Pali ra tiếng Anh, viết, trích dịch như sau:

Cuộc sống của một nhà sư thiền định là một cuộc sống lang thang. Nhưng nếu bạn nhìn chúng tôi từ bên ngoài, có vẻ như chúng tôi không lang thang nhiều như vậy. Tuy nhiênnhà sư Ajaan Maha Boowa nhận định rằng nơi thực sự để lang thang, nơi thực sự để khám phá, không phải là bên ngoài. Đó là những gì đang diễn ra bên trong thân và tâm của bạn. Đối với hầu hết chúng ta, đó là terra incognita, vùng đất mà chúng ta không biết…

…Cách ẩn dụ của nhà sư Ajaan Maha Boowa là, thân như một thành phố, với các đường phố và những tòa nhà. Các giao lộ bốn chiều là Tứ thánh đế; các giao lộ ba chiều là ba đặc tướng. Mọi thứ bạn cần biết đều ở ngay đây. Tất cả các công cụ bạn cần để biết, để giúp bạn biết, cũng ở ngay đây. Chỉ là bạn chưa dành đủ thời gian để khám phá về thân.” (2)

Nên ghi chú rằng, ba đặc tướng trong đoạn vừa dẫn có nghĩa là ba pháp ấn, nằm sẵn trong tất cả các pháp hữu vi: Khổ, Vô thườngVô ngã. Như thế, Therevada Thái Lan (theo lời vị Tam Tạng Pháp Sư Thanissaro) không xem nặng chuyện đi bộ hành, vì “cuộc sống lang thang” được hiểu là nhìn vào thân và tâm để thấy sự thật chuyển biến nơi thân tâm, và để kinh nghiệm lời dạy của Đức Phật trong hành trình khám phá thân và tâm của mình.

Chỗ này không hề mơ hồ. Vì Đức Phật nói trong Kinh SN 35.23 về cái “tất cả” của ba cõisáu đường mà chúng ta đang sống và có thể kinh nghiệm thực ra chỉ là mắt và cái được thấy, tai và cái được nghe, mũi và cái được ngửi, lưỡi và cái được nếm, thân và cái được chạm xúc, ý và cái được tư lường. Ngoài cái “tất cả” đó ra, là ngoài thế giới bản thântừng người. Như vậy, khi nói lang thang, là chỉ trong giới vực này.

Trong Kinh SN 35.23, bản dịch Thầy Minh Châu viết: “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về tất cả. Hãy lắng nghe. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng; mũi và các hương; lưỡi và các vị; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả. Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: “Sau khi từ bỏ tất cả này, ta sẽ tuyên bố (một) tất cả khác”, thời lời nói người ấy chỉ là khoa ngôn. Và bị hỏi, người ấy không thể chứng minh gì. Và hơn nữa, người ấy có thể rơi vào ách nạn. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, như vậy ra ngoài giới vức (avisaya) của người ấy!” (3)

Trong nhóm Kinh Tập trong Tiểu Bộ Kinh, có một kinh dễ bị hiểu nhầm về ý nghĩa “đi lang thang.” Đó là Kinh Snp 1.3. Còn gọi là “Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng” theo bản dịch của Thầy Minh Châu. Bản tiếng Anh là Kinh "The Horned Rhino" theo bản Anh dịch của Sujato, có tên là Kinh "The Rhino Horn: A Teaching for the Hermit-minded" theo bản Anh dịch của Laurence Khantipalo Mills, và có tên là Kinh "Khaggavisana Sutta: A Rhinoceros" theo bản dịch của ngài Thanissaro.

Hình ảnh con tê ngưu một sừng theo Đức Phật nói không có nghĩa là khuyến tấn các vị sư hãy đi lang thang trong rừng, mà chỉ có nghĩa là hãy tìm nơi vắng lặng để cư trú, bởi vì, trong Kinh này, Đức Phật lặp đi lặp lại tới 40 lần hai câu này:

Hãy sống riêng một mình
Như tê ngưu một sừng.”
-- Trích Kinh Con Tê Ngưu Một Sừng, bản dịch Thầy Minh Châu (4)

Bản Anh dịch của Sujato viết rất rõ, rằng không hề có chuyện đi bộ hành hay đi lang thang: “Live alone like a horned rhino.” (Dịch: Hãy sống đơn độc như con tê ngưu một sừng). Nghĩa là, nên sống đơn độc, sống tịch lặng. Trong khi Đức Phật lặp đi, lặp lại 40 lần rằng hãy sống đơn độc trong 40 đoạn thơ, chỉ có một đoạn thơ chen vào giữa nói rằng chỉ khi tìm được bạn lành, thì mới nên “Hãy sống với bạn ấy / Hoan hỷ, giữ chánh niệm.” Hiển nhiên, ngay cả khi sống đơn độc, hay ngay cả khi sống với bạn đồng tu, không có nghĩa là đi bộ lang thang.

Có một Kinh dạy về cách chơn chánh để lang thang, nhưng đọc kỹ, chúng ta cũng thấy không phải là Đức Phật khuyến tấn bộ hành, mà chỉ là những khảo sát về tâm. Kinh này, ký số Snp 2:13, trong bản tiếng Anh:

. của Sujato có nhan đề là “The Right Way to Wander” (Cách chơn chánh để lang thang);

. của Laurence Khantipalo Mills nhan đề là “Perfection in the Wandering Life” (Toàn hảo trong đời sống lang thang);

. của Thanissaro (ký số: Sn 2:13) nhan đề là “Right Wandering” (Lang thang chơn chánh).

. và bản tiếng Việt của Thầy Minh Châu nhan đề là “Kinh Chánh xuất gia” (5) (Lang thang hiểu là xuất gia).

Đọc kỹ Kinh Snp 2:13, chúng ta không thấy nói chuyện bộ hành, mặc dù nhan đề có chữ “lang thang” (wandering) mà Thầy Minh Châu dịch là du hành. Nơi đây, xin phép dịch lại “Kinh lang thang chơn chánh” dựa vào ba bản Anh dịch và bản tiếng Việt của Thầy Minh Châu để cho rõ nghĩa như sau.

… o …

Sammāparibbājanīyasutta: Kinh lang thang chơn chánh

Người hỏi: Con xin hỏi bậc ẩn sĩ, có trí tuệ vô lượng, đã vượt qua, tới bờ kia, đã tịch lặng, định tĩnh. Rằng khi một nhà sư đã xuất gia, rời bỏ các dục, cách nào chơn chánh để vị đó lang thang trong thế gian này?

Đức Phật đáp: Khi vị đó đã xóa bỏ niềm tin mê tín, về những điềm báo từ cõi trời, từ giấc mơ hoặc từ dấu hiệu trên cơ thể; khi đã rời bỏ sau lưng những vết nhơ của mê tín dị đoan, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Một nhà sư phải xua tan lòng tham đối với những niềm vui cõi người hay cõi trời; với sự tái sinh đã vượt qua và với sự thật đã hiểu, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế giannày.

Bỏ lại sau lưng mọi chuyện chia rẽ, một nhà sư từ bỏ sân hận và lòng keo kiệt; bỏ lại sau lưng mọi chuyện ủng hộ và kình chống, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế giannày.

Rời bỏ tất cả những gì được yêu thích và cả những gì không được yêu thích, không nắm giữ hay nương dựa vào bất cứ những gì; được giải thoát khỏi mọi thứ trói buộc, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Không tìm thấy cốt lõi nào trong các chấp trướcxa lìa ham muốn với những thứ họ đã có được, độc lập, không nương dựa vào ai hướng dẫn nữa, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Không còn chút gì gây hấn trong lời nói, tâm ý và hành động, vị đó chơn chánh hiểu được Diệu pháp. Khát khao sống chứng ngộ Niết Bàn, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này. 

Không kiêu ngạo hả hê rằng, ‘người ta tôn kính tôi’; khi bị xúc phạm, vị đó không để bận tâm; không vui mừng khi được cúng dường thức ăn, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Rời bỏ lòng tham và lòng khao khát sống, vị đó xa lìa bạo lực và không còn khống chế ai; không còn nỗi nghi ngờ nào, đã gỡ bỏ xong mũi tên, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Biết những gì phù hợp với mình, vị đó sẽ không làm hại ai trên thế gianngộ nhập Chánh pháp như thực, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Vị đó không còn xu hướng tiềm ẩn nào, đã nhổ xong những gốc rễ bất thiệnxa lìa hy vọng, và không cần hy vọng, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Vị đó đã chấm dứt tất cả những ô nhiễm, đã từ bỏ lòng kiêu ngạo, đã vượt qua mọi tham dục; được thuần hóa, đã tịch lặng và định tĩnh, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Có lòng tin, có học vấn uyên bác, nhìn thấy đường đạo chắc thật, người trí không chọn phe phái giữa nhiều bộ pháixa lìa tham, sân và thù nghịch, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Vị đó chiến thắng, thanh tịnh, đã gỡ bỏ bức màn chetự tại trong các pháp, đã qua bờ kia, tịch lặng; là bậc thầy biết đoạn tận các sở hành, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Vị đó vượt qua tất cả những suy đoán về tương lai hoặc quá khứ, và hiểu thế nào là thanh tịnh; đã giải thoát ra khỏi tất cả những căn trần, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Vị đó hiểu tận tường trạng thái an lạc, hiểu thấu Chánh pháp, nhìn thấy rõ ràng những ô nhiễm được buông bỏ; và với sự chấm dứt của mọi sự bám víu, vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

Người hỏi: Bạch Thế Tônhiển nhiên, đúng như lời Thế Tôn dạy. Người sống như thế là một vị sư thuần thục, đã vượt qua mọi xiềng xích; vị đó sẽ lang thang chơn chánh trong thế gian này.

… Hết Kinh Sammāparibbājanīyasutta …

GHI CHÚ:

(1) Kinh SN 47.6: https://suttacentral.net/sn47.6/vi/minh_chau
(2) Thanissaro, Mange in the Mind: https://www.dhammatalks.org/audio/evening/2006/060309-mange-in-the-mind.html
(3) Kinh SN 35.23: https://suttacentral.net/sn35.23/vi/minh_chau
(4) Kinh Tê Ngưu Một Sừng: https://thuvienhoasen.org/p15a1544/chuong-01-pham-ran
(5) Kinh Chánh Xuất Gia: https://thuvienhoasen.org/p15a1545/chuong-02-tieu-pham
Kinh Snp 2:13: The Right Way to Wander: https://suttacentral.net/snp2.13/en/sujato  

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 27)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 54)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 68)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 103)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 124)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 202)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 275)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 218)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 241)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 251)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 284)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 272)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 298)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 330)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 460)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1111)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 360)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 452)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 316)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 338)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 358)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 345)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 360)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 364)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 365)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 353)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 352)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 358)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 406)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 382)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 573)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 442)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 433)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 429)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 452)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 439)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 483)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 502)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 574)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 473)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 492)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 635)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 590)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 587)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 608)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 583)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 637)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 691)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 698)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1630)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant