Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tình Mẹ Bao La

Thursday, August 15, 202419:05(View: 1672)
Tình Mẹ Bao La

Tình Mẹ Bao La

Nhuận Hùng


vu lan


Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thànhdưỡng dục của cha mẹ…!

Thật vậy, mỗi nhắc đến công ơn cha mẹ, là không biết bao nhiêu câu chuyện nhắc nhở chúng ta nhớ về cha mẹ. Nhất là những người xa xứ sống ở đất khách quê người. Ai ai cũng có cha mẹ - ông bà – tổ tông, nơi ấy là nơi (chôn nhau cắt rốn) là quê hương xứ sở của người Việt tha hương.

Trải qua bao thăng trầm của đất nước, dù rằng (vật đổi sao dời) quê hương của chúng ta mãi mãi vẫn khắc ghi trong tâm khảm. Mỗi khi ai đó hoặc là người bản xứ (Hoa Kỳ) hay các nước khác nói lên hai tiếng (Việt Nam) là trong tâm khảm của chúng ta có không biết bao nhiêu câu chuyện từ ký ức quay về…Nói chung là như thế, chẳng hạn như đoản ngắn của Thanh Tịnhkhi xưa ai ai cũng đọc qua chẳng những thế, mà còn thuộc lòng đến ngày nay, đó là kỷ niệm ấu thơ khi theo mẹ cắp sách đến trường:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mâybàng bạc, lòng tôi lại nao nức mơn man của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng…

…Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy là lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng  tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học” .

Không riêng gì  nhà văn Thanh Tịnh viết về mẹ. Trong quyển sách Thiền sư Việt Nam do Hòa Thượng Thích Thanh Từ biên soạn có câu chuyện thiền sư Nhất Định và thiền sư Tông Diễn là hai vị sư rất có hiếu với cha mẹ hay trong cổ tích Phật giáo có  truyện mang dép ngược, nhằm nhấn mạnh phận làm con cái hiếu thảo với cha mẹ chính là tôn kính đức Phật. Khi luận bàn về công ơn dưỡng dục của đấng sinh thànhngôn ngữ thế gian khó có thể so sánh công ơn cao dầy ấy, nên trong ca dao Việt Nam có câu:

“Nước biển mênh mong không đong đầy tình mẹ,
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.”

Hoặc :

“Bao la bóng nước biển Đông,
Không bằng một nửa tấm lòng mẹ tôi”

Đúng thế, ai ai cũng có “Mẹ” có phải không các bạn trẻ ạ! Nếu nói về lý, để mà luận bàn, thì Đức Phật cũng có Mẹ phải không? Mẹ là Hoàng Hậu Ma Giavậy thì còn gì để nói. Thêm nữa, về tình “Mẹ” không còn giấy bút nào diễn tả cho hết được.  Có người từng ví “Mẹ” như những kỳ quan thế giới, vừa xinh - vừa đẹp, tráng lệ - mỹ miều v.v…! Không sao tả xiết được. Cái đẹp của Mẹ không phải vì vẻ đẹp bề ngoài do gương mặt quý pháithanh taophúc hậuhiền hòadễ thương – dễ mến mà còn phải đẹp từ thể xác cho đến tinh thần. Cùng với tấm lòng bao dung, bảo bọc, quảng đại, cao cả, muôn vàn. “Mẹ” luôn luôn mở rộng, vòng tay đón nhận những đứa con thân thương, cho dù (chúng) có ra sao chăng? Nên hư, thành bại, tốt xấu, đẹp đẽ hay khuyết tật, hư hỏng, thành danh, hay bất thành danh hoặc là phá làng - phá xóm v.v…Mẹ vẫn luôn luôn bảo bọc những đứa con như thế để khuyên dạy chúng nên người, có lời thơ ghi rằng:

“Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào, Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào, Lời Mẹ êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng Mẹ yêu. Lòng Mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ…”  (Lời - Y Vân).

Đúng vậy, lời thơ trên đã phổ thành ca khúc do nhiều ca sĩ thực hiện, những âm điệu du dương, lời lẽ tha thiết in đậm vào tấm lòng của những người con xa xứ. Mỗi độ Vu Lan về các chùa Việt Nam trên xứ người, thường hay tổ chức văn nghệ, để cùng nhau tưởng nhớ đến công lao Mẹ - Cha sinh thành dưỡng dục.

 “Mẹ” là một bầu trời ấm êm, tình của mẹ cũng bao la như suối nguồn vô tận là biển cả mênh mông cũng là nơi cho con sưởi ấm tâm hồn non dại là lời khuyên nhủ chí tình, mỗi khi con thất bại trên đường đời. Tìm về với Mẹ hoặc mỗi khi con vấp ngã, Mẹ là người chở che. Hỡi! những bạn trẻ hiện còn có “Mẹ”, hãy vui sướng đi, hãy thương yêu và cố gắng dành thời gianviếng thăm “Mẹ” bằng nhiều cách…! Đừng để cho Mẹ buồn phiềntủi phận mà sống trong cảnh côi cút một mình tại viện dưỡng lão hay nhà riêng chi đó…! Nói cho cùng, các bạn trẻ “còn mẹ” thì hãy nên trân quý. Tình của mẹ bao la ấy mới thật là tình yêu chân thật từ trái tim Mẹ dành mãi mãi cho con.

Mẹ già trăm tuổi vẫn thương con tám chục. Tình thương của mẹ không giấy bút nào diễn đạtcho hết được…!

Riêng tình yêu thương nam nữ thì khác, đến với nhau chưa hẳn tồn tại lâu dài được, ban đầuthì khắng khít bên nhau, nhưng về lâu, về dài. Lắm lúc có những chuyện bất như ý xảy ra. Thì mối tình ấy dễ bị rạn nứt ngay, các bạn trẻ ạ!

Đừng để đến khi mất “Mẹ” rồi, tâm hồn thiếu thốn lạc lỏng bơ vơ, dù có nhớ nhung luyến tiếc, than thở…Đến lúc đó cũng đã muộn rồi... Mẹ là gì? Ai ai cũng có câu giải thích triệt để, không cần diễn tả…!

Riêng cá nhân tôi, mỗi khi nhắc đến Mẹ, lòng tôi không nói ra nhưng rất khâm phục và quý mến “bà” vô cùng. Ngày hôm nay tôi mặc chiếc áo nâu sòng làm tu sĩ Phật Giáo chỉ lo chuyên tu tập, nhưng lòng tôi luôn luôn tự hào về người “Mẹ” kính yêu của tôi, vì bà là Phật Tử thấm nhuần giáo lý Phật đà…Không quản hy sinh tình thương mẫu tử, dành cho con trai của mình. Dẫu biết rằng, khó khăn trước mắt đối với bà rất nhiều, nhất là thời buổi sau năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Thời buổi “gạo châu - củi quế” muôn vàn khó khăn trong đời sống cơ cực hằng ngày. Chính vì thế tôi luôn luôn ghi đậm hình ảnh của “Mẹ” yêu quý trong tâm khảm!

Xin thưa quý vị! Tôi sinh ra trong gia đình công chức cha tôi bị bắt đi “tù” (học tập – cải tạo) đó là từ mỹ miều của Cộng Sản đặt ra. Ai ai cũng hiểu sau năm 1975 miền Nam Việt Namthất thủ, hàng loạt sĩ quan - quân - nhân - cán chính của chính quyền VNCH hoàn toàn bị bắtvào tù cải tạo, trong đó có cha tôi.

Gia đình tôi lúc đó sinh sống tại Tây Nguyên mệnh danh là Phố Núi thuộc tỉnh Pleiku, ngày nay gọi là tỉnh Gia Lai, thuộc thành phố Pleiku. Kể từ khi tôi sinh ra, lớn lên tại nơi ấy cuộc sống vui vẻ học hành chung cùng bạn bè trang lứa. Nhưng hỡi ơi! Đất nước lâm vào cơn biến loạn, thời cuộc binh đao khói lửa nổi lên khắp nơi nơi. Sau năm 1975 cha tôi vào tù, đất nước miền Nam Việt Nam tan tác đời sống khó khăn, muôn vàn dân chúng thì bị buộc đi vùng kinh tế mới. Riêng những cán bộ, gia đình họ đương thời nắm vận mạng đất nước thì được làm (chủ nhân ông) hơn  dân dã rồi…!

Mẹ tôi kể từ đó cũng như bao nhiêu phụ nữ khác buộc phải xa chồng, vì bị bắt đi tù, nghĩa là (học tập - cải tạo) hoàn cảnh lúc bấy giờ ai ai cũng đều như thế. Tất cả phụ nữ ở nhà không còn lệ thuộc nam giới nữa, phải tự lực gánh sinh với cuộc sống mới buộc họ lăn lộn vào dòng đời, trải qua không biết bao nhiêu nhọc nhằn, bươi chải tìm kế mưu sinh, để lo gia đình mà còn phải nuôi đàn con thơ dại. Nỗi kinh hoàng “ấy” đến nay nữa thế kỷ rồi gần (50 năm) nhưng không thể nào phai được vẫn  in đậm vào ký ức hằng triệu phụ nữ miền Nam Việt Nam. Nếu những phụ nữ quá trẻ sau này sống tại Việt Nam không thể hiểu những người mẹ năm xưa đã cơ cực như thế nào….! Tôi xin được chia xẻ cùng quý độc giả câu chuyện thật ngắn của mẹ tôi:

Ngược dòng thời gian vào năm 1975 bản thân tôi lúc đó vừa tròn 13 tuổi, còn có bốn đứa em gái nhỏ dại. Cha tôi còn ở trong nhà tù (cải tạo) của Cộng sản chưa biết ngày về.

Năm 15 tuổi tình cờ một cơ duyên nào đó tôi gặp một vị thầy tu theo đạo Phật hướng dẫn về đạo pháp dìu dắt tôi trên con đường tu tậpLúc đầu mẹ tôi không đồng ý cho tôi đi tu, vì ba tôi không có ở nhà hiện đang bị tù cảo tạo, trong nhà còn có 4 đứa em nhỏ dại, tôi là anh  (cả) người miền Trung gọi là  (anh hai) nếu tôi đi tu là một gánh nặng cho mẹ tôi. Bởi thế, bà không muốn cho tôi đi tu nên từ chối với vị thầy ấy. Nhưng không hiểu cơ duyên Phật phápnhiệm mầu gì? Xui khiến chuyển đổi được tâm tánh bà. Sau nhiều lần thầy thuyết giảng mẹ tôi thấu hiểu cuộc đời huyễn ảo thế gian vô thườngCuối cùng mẹ tôi đồng ý cho tôi đi xuất gia cũng vì tình mẹ thương con vô bờ bến, không thể diễn đạt được.

Sau cùng mẹ của tôi – thầy và tôi cùng lên chùa Tỉnh Hội – (Pleiku) gặp Hòa Thượng Trụ Trìlàm lễ thế phát xuất gia cho tôi.

Và sau đó, tôi theo vị thầy về ngôi chùa nhỏ để tu tập.

Quý vị, thử nghĩ xem? Tình cảnh lúc ấy rất khó khăn, nhất cử nhất động. Cán bộ miền Bắc họ không dễ gì tha cho tôi đâu? Lúc đó họ đâu có nói gì về “tu với hành” như bây giờ, chỉ biết tôn thờ chủ nghĩa “Tam Vô…” Nếu quý vị nào, còn ở lại miền Nam Việt Nam sau 1975 thì sẽ rõ những chuyện ấy xảy ra như cơm bữa.

Trong cuộc đời mẹ tôi trải qua rất nhiều khó khăn- nhọc nhằn, cũng như không biết bao nhiêu phụ nữ Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ:

“Khoảng thời gian 1978 hoặc 1979 gì đó, lúc ấy là thời kỳ khó khăn nhất trong đời sống thời bấy giờ, sinh kế cơm, áo hằng ngày không thể buôn bán được gì cả, chỉ toàn làm rẫy nương mà sinh sống. Mẹ tôi tay yếu chân mềm cùng đàn con thơ dại, tôi xuất gia vào chùa tu học. Bấy giờ, đói khổ thì phải kiếm sống nhưng ở thành phố đâu có đất mà làm nương rẫy. Cuối cùng phải đi cắt tranh mướn cho người ta mãi tận Pleime, nơi ấy rừng núi giáp ranh biên giớiCampuchia, thời bấy giờ núi rừng trùng điệp, bệnh sốt sét hoành hành độc hại nhất vô cùngở tại đó. Nếu ai đã từng đi lính trước thời 1975 nghe nhắc đến địa danh Pleime, là đủ biết nơi đó như thế nào! Nhưng vì sinh kế mà Mẹ tôi đành xa nhà đi làm thuê kiếm tiền nuôi con. Để lại bốn đứa con thơ dại, đứa nhỏ nhất từ 5  tới 13 tuổi, ở nhà tự sống với nhau. Như vậy, quý vị thử nghĩ, cuộc sống có ảm đạm hay không? Tôi con lớn, đi tu tận phương xa, không giúp được gì gia đình. Mẹ tôi vẫn hy sinh không hề than oán, để tôi yên tâm tu tập ở một nơi cách thị xã Pleiku 24 cây số.

Tiếp lại, câu chuyện lúc ấy mẹ tôi đi làm xa được một tuần lễ, thì bà ngoại của tôi ở dưới quê Bình Định mang theo gạo và thức ăn lên cho đám em tôi. Thấy bà ngoại từ quê lên thăm, đám em tôi vô cùng vui mừng ùa lại quanh quẩn bên bà.

Có đứa nhanh nhẩu liền hỏi: “Tại sao, hôm nay bà ngoại rảnh lên phố chơi vậy?”

-Bà không đáp mà hỏi lại: “Mẹ các cháu đi đâu rồi?”

Em tôi trả lời: “Mẹ chúng cháu đi cắt tranh tận Pleime, đã được một tuần…!”

-Bà ngoại tôi hỏi lại: “Các cháu ở nhà với ai, ăn uống ra sao?”

-Bọn nhỏ đáp: “Mẹ cháu mua sẵn gạo và thức ăn tự mà nấu nướng chị em ăn với nhau…”

-Bà hỏi: “Vậy gạo, có nhiều hay ít, đủ ăn hay không ?”

-Bọn nhỏ đáp lại: “Thưa bà, tụi cháu chỉ nấu cháo ăn cầm chừng, chờ ngày mẹ cháu về sẽ tính sau…”

Có đứa lại hỏi tiếp: “ Bao giờ bà về lại quê?”

Bà ngoại tôi nói lại: “Đêm qua, bà nằm mơ thấy Dì Lan về báo mộng…”

-Bọn nhỏ có đứa nhanh nhẩu hơn liền hỏi: “Dì Lan nói gì hả bà?”

(Dì Lan là em gái Út của má tôi, đi công tác thanh niên xung phong sau năm 1975 bị bệnh sốt rét “rừng” chết tại công trường Plei bong…! Cách thị xã Pleiku hơn 40 cây số.)

-Bà ngoại tôi nói tiếp: “Dì, chúng bay nói: Chị Hai đi làm xa, bỏ đám nhỏ bơ vơ ở nhà…” Nghe vậy, bà liền mua vé xe lên Pleiku để chăm sóc tụi bay”

-Cả đám trẻ, vui vẻ reo hò, ô! có bà ngoại rồi, không còn lo gì nữa, khỏi sợ đói, sợ khát…!

Thật là đám trẻ hồn nhiên vô cùng..!”

Câu chuyện tạm ngưng nơi đây, sau này tôi có dịp nghe bọn nhỏ kể lại. Thật đáng thương cho người Mẹ yêu kính của tôi! Mẹ tôi vẫn tiếp tục làm lụng mưu sinh để nuôi đàn con thơ dạicho tới ngày cha tôi đi tù về, và sau đó được định cư tại California năm 1991. Theo diện “H.O”. Ở Mỹ một thời gian, sau đó cha mẹ tôi đều qua đời cả.

Đúng vậy: “Mẹ đi rồi nhưng tình vẫn còn đây!!!”

Nói tóm lại, đề tài viết về “Mẹ” tán dương rất bao la vô cùng - vô tận, không thể giấy bút nào diễn trả cho hết được, mỗi người mỗi hoàn cảnh là mỗi tập sách dày gối đầu gường mỗi khi nói về “Mẹ” của mình. Có phải không các bạn trẻ ạ! Mẹ ơi! Con gọi Mẹ, bằng trái tim đích thực của con mỗi khi nhắc đến “Mẹ!!!”

Hình ảnh Quán Âm Bồ Tát hóa thân thị hiệntiếng gọi thiêng liêng, tiếng lòng yêu thươngngọt ngào trìu mếnche chở cho đàn con dại dột đang ngụp lặn dưới dòng nước bao la của đại dươngvẫy vùng lặn hụp trong biển tham đắm dục vọng trần gian ngút ngàn, con còn quờ quạng trong đêm tăm tối mịt mù. Mẹ ơi! Con luôn luôn nguyện cầu Quán Âm cứu khổ - cứu nạn, soi đường chỉ lối cho chúng con, Quán Âm tưới tẩm cam lồ dập tắt lửa phiền não trong lòng. Biến đau thương thành năng lực, bi mẫn, thành ngọn đuốc trí tuệ quét sạch màn vô minh tăm tối. Chúng con, cần phải nuôi dưỡng lòng từ bi, với ý chi phấn đấu phải biết yêu thương bảo bọc lẫn nhau, trên con đường tiến tu, hầu mong thoát kiếp luân hồi trong cõi ta bà này. Luôn luôn biết lắng nghe tiếng than, ai oán, tiếng lòng từ tâm cứu khổ muôn loài cầu mong Quán Thế Âm ra tay cứu độ, muôn loài.

Mượn dòng thơ dưới đây chấm dứt bài viết, tôi xin hẹn khi khác sẽ có dịp tâm sự về đề tài “Mẹ” cùng với quý vị:

“Mẹ hiện thân bình minh rực sáng
Bất hạnh nào tưới tẩm yêu thương
Mẹ cảm ứng theo lời khấn nguyện
Mẹ hóa thân ánh mắt trùng dương”
(Thanh Trí Cao)

Quả thật là (Tình Mẹ Bao La…!!!) không thể diễn bày. Kính chúc quý vị độ giả một mùa Vu Lan an lành và hạnh phúc đối với những ai còn có Mẹ, xin hãy vui sướng lên !!!       

                   California -  Santa Ana 06/8/2024

                              Thích Nhuận Hùng


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 71)
Bản kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikaya) trong Tam Tạng Pali,
(View: 284)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần. Sau Tứ Như Ý Túc là Ngũ Căn, Ngũ Lực,
(View: 251)
Sự kiện Đức Phật nhập Niết-bàn thường được các giới Phật giáo tổ chức thành một lễ hội thiêng liêng.
(View: 269)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 337)
Hộ niệm hay giáo hóa cho người bệnh sắp chết là pháp hành quan trọng và phổ biến trong thời đại Thế Tôn. Pháp tu này
(View: 353)
Chúng ta hành thiền để tìm hạnh phúc, nhưng trước hết chúng ta phải mang chút hạnh phúc đến với thiền nếu ta muốn có kết quả.
(View: 403)
Tứ Như Ý Túc, là pháp hành thứ ba, đứng sau Tứ Niệm Xứ và Tứ Chánh Cần.
(View: 375)
Bộ Cao Tăng truyện của nhà sử học Phật giáo cao tăng Huệ Kiểu (497-554) là bộ sử liệu quan trọng
(View: 414)
Trong Kinh Từ Bi (Metta Sutta). Đức Phật liệt kê mười lăm điều kiện thiện lành, tạo nên sự bình an bên trong, và đưa chúng ta đến lòng từ bi.
(View: 374)
Khi đa số người trong một xã hội không có niềm tin về chính mình, không biết “tôi là ai”,
(View: 536)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế một cách thực tế hơn
(View: 528)
Sau thực phẩm, ngôn ngữ là nguồn nước của dòng chảy văn hóa trong đó văn là vẻ đẹp (văn vẻ), hóa là sự thay đổi.
(View: 465)
Trong cuộc sống chúng ta thường lẫn lộn giữa thực tế và ước mơ, thế nhưng ước mơ cũng có thể giúp chúng ta nhìn vào thực tế
(View: 575)
Đức Phật đã từng xác định pháp tu Tứ Niệm Xứ là “Con đường độc nhất đưa đến: Thanh tịnh chúng sanh; Vượt khỏi sầu não;
(View: 627)
Khi nào bạn thấy tâm và cảnh vốn là không, bạn sẽ thấy bất kỳ nơi nào cũng là Niết Bản.
(View: 761)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm.
(View: 679)
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới.
(View: 633)
Ngay cả khi con trẻ không hiểu ý nghĩa, việc quy y vẫn có thể giúp chúng phát triển nghiệp duyên với Pháp.
(View: 607)
Trong thực tế đời sống, có những vấn đề lặp lại thường gắn với sự đơn diệu tẻ nhạt,
(View: 932)
Duy thức tam thập tụng là một bộ trước tác rất trọng yếu trong pháp tướng duy thức, còn là cương lĩnhyếu chỉ của duy thức học.
(View: 852)
Phi-bạo-lực là một giải pháp thực tế trước các sự xung đột trong thời đại của chúng ta.
(View: 836)
Phật tử chúng ta thường đặt hoa trên bàn thờ. Chúng ta biết hoa rất đẹp, nhưng đó không phải là mục đích chúng ta đặt chúng ở đấy.
(View: 929)
Bài này sẽ viết trong tinh thần đối chiếu Kinh Pháp Cú với Thiền Tông.
(View: 757)
Bên ngoài trời đã lạnh. Ra ngoài phải khoác thêm áo ấm; trong nhà phải vặn lò sưởi.
(View: 777)
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương.
(View: 760)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sinh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1036)
Trong khi một số vị pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ - bằng cách...
(View: 1294)
Đợi cha mẹ già qua đời rồi mới báo hiếu làm đàn tràng cầu siêu thiệt to, mua đất nghĩa trang thiệt rộng, xây mồ xây mả thiệt đẹ
(View: 1179)
Phật giáo đề cao giá trị của hạnh buông xả – một trong những đức hạnh căn bản giúp con người thoát khỏi khổ đau, đạt được sự an lạctự do nội tâm.
(View: 1355)
Không chỉ riêng với Phật giáo dân gian, hầu hết (và có thể là tất cả) các tôn giáo khác, đều tin rằng có một kiếp sau, hay một đời sau.
(View: 1268)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(View: 1220)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(View: 941)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(View: 1149)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(View: 1188)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(View: 1374)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(View: 1281)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(View: 1808)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(View: 1557)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(View: 2058)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(View: 1406)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(View: 1237)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(View: 1707)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(View: 1368)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(View: 1347)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(View: 1554)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(View: 1562)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(View: 1589)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(View: 1165)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM