Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chánh Niệm Trên Các Cảm Thọ

Wednesday, September 18, 202417:43(View: 256)
Chánh Niệm Trên Các Cảm Thọ

Chánh Niệm Trên Các Cảm Thọ

Thích Nữ
 Hằng Như

 3

 


I. DẪN NHẬP

Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm ThânNiệm ThọNiệm TâmNiệm Pháp. Nội dung của các chánh niệm này là quán Thân, quán Thọ, quán Tâmquán Pháp với nhiệt tâm, tỉnh giácchánh niệm, nhằm nhiếp phục tham dục và ưu não ở đời. Kinh ghi: “ Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giácchánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giácchánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm nhiệt tâm, tỉnh giácchánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên pháp, nhiệt tâm, tỉnh giácchánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời”. (* hết trích). Bài hôm nay, chúng ta đặc biệt  quan sát về lãnh vực Thọ.

 

II. QUÁN CÁC CẢM THỌ

Quán các cảm thọ, là quan sátghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chấtNiệm Thọ để thấy tính sanh diệtvô thường, khổ, vô ngã của Thọ uẩn. Từ đó hành giả sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời, mà chỉ chuyên tâm tu tập hướng đến chánh trían trú trong chánh niệm... Nguyên văn đoạn kinh dạy về cảm Thọ như sau:

“Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọtuệ tri: “ Tôi cảm giác lạc thọ”; khi cảm giác khổ thọtuệ tri: “ Tôi cảm giác khổ thọ”; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri:  “ Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”. Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chấttuệ tri“Tôi cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất”; hay khi cảm giác lạc thọkhông thuộc về vật chấttuệ tri“Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc về vật chất”. Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chấttuệ tri“Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất”; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chấttuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác bất khổ bất lạcthọ thuộc vật chấttuệ tri“Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thuộc về vật chất”, hay khi cảm giác bất khổ bất lạc không thuộc vật chấttuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc không thuộc vật chất”.

Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. “Có thọ đây”, vị ấy sống an trúchánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh tríchánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ” (hết trích)

                

III. TÌM HIỂU Ý NGHĨA ĐOẠN KINH

- Thế nào Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ?  Thân con người khi tiếp xúc với những gì khiến mình cảm thấy dễ chịu, hoặc những gì làm thân mình đau nhức khó chịu. Mình cảm nhận và biết rõ cảm giác xảy ra trên thân mình ngay lúc đó thì gọi là quán thọ trên các thọ.

Lạc thọ: Là cảm giác dễ chịuvui vẻthích thú.

Khổ thọ: Là cảm giác khó chịu, bực bội, không ưa.

- Bất khổ bất lạc: Tâm bình thường, không cảm thấy khổ, cũng không cảm thấy lạc. Trạng tháitrung tính. Còn gọi là xả thọ.

- Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọtuệ tri : “Tôi cảm giác lạc thọ”: Phật dạy hành giả khi cảm thấy lạc thọ như thế nào, thì vị ấy biết rõ như thế đó. Thí dụ: Trời đang nóng nực có cơn gió thổi qua, mình cảm thấy mát mẻ dễ chịu. “Cảm giác mát mẻ dễ chịu này chính là lạc thọ”.  Hay là mình uống một ly nước mát lạnh lúc mình đang khát nước, thì có cảm giác khoan khoái đã khát, “cái cảm giác đã khát khoan khoái đó là lạc thọ”. 

- Khi cảm giác khổ thọtuệ tri: “Tôi  cảm giác khổ thọ: Thí dụ như mình bị gai hoa hồng đâm vào ngón tay rất khó chịu. “Khó chịu vì ngón tay bị gai đâm là khổ thọ”. Đau ở chỗ nào thì biết khổ thọ ở chỗ đó.

- Khi cảm giác bất khổ bất lạctuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”: Bất khổ bất lạc, nghĩa là thân của ta không có cái lạc, cũng không có cái khổ. Nó bình thường, “cái bình thường đó là cảm giác bất khổ bất lạc”, mình cũng rõ biết cái cảm giác bất khổ bất lạc thọ đó.

Trong kinh Tứ Niệm Xứđức Phật nêu lên ba loại thọ. Đó là thọ dễ chịu gọi là lạc thọ. Thọ khó chịu là khổ thọ, và thọ trung tính tức là bất lạc bất khổ thọ. Khi quan sát một đối tượng nếu ta cảm thấythích thúdễ chịu, thì đó chính là lạc thọ. Còn như mình không ưa, ghét một đối tượng nào đó, thì chính là khổ thọ.  Còn trường hợp mình biết một đối tượng mà cảm giác của mình thế nào cũng được, không thích cũng không ghét, thì đó là thọ trung tính, tức là bất lạc bất khổ thọ.

Mỗi loại lạc thọkhổ thọbất lạc bất khổ thọđức Phật lại chia ra làm hai phần. Đó là thọ thuộc vật chất hay thọ không thuộc vật chất.

- Thọ thuộc vật chấtLạc thọ, Khổ thọBất lạc bất khổ thọ ... phát sanh do những đối tượng được ghi nhận qua năm căn:  Mắt, tai, mũi, lưỡi và thân là những loại thọ thuộc vật chất

Thí dụNhìn thấy một người, mình cảm thấy ghét , cảm thấy khó chịu về người đó, thì cái thọ đó là khổ thọ về vật chất.  Còn khi nhìn thấy người đó mà mình thương mình thích, thì cái đó là cảm giáclạc thọ thuộc vật chất. Hoặc khi nhìn thấy một người, mà tâm bình thường không ưa, cũng không ghét, thì đó là bất lạc bất khổ thọ thuộc về vật chất.

Khi nghe một âm thanh nhói tai, mình cảm thấy khó chịu, không ưa, thì đó là khổ thọ thuộc về vật chất. Ngược lại nghe tiếng nhạc du dương, mình thích, thì đó là lạc thọ thuộc vật chất. Hoặc nghe, mà không ưa cũng không thích thì đó là bất lạc bất khổ thọ thuộc về vật chất.  

Tương tự với mũi, lưỡi hay thân cũng như thế! Hễ cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc đối tượng qua mũi, lưỡi, thân, thì đó là lạc thọ thuộc vật chất. Còn như cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với đối tượng qua mũi, lưỡi, thân, thì đó là khổ thọ thuộc vật chất. Nếu cảm thấy bình thường không dính mắc với dễ chịu hay khó chịu.... thì đó là bất lạc bất khổ thọ thuộc vật chất.

- Thọ không thuộc vật chất:   Thọ do đối tượng phát sinh qua  Ý căn, thì đó là thọ phi vật chất, tức không thuộc vật chất. Thọ này cũng có ba loại. Đó là khổ thọ không thuộc vật chấtlạc thọ không thuộc vật chất, và bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất.

Thí dụ như mình cảm thấy rất khó chịu vì đầu óc bần thần, mệt mỏi. “Trạng thái khó chịu này, là khổ thọ không thuộc vật chất”. Hay cảm thấy lòng hân hoan dễ chịu khi nhớ lại việc làm thiện lành trước đó vài hôm, thì “sự hân hoan dễ chịu này là lạc thọ không thuộc vật chất”.  Còn như “có suy nghĩkhởi lên trong tâm, hoặc tâm có trạng thái hôn trầm dả dượi, hay là trạng thái an lạc mát mẻ... mà mình vẫn bình thản, không dính mắc vào đó, không cảm thấy dễ chịu, hay khó chịu, thì đó là bất lạcbất khổ thọ không thuộc vật chất”.

Nói chung, tất cả những cảm thọ do các đối tượng của Ý gây nên đều là những cảm thọ không thuộc về vật chất.

Tóm lại, trong bài kinh Niệm xứ này, đức Phật dạy có sáu loại thọ. Thứ nhứt là ba loại thọ: Khổ, Lạc, bất Khổ bất Lạc. Và đối với mỗi loại này chia ra làm hai là thuộc vật chất hoặc không thuộc vật chất, thành ra có sáu loại. Đó là khổ thọ thuộc vật chấtkhổ thọ không thuộc vật chấtLạc thọ thuộc vật chấtlạc thọ không thuộc vật chất. Bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, bất khổ bất lạc không thuộc vật chất.

- Vị Tỷ-khưu sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ, hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ:  Nội thân, nội thọ, nội tâmnội pháp là của mình. Ngoại thân, ngoại thọ ... là của người khác. Thí dụ như mình biết hơi thở là của mình, đồng thời mình cũng hiểu biết hơi thở bên ngoài tức của người khác cũng giống như vậy. Hoặc mình có Lạc thọKhổ thọ, không Lạc không Khổ thọ, khi quán ngoại thọ, mình biết người khác cũng có các loại cảm thọ giống như mình.  

            - Vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ:  Quán tánh sanh khởi trên các thọ là quan sát ngay lúc cảm thọ vừa mới bắt đầu xuất hiện. Quán tánh diệt tận trên các thọ là quan sát sự chấm dứt của cảm thọ. Nói chung là quán tánh sanh diệt của thọ uẩnThí dụ như mình cảm thấy thích thú hưng phấn hay phiền muộn về một vấn đề gì, thì ghi nhận ngay từ lúc bắt đầu, đó là quán tánh sanh khởi, rồi quán tiến trình của cảm xúc là quán cường độ thích thú hay phiền muộn cao thấp như thế nào cho đến khi cảm thọ dần lần loãng đi, rồi chấm dứt, đó là tánh đoạn diệt.

            Khi tuệ tri được tánh sanh diệt của cảm giáccảm thọ, thì hành giả nhận ra được tánh Vô thường, Khổ, Vô ngã của Thọ uẩn nói riêng, hay nói chung là nhận ra đặc tánh của Ngũ uẩn là Vô thường, bất toại ý và Vô ngã.

 

 

IV. NHỮNG BƯỚC THỰC HÀNH CĂN BẢN TRONG KINH NIỆM XỨ

 Trong kinh Niệm Xứ có nhiều đề mục để thực hành. Các đề mục được phân chia qua bốn lãnh vựcThân, Thọ, Tâm, Pháp.   Cách thực tập mỗi lãnh vực đều tương tự như nhau. Hành giả có thể chọn một đề mục chánh nào thích hợp với căn cơ và đời sống của mình, và hai hoặc ba đề mục phụ trong lúc tu tập.

Đề mục về Thân đơn giản nhất vì nó cụ thể. Thọ thì trừu tượng hơn, nó là yếu tố chuyển tiếp giữa Thân và Tâm. Nhưng cũng dễ nhận ra. Sau đây là các bước thực hành cụ thể của niệm Xứ.

Tuệ tri hay chánh niệm: Bước thứ nhất hầu hết các đề mục đều bắt đầu bằng hai chữ “Tuệ tri”. Tuệ tri là nói đến cái biết bằng trí tuệ. Đó là cái biết trong sạch, khách quan, bởi vì nó không có sự can thiệp của tự ngã, không có sự so sánh phê bình đúng sai, thiện áckhông chấp nhận cũng không xua đuỗi, nghĩa là không có tham, sân, si trong cái biết này, nên tạm xem như là cái biết của Chân tâm. Khi thực tậpđối tượng diễn biến như thế nào, quan sát thấy biết đầy đủ như thế ấy. Cái biết hay tuệ tri này còn gọi là chánh niệmHành giả đặt “tâm thiền” tức “chánh niệm” vào “cái đang là” của đối tượng,  từ lúc nó xuất hiện cho đến khi nó chấm dứt.

Hôm nay chúng ta chỉ nói về quán Thọ thôi.  Quán thọ là quán như thế nào? Đó là chúng ta quan sát đối tượng qua các căn: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân. Chúng ta chú ý nhiều hơn Ý căn, xem các căn nhìn thấy đối tượng như vậy thì trong Ý, tức là trong Tâm có  phát sinh sự thích hay ghét, tức là dễ chịu hay khó chịu, thì đó mới là quán thọ. 

Như vậy, muốn quán thọ, hành giả phải quan sát được các đối tượng, bao gồm đối tượng vật chấtvà các đối tượng thuộc về tâm tức không vật chất. Cho nên quán thọ là bao gồm cả quán thân và quán tâm trong đó.

Bốn phép quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp có liên hệ chặt chẻ với nhauChúng ta không thể chỉ thực hành một loại quán, tức là không thể chỉ quán thân mà không quán thọ, không quán tâm, không quán pháp, mà thực hành đầy đủ cả bốn phép quán luôn.

 Nếu trên thân có cảm giác đau nhức đưa đến tâm khó chịu tức Khổ thọ.  Quán cảm Thọ là dù Lạc thọ hay Khổ thọhành giả chỉ “tuệ tri” chứ không can thiệpTuệ tri tức biết rõ khi cảm thọ bắt đầu sanh khởi như thế nào,? Cường độ dễ chịu tức Lạc thọ, hay khó chịu tức Khổ thọ, tồn tại lên xuống ra làm sao?  Và khi nó dịu xuống rồi chấm dứt như thế nào?  Đó là quán Thọ theo chu kỳ Sanh-Trụ-Hoại-Diệt.

Nhận ra tánh sanh diệt của Cảm Thọ rồi, hành giả tiếp tục quán tánh Vô thường, Khổ, Vô ngã của cảm Thọ. Quán cảm thọ là Vô thường vì cảm Thọ không thường hằng, không trụ một chỗ, tức không vui hoài, mà cũng không khổ hoài. Quán các cảm Thọ là Khổ. Cảm thọ khổ là vì hành giảluôn bị sự sanh diệt bức bách không ngừng. Quán các cảm Thọ là Vô ngã, vì không có thực chấtnào trong các cảm Thọ.

 Như vậy, ở giai đoạn đầu hành giả “tuệ tri như thật” về đối tượng.  Tiến đến giai đoạn thứ hai hành giả nhận ra “bản thể của đối tượng” tức là nhận ra các tánh sanh diệtvô thường, khổ, vô ngã của đối tượng. Đó là sự tiến triển của trí tuệ.

            Khi tuệ giác được tất cả mọi thứ trên đời này, ngay cả tấm thân ngũ uẩn của mình và tất cả mọi thứ trên đời đều Vô thường, Khổ, Vô ngã... thì kết quả là : “Có thọ đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh tríchánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ”.

 

V. KẾT LUẬN

 

            Thực tập quán Niệm Xứ, trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp nhuần nhuyễn, cho đếnlúc thấu hiểu và thể nhập được tam tướng Vô thường, Khổ, Vô ngã trên Thân, Thọ, Tâm, Pháp... sẽ đưa đến kết quả tất yếu là hành giả không còn nương tựa bất cứ một thứ gì trên đời này nữa, vì vị ấy tuệ tri rằng tất cả các pháp hữu vi đều Vô thường-Khổ-Vô ngã, không có gì vững chắc thường hằng. Ngay cả cái pháp tu, vị ấy cũng không nương tựa bám víu, vì pháp tu cũng chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng, là chiếc bè đưa người tu đi qua sông, tới bờ rồi cũng phải buông. Không dính mắc với mọi thứ trên đời, đó là “Vô sở trụ” là “Tánh không” ,  là “Vô nguyệnVô tác”. Bấy giờ an trú “chánh niệm như vậy”,  tức an trụ tâm trong cái chỗ biết tất cả đều như vậy mà thôi, không diễn tả gì hết. Đó là thể nhập Chân như là Niết-bàn...

 

                                                

                                                       THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

                                          (Chân Tâm thiền đường, September 05-2024)


Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 56)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 61)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 113)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 142)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 171)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 186)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là
(View: 181)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 189)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 262)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 257)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 222)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 222)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 228)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 384)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 250)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 267)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 288)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 251)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 295)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 356)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 457)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tạichúng taquyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 355)
Đức Phật xuất hiệnhành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 356)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 369)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 415)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 349)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 400)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 493)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 598)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1294)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 539)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 715)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 448)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 436)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 445)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 461)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 462)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 472)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 476)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 464)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 460)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 456)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 459)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 504)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 490)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 661)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 537)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 529)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 519)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 544)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM