Tin Nhân Quả Là Người Có Trí Tuệ
Thích Tánh Tuệ
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, không ai có quyền ban phước giáng họa, phúc hay họa đều do mình tạo lấy.
Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy không bao giờ bị mất, khi hội đủ nhân duyên, ta sẽ thọ nhận tất cả quả khổ vui do mình gây ra. Người biết tu và tin sâu nhân quả sẽ không oán trời trách đất, đổ thừa tại – bị - thì – là, sẵn sàng chịu nhận quả xấu mà không tạo thêm ân oán, hận thù: do đó, nhân quả ác dần hồi dứt sạch.
Con người do tạo nhân quả không đều nên có sự sai biệt rất lớn trong cuộc đời, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, thông minh hay ngu dốt, sống thọ hay chết yểu.
Vậy nhân quả là gì ?Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả, như ta trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Nhân là mầm, quả là hạt, từ hạt sinh ra mầm, từ mầm phát triển thành cây và từ cây cho ra trái. Nhân quả luôn đan xen, kết nối nhau, nương vào nhau mà hình thành và tương quan mật thiết với nhau.
Đặc tính của nhân quả là do nhiều nhân duyên kết hợp lại mà thành, không có cái gì một nhân mà cho ra kết quả. Mình lấy ví dụ về hạt lúa, người ta hay nói “hạt lúa sinh ra cây lúa”. Đó là lời nói rút gọn; thật ra hạt lúa phải kết hợp nhiều duyên phụ thuộc, như không khí, ánh sáng, đất, nước và sự chăm sóc của con người.
Giáo lý nền tảng của đạo Phật có khả năng chuyển hóa khổ đau thành an vui hạnh phúc, làm lành được hưởng phước, làm ác chịu khổ đau, hay còn gọi là ở hiền gặp lành, gieo gió gặt bão.
Chúng ta tạo nghiệp lành hay dữ, hạt giống lành dữ ấy rơi vào kho ý thức của ta. Đến khi đủ duyên, chúng ta sẽ thọ nhận tất cả các quả khổ vui. Người biết tu sẽ không than oán, hờn trách khi quả khổ đến, mà sẵn sàng thọ nhận và tìm cách chuyển hóa. Do đó, con người khi mới sinh ra đã có sự bất đồng và sai biệt, như giàu nghèo, sang hèn, đẹp xấu, sống thọ, chết yểu, thông minh hay đần độn.
Tuy gieo nhân thì phải gặt quả, nhưng nhân quả không cố định, có thể thay đổi được. Vì vậy, trong thực tế, có người sinh ra trong hoàn cảnh gia đình thiếu thốn, nghèo đói, xấu xí, tàn tật, nhưng họ cố gắng vươn lên, rồi được thành đạt, trở nên giàu có, danh vọng tiếng tăm, có địa vị cao trong xã hội và được mọi người kính trọng. Khi hiểu được giáo lý nhân quả, chúng tasẽ sống có trách nhiệm và ý thức được hậu quả xấu gây khổ đau cho người, không ỷ lại hay đổ thừa mọi chuyện xảy ra là do “khi không”, “tự nhiên” mà chính ta phải chịu trách nhiệm đối với mọi hành vi tạo tác của bản thân.
Hiểu và ứng dụng lý nhân quả vào trong đời sống hằng ngày, chúng ta sẽ không đổ thừa do số mệnh định sẵn, hay có sự an bài của đấng tạo hóa nào đó, mà không vươn lên làm mới lại chính mình, thay đổi hoàn cảnh.
Do đó, tin sâu lý nhân quả sẽ giúp chúng ta có cách nhìn thông thoáng hơn, không bị lệ thuộcvào một đấng quyền năng thượng đế mà chính mình là thượng đế của chính mình. Không một ai có quyền ban phước, giáng họa. Mọi sự khổ vui đều do mình tạo lấy và ta có quyền thay đổi hoàn cảnh sự sống tùy theo năng lực và sự tu tập của bản thân.
Như Nhiên -TTTuệ
Namo Buddhaya
Xem thêm các sách và bài viết về luật nhân quả:
Luật Nhân Quả Là Gì? Lý Duyên Khởi Giáo Lý Quan Trọng Nhất Trong Phật Giáo
Những Chuyện Nhân Quả Pháp Sư Hải Đào - Đạo Quang Dịch
Luật nhân quả hay nghiệp quả báo ứng (Thích Nữ Hằng Như)
Nghiệp là gì? | Narada Maha Thera - Phạm Kim Khánh dịch
Lý Duyên Khởi - Thích Minh Tâm Sách Ebook PDF (Thích Minh Tâm)
Nguyên Lý Duyên Khởi: Chiếc Cầu Nối Liền Từ Nhân Đến Quả (Thiện Phúc)
Nghiệp Và Các Loại Nghiệp | U Silannanda - Khánh Hỷ dịch
Nhơn Quả, Nghiệp Và Luân Hồi (Thích Thiện Hoa)
Nhân Quả - Cause and Effect (Song ngữ Việt Anh) (Thiện Phúc)
Tổng Quan về Nghiệp (sách ebook PDF) (Tuệ Sỹ)
Kinh Nhân Quả Ba Đời (Tranh Minh Họa) (Thích Thiền Tâm)
Nguyên Lý Duyên Khởi (Tuệ Sỹ)
Những Lợi Ích Của Tin Và Sống Theo Định Luật Nhân Quả (Nguyễn Thế Đăng)
Từ Bi Nguyện
Chờ đợi em về lá đã khô
Chừ em luân lạc ở nơi mô?
Ta đứng bên đời sang sảng gọi
Giật mình chiếc lá rụng, đâu ngờ!
- Ta đã cầu siêu chiếc lá vàng
Vì em bạc mệnh cõi nhân gian.
Em đi hun hút từ vô thỉ
Nắng dứt, mưa sang.. mộng chửa tàn.
- Chờ đợi em về bên bến sông
Một dòng nắng đục với mưa trong..
Mộng đời.. che khuất hồn nguyên thủy
Em có bao giờ thoảng nhớ mong?!
Chờ đợi em buồn... lá đã rơi
Đi đâu cho xóa hết đơn côi ?
Quê nhà lạc dấu hồn ngơ ngác
Ta nguyện tìm em, ở lại đời..
Như Nhiên - TTT
Bài thơ này được viết với “ ngôn ngữ Tình yêu “, cảm tác từ lời Đại Nguyện của một vị Bồ Tát: “ Khi còn thế giới, khi còn chúng sanh. Tôi nguyện ở lại giúp người bớt khổ.” (Ngài Tịch Thiên - Shantideva)