Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Phật GiáoPhá Chấp, Không Phải Khẳng Định Chân Lý

Friday, October 18, 202418:00(View: 340)
Phật Giáo Là Phá Chấp, Không Phải Khẳng Định Chân Lý
Phật GiáoPhá Chấp, Không Phải Khẳng Định Chân Lý

Truyền Bình

hinh phat 20

Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép trong kinh điển hay các bộ ngữ lục, cho rằng đó là chân lý, không biết rằng đó là sự ngộ nhận.

Phật thuyết rất nhiều kinh điển, có tới hàng ngàn quyển, số lượng rất là đồ sộ, đó chỉ là phương tiện nhằm mục đích cứu khổgiải thoát chúngsinh khỏi điên đảo mộng tưởng chứ không phải là tuyên thuyết chân lý. Người tu không cần thiếtphải đọc tất cả kinh điển trong bộ Đại Tạng Kinh. Thử xem những thuyết giảng căn bản nhất của Phật giáo.

Phật thuyết Tứ Diệu Đế 四妙諦 còn gọi là Tứ Thánh Đế 四聖諦 tiếng Phạn là catvāri āryasatyāni nghĩa là bốn sự thật kỳ diệu. Đó là bốn sự thật tương đối chứ không phải tuyệt đốibao gồm Khổ Tập Diệt Đạo.

I/ Khổ 苦dukkha Phật nói rằng đời là khổ, 4 cái khổ cơ bản là : sinh lão bệnh tử cái nào cũng đều là khổ, ngoài ra còn 4 thứ khổ khác (tứ khổ 四苦)bao gồm : 5.Cầu bất đắc khổ, ví dụ yêu một đối tượng muốn kết hôn nhưng bị từ chối nên khổ. 6.Ái biệt ly khổ, chẳng hạn đôi vợ chồng yêu nhau nồng thắm nhưng vì chiến tranh, chồng phải đi chinh chiến nên phải xa nhauvì vậy khổ, chưa kể chồng tử trận, vợ ở nhà trông chờ mãi chẳng thấy về, ôm con chờ mãi hóa thành đá như nàng Tô Thị. 7.Oán tắng hội khổ, ghét cay ghét đắng nhưng lại ở cạnh bên nhau, hàng ngày gặp nhau rất khó chịu nên khổ. Người Nga và người Ukraine hiện nay đang gặp cảnh khổ đó, bắn giết nhau hàng triệu người đã chết mà vẫn chưa chịu thôi. 8. Ngũ ấm sí thạnh khổ 五陰熾盛苦 tức là 5 uẩn sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hoạt động mạnh gây khổ. Chẳng hạn thân thể béo phì khổ;  cảm giác thân thể ngứa ngáy viêm da cơ địa khắp người khổ; suy nghĩ tưởng tượng quá nhiều tối ngủ không được khổ; một bộ phận nào đó của cơ thể hoạt động quá mạnh như tim đập mạnh và quá nhiều nhịp (pulse) huyết áp tăng cao, mệt, khổ; ý thức phân biệt quá nhiều nhớ không hết khổ, chẳng hạn một học sinh phải tiêu hóa rất nhiều bài vở để hy vọng thi đậu vào một trường danh tiếng, mệt óc khổ. 

Sinh lão bệnh tử đối với nhiều người là khổ nhưng có phải tất cả mọi người đều nhất trí cho rằng sinh lão bệnh tử là khổ không ? Không hẳn. Có thể có nhiều người không coi sinh là khổ, có người còn muốn sinh nhiều con. Già cũng không hẳn là khổ. Nếu tuổi già sống khỏe mạnh không bệnh hay ít nhất là không bệnh nặng, vẫn yêu đời, có cuộc sống lành mạnh, thì có gì là khổ đâu ? Chết cũng không hẳn là khổ, già chết là qui luật của cuộc sống. Sống vui vẻ khỏe mạnh cho tới cuối đời rồi chết, chẳng có gì là khổ cả.

Như vậy đế thứ nhất Khổ cũng không phải là chân lý, nó cũng chỉ có tính tương đối thôi. Cuộc đời không nhất định là phải khổ. Khổ chỉ là một tâm niệm thôi.

II/ Tập 集 samudaya là tập hợp những nguyên nhân, những thói quen dẫn đến khổ. Cuộc sống của con người sở dĩ khổ là do thói quen gọi tập khí 習氣Vàsana. Những thói quen mê lầm điên đảo mộng tưởng chính là nguyên nhân của cái khổ chứ không phải bản thân cuộc đời là khổ. Bản chất cuộc sống của con người chính là thế lưu bố tưởng 世流布想 nghĩa là cái tưởng tượng trải qua nhiều đời nhiều kiếp đã hình thành nên cái thói quen nhận thức gọi là tập khíTập khí chung của xã hội gọi là cộng nghiệp 共業 còn tập khí riêng của từng cá nhân gọi là biệt nghiệp 别業 Cộng nghiệp của người dân ở Hải Nam, Quảng Châu, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội …là bị cơn bão số 3 Yagi đánh vào. Nhưng chỉ có một số ít người ở các địa phương đó bị chết và bị thương  vì bão, đó là biệt nghiệp của họ.      

Phật nói tập khí là nguyên nhân của khổ, tham sân si cũng chính là tập khí, nên muốn thoát khổ thì phải sửa đổi tập khí tức là phá bỏ thói quen mê lầm điên đảo mộng tưởngThói quenđó là vô minh 無明Avidyā Vô minh là mê mờ, là tưởng tượng, là chấp trước. Vì vô minh nên phát sinh tham, sân, si là 3 thứ chủ yếu tạo nên khổ. Thực tế không có hoa đốm nhưng vì vô minh con người tưởng tượng ra hoa đốmKinh điển xưa dùng từ hoa đốm trong hư không 虚空之花 (khapuṣpa). Ngày nay với khoa học chúng ta có thể hiểu hoa đốm là các hạt cơ bản của vật chất (particles of matter). Hạt cơ bản chỉ xuất hiện khi có tâm niệmnếu không có tâm niệm thì hạt cơ bản chỉ là sóng tiềm năng vô hình. Chính vì vậy mà Phật giáo nói Nhất thiết duy tâm tạo.

Chính tâm niệm của con người tạo ra thế giớiTâm niệm lành thì tạo ra thế giới hòa bình anlạc. Tâm niệm ác thì tạo ra thế giới nghèo đóiđộc ác, bạo loạn, chiến tranh, khổ sở. Tâm niệm tham sân si thì tạo ra khổ.  

III/ Diệt 滅 nirodha là diệt trừ nỗi khổ. Bởi vì thực tế của đời sống có quá nhiều nỗi khổ đau như nói trên nên hành giả tu hành phải tu tập để giải trừ đau khổ. Sau khi đã xóa sạch tất cả mọi khổ đau thì hành giả đạt được sự an lạc vĩnh cửu gọi là niết bàn. Bởi vì tập khí của chúng sinh là tham ái, là dục lạc và mê muội sân hận từ đó dẫn tới khổ. Vậy muốn diệt khổphải từ bỏ các loại ái dục như : tài, sắc, danh, thực, thụy. Không được tham tiền và tài sản; không được ham muốn vật chất nhất là sắc đẹp của phụ nữ; không được ham mê danh vọngđịa vị xã hội, chức tước; không được ham ăn uống món ngon, vật lạ, cao lương mỹ vị; không được lười biếng thích ngủ nghỉ hưởng nhàn. Chấp ngũ uẩn ngã là mê muội nên phải phá ngã chấp; phải thoát khỏi vô minh bằng cách nhận ra lục cănlục trầnlục thức (gọi chung là 18 giới) đều là nguồn gốc, cơ sở nhận thức mê lầm không phải chân lý nên phải phá. Trong lục trần (6 loại đối tượng của lục căn bao gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) thì quan trọng nhất, cần phải phá nhất là pháp trong đó chủ yếu nhất là không gianthời gianvà số lượng vật chất. Ba loại pháp chủ yếu đó nếu không phá được thì không bao giờ có thể giác ngộ. Ngày nay khoa học cũng đã nhận ra tính chất biểu kiến không phải tuyệt đối chân thật của không gianthời gian, số lượng vật chất, qua thí nghiệm liên kết lượng tử (quantum entanglement).

Tóm lại muốn diệt khổ thì phải phá được ngã chấp và pháp chấp.  

IV/ Đạo 道 magga là con đường đưa đến sự diệt khổ (dukkha). Muốn diệt khổ thì phải đoạn diệt ái dục (愛慾 taṇhā) do đó hành giả phải bố thí (pháp thítài thí, để tập hạnh buông bỏ); trì giới để hạn chế dục lạcít nhất đối với cư sĩ tại gia là giữ 5 giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu). Ngoài ra còn phải tu tập theo các pháp môn như Thiền địnhTứ Niệm Xứ (thân, thọ, tâm, pháp), Bát Chánh Đạo (chánh kiếnchánh tư duychánh ngữchánh nghiệpchánh mạngchánh tinh tấnchánh niệm và chánh định). Tuy nhiên có một điều mà các vị sư khi giảng về Tứ Diệu Đế ít đề cập, đó là Trung Đạo(không biên kiến tức là không thiên lệch một bên của các cặp phạm trù mâu thuẫn (chẳng hạn thiện-ác, đúng-sai, tốt-xấu, âm-dương, sáng-tối, hay-dở, sạch-dơ v.v…)

Bố thítrì giới là tu phước thì sẽ được phước báo, chẳng hạn sinh vào nhà lương thiện khá giả, thân thể khỏe mạnh không tật nguyền, không gặp tai ương hoạn nạn.

Tu các pháp môn như thiền địnhtứ niệm xứbát chánh đạotrung đạo thì phát huy được trí tuệ từ đó giác ngộ và giải thoát.

Tứ Diệu Đế có phải là chân lý tuyệt đối không ?

Tứ Diệu Đế được coi là bốn sự thật cơ bản của đời sống con người và con đường thoát khổ. Nhưng đó có phải là 4 chân lý tuyệt đối không ? Câu trả lời là không, tại sao ?

Nguyên lý nền tảng cốt lõi nhất của Phật pháp là Nhất thiết duy tâm tạo 一切唯心造. Như vậy Tứ Diệu Đế cũng chỉ là tâm niệm thôi chứ không phải là chân lý tuyệt đốiTâm niệm đó dựa trên thế lưu bố tưởng 世流布想 và chấp trước tưởng 執著想

Tại sao tất cả các pháp kể cả những pháp rất to lớn, rất hiển nhiên như không gian, thời gianvũ trụ vạn vậtmặt trời, hành tinh, trăng sao, người và vật đều chỉ là tâm niệm dù là những vật rất to lớn, rất vững bền, tuổi thọ hàng tỉ năm cũng chỉ là tâm niệm chứ không phải tuyệt đối chân thật ? 

Bởi vì Phật pháp đã nêu nguyên lý Nhất thiết pháp vô tự tính 一切法無自性 mà nguyên lý này ngày nay đã được khoa học chứng thực.

Tất cả các pháp, từ các hạt cơ bản nhỏ nhất của vật chất cho tới những vật thể khổng lồ như  vũ trụ vạn vật hay các định lý toán học hoặc các định luật khoa học đều chỉ là tâm niệm chủ quan cả, không có cái gì là thực thể khách quan cả. Chúng không có sẵn đặc trưng đặc điểmthực tế chỉ là tánh không, còn gọi là vô thủy vô minh hay vô ký khôngthực tế chỉ là bộ não con người tưởng tượng ra đặc trưng đặc điểm và gán ghép vào tánh không vô ký khiến chúng trở thành vũ trụ vạn vật, thành ra cái gọi là không gianthời gian, số lượng vật chất.

Hạt cơ bản như quark, electron, photon, bản thể chỉ là sóng tiềm năng vô hình, là hoa đốmtrong hư không 虚空之花 nhưng trong tâm niệm của con người thì chúng xuất hiện thành hạt cơ bản. Chúng có thể xuất hiện đồng thời ở vô số vị trí khác nhau với số lượng không hạn chế, tạo ra không gian vũ trụ. Và từ vị trí này đi tới vị trí kia thì dù nhanh như ánh sáng 300.000km/giây cũng phải mất thời gian, chẳng hạn một vụ nổ siêu tân tinh (supernova explosion) ở cách xa Trái đất 10 tỷ năm ánh sáng, khi con người thấy được vụ nổ thì đã qua 10 tỷ năm rồi.

Một vụ nổ với bức xạ có thể chiếu sáng cả một dải thiên hà trong một giờ, một ngày hay thậm chí vài tuần. Đó chính là những vụ nổ siêu tân tinh, một trong những cảnh tượng đẹp nhất của vũ trụ.

Vụ nổ siêu tân tinh (supernova explosion)

Rồi các hạt cơ bản kết hợp với nhau tạo thành nguyên tử, phân tử, vật thể. Các vật thể như con người thì đi chậm hơn nhiều, đi bộ thì vài km/giờ, đi xe máy thì vài chục km/giờ, đi máy bay thì từ vài trăm cho đến 1000km/giờ. 

Đó là cách mà không gianthời gian, số lượng vật chất được tạo ra từ tâm niệm và Phật giáogọi tên bằng thuật ngữ

Nhất thiết duy tâm tạo 一切唯心造.   

Đức Phật trình bày Tứ Diệu Đế để tín đồ có khái niệm về thực tế cuộc sống trên trần gian có nhiều đau khổ (Khổ đế), mà muốn giải quyết đau khổ thì phải hiểu nguyên nhân cơ bản của nó (Tập đế). Tiếp đó Đức Phật nói cụ thể hơn về cách diệt khổ là phải phá vô minhgiải trừtham sân si (Diệt đế). Cuối cùng phương pháp tiến hành là bố thítrì giớithiền định qua các pháp môn như Tứ Niệm XứBát Chánh Đạo. Đó là Đạo đếTuy nhiên xóa bỏ đau khổ không phải là xóa bỏ cuộc sống, mà chỉ là nhận ra cuộc sống là giả tạm bao gồm thế lưu bố tưởngvà chấp trước tưởng, hành giả chỉ cần buông bỏ chấp trước tưởng chứ không nhất thiếtbuông bỏ tất cả, không phải là hướng tới tịch diệt vĩnh hằng. Nếu cho rằng ngộ đạo là hướng về tịch diệt vĩnh hằng, đó chính là lọt vào vô ký không, chưa phải là ngộ đạo. Thế nên hành giả phải biết trung dung không thiên lệch về một bên, nên phải giữ Trung Đạo.  

Cuộc sống Trung đạo trong thế giới ngày nay            

Hành giả tu theo Đạo Phật sống trên đời ngày nay, hàng tỉ tín đồ không nhất thiết phải xuất gia, tất cả đều vô chùa tu, sống bằng của bố thí từ bá tánh. Người xuất gia chỉ là một số rất ít người, có đủ trí tuệ và đức độ để hướng dẫn quần chúng, làm gương mẫu cho tín đồ mà thôi.

Còn lại đại đa số tín đồ chỉ là cư sĩ tại gia thôi, họ vẫn làm việc phục vụ cho xã hộiứng dụngkhoa học kỹ thuật để nâng cao đời sống vật chất cho mọi người không quá nghèo đói thiếu thốn. Họ vẫn có gia đình vợ con, chồng con, không nhất thiết phải sống như tu sĩTuy nhiênhành giả phải hiểu tánh không để không quá chấp thật, không quá đam mê vật chất, không chìm đắm trong tài, sắc, danh, thực, thụy. Các tu sĩ xuất gia phải hướng dẫn cho tín đồ hiểu rõ về bản chất tánh không của vũ trụ vạn vật thì tín đồ mới thôi đam mê vật chất, không chạy theo dục lạc.

Không nên quá tin vào quan điểm của các nhà khoa học thế gian, kể cả những nhà khoa học danh tiếng hàng đầu thế giới. Bởi một lẽ dễ hiểu là tri thức khoa học, tri kiến của con ngườiluôn luôn bị hạn chế mà ngay cả trong giới khoa học cũng có người nhận ra, chẳng hạn Nguyên lý bất định (Uncertainty principle) do Werner Heisenberg nêu ra năm 1927, hay Định lý bất toàn (Incompleteness theorem) do Kurt Gödel công bố năm 1931. Nói chung các nhà khoa học thế gian không phải là người kiến tánh giác ngộ, họ chỉ khám phá ra các quy luật, định lý mà xã hội loài người có thể dựa vào đó để tạo ra nền văn minh và cuộc sống dễ chịuhơn. Nên những định luật hay định lý do họ phát hiện cũng chỉ là tương đối. Nhưng cũng không thể phủ nhận họ vì các phát kiến của họ có đóng góp thiết thực vào cuộc sống hạnh phúc của con ngườigiải quyết được vấn đề nghèo đói và một số nỗi khổ về bệnh tật, thiếu thốn.

Tóm lại chúng ta nên hiểu Phật giáo, nên hiểu Thiền không phải là tuyên thuyết những chân lý cố định mà chỉ là phá chấp, phá sự cố chấp vào tập khí, phá sự chấp thật, phá thói quenchạy theo đam mê vật chất dục lạc.

Cuối cùng thì hành giả là người có tự do quyết định điều gì nên làm, điều gì không nên làm, họ phải có trí tuệ ít nhất là giải ngộ nếu chưa phải là kiến tánh giác ngộ. Họ tự do quyết địnhcuộc đời của mình diễn ra như thế nào, làm chủ được vận mệnh, người giác ngộ thì còn có thể làm chủ được sinh tử.   

Truyền Bình

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 12)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(View: 92)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(View: 78)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(View: 119)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 162)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 220)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 198)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 289)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 309)
Ngũ căn và ngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 308)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 380)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 383)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 390)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 413)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 402)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 408)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 417)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là
(View: 405)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 405)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 473)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 452)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 433)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 416)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 428)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 574)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 450)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 473)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 443)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 489)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tảtừ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 396)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 406)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 467)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 524)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tạichúng taquyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 445)
Đức Phật xuất hiệnhành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 450)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 474)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 543)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 458)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 496)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 641)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 695)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1468)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 713)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 882)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 555)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 549)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 532)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 535)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 586)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 567)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM