Tu Trì “sám Pháp” Của Đại Sư Tri Lễ
Người tu trì Thiên Thai tông đều suy sùng bồ-tát Long Thọ ở Ấn Độ làm sơ tổ, nhị tổ Tuệ Văn, tam tổ Tuệ Tư, tứ tổ Trí Di, nhưng thực ra Trí Di là người khai sáng và nhân vật tập đại thành tông phái này. Tông phái này còn gọi Pháp Hoa tông, bởi vì lấy kinh Pháp Hoa làm lý luận nền tảng, tôn phụng Pháp Hoa huyền nghĩa, Pháp Hoa văn cú, Ma-ha chỉ quáncủa Trí Di trước thuật làm giáo nghĩa căn bản. Cuộc đời của Trí Di sống qua ba triều: Lương, Trần, Tùy và 10 đời vua, hưởng thọ hơn 60 tuổi, 40 Tăng lạp. Trong Ma-ha chỉ quán,phần Bài tựa của đại sư Quán Đảnh, lúc giải thích “ngũ phẩm vị” (五品位) thì dẫn chứng một khái niệm “Như Lai sứ” trong kinh Pháp Hoa nói; với khái niệm này những kinh điển khác không thấy, nhằm chỉ cho tôn sư Thiên Thai Trí DI tinh tấnthực hành chân lý trong khổ nạn hiện thực. “Như Lai sứ” (如來使), chỉ cho người thực hành năm cách: thọ trì, đọc, tụng, giải thuyết, ghi chép mà hoằng thông kinh điển.
Sau Trí Di, có Quán Đảnh kế thừa, tuân thừa di chí của tôn sư và soạn Tịnh danh nghĩa sớ,Quán tâm luận sớ, Niết-bàn huyền nghĩa v.v... và trùng tu Quốc Thanh Phật viện với quy mô sáng rạng, đặc biệt Niết-bàn kinh sớ (涅槃经疏), Bài tựa ghi lại tình cảnh khổ nhọc và mầu nhiệm trong thời gian chú sớ này: “Suy luận sớ giải kinh Niết-bản, trải qua thảy năm năm, chẳng năm nào tránh binh lửa, chẳng tháng nào khỏi chiến tranh, dùng rau cải làm lương thực, lấy nước suối để uống, ngủ dường đóng băng, tuyết lạnh khắp da. Sau soạn sớ xong, lửa cháy rực chẳng nóng”. Trước lúc Quán Đảnh chết, trong am tranh toát ra mùi thơm lạ, nói: “Di-lặc nói kinh, Thế Tôn nhập diệt, thắp nhiều danh hương, khói bay như mây, nay ngươi có thể thắp hương, ta sẽ đi đây”. Có pháp lữ Trí Hi hỏi về việc tái sinh? Đáp: “Ta sinh cõi trời Đâu suất, thấy tiên sư Trí Di, tòa báu thẳng lối, đều có người, chỉ có một tòa bỏ trống, trời thần kia nói, chờ sáu năm sau, có Quán Đảnh pháp sư đến lên tòa này”. Sau đó niệm Phật rồi viên tịch.
Sau Quán Đảnh, có Kinh Khê Trạm Nhiên, tiến thêm một bước đề xuất học thuyết “vô tình hữu tánh” (无情有性), ý nghĩa là như sông và núi, đất rộng, cỏ cây, ngói, đá không có tình cảm ý thức nhưng có Phật tánh, có thể thành Phật. Phật giáo nguyên thủy chẳng có chủ trương này, Du-già hành phái kiên quyết phản đối chủ trương này. Với vấn đề Phật tánhmang tính phổ biến, có ba quan điểm. Một là căn cứ kinh Đại Bát-niết-bàn do Đàm-vô-sấm phiên dịch vào thế kỷ thứ V, đa phần cho rằng “Nhất xiển đề nhân không có Phật tánh”. Hai là Trúc Đạo Sanh cho rằng mọi chúng sanh đều có Phật tánh, lần trở thành nhận thức chung trong Phật giáo. Trúc Đạo Sanh người đầu tiên đề xuất: nhất xiển đề đoạn thiện căn cũng có Phật tánh. Ba là vô tình cũng có Phật tánh, lấy Trạm Nhiên làm đại biểu chính. Thuyết này của Trạm Nhiên đã bức phá quan điểm truyền thống (chỉ có chúng sanh mới có Phật tánh, thành Phật). Trạm Nhiên cũng là nhân vật đại triển khai lần thứ hai về thuyết Phật tánh. Trước thời Trạm Nhiên, Huệ Viễn lúc giảng thuyết Phật tánh, chia ra hai mặt là: năng tri tánh (能知性) và sở tri tánh (所知性), cỏ cây vô năng tri tánh nhưng có sở tri tánh. Năng tri tánh ý nghĩa là năng lực giác ngộ và nhận thức của con người. Sở tri tánh là pháp tánh, thực tướng, chỉ cho bản tánh, bản lai diện mục của thế giới. Trí Di cho rằng Phật tánh là bản tánh, bản chất của thế giới, rồi dẫn chứng kinh Đại Bảo Tích nói: “Tất cả thảo mộc rừng cây vô tâm, có thể là thân tướng Như Lai cụ túc, ắt có thể thuyết pháp”, đều thể hiện Phật tánh. Cát Tạng đứng từ góc độ y báo, chánh báo bất nhị, luận chứng cỏ cây cũng có Phật tánh; lúc chúng sanh thành Phật, cỏ cây cũng có thể thành Phật.
Trước thuật của Trí Di rất sâu thẳm và vĩ đại, kiến lập quy phạm hành giải cho Thiên thai tông, nhấn mạnh sám pháp cho nên soạn Thanh Quán-âm sám pháp, Pháp Hoa tam muội sám nghi v.v... mãi đến thời Tri Lễ mới kết cấu nghi thức sám pháp chỉnh thể, nhất là căn cứ kinh Đại Bi Tâm Đà-la-ni rồi chế tác Đại bi sám pháp, áp dụng cho việc sám hối lưu hành rất rộng. Sám pháp là phương pháp tu trì sám hối theo trong bản kinh Đại thừa nào đó. Đầu tiên là đạo tràng nghiêm tịnh, thiết bày hương hoa và treo các phan phướng, bên trái là tòa Phật, bên phải là tòa tứ thiên vương, thắp hương xông trầm rải hoa cúng Phật, hành giả ngày ngày tắm gội, ba nghiệm thanh tịnh, thân đắp tịnh y, tay nắm thủ lư, đảnh lễ Tam bảo trong mười phương, kế đến thỉnh các đức Phật bồ-tát, thánh tăng, chư thiên, các thần linh, rồi toàn thể an trí ngồi đoan nghiêm, xướng tụng kinh văn. Các tổ sư thời cổ đại, y chiếu kinh Phật, chia phương pháp sám hối ra ba loại là: tác pháp sám, thủ tướng sám và vô sanh sám. Tác pháp sám là tự mình phát lồ và sám hối tội đã tạo, để tiêu trừ tội và được thanh tịnh. Thủ tướng sám là đứng trước tượng Phật bồ-tát mà phát lồ sám hối, dốc lòng lễ Phật bồ-tát để thấy được đoan tướng. Kinh Phạm Võng nói nếu đã tạo tội thì đứng trước tượng Phật bồ-tát mà sám hối, lạy ngàn đức Phật trong ba đời. Vô sanh sám là quan sát nguồn gốc của tội ác, biết tự tánh vốn không, nghiệp ác đã vô sanh thì chẳng có tồn tại, thể hội lý vô sanh sẽ đạt được mục đích của sự sám hối.
Tri Lễ sinh năm 960, lên 7 tuổi thì mẹ qua đời, và rồi phát nguyện xuất gia, lạy pháp sư Hồng Tuyển chùa Thái Bình Hưng Quốc làm sư phụ. Đến 15 tuổi thì thọ cụ túc giới, tham cứu yếu nghĩa luật điển. Năm 20 tuổi, học tập giáo quán Thiên Thai với tổ sư đời thứ 16 Thiên Thai tông Bảo Vân Nghĩa Thông tại Viện truyền giáo Loa Khê (sắc tứ Định Tuệ tự). Ba năm sau thì thay Bảo Vân Nghĩa Thông thuyết pháp, chất giọng giảng pháp rỗng rang như sư tử hống, không lâu sau, danh tiếng đồn xa, tịnh lữ vân tập. Sau đó trùng kiến Báo Ân viện (sắc tứ Diên Khánh tự) trên núi Tứ Minh và viện trở thành tổ đình Thiên Thai tông, uy danh vượt trên Thiền tông. Viện này là đạo tràng thiên cổ “Vĩnh viễn do thập phương trụ trì, truyền diễn giáo quán Thiên Thai”, còn soạn Lập thập phương trụ trì truyền Thiên Thai giáo quán giới thệ từ, với dụng ý rất hy vọng giáo quán vĩnh vĩnh truyền pháp.
Quốc sư Nhật Bản Tăng đô Nguyên Tín sai phái đệ tử Tịch Chiếu và hơn 20 người qua gặp Ngài để học hỏi thỉnh cầu pháp yếu. Ngài soạn Đáp Nhật Bản quốc Nguyên Tín thiền sư nhị thập thất vấn (答日本国源信禅师二十七问) giúp tiêu trừ nghi vấn.
Niên hiệu Hàm Bình thứ 3 (1000) thời Tống Chân tông, ngài 41 tuổi, gặp năm trời hạn hán, bèn phát nguyện tu trì Quang minh sám (光明忏) để cầu mưa, hết ba ngày trời vẫn chưa mưa, bèn tự tay thắp nhang cúng Phật, sám pháp sự chưa xong thì trời mưa xối xả rưới thấm khắp. Thái thú vùng này cảm thấy điều kỳ diệu, ghi việc này trên vách đá. Năm 57 tuổi, tu trì Pháp Hoa sám, gồm 5 lần, một lần 30 ngày và đêm, tổng cộng 3 năm, đến 60 tuổi thì hoàn nguyện, quyết định thiêu thân để cúng dường các đức Phật như kinh Pháp Hoa nói. Nhưng nhà văn học Dương Ức và đô úy Công Vũ viết thư thỉnh ngài trụ thế, và cao tăng Từ Vân Tuân Thức đích thân đến khuyên can. Ngài không thiêu thân nhưng đốt ba ngón tay để cúng dường Phật.
Trong Tôn giả thực lục ghi, ngài thường ngồi không nằm, qua 40 tuổi thường hay bế quantinh tu. Rất chú trọng sự tu trì sám pháp. Giảng thuật các giáo tịch của Trí Di soạn thuật và tu trì sám pháp suốt 40 năm. Tu trì Pháp Hoa sám, tổng cộng 5 lần, 1 lần 30 ngày và đêm. Tu trì Kim Quang Minh sám pháp 20 lần, 1 lần 10 ngày. Tu trì Di-đà sám pháp 50 lần, 1 lần 17 ngày. Tu trì Thỉnh Quán-âm 8 lần, 1 lần sám 49 ngày. Tu trì Đại bi sám pháp 10 lần, 1 lần 37 ngày, tổng cộng 3 năm; còn hoạt động việc đúc tượng, xây chùa.
Ngày 1 tháng giêng năm 1028, kiến lập đạo tràng tu trì Quang Minh sám pháp 7 ngày, và có ý định thị tịch. Đến giờ tuất (khoảng 7 giờ đến 9 giờ đêm), ngồi kiết-già, chiêu tập các đệ tửđến để tuyên thuyết áo nghĩa kinh Pháp Hoa, sau đó dạy đại chúng: “Ta tận tâm tận lực kiến lập đạo tràng này, thề nguyện lưu thông giáo quán Thiên Thai, các vị khéo tự ghánh vác, tiếp thụ”, nói xong, xưng niệm A-di-đà Phật 100 tiếng, bỗng nhiên qua đời, chánh niệm phân minh, tự tại vãng sanh, hương thơm kỳ diệu tỏa khắp. Thiêu xong, lưỡi còn nguyên vẹn ── thiệt căn kim cang bất hoại, xá-lợi ngũ sắc, không thể đếm xuể; hưởng thọ 69 tuổi, 54 Tăng lạp, sắc hiệu Pháp Trí đại sư, thế nhân tôn xưng Tứ Minh tôn giả, Tứ Minh đại pháp sư. Môn đồ rất đông, có hơn 30 đệ tử hoằng truyền giáo quán, đệ tử tự tay thế độ 70 người, đệ tử y chỉ 478 người.
Tri Lễ trước tác rất nhiều như Kim Quang Minh kinh văn cú ký 12 quyển, Tu sám yếu chỉ, Quang minh sám nghi v.v... trong đó Thập bất nhị môn chỉ yếu sao (十不二门指要钞) rất thâm sâu, thiền sư Tuyết Đậu Trọng Hiển nổi tiếng, đọc qua sách này, hết lời khen ngợi, pha trà mời ngài uống để biểu bày tâm ý tôn kính và bình phẩm ngài rất cao. Phật tổ thống kýquyển 27 ghi Tri Lễ: “Trước thuật Diệu tông sao (妙宗钞), nhằm giải thích Quán kinh sớ của Thích Thiên Thai Trí Di, đại hiển bày yếu chỉ quán tâm, quán Phật...... Còn soạn Dung tâm giải (融心解), giải thích nhất tâm tam quán, bày rõ ý nghĩa tứ tịnh độ”. Đến ngày rằm tháng 2 mỗi năm, thiết lập Niệm Phật thi giới hội (念佛施戒會), Tăng nhân và cư sĩ hơn vạn người tập hợp, cùng tu niệm Phật, phát bồ-đề tâm, cầu sinh tịnh độ. Ngài soạn Kết niệm Phật hội sớ (結念佛會疏), chế định phương pháp thiết lập hội. Tứ tịnh độ là: Di-lặc tịnh độ, A-súc tịnh độ, A-di-đà Phật tịnh độ, Dược Sư Phật tịnh độ. A-di-đà Phật còn phiên dịch là Vô Lượng Quang Phật. Trong Nghiên cứu A-di-đà Phật, nêu lên Vô Lượng Quang Phật và mặt trời liên quan. Mười sau phương pháp quán tưởng trong Kinh Vô Lượng Thọ nói, thứ nhất là quán mặt trời lặn, lần lượt quán tưởng nước, đất, vườn cây, phòng ốc v.v... Pháp sư Ấn Thuậncho rằng, những ánh sáng này thực ra là tịnh hóa sùng bái mặt trời, “Nhiếp thủ tư tưởngsùng bái mặt trời, từ tất cả ─ trong vô lượng Phật, dẫn đến Phật là Vô Lượng Quang”. Đại sư Tỉnh Am phát nguyện một ngày niệm đến 10 vạn tiếng danh hiệu: A-di-đà Phật, niệm suốt 12 ngày như thế, và luôn khuyên mọi người tự thanh tịnh tâm niệm Phật, trong Thơ khuyến tu tịnh độ của Tỉnh Am ghi:
“Lưu ly trên đất tuyệt trần à, yên tọa kinh hành cũng khoái thôi.
Cẩm tú đan thành hàng cây lá, hội họa vẻ ra các lầu đài.
Không hoa mưa ướt các thiên hạ, khắp cõi hương mây đại sĩ lai.
Nơi nao chợt sinh tân Phật tử, phù dung lại thấy một cành hoa”.
Thiên Thai tông đến thời Tống chia thành lưỡng phái. Một là Sơn gia phái (山家派), lấy Tri Lễvà Từ Vân Tuân Thức làm chính, bởi vì các môn đệ ở Trụ sơn, Thiên thai sơn v.v... nên có tên gọi Sơn gia phái, và xem là Thiên Thai tông chính thống. Hai là Sơn ngoại phái (山外派), hoặc gọi là Tiền đường phái (钱塘派), lấy Ngộ Ân, Khánh Thiệu, Trí Viên v.v... làm chính, bởi các pháp sư này cư trú kinh đô Tiền Đường nên có tên gọi Tiền đường phái nhưng nay đã thất truyền. Cũng có thuyết chia ba hệ thống là: Tri Lễ, Tiền đường, Thiên thai. Từ Vân Tuân Thức có địa vị trọng yếu và ảnh hưởng rất lớn lúc đó, nhưng cùng Tri Lễ đồng sư phụ, nên dung hợp thành một. Lưỡng phái biểu hiện lý luận học thuyết khác nhau. Tôn chỉ của Sơn gia phái là lý sự nhất thể, chủ trương vọng tâm quán (妄心观), “Mục đích tu hành tâm quánlà chuyển phàm tâm mà thực hiện tâm lý, nên cần tu trì viên quán trực tiếp làm đối tượng sát-na tâm khởi diệt hằng ngày...... chỉ có vô minh vọng tưởng, cũng là vọng tâm, mới có thể quán diệu lý tam đế”. Sơn ngoại phái cho rằng, “Lý cụ tam thiên cũng bình đẳng mà vô tướng, sự tạo tam thiên mới là hữu tướng”, chủ trương chân tâm quán (真心观), “Yếu điểm của quán đạo dựa vào diệu giải mà định diệu hạnh. Diệu giải là lý giải viên lý tam đế tam thiên viên dung. Diệu hạnh là thực hành tam quán viên diệu”.
Thời Tri Lễ cũng là thời kỳ tranh luận nghĩa lý đầu tiên và rất lớn trên sử tư tưởng Phật giáoTrung Hoa. Sự tranh luận này, sản sinh ảnh hưởng thâm sâu trên sử phát triển tư tưởngPhật giáo. Sự biện luận cật vấn giữa lưỡng phái này tiến dẫn vài năm. Như Ngộ Ân soạn Phát huy ký 1 quyển, có tiết Giải thích quán tâm; Ngài viết sách đáp biện. Khánh Thiệu triển khai Kim Quang Minh kinh huyền ký của Trí Di, bỏ bớt văn tự quán tâm, hướng đến ngài nêu lên và khiêu chiến; Tịnh Giác lĩnh hội thâm thiết và được sự tín nhiệm của ngài, đã soạn Vấn nghi (问疑) để làm sáng tỏ. Nhuận Công soạn Chỉ hà (指瑕), phê bình chỉ trích Diệu tông saocủa ngài; Tịnh Giác viết Trạch mô (抉膜) để giải thích. Ngài nêu học thuyết “tiêu phục tam dụng” (消伏三用), Nhuận Công phản bác, Tịnh giác soạn Chỉ nghi để minh bạch. Tiêu phục tam dụng, là tiêu trừ ba thứ độc hại, sự tiêu phục, hành tiêu phục và lý tánh tiêu phục. Ngài soạn Chỉ yếu (指要) 1 quyển, có người nêu lên nghi ngờ và chỉ trích, Tịnh Giác soạn Thập môn tích nan (十门析难).
Tịnh Giác (992-1046) là một bậc cao tăng, trợ giúp ngài tranh luận và hoằng truyền học thuyết Sơn gia phái. Trước nghiên cứu luật học, sau nghiên cứu giáo quán. Nhưng do bất mãn học thuyết của ngài, bèn soạn Thập gián (十谏) để khuyên ngăn, nhưng ngài không vuivà viết Giải báng (解谤) để làm sáng tỏ. Sau đó Tịnh Giác dần rũ ca-sa đến Tiền Đường, soạn Tam thân thọ lượng nghĩa tam thiên (三身寿量义三千) để bài bác ngài, chuyển sang làm đệ tử của Từ Vân Tuân Thức. Và nhánh của Tịnh Giác gọi là Hậu sơn phái, hoặc Tạp truyền phái, hoằng truyền và thúc đẩy giáo nghĩa Tịnh độ tông. Ngày 24 tháng 3 năm 1064, Tịnh Giác nói với các đệ tử “Giờ ngọ ngày mai ta đi!”, đến ngày sau thì đọc bài kệ mà viên tịch, hưởng thọ 73 tuổi, 54 Tăng lạp.
Sau Tri Lễ, Sơn gia phái hoằng truyền giáo quán rộng lớn rồi hình thành ba nhánh lớn: Quảng Trí, Thần Chiếu, Nam Bình. Trong đó Quảng Trí là đại đệ tử, nối dòng chánh thống.Phật tổ thống ký, quyển 20 ghi, pháp sư Thượng Hiền, sắc hiệu Quảng Trí, nương tựa Tri Lễ, học tập giáo quán, nghe giảng kinh Tịnh Danh mà đốn ngộ yếu chỉ tánh tướng, sau kế thừa tổ đình, đạo hóa thịnh hạnh. Tuyết Đậu Trọng Hiển và Tri Lễ là bạn tốt, nhưng khi nghe danh tiếng Quảng Trí, bèn xuống núi đến thăm, khen ngợi pha trà, tự tay dâng mời, và rất tôn trọng. Sáng nọ, Quảng Trí vào sám đường, thấy một con hổ nằm phục xuống gần trước mặt, bèn bước thẳng đến, trải ngược tọa cụ, im ắng chẳng thấy hổ. Tăng nhân ở Nhật Bảnđến tham học Quảng Trí với thời gian ba năm, sau về nước, đại hoằng truyền giáo quán.
Có thể trong trước thuật của Quảng Trí không có những tư tưởng Phật học, nhưng là người duy trì đạo lý tôn sư trọng đạo tôn nghiêm. Tri Lễ soạn Quang minh văn cú ký (光明文句记) 6 quyển chưa hoàn chỉnh, Quảng Trí nối gót thầy soạn Tán Phật 1 phẩm, khiến cho sách này rất toàn bích. Quảng Trí và Tịnh Giác từng tranh luận về vấn đề quán tâm, quán Phật. Tịnh Giác cho rằng: “Nhiếp tâm quy tâm sau đó dụng quán thì gọi là quán Phật”, tức là muốn quán tưởng niệm Phật, trước cần nhiếp tâm Phật, sau lại niệm Phật quán tưởng A-di-đà Phật, đó là quán Phật. “Nhưng Phật Di-đà ở phương tây, chúng sanh ở phương đông, vì sao sinh quán tưởng phương tây? Quảng Trí cho rằng: “Nhiếp tâm quy Phật, gọi là quán Phật, đó cũng là trực quán Phật”, tức là nhiếp tâm Phật, cũng là quán Phật, trực tiếp quán tưởngPhật. Trong Tịnh độ quán cảnh môn yếu (净土境观要门) của đại sư Hổ Khê Hoài Trắc nói, “Không phải nhiếp Phật quy tâm, nhiếp tâm quy Phật, mà là ước tâm quy Phật”. Đại thừacho rằng Phật ở trong tâm, tâm cũng có Phật, cũng là quán Phật. Trong Thơ khuyến tu tịnh độ của Tỉnh Am ghi:
“Tịnh độ có làm tâm tự không, vô biên diệu sắc hiện ở trong.
Ngàn đèn cùng chiếu thân sáng rọi, mười gương rọi chéo cõi Phật dung.
Lưới báu trùng trùng treo cây báu, thiên đồng lần một ở hoa cung.
Trường thọ con người hợp nhàn sự, đáng giá hư không tuổi thọ đồng”.
Tri Lễ kế tục Thiên Thai chánh thống, duy trì Thiên thai chánh thống học và truyền rộng đến Nhật Bản. Đại sư Nhật Bản Tối Trừng cũng được gọi là Sơn gia đại sư, bởi vì Tối Trừngcũng là người kế thừa môn phong chánh hệ Thiên Thai. Trong Nhập Đường cầu pháp tuần lễ hành ký của cao tăng Nhật Bản Viên Nhân, sách này được xem là “Hạt minh châu rất sáng rạng mà hoa lệ trong du ký phương Đông”, ghi lại sự giao lưu giữa Thiên Thai tông và văn hóa Nhật Bản. Tối Trừng được suy sùng là “Một nhà du hành kiệt xuất thời cổ đại”, cất am tranh trên Tỉ Duệ sơn để tu hành, đọc giáo tịch Thiên Thai như Duy-ma kinh sớ, Pháp Hoa huyền nghĩa, Tứ giáo nghi v.v... của Trí Di, bèn manh nha đến Đại Đường, và sai phái người dong thuyền qua Trung Thổ 12 lần. Tối Trừng học tập giáo quán với tổ sư đời thứ 10 Thiên Thai tông Đạo Thúy và còn học tập thiền pháp Ngưu Đầu thiền. Sau khi trở về Nhật Bản, nỗ lực hoằng truyền giáo quán. Năm 807, Tối Trừng tấu lên triều đình muốn sáng lậpThiên Thai tông Nhật Bản, nhưng bị cựu giáo phái Phật giáo phản đối, Tối Trừng soạn Hiển giới luận (显戒论), và Nội chứng Phật pháp huyết mạch phả (内证佛法血脉谱) nhằm trả lờisự phê bình chỉ trích của cựu giáo phái. Tối Trừng viên tịch tại Trung Đạo viện trên Tỉ Duệ sơn, hưởng dương 56 tuổi, thụy hiệu Truyền giáo đại sư, đó là xưng hiệu đầu tiên ở Nhật Bản; bảy ngày sau, thiên hoàng Saga phê chuẩn kiến lập giới đàn Thiên Thai tông trên Tỉ Duệ sơn. Sau này các đệ tử như Chân Nghĩa, Viên Trân v.v... kế thừa y bát của Tối Trừng, phát triển giáo quán và cống hiến rất lớn.
VĂN HIẾN THAM KHẢO
1. Phương Lập Thiên (方立天 1933-2014, giáo sư triết học đại học Bắc Kinh), Ngụy Tấn nam bắc triều Phật giáo luận tùng, Nxb. Thư cục Trung Hoa, 1982
2. Ngụy Đức Đông (giáo sư Viện triết học đại học Nhân dân Trung Quốc), Luận thuật giản lược vô tình hữu tánh của Trạm Nhiên và ý nghĩa sinh thái học
3. Phật tổ thống ký, q.8
4. Thích Thánh Khải (giáo sư đại học Thanh Hoa), So sánh nghiên cứu Tứ đại tịnh độ, Nxb. Pháp Minh Đài Loan, 2003
5. Hoàng Hạ Niên (giáo sư tôn giáo học), Phật giáo Minh châu và Tứ Minh Tri Lễ
6. Hoàng Hạ Niên,Nhàn đàm gọn rõ truyền nhân Sơn gia phái Thiên Thai tông Quảng TríThượng Hiền
- Tag :
- Thích Trung Nghĩa