Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Tổ Sư Ấn QuangTín Nguyện Niệm Phật

Saturday, March 22, 202518:43(View: 241)
Tổ Sư Ấn Quang Và Tín Nguyện Niệm Phật

Tổ Sư Ấn QuangTín Nguyện Niệm Phật

Thích Trung Nghĩa

Hạnh Phúc Trong Bóng Đêm

Tổ sư
 Ấn Quang là một bậc đại sư chấn hưngPhật giáo thời cận đại, vị tổ sư có uy danh rất cao trong tâm mắt của người con Phật. Tương truyền, Ấn tổ là hóa thân của bồ-tát Đại-thế-chí. Sinh năm 1861, với tư chất cực kỳ thông minh, lúc nhỏ theo anh trai đọc kinh tịch Nho giáo, nhân đọc sách của Trình Chu, Hàn DũÂu Dương Tu rồi bị ảnh hưởng mà sinh tâm bài bác giáo lý Phật-đà. Nhưng sau đọc kinhsách Phật, mới tỉnh ngộ sự sai trái trước đây, bèn hồi tâm hướng Phật. Năm 21 tuổi, thế phát xuất gia tại Liên hoa động tự nam Ngũ đài trên núi Chung Nam, lạy hòa thượng Đạo Thuần làm sư phụ. Năm sau đến luật sư Ấn Hải chùa Song Khê để thọ cụ túc giới.

Lúc ở chùa Liên Hoa, đọc bản Long Thơ tịnh độ văn cũ rách, biết được pháp môn niệm Phậtthâm áo huyền diệuTuổi thơ mắc bệnh mắt, mắt mờ mờ vài phần, đến lúc nhất tâm niệm Phật thì bệnh tự khỏi. Năm 1886, ở chùa Tư Phước chuyên tâm niệm Phật; tháng 8 cùng năm, vào thất niệm Phật, lấy đạo hiệu Tục Lô hành giảphát nguyện kế thừa di phong Tịnh độ tông Trung Quốc sơ tổ Huệ Viễn. Năm 1894, nghe hòa thượng Hóa Văn chùa Pháp Vũtrên Phổ Đà sơn tuyết pháp, và đọc Càn Long đại tạng kinh được cất trong tàng kinh lầu chùa này, khiến cho trí tuệ bừng sáng. Sau đến các nơi giảng kinh, hoằng dương tịnh độ. Năm 1895, theo yêu cầu của thính chúng, giảng Phật thuyết A-di-đà Phật kinh yếu giải tiện mông sao của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc, sau giảng xong, đến bên hông Bảo châu điện chùa Pháp Vũ để bế quan 2 lần với thời gian 6 năm. Sau xuất quan, cư trú mao bồng. Mao bồng (茅蓬) là căn lều tranh, vách lều này được kết từ đất bùn chen rơm, xen lẫn vài lớp mành tre, mái lều lợp cỏ tranh, bốn phía hàng rào làm bằng tre nứa, không gian yên ắng tuyệt đối, dành cho vài người đến cư trú cộng tu, nhìn ra ngoài thấy một lớp bùn lầyXưa kia, sự tu hành của cổ nhân, hơn phần nửa cư trú tiểu mao bồng trên núi để vun trồng đạo nghiệp tinh chuyên.

Năm 1919 về sau, nỗ lực xiển dương pháp môn niệm Phậtsáng lậpLiên xãPhật giáo Tịnh độ xã, Viện Từ ấu Phật giáoĐạo tràng phóng sanh niệm Phật, Hội cảm hóa nhà giam địa ngục do đó đã đẩy mạnh công tác từ thiện xã hộiQuy y Tam bảo cho hơn 10 vạn đệ tử cư sĩ tại gia ở khắp nơi. Vận động ấn tống kinh tạng và luận tạng Tịnh độ gần 100 loại, hơn 500 vạn quyển thư tịch Phật giáo, đúc hơn 100 vạn tượng Phật gửi đến các nơi để thờ phượngDụng tâm ấn tống Liễu Phàm tứ huấn và Thái thượng cảm ứng thiên đề biếu tặngtrước dùng quan điểm Nho giáo để truyền bá Phật giáo, sau dùng quan điểm Đạo giáo để hoằng dương Phật pháp.

Đại sư người Thiểm Tây phương bắc, nên thích ăn bánh bao. Mỗi lần ăn cơm, chỉ ăn một chén rau xào, sau ăn xong thì dùng bánh bao chắm đồ xào hoặc xì dầu để ăn. Phòng ở tự lau dọn, y phục tự giặt, đến 79 tuổi vẫn duy trì nếp sống này. Lúc ở chùa Báo Quốchòa thượng Chân Đạt thỉnh đại sư lên núi Linh Nham, nhưng khi lên và xuống núi thì không chịu ngồi trên ghế để cho mọi người ghánh mà tự đi, và nói: “Ta không ngồi ghế, cũng chẳng sợ ghế ngả”. Có thể thấy được quyết không nhận chút ân huệ của người khác.

Trong Vãn học manh ngôn (晚学盲言) của nhà triết học Tiền Mục (1895-1990), ghi lại đại sưtừng hiển xuất thần thông một lần trong đời. Tiền Mục được giới học thuật tôn xưng là “nhất đại tôn sư”, có ảnh hưởng rất lớn đối với lịch sử học Trung Quốc, ông là một trong tứ đại tư tưởng sử học gia Trung Quốc; ba vị khác là Lữ Tư Miễn, Trần Diễn Khác, Trần Hoàn. Chuyện rằng, gặp thời kháng chiến chống Nhật, tăng chúng Linh Nham sơn tự tháo chạy tứ tán, chỉ mình đại sư ở lại chùa, và một người đầu bếp theo làm thị giả. Buổi tối 30 tết (người Trung Quốc gọi tối 30 tết là trừ tịch), đại sư tặng cho ông này hơn 100 đồng tiền, ăn chiều xong, ông thưa đại sư sẽ về nhà. Đại sư nói: đêm nay ông trở về chùa lại. Ông thưa: về nhà xong, sáng mai con mới trở lại chùa, rồi lần chào về. Đi đến nửa đường núi non rừng cây hoang vắng thì gặp một kẻ ác bá, cướp mất tiền. Ông nghĩ tiền đã bị mất, chi bằng quay vềchùa. Về đến chùa bèn thưa đại sưĐại sư nói: tiền sẽ được trả lại. Kẻ cướp kia vì trời tối, không thể xuống núi, liên đến trước cửa chùa gõ cửa xin tá túc một đêm. Người nấu bếp mở cửa ra thì thấy kẻ cướp và nói: ngươi quả là kẻ cướp tiền ta. Kẻ cướp sám hối và xin trả tiền lại. 

Năm 1937, thoái cư Linh Nham sơn tự ở Tô Châu, chuyên việc niệm Phật, chẳng tham giahoạt động nào. Hòa thượng Chân Đạt vì muốn trùng chấn phong quy đạo tràng Linh Nham sơn tựđặc biệt thỉnh đại sư chế định. Đại sư đã chế định các điều quy ước, khiến mặc định nền tảng đạo tràng tịnh độĐại sư dự tri thời chí, trước lúc lâm chung nói: “Niệm Phật thấy Phật, quyết định sinh tây phương”, rồi dùng nước rửa tay, bèn nói: “A-di-đà Phật đến tiếp dẫn, ta sẽ đi đây!”. Đến giữa trưa 13 phút ngày 14 tháng 11 năm 1940, hướng về phía tây, ngồi đoan nghiêm niệm Phật, như nhập vào thiền địnhan tường qua đời trong tiếng niệm Phật của đại chúng. Hưởng thọ 80 tuổi, 60 Tăng lạp. Đến ngày 15 tháng 2 cùng năm, tức là sau đại sư viên tịch 100 ngày, mới tồ chức nghi thức trà-tì. Thiêu xong có hơn 100 hạt châu xá-lợi ngũ sắc, sáng tròn thanh khiết, đỉnh đầu chẻ thành 5 búp, giống như hoe san, 32 cái răng toàn nhiên bất hoại, còn có xá-lợi hoa lớn và nhỏ cùng xá-lợi huyết, tổng cộng hơn 1000 viên. Linh cốt bỏ trong hủ đá, nhập tháp phía đông nam núi Linh Nham.

Đại sư lúc nhỏ từng học tập Nho điển, sau xuất gia còn đọc nhiều sách Phật, hơn 10 năm nỗ lực tham cứu Phật điển cho nên thể ngộ tâm đắc đều dung nạp trong đời sống; nội điển và ngoại điển kiêm thông, soạn rất nhiều tiểu luận đăng trên các tờ báo Phật giáo, hoặc thâu trong Phật học tùng báo. Những tiểu luận và thư từ của đại sư, đa phần đều được thâu trong Ấn Quang pháp sư văn sao (印光法师文钞) chánh biên, tục biên. Đại sư thâu tập sơn chí của tứ đại danh sơnPhổ Đà sơnThanh Lương sơnNga Mi sơn và Cửu Hoa sơn rồi nghiên cứu, đã thúc đẩy tác dụng nhất định.

Biệt hiệu của đại sư là Thường tàm quý Tăng (常惭愧僧); có thể thấy, tâm tàm quý là bước tiên phong, chỉ có chú trọng làm nhiều việc tốt và tạo ít nghiệp ác mới chiến thằng tội ác, khiến căn tánh lương thiện ngày càng tăng tiến, hướng đến ánh sáng chánh giác. Người có tâm tàm quý sẽ có thái độ tự trách mình, sớm trở thành hỷ lạc thanh tịnh sung mãn. Cuộc sống thuận theo hoàn cảnh mà tâm an lạcđạm bạc thủ bần khắc khổ. Trong Tịnh độ quyết nghi luận (净土决疑论) của đại sư, ghi về nhân duyên thù thắng của đại sư đối với pháp môn niệm Phật:

“Nếu chẳng nương theo sức thề nguyện rộng lớn của đừc Phật A-di-đà, chuyên tu pháp môntịnh độ thì ắt hẳn  rất khó ra khỏi sanh tử đời này. Do đó sau này, trong lòng tôi chỉ có nhớ niệm A Di-đà Phật, chỉ có cầu sanh tịnh độ cực lạc. Dù xuất gia đến nay nhiều năm, cũng nói qua kinh tạng và luận tạng một cách thật giả lẫn lộntham học qua bậc rường cột thiền mônnhưng những bậc ấy chỉ chẳng qua là  muốn làm sáng tỏ triệt để ý nghĩa cứu cánh của pháp môn tịnh độ, để làm tư lương vãng sanh thượng phẩm thế giới cực lạc mà thôi. Tôi hối căn thân thể của chính mình suy yếutu hành khó bề tinh tiến dõng mãnh nhưng tín tâm và nguyện lực của tôi cầu sanh tây phương tịnh độ rất thâm thiết vững chắc Không những pháp sư thiền môn trên thế gian không thể cải biến tín nguyện niệm Phậtxu hướng ý chí vãng sanh cực lạc của tôi chút nào, mà dù là tự thân các đức Phật Như Lai hiện thân khiến tôi tu tập pháp môn khác nhưng tôi chẳng trái ngược sơ phát tâm của chính mình, bỏ pháp môntịnh độ mà đi tu pháp môn khác. Không thể vì nghiệp lực sở chướng ngại của đời trước mà rốt cuộc không thể đạt được nhất tâm bất loạn, mà phải chính mình chứng đắc niệm Phật tam muộitàm quý biết làm thế nào mới tốt.“[1]

Chủ trương của đại sư là dung hợp Phật gia và Nho giaPhật giáo lấy hiếu đạo làm gốc. Và căn cứ đạo đức nhân luân của Khổng Tử và Mạnh Tửđại sư dạy người niệm Phật, cha phải từ, con phải hiếu, anh và em cùng bạn kính trọng lẫn nhau, vợ và chồng hòa thuận, chủ nhân phải có tình thương và nô bộc phải trung thành. Còn phải có tinh thần yêu tổ quốc thương nhân dân nồng nàn. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Nhân dân — Cha và con, anh và em, vợ và chồng, thân quyến tại thế gian phải tôn kính thân ái lẫn nhau, không nên ghanh ghét và đố kỵ, phải giúp đỡ lẫn nhau, có tài sản gì phải tiếp tế lẫn nhau, không nên tiếc rẻ, ham muốnLời nói phải hòa khívui vẻ hòa nhã, đôi bên tôn trọng lẫn nhau, không nên trái nghịch đấu đá. Một khi sanh khởi tâm vì tranh dành mà kiện tụng, thì trong tâm không thể tránh khỏi sân nhuế phẫn nộdụng ý xấu nghiêm trọngcuối cùng kết thành thù sâu oán lớn. Thế gian nếu oan oan tương báo, sẽ kết thành trượng thù oán, mầm tội ác lớn, lưỡng gia tương tranh thì đôi bên đều gây tổn hại. Đôi lúc sự báo ứng không khiến hiển hiện liền, lại cho mình chiếm lợi thế nhưng nhân quả tương sanh, xưa nay chẳng sai mảy mayác báochỉ là vấn đề thời gianChúng sanh phải xuyên qua đạo lý này mà lập tức phá trừ oán hận, bỏ ác hướng thiện.”

 

Hoằng Nhất là luật sư Phật giáo trì giới đệ nhất hiện đại, được tôn xưng là tổ sư đời thứ 11 Nam sơn Luật tông, vì ngưỡng mộ nhân phẩm đạo đức của đại sưtôn kính một bậc bồ-tát mà muốn lạy đại sư làm sư phụHoằng Nhất nhận định: “Trong thiện tri thức đương đại, trong tâm kẻ già yếu này rất phục Duy Quang (Ấn Quang) pháp sư”. Và còn nêu lời: “Hoằng dương tịnh độ, mật hộ các tông pháiPhật giáo xương minh, thâm tàng cứu vãn phong khí xã hội. Sở nhiếp đều có từ bi, trầm mặc đều giáo hóa, ba trăm năm nay, chỉ có một Ấn Quang mà thôi”. Hoằng Nhất lạy đại sư đến ba lần một cách khẩn thiết, mới như ý nguyện. Đại sư mời Hoằng Nhất đến chỗ của mình, ở nửa tháng, dùng lời lẽ dạy bào, còn dùng hành vi để thị phạm. Vì vậyHoằng Nhất là đệ tử duy nhất của đại sư phá lệ thâu nhận. Thư pháp chữ Hán của Hoằng Nhất sắc sảo, đại sư dạy: “Muốn đoạn trừ phiền muộn nghi cảm, liễu sinh tửcứu độ chúng sanhthành Phật đạo, há có thể đem việc viết kinh xem như con nít vui đùa sao?”. Nhờ sự nỗ lực điều chỉnh của Hoằng Nhất, những thư pháp này sau đó được gọi là Phật thư.

Đại sư đôi lúc dùng “chân thật niệm Phật”, có khi dùng “tín nguyện niệm Phật”, bởi vì khi tín nguyện đã đủ, chân thật có thể thành tựuNhấn mạnh nhị pháp: tín, nguyện trong pháp môn niệm Phật. Tín, nguyện chân thiết, tuy trong tâm chưa thể thanh tịnh, cũng được vãng sanh. Vì sao? Dùng chí tâm niệm Phật là năng cảm, nên dẫn đến A-di-đà Phật là năng ứng, cảm ứng đạo giao như mẹ nhớ con, như nước trong sông, biển, tướng trạng chưa thể vô động, nhưng cuồng phong lắng dịu thì ánh trăng trên trời rọi xuống, được soi bóng rành rànhKinh Quán Vô Lượng Thọ nói: “Thị tâm tác Phật, thị tâm thị Phật”, ý nghĩa là: “Tâm trì danh hiệu A-di-đà Phật, quán tưởng y báo và chánh báo A-di-đà Phật. Trong lúc tâm quán tưởng nhớ nghĩ tướng hảo trang nghiêm của A-di-đà Phật, phước đức trí lực và năng lựcthần thôngđạo lực hoàn toàn đểu hiển hiện trong tâm người quán tưởng nhớ nghĩ, như bóng trong gương, chẳng chút sai biệt”.

Pháp sư Trạch Anh (擇英法师) cuối thời Bắc Tống từng căn cứ “chân thân quán” thứ 9 (tức là quán tưởng thân tướng A-di-đà Phật cao 60 vạn ức na do tha hằng hà sa do tuần) thuộc 16 phương pháp quán tưởng trong kinh Quán Vô Lượng Thọ nói, rồi viết thành một Tán Phật kệ (Kệ tụng khen ngợi A-di-đà Phật). Trong đó, câu “Quang trung hóa Phật vô số ức” (Trong tâm và thân tướng A-di-đà Phật đã phổ biến các đức Phật bồ-tát). Còn bạch hào (lông mày trắng mà trong xanh) là một trong 32 tướng tốt. Ánh sáng bạch hào không giới hạn, rọi khắp trời và đất vũ trụ, lông mày này có thể vây quanh núi tu-di 5 vòng. Câu “Tướng bảo quang minh vô đẳng luân”, kinh Quán Vô Lượng Thọ nói A-di-đà Phật có tám vạn bốn ngàn: thân tướng, tướng đẹp, ánh sáng rọi khắp chúng sanh niệm Phật trong mười phương, nhiếp thâu tất cả. “Hám mục trừng thanh tứ đại hải” (Mắt trong ngần như nước biển vây quanh núi tu-di), cụm từ “trừng thanh” là trầm tĩnh mà trong veo soi rọi. Đại sư Huệ Viễn trước lúc chết, bản thân thấy A-di-đà Phật biến khắp hư không, rất cao rất lớn, nguy nguy vô tận.

Tán Phật kệ này rất nổi tiếnglưu truyền đến nay hơn 1000 năm. Kệ tụng này nằm trong Tịnh độ tu chứng nghi (净土修证仪) 2 quyển của Trạch Anh, nhưng bản sách nay thất truyền. Trạch Anh sinh năm 1045. Sau thọ cụ túc giới, học tập giới luật, hiểu sâu tôn chỉ thâm áo vi diệu của Thiên Thai tông, còn thâm ngộ pháp môn tịnh độ. Đến tham học với thiền sư Thần Ngô tại Thủy Bảo các, rồi ngộ sâu cảnh giới thiền định và trí tuệ. Có ngày nọ, đi trên hành lang trong chùa, dựa cái bàn nhỏ đặt ở hướng tây, kính cẩn tụng Kinh A-di-đà, sau tụng xong bèn an tường thị tịch, hưởng dương 55 tuổi, 32 Tăng lạp.

Tán Phật kệ của Đại sư Thiện Đạo sáng táccó điểm tương tự bài kệ trên. Tán Phật kệ rằng: “Di-đà thân sắc như kim sơntướng hảo quang minh chiếu thập phương; duy hữu niệm Phật mông quang nhiếp, đương tri bản nguyện tối vi cườmg. Lục phương Như Lai thư thiệt chứng, chuyên xưng danh hiệu chí tây phương; đáo bỉ hoa khai văn diệu phápthập phươngnguyện hạnh tự nhiên chương”“Di-đà thân sắc như kim sơn”, là dùng kim sơn tu-di để hình dung thân tướng A-di-đà Phật. “Tướng hảo quang minh chiếu thập phương”, là ánh sáng A-di-đà Phật rọi khắp đại vũ trụ. “Duy hữu niệm Phật mông quang nhiếp”, là chỉ có niệm Phậtmới có thể gặp được ánh sáng A-di-đà Phật nhiếp thủniệm Phật và ánh sáng đôi bên nhất thể bất ly. Sự nhiếp thủ của ánh sáng A-di-đà Phật như mặt trăngchuyên niệm A-di-đà Phật như nước, bóng dáng của ánh trăng nhiếp thủchuyên niệm A-di-đà Phật như nước luôn lưu trữ.

Thiện Đạo là đại đệ tử của Đạo Xước. Lần nọ nghe Đạo Xước giảng thuyết Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật tại chùa Huyền Trung, rất vui mà nói: “Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật đúng là địa vị quan trọng và nổi bật để tiến vào Phật pháp. Nếu tu tập hạnh nghiệp theo các kinh khác, thì gàn dở khó thành. Chỉ có pháp môn niệm Phật, mới mau thoát sau tử”. Sau đến thành Trường An, không ngừng niệm Phật, mỗi khi nhập thất, quỳ xuống chắp tay, lớn tiếng xướng danh hiệu A-di-đà Phật, kiên quyết kêu gào khàn cổ, tuy thời tiết rét lạnh nhưng đổ mồ hồi. Từng sao chép Kinh A-di-đà ra 10 vạn quyển, vẽ Tịnh độ biến tướng đồ hơn 30 bức trên vách tường. Đến nơi nào đó, thấy chùa hư tháp hoại đều thi công trùng tu. Mỗi khi Thiện Đạo niệm một danh hiệu A-di-đà Phật, liền có một đạo quang từ trong miệng phát ra, cho nên mọi người gọi Thiện Đạo là Hòa thượng Minh QuangSáng tác bài kệ 8 câu nhằm khuyên người niệm Phật:

“Dung nhan trẻ nhẵn rồi dần bị biến thành như vết nhăn gấp da gà, tóc đã đen sẫm như bộ lông hạc trắng. Nhìn chút dáng đi trên đường của lão niên thân rung yếu; hình trạng khom sống lưng, cúi đầu thì dựa phần bụng như giã gạo bỡn cợt.

Ví như đời người phú quý vàng ngọc đầy nhà, đeo trang sức ngọc trai, ngọc xanh biếc, trang sức y phục đậm bóng, v.v… diễm lệ tốt đẹp. Tự khuếch đại khí lực để khiến cho khỏe đầy không thôi, nhưng khó tránh khỏi suy yếu, tàn khuyết lão hóa sanh bệnh.

Dù ai có ngàn thứ khoái lạc như ý, hoặc người có vạn phương pháp mưu tính sách lược nhưng cuối cùng sanh tử vô thường phải đến. Chúng sanh luân hồi trong ba cõi, thực là khiến người đau xót

Chỉ có một con đường dứt khoát là nương pháp môn tịnh độ mà tu hànhchân thực từ tự tâm, khiến phát lộ mà sản sinh nguyện lực vô thượng bồ-đề. Chỉ có xưng niệm A-di-đà Phật thì đương thể tâm niệm niệm tức là Phật.”[2]

Chợt một ngày nọ, Thiện Đạo nói với mọi người: “Thân thể ta đáng ghét, ta sẽ quy hướng Tây phương tịnh độ”. Thế là leo lên cây liễu trước chùa, hướng về phía tây mà xướng nguyện: “Xin đức Phật A-di-đà tiếp dẫn con, xin bồ-tát Quán-thế-âm và bồ-tát Đại-thế-chí trợ giúp con! Nay con không quên chánh niệm, được sanh về cõi An dưỡng”. Cầu nguyện xong, bèn phủ phục sát đất mà thị tịch. Đường Cao tông nghe ngài niệm Phật mà trong miệng phát ra hào quang, sắc hiệu chùa của Thiện Đạo  là chùa Quang Minh .

Còn có một Thiện Đạo (善道) khác, cũng chuyên tu pháp môn niệm PhậtĐại tạng kinh ghi pháp sư Thiện Đạo này, tiện tay nhặt lấy Kinh Quán Vô Lượng Thọ PhậtTừ đó về sau, dụng tâm chuyên nhất niệm Phậttu tập thập lục diệu quán. Sau trở về Lô Sơn, viếng thăm di tíchđại sư Huệ Viễn, hoát nhiên giác ngộ. Không lâu sau, còn ẩn cư trên núi Chung Nam, tinh tu bát chu tam muội gần 10 năm, từng nhập vào thiền định mà thấy lầu báu, ao sen ngọc hiển hiện ra trước mắt một cách như thật, nhập thiền định vài ngày.

Dưới đây trích 7 đoạn văn chuyên khai thị niệm Phật vãng sanh tịnh độ Phật quốc của Ấn tổ mà đã bạch thoại dịch của các tăng nhân giảng kinh hiện đại để Việt dịch:

“Bất luận tại gia học Phật hay xuất gia tu hành, cần đối xử một cách tôn trọng, có lễ độChịu đựng điều mà người không thể chịu đựng, làm điều mà người không thể làm; thay người chịu lao nhọc, thành toàn việc tốt của người, giúp người thực hiện nguyện vọng; lúc tĩnh tọaphải luôn phản tỉnh sự sai lầm của mình, nhàn đàm chớ nghị luận đúng và sai được và mất của người khác (Tĩnh tọa thường tư kỉ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi 静坐常思己过, 闲谈莫论人非). Đi, đứng, nằm ngồi, đắp y, ăn cơm, từ sáng tới tối, từ tối tới sáng, một câu danh hiệu các đức Phật và đại bồ-tát trước nay không để gián đoạn, hoặc niệm tiếng nhỏ, hoặc là mặc niệm, ngoài niệm Phật ra, chẳng khởi tạp niệm khác; nếu như sinh khởi một vọng niệmlập tức phải kêu nó tiêu diệt. Cần luôn luôn sinh khởi tâm xấu hổ và sinh tâm sám hối, dù chính mình chân thật có tu trìđại khái cảm thấy công phu rất cạn, không tự mình khoe mẽ; chỉ nom tiến độ tu trì của chính mình, chẳng ngóng thị phi đúng và sai của người; chỉ nhìn hình dạng tốt của người, chẳng nhìn hình dạng xấu của người. Xem mọi người đều là bồ-tát, chỉ một mình ta xác thực là phàm phu. Ngươi quả thật có thể ý chiếu lời của ta mà tu hànhquyết định có thể vãng sanh thế giới cực lạc phương tây”.[3]

“Nghĩa lý chân thật của pháp môn tịnh độ rất tinh thâm áo diệu, chỉ có Phật với Phật mới có thể cứu cánh rõ ràng. Vì pháp môn này căn cứ mọi chúng sanhphương tiện tức là cứu cánh, cho nên nói trên đến bồ-tát đẳng giác, dưới đến phàm phu bội nghịch hung ác đều có thể tu trìthành tựu đạo nghiệpThiện căn của chúng sanh trong thời kỳ mạt pháp nông cạn, nếu chẳng nương theo nguyện lực từ và bi của đức Phật A-di-đà, thì còn có thể nương theo cái gì? Nếu có thể tín ngưỡng lời dạy bảo của đức Thế Tônsinh khởi tin sâu đối với đức Phật A-di-đà, phát nguyện rất khẩn thiết, chấp trì vạn đức hồng danh A-di-đà Phật, cầu sanh thế giới cực lạc phương tây. Với lại trong đời sống hằng ngày, không làm mọi ác hạnhthực hiện mọi thiện hạnhtuân thủ cang thường đạo đức giữa người với người liên quan, tận lực trách nhiệm và nghĩa vụ của chính mình, không khởi lên mọi tà niệm, dụng tâm chân thành, nếu quả thực có thể như thế, thì trong một vạn người chẳng một ai không vãng sanhKinh tạng và luận tạng pháp môn tịnh độ liên quan, lý giải nghĩa lý kinh văn rất rõ. Tu trì pháp môntịnh độ liên quan, có thể xây dựng một cách vững chắc theo cơ duyên của chính mình.”[4]

“Chỉ có một pháp môn tịnh độ tín nguyện niệm Phật cầu sanh cực lạc, là chuyên môn nương theo sức thề nguyện rộng lớn của đức Phật A-di-đà, sẽ ra khỏi sanh tử. Bất luận là thiện cănsanh thục, hay là ác nghiệp nhẹ và nặng, mọi chúng sanh chỉ cần sẵn lòng sinh khởi tín tâmphát khởi nguyện lực, một lòng chấp trì vạn đức hồng danh A-di-đà Phật, người ấy lúc lâm mạng chungnhất định có thể gặp được đức Phật  A-di-đà rũ tâm từ ái tiếp dẫnvãng sanhthế giới cực lạc phương tây. Khiến cho những chúng sanh thiện căn thành thụclập tức có thể viên chứng Phật quả. Dù là ác nghiệp của chúng sanh hơi sâu nặng, cũng có thể bước vào các hàng thánh nhân, Cho nên pháp đạo trọng yếu của các đức Phật trong ba đời hóa độ chúng sanh, đó là thánh nhân thượng căn và phàm phu hạ căn đểu có thể đồng tu hànhpháp môn thâm áo vi diệu này. Vì duyên cớ ấy, mọi kinh điển Đại thừa, đều khai thị một pháp môn tinh hoa thiết yếu này. Lịch đại đại đức tổ sư, đều tuân chiếu và thuận theo mà với mình với người đều có chỗ tốt đẹp.”[5]

“Đại đức thời cổ đại nói, một pháp môn niệm Phật cầu sanh tịnh độ cực lạc, chỉ có giữa các đức Phật và các đức Phật, mới có thể hiểu rõ cảnh giới cứu cánh của nó. Dù là tất cả bồ-tát từ sơ địa cho đến thập địa đại bồ-tát chẳng thể biết ít phần..... Kinh Đại tập nói: ‘Thời kỳ mạt pháp, có vạn vạn người tu hành Phật pháp, hiếm ít có một ai có thể chứng đắc Phật đạo, chỉ có dựa theo pháp môn niệm Phật, mới có thể được thoát khỏi luân hồi sanh tử’. Thế nên cõi người trong sáu cõi, phàm phu chúng sanh bị phiền não trói buộcpháp môn tịnh độ cũng có thể nhiếp thọ toàn bộ”.[6]

“Những ai dù đã vãng sanh lên tịnh độ tây phươngtuy nhiên họ thấy được đức Phật A-di-đà, nghe Phật pháp, cũng có chầm chậm và nhanh chóng khác nhau. Nhưng mà, họ đã cao đăng tịnh độ mà tiến vào dòng thánh nhânvĩnh viễn không thể thoái chuyểnTùy theo căn tánh của họ sâu và cạn khác nhau, hoặc là dùng tiệm pháp, hoặc là dùng đốn pháp, đều có thể chứng đắc quả vị. Đã chứng đắc các loại quả vị, thì vấn đề khai ngộ của họ cũng chẳng cần nói. Đó cũng gọi là ‘Nếu được thấy A-di-đà Phật, lo chi chẳng khai ngộ’”.[7]   

“Tất cả pháp môn tu hành, chuyên môn nương theo tự lực để tu hành; mà pháp môn tịnh độ, cũng là nương nhờ nguyện lực từ bi của đức Phật A-di-đà gia trì nhiếp thọ. Mọi pháp môn tu hành, cần dứt sạch phiền não cảm nghiệp, mới có thể liễu thoát sanh tử; còn pháp môn tịnh độ, chỉ cần đới nghiệp vãnh sanh tịnh độ cực lạc, một khi vãng sanh liền có thể bước vào dòng thánh nhân.”[8]

“Lễ Phật phát nguyện của các vị thượng tọa Thiền tôngđệ tử con tên là, từ nay về sau, chuyên môn tu tập pháp môn tịnh độ. Chỉ mong lúc lâm mạng chungvãng sinh thượng phẩm cõi cực lạc phương tây, chính mình thấy A-di-đà Phật, nghe Phật pháp, tức khắc chứng đắc vô sanh pháp nhẫn. Sau chẳng rời khỏi cõi cực lạc phương tây, mà phổ biếnbước vào thế giới trong mười phương, dù phương thức nghịch hạnh hay thuận hạnh, ẩn mậthay hiện bày đều dùng các loại phương tiện, hoằng dương lưu thông pháp môn tịnh độcứu độ mọi chúng sanh, mãi đến vĩnh viễn, không gián đoán chẳng ngừng nghỉ. Lúc hư không có cùng tậnnguyện lực của con cũng chẳng có kỳ hạn cùng tận. Chỉ mong đức Phật Thích-ca-mâu-ni và đức Phật A-di-đà, cùng tất cả thường trụ Tam bảo, mẫn niệm tâm thành ngu sicủa con, dùng rõ lòng mà nhiếp thọ con”.[9]     

VĂN HIẾN THAM KHẢO

1. Hoàng Hạ Niên chủ biên, Ấn Quang tập (thuộc trong bộ sách Văn tập Học giả Phật họcnổi tiếng cận hiện đại), Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc-Bắc Kinh, 1996

2. La Cẩm Đường (1929, giáo sư danh dự nghành ngữ văn Đông Á tại Đại học Hawaii nước Mỹ), Giảng giải kinh A-di-đà (thuộc trong bộ sách Truyền thống văn hóa điển tịch đạo độc), Nxb. Thư cục Trung Quốc, 2006

3. Pháp sư Tuệ TịnhNội hàm sâu rộng trong Tán Phật kệ của đại sư Thiện Đạo

 

 



[1]“非仗如来宏誓愿力,决难即生定出生死.从兹唯佛是念,唯净土是求.纵多年以来,滥厕讲席.历参禅匠,不过欲发明净土第一义谛.以作上品往生资粮而已.所恨色力衰弱,行难勇猛.而信愿坚固,非但世间禅讲诸师,不能稍移其操.即诸佛现身,令修余法.亦不肯舍此取彼,违背初心.奈宿业所障,终未能得一心不乱,以亲证夫念佛三昧.惭愧何如”

 

[2] “渐渐鸡皮鹤发,看看衡步龙钟.

假尒金玉滿堂,岂免衰残老病.

任尒千般快乐,无常终是到來.

唯有轻路修行,但念阿弥陀佛

(Tiệm tiệm kê bì hạc phát, khán khán hành bộ long chung.

Giả nhĩ kim ngọc mãn đường, khởi miễn suy tàn lão bệnh.

Nhậm nhĩ thiên ban khoái lạc, vô thường chung thị đáo lai.

Duy hữu khinh lộ tu hành, đản niệm A-di-đà Phật)

[3]“无论在家在庵, 必须敬上和下; 忍人所不能忍, 行人所不能行; 代人之劳, 成人之美; 静坐常思己过, 闲谈不论人非. 行住坐卧, 穿衣吃饭, 从朝至暮, 从暮至朝, 一句佛号, 不令间断, 或小声念, 或默念, 除念佛外, 不起别念. 若或妄念一起, 当下就要教他消灭. 常生惭愧心及生忏悔心, 纵有修持, 总觉我工夫很浅, 不自矜夸; 只管自家, 不管人家; 只看好样子, 不看坏样子; 看一切人皆是菩萨,唯我一人实是凡夫.汝果能依我所说而行,决定可生西方极乐世界.”

[4]“净土法门,谛理甚深.唯佛与佛,乃能究尽.由其大小不二,权实一如.以故上自等觉菩萨,下至逆恶凡夫,皆须修持,皆得成办也.末世众生,善根浅薄.匪仗佛力.将何所恃.倘能仰信佛言.生信发愿.持佛名号,求生西方.加以诸恶莫作, 众善奉行, 敦伦尽分, 闲邪存诚. 果能如是, 万无有一不往生者. 净土经论, 文义显明. 净土修持, 随机自立.”

[5]“唯念佛求生净土一法,专仗弥陀宏誓愿力.无论善根之熟与未熟, 恶业之若轻若重.但肯生信发愿,持佛名号,临命终时,定蒙弥陀垂慈接引,往生净土.俾善根熟者,顿圆佛果.即恶业重者,亦预圣流.乃三世诸佛度生之要道,上圣下凡共修之妙法.由是诸大乘经,咸启斯要.历代祖师,莫不遵行”

[6]“古德谓念佛求生净土一法,唯佛与佛,乃能究尽.登地菩萨,不能知其少分者......大集经云,末法亿亿人修行,罕一得道,唯依念佛,得度生死. 则一切人天六道具缚凡夫, 净土亦总摄无遗矣”

[7]“既生西方,见佛闻法,虽有迟速不同.然已高预圣流,永不退转.随其根性浅深,或渐或顿,证诸果位.既得证果,则开悟不待言矣.所谓若得见弥陀,何愁不开悟也”

[8]“夫一切法门,专仗自力.净土法门,专仗佛力.一切法门,惑业净尽,方了生死.净土法门,带业往,即预圣流”

[9]“上座乃礼佛发愿云,我某甲从于今日.专修净业唯祈临终,往生上品,见佛闻法,顿证无生.然后不违安养,遍入十方,逆顺隐显,种种方便,宏通此法度脱众生.尽未来际,无有闲歇.虚空有尽,我愿无穷.愿释迦弥陀,常住三宝,愍我愚诚,同垂摄受”

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 573)
Tịnh Độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương;
(View: 695)
Giáo lý Tịnh Độ được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết giảng trong ba bộ kinh Tịnh Độ, đó là:
(View: 2979)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 1107)
Từ khi ra đời và truyền bá rộng rãi đến các nước trên thế giới, trong suốt quá trình hoằng dương chánh pháp, hội nhập và phát triển
(View: 1233)
Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh.
(View: 1131)
Tịnh độ, hay Phật độ, Phật quốc được hiểu là một cõi thanh tịnh thuộc về một vị Phật đã tạo ra.
(View: 1201)
Chúng ta muốn tu tập pháp môn Tịnh độ thành công thì sự thành công ấy, phải đặt trên nền tảng của Tịnh giới.
(View: 1034)
Pháp môn Tịnh độ được xem là một trong những pháp môn tu tập hội đủ hai yếu tố: tha lựctự lực;
(View: 1254)
Pháp tu Tịnh độ là một trong nhiều pháp môn tu tập thuộc Phật giáo Đại thừa.
(View: 1393)
Đạo Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn, trong đó Tịnh Độ tông có tầm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân sinh.
(View: 1803)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ
(View: 2102)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961) là một trong những vị tỳ kheo theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng của Thái Lan bậc nhất.
(View: 1913)
Thay vì luôn làm nhiều việc cùng một lúc, ta phải tập thói quen chỉ làm mỗi lần một việc. Chánh niệm cần phải được luyện tập.
(View: 1622)
Không biết tự bao giờ câu “A Di Đà Phật” trở thành câu cửa miệng cho bất kỳ ai là tín đồ Phật giáo
(View: 3068)
“Niệm Phật (S: Buddhānusmrti; P: Buddhānussati): tâm nghĩ nhớ pháp thân Phật hoặc quán tưởng thân tưởng Phật, quán niệm công đức Phật hay miệng xưng danh hiệu Phật”
(View: 2078)
Phàm niệm Phật là do tâm khởi. Tâm khởi thiện thì niệm thiện, khởi niệm thiện thì nghiệp báo thiện.
(View: 2463)
Khi niệm Phật, người tu hành nên y theo các phương pháp nêu ra sau đây, chọn lấy phương pháp nào thích hợp nhất với căn cơhoàn cảnh mình mà hành trì.
(View: 2776)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng
(View: 2526)
Người niệm Phật, ai ai cũng hủy báng tham thiền. Người tham thiền, ai ai cũng hủy báng niệm Phật. Ví như khi đối đầu với cái chết, chúng ta lại muốn đối phương sớm chết theo mình.
(View: 3366)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(View: 6017)
Bài viết này xin mạn phép trao đổi cùng những hành giả sơ phát tâm tu trì pháp môn niệm Phật. Và vấn đề “Động” hay “Tịnh” cũng là một trở ngại lớn của người dụng công hành trì pháp môn niệm Phật.
(View: 3237)
Nói và nghe là hai yếu tố quan trọng trong đời sống con người.
(View: 7677)
Chúng ta đều cần cầu nguyện đến Phật Vô Lượng Quang A Di Đà [Amitabha] rằng chúng ta sẽ sinh trong cõi Cực Lạc [Dewachen] khi chết.
(View: 3916)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay.
(View: 3600)
Không những đời sau, hành giả sẽ được sanh về Thế Giới An Lạc mà ngay trong đời này, hành giả sẽ được an lạc, vô úy vì họ đã ...
(View: 3499)
Xá Lợi Phất! Ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh? Xá Lợi Phất! Nhược hữu thiện nam tử,
(View: 4219)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã...
(View: 3674)
Hành giả tùy niệm Như Lai khi tâm không bị tham chi phối, tâm không bị sân chi phối, tâm không bị si chi phối, được nghĩa tín thọ, pháp thọ,
(View: 9225)
Vọng niệm diệt dứt, đó là chân tâm thường trụ của chư Phật.
(View: 3244)
Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đấtPhật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng.
(View: 10526)
Trong quá trình nghiên cứu kinh Đại thừa nói chung và pháp môn Tịnh độ nói riêng, với những gì biết được, tôi cũng “suy luận” ra là có cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật A Di Đà.
(View: 4908)
Làm sao thoát khỏi vòng nghiệp lực, cải đổi vận mạng? Muốn làm chủ nghiệp lực, dĩ nhiên phải Tu, chân thành hướng về Phật, sẽ được sống trong vầng hào quang tịnh khiết.
(View: 9367)
Thiền nhân và thi nhân đều có thể sáng tạo thơ hay. Thơ của các thiền sư thường là sự phóng thích chút bản ngã cuối cùng, nên nó không sanh từ vọng tưởng.
(View: 8175)
Hàng năm, từ trung tuần tháng 12 dương lịch, các tự viện khắp nơi đều hoan hỷ chuẩn bị tổ chức các khóa tu để cúng dường lễ vía Đức Phật A Di Đà, vị Phật đã phát 48 đại nguyện cứu độ chúng sanh
(View: 12763)
Trong kinh có một câu chuyện xảy ra làm đau lòng mọi người khi đức Phật còn tại thế. Một người vì quá tham tàn, bạo ngược, bất chấp cả tình cha con...
(View: 24234)
Giáo, Lý, Hạnh, Quả là cương tông của Phật pháp. Nhớ Phật, niệm Phật, thật là đường tắt để đắc đạo. Xưa kia, tu pháp nào cũng đều đủ cả bốn điều này.
(View: 5785)
Danh hiệu tuyệt vời của A Di Đà đã thâu tóm trong Ngài đến những vô lượng vô số công phu tu tập. Chính danh hiệu...
(View: 13421)
Pháp môn Tịnh-độ là một trong 84 vạn pháp môn mà Đức Phật Thích-Ca "phương tiện" chỉ bày cho thập phương chúng sanh kể cã cõi ta-bà nầy hành trì để giải thoát "sanh tử-luân hồi"
(View: 13132)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay.
(View: 13972)
Theo giáo lý Tịnh Độ Phật A Di Đà là vị Phật ánh sáng luôn soi chiếu thông suốt mọi cảnh giới, tiếp dẫn chúng sanh vãng sanh.
(View: 36334)
Chúng ta thường nghe nói thế gian là biển khổ, bởi thế gian vui ít khổ nhiều. Nhưng trong chỗ vui đó, rốt cuộc cũng không tránh được khổ.
(View: 34948)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
(View: 24170)
Thân của ta hôm nay thật là mong manh như bọt nước, niệm niệm sanh diệt không dừng. Lại sống trong ngôi nhà lửa không an ổn, sao mà cứ tỉnh bơ không chịu quán sát cho kỹ...
(View: 13654)
Chư Thiện nhân! Trên đời có muôn ngàn đường lối, tại sao lại chỉ khuyên người niệm Phật?
(View: 13212)
Phật pháp thường nói “ mạng người vô thường, cõi nước rủi ro”, “ thân người khó được Phật pháp khó nghe”;
(View: 11652)
Tịnh Độ là một pháp môn rất thù diệu, dễ tu dễ chứng và phù hợp với mọi trình độ căn cơ chúng sanh. Chỉ cần người có lòng tin vào nguyện lực của Phật A di đà...
(View: 12165)
Con người không biết Phật cũng chẳng sao, không biết Nho giáo cũng chẳng sao, thậm chí không tín ngưỡng tôn giáo cũng chẳng sao, chỉ cần họ biết đạo lýsự thật của Nhân Quả Báo Ứng thì được rồi.
(View: 13013)
Người tu thiền chẳng những tâm được yên, trí sáng mà cơ thể lại tốt nữa. Cuộc sống lúc nào cũng vui tươi, không buồn không khổ.
(View: 12741)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(View: 12061)
Tịnh Độ hay Quốc Độ của Chư Phật là từ dùng để chỉ Thế Giới đẹp đẽ, thanh tịnh, tôn nghiêm, là nơi các Đức Phật cùng hàng Thánh Giả và các Tín Chúng cư ngụ.
(View: 11836)
Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh độ qua các kinh nói về Phật Di Đà (Amitābhasutra và Sukhavativyūhasutra) từ Hán tạng
(View: 12436)
Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ yêu cầu chúng ta hai điều mỗi khi trì tụng chú Đại Bi, đó là thành tâm và không mưu cầu những việc bất thiện.
(View: 7845)
Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếu trong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ.
(View: 7166)
Chúng ta không thể biểu hiện chức năng như một thành viên của xã hội ngoại trừ chúng ta có một khái niệm nào đó về thiện và ác.
(View: 7971)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ.
(View: 6423)
Kinh tạng còn ghi lại khá nhiều trường hợp Đức Phật đích thân trợ niệm hoặc dạy các đệ tử đi trợ niệm cho người bệnh hoặc người sắp lâm chung.
(View: 7079)
Khi suy nghĩ những nhu cầu tâm linh của người sắp chết, nguyên tắc căn bản là làm bất cứ điều gì bạn có thể làm được để giúp đỡ người chết có tâm bình tĩnh và an lạc, để họ có ý nghĩ tâm linh tích cực nhất.
(View: 6634)
Qua thực tế sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của Phật giáo Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng dấu ấn của pháp môn Tịnh độhết sức sâu đậm.
(View: 10155)
Phàm người niệm Phật, điểm chánh yếu là giải quyết vấn đề sống chết, chẳng phải lơ láo qua ngày!. Nên nghĩ đến cơn vô thường mau chóng, thời khắc chẳng chờ người,
(View: 6550)
Bổn nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant